Xu Hướng 5/2023 # 3 Dạng Bài Tập Cân Bằng Phản Ứng Oxi Hóa Khử Cơ Bản Nhất # Top 7 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # 3 Dạng Bài Tập Cân Bằng Phản Ứng Oxi Hóa Khử Cơ Bản Nhất # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết 3 Dạng Bài Tập Cân Bằng Phản Ứng Oxi Hóa Khử Cơ Bản Nhất được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong bài viết này Kiến Guru xin gửi tới bạn đọc 3 dạng bài tập cân bằng phản ứng oxi hóa khử mà Kiến nhận thấy là cơ bản nhất và thường xuất hiện trong các bài kiểm tra thi cử.

I. Bài tập cân bằng phản ứng oxi hóa khử

Dạng 1: Xác định loại phản ứng hóa học

1. Lý thuyết và Phương pháp giải

Phân biệt các loại phản ứng hóa học:

– Phản ứng hoá hợp : Là phản ứng hóa học, trong đó 2 hay nhiều chất hóa hợp với nhau tạo thành một chất mới. Tất cả phản ứng hoá hợp, số oxi hoá của các nguyên tố trong tự nhiên có thể thay đổi có thể không thay đổi.

– Phản ứng phân huỷ: Là phản ứng hóa học, trong đó một chất bị phân hủy thành 2 hay nhiều chất mới. Trong phản ứng phân huỷ, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thav đổi.

– Phản ứng thế: Là phản ứng hóa học, trong đó nguyên tử của nguyên tố này ở dạng đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất. Tất cả trong hoá học vô cơ tự nhiên, phản ứng thế đều cũng có sự thay đổi số oxi hoá , hóa trị của các nguyên tố.

– Phản ứng trao đổi: Là phản ứng hóa học, trong đó các hợp chất trao đổi nguyên tử hay nhóm nguyên tử với nhau. Tất cả trong các phản ứng trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi.

– Phản ứng oxi hóa khử: là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử trong đó các chất đó sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

         

Hướng dẫn:

Nx: Đáp án A và B không có sự thay đổi số oxi hóa nên không phải là phản ứng oxi hóa khử. Còn lại đáp án C và D.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng từ nhiều chất tham gia tạo thành 1 chất mới. Do đó loại đáp án C.

⇒ Chọn D

Ví dụ 2: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

Hướng dẫn:

⇒ Chọn A

II. Bài tập cân bằng phản ứng oxi hóa khử

Dạng 2: Xác định chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng hóa học

1. Lý thuyết và Phương pháp giải

– Bước đầu tiên đó là hết xác định số oxi hóa.

Nếu trong phản ứng có chứa một hoặc nhiều nguyên tố có số oxi hóa thay đổi thì phản ứng đó thuộc loại oxi hóa – khử

– Các chất oxi hóa thường sẽ là các chất nhận e (ứng với số oxi hóa giảm)

– Các chất khử thường sẽ là các chất nhường e ( ứng với số oxi hóa tăng)

Cần nhớ: khử cho – O nhận

Tên của chất và tên quá trình ngược nhau

Chất khử là chất sẽ  (cho e) – đó quá trình oxi hóa.

Chất oxi hóa là chất mà (nhận e) -  đó là quá trình khử.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Ta có phản ứng sau: Ca + Cl2 → CaCl2 .

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.

B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.

C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e.

D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.

Hướng dẫn:

Ca → Ca2+ +2e

Cl2 + 2.1e → 2Cl-

⇒ Chọn D

Ví dụ 2: Cho phản ứng sau: CaCO3 → CaO + CO2 , hãy đưa ra nguyên tố cacbon là chất :

A. Chỉ bị oxi hóa.

B. Chỉ bị khử.

C. Chất đó oxi hóa và cũng bị khử.

D. Không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

Hướng dẫn:

C+4 → C+4 

⇒ Chọn D

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl

A. chất oxi hóa.       B. chất khử.        C. Axit.        D. vừa axit vừa khử.

Hướng dẫn:

Đáp án B

III. Bài tập cân bằng phản ứng oxi hóa khử

Dạng 3: Cách xác định số oxi hóa của các nguyên tố

1. Lý thuyết và Phương pháp giải

– Quy tắc 1 : Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0.

Ví dụ : Số oxi hóa của các nguyên tố Na, Fe, H, O, Cl trong đơn chất tương ứng Na, Fe, H2, O2, Cl2 đều bằng 0.

– Quy tắc 2 : Trong một phân tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0. Theo quy tắc này, ta có thể tìm được số oxi hóa của một nguyên tố nào đó trong phân tử nếu biết số oxi hóa của các nguyên tố còn lại.

– Quy tắc 3 : Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tử trong ion đó bằng điện tích của nó.

Ví dụ : Số oxi hóa của Na, Zn, S và Cl trong các ion Na+, Zn2+, S2-, Cl- lần lượt là : +1, +2, –2, –1.

Tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố trong các ion SO42-, MnO4-, NH4+ lần lượt là : –2, –1, +1.

Chú ý: Để biểu diễn số oxi hóa thì viết dấu trước, số sau, còn để biểu diễn điện tích của ion thì viết số trước, dấu sau.

Nếu điện tích là 1+ (hoặc 1–) có thể viết đơn giản là + (hoặc -) thì đối với số oxi hóa phải viết đầy đủ cả dấu và chữ (+1 hoặc –1).

Trong hợp chất, kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm luôn có số oxi hóa lần lượt là : +1, +2, +3.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ: Tìm số oxi hóa của kim loại Mn có trong ion MnO4- ?

Hướng dẫn:

Đặt số oxi hóa của chất Mn là x, ta có :

       1.x + 4.( –2) = –1 → x = +7

Suy ra được số oxi hóa của Mn là +7.

Một Số Phương Pháp Cân Bằng Phản Ứng Oxi Hóa Khử

Nguyên tắc chung để cân bằng phản ứng oxi hóa khử là số điện tử cho của chất khử phải bằng số điện tử nhận của chất oxi hóa hay số oxi hóa tăng của chất khử phải bằng số oxi hóa giảm của chất oxi hóa. Bài viết hướng dẫn bạn đọc một số cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử phổ biến.

1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố

Để tạo thành 1 phân tử P 2O 5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:

2. Phương pháp hóa trị tác dụng

Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.

Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:

+ Xác định hóa trị tác dụng:

II – I III – II II-II III – I

Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:

II – I – III – II – II – II – III – I

Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:

+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:

6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6

Thay vào phản ứng:

Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp.

3. Phương pháp dùng hệ số phân số

Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.

+ Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây nhân 2.

4. Phương pháp “chẵn – lẻ”

Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.

Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào PTPU ta được:

5. Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất

Chọn nguyên tố có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng hệ số các phân tử.

Nguyên tố có mặt nhiều nhất là nguyên tố oxi, ở vế phải có 8 nguyên tử, vế trái có 3. Bội số chung nhỏ nhất của 8 và 3 là 24, vậy hệ số của HNO 3 là 24 /3 = 8

Vậy phản ứng cân bằng là:

6. Phương pháp cân bằng electron

Cân bằng qua ba bước:

a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa.

b. Lập thăng bằng electron.

c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại.

Ví dụ. Cân bằng phản ứng:

a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:

(Viết số oxi hóa này phía trên các nguyên tố tương ứng)

b. Lập thăng bằng electron:

c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:

Ví dụ 2. Phản ứng trong dung dịch bazo:

Phương trình ion:

Phương trình phản ứng phân tử:

Ví dụ 3. Phản ứng trong dung dịch có H 2 O tham gia:

Phương trình ion:

Phương trình phản ứng phân tử:

7. Phương pháp cân bằng đại số

Dùng để xác định hệ số phân tử của chất tham gia và thu được sau phản ứng hoá học, ta coi hệ số là các ẩn số và kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d… rồi dựa vào mối tương quan giữa các nguyên tử của các nguyên tố theo định luật bảo toàn khối lượng để lập ra một hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn số. Giải hệ phương trình này và chọn các nghiệm là các số nguyên dương nhỏ nhất ta sẽ xác định được hệ số phân tử của các chất trong phương trình phản ứng hoá học.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng:

Kí hiều các hệ số phải tìm là các chữ a, b, c, d, e và ghi vào phương trình ta thu được:

+ Xét số nguyên tử Cu: a = c (1)

+ Xét số nguyên tử H: b = 2e (2)

+ Xét số nguyên tử N: b = 2c + d (3)

+ Xét số nguyên tử O: 3b = 6c + d + e (4)

Ta được hệ phương trình 5 ẩn và giải như sau:

Rút e = b/2 từ phương trình (2) và d = b – 2c từ phương trình (3) và thay vào phương trình (4):

3b = 6c + b – 2c + b/2

Ta thấy để b nguyên thì c phải chia hết cho 3. Trong trường hợp này để hệ số của phương trình hoá học là nhỏ nhất ta cần lấy c = 3. Khi đó: a = 3, b = 8, d = 2, e = 4

Vậy phương trình phản ứng trên có dạng:

Như vậy khi lập một hệ phương trình đại số để cân bằng một phương trình hoá học, nếu có bao nhiêu chất trong phương trình hoá học thì có bấy nhiêu ẩn số và nếu có bao nhiêu nguyên tố tạo nên các hợp chất đó thì có bấy nhiêu phương trình.

Giải Bài Tập Sbt Hóa 10 Bài 17: Phản Ứng Oxi Hóa Khử

1. Giải bài 17.1 trang 40 SBT Hóa học 10

Chọn chất và quá trì tương ứng ở cột II ghép vào chỗ trống ở cột I cho phù hợp

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết phản ứng oxi hóa – khử

Hướng dẫn giải

Chất oxi hóa là chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng → a-4

Chất khử là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng → b-1

Sự oxi hóa là sự nhường e → c-5

Sự khử là sự nhận e → d-6

2. Giải bài 17.2 trang 40 SBT Hóa học 10

Dấu hiệu nào sau đây dùng để nhận biết phản ứng oxi hóa – khử?

A. Tạo ra chất kết tủa

B. Tạo ra chất khí (sủi bọt)

C. Màu sắc của các chất thay đổi

D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết phản ứng oxi hóa – khử

Hướng dẫn giải

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố

→ Chọn D

3. Giải bài 17.3 trang 40 SBT Hóa học 10

Trong phản ứng: Cl 2 + H 2 O → HCl + HClO, các nguyên tử Cl

A. bị oxi hoá.

B. bị khử.

C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

D. không bị oxi hoá, không bị khử.

Phương pháp giải

Xác định số oxi hóa của Cl trước và sau phản ứng

Số oxi hóa tăng → Chất khử, bị oxi hóa

Số oxi hóa giảm → Chất oxi hóa, bị khử

Hướng dẫn giải

Ta có:

({mathop {Cl_2}limits^0} + {H_2}O to Hmathop {Cl}limits^{ – 1} + Hmathop {Cl}limits^{ + 1} O)

Số oxi hóa của Cl vừa tăng, vừa giảm ⇒ Cl vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

⇒ Chọn C

4. Giải bài 17.4 trang 40 SBT Hóa học 10

Trong phản ứng: 2Na + Cl 2 → 2NaCl, các nguyên tử Na

A. bị oxi hoá.

B. bị khử.

C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

D. không bị oxi hoá, không bị khử.

Phương pháp giải

Xác định số oxi hóa của Na trước và sau phản ứng

Số oxi hóa tăng → Chất khử, bị oxi hóa

Số oxi hóa giảm → Chất oxi hóa, bị khử

Hướng dẫn giải

Ta có:

(2mathop {Na}limits^0 + C{l_2}xrightarrow{{}}2mathop {Na}limits^{ + 1} Cl)

Số oxi hóa của Na tăng → Na bị oxi hóa

→ Chọn A

5. Giải bài 17.5 trang 41 SBT Hóa học 10

A. x = 1

B. x = 2.

C. x = 1 hoặc x =2

D. x = 3.

Phương pháp giải

Phản ứng trao đổi không có sự thay đổi số oxi hóa

Hướng dẫn giải

Để phản ứng thuộc phản ứng trao đổi thì số oxi hóa của M không đổi

→ Chọn D

6. Giải bài 17.6 trang 41 SBT Hóa học 10

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Hệ số của các chất tham gia trong PTHH của phản ứng trên lần lượt là

A. 3, 2, 5.

B. 5, 2, 3.

C. 2, 2, 5.

D. 5, 2, 4.

Phương pháp giải

Lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng electron, ta thực hiện các bước sau đây:

Bước 1 : Ghi số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi:

Bước 2 : Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình:

Bước 3 : Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

7. Giải bài 17.7 trang 41 SBT Hóa học 10

Cho dãy các chất và ion: Zn, ZnO, Fe, FeO, S, SO 2, SO 3, N 2, HBr, Cu 2+,Br − Số chất và ion có cả tính oxi hoá và tính khử là

A. 7

B. 5

C. 4

D. 6

Phương pháp giải

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong từng hợp chất, so sánh với các số oxi hóa có thể có của nguyên tố đó.

Hướng dẫn giải

Zn, Fe, Br −: chỉ có tính khử

FeO, S, SO 2, HBr, N 2: có cả tính khử và oxi hóa

ZnO, SO 3, Cu 2+: chỉ có tính oxi hóa

⇒ Chọn B

8. Giải bài 17.8 trang 41 SBT Hóa học 10

Cho các phản ứng sau :

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A.2

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Phương pháp giải

Xác định số oxi hóa của HCl trong các phương trình

HCl thể hiện tính khử khi số oxi hóa tăng

Hướng dẫn giải

(left( a right)4mathop Hlimits^{ + 1} mathop {Cl}limits^{ – 1} + Pb{O_2}xrightarrow{{}}PbC{l_2} + mathop {C{l_2}}limits^0 + 2mathop {{H_2}}limits^{ + 1} O)

(left( b right)mathop Hlimits^{ + 1} mathop {Cl}limits^{ – 1} + N{H_4}HC{O_3}xrightarrow{{}}N{H_4}mathop {Cl}limits^{ – 1} + mathop {C{O_2}}limits^{} + mathop {{H_2}}limits^{ + 1} O)

(left( c right)2mathop Hlimits^{ + 1} mathop {Cl}limits^{ – 1} + 2HN{O_3}xrightarrow{{}}2N{O_2} + mathop {C{l_2}}limits^0 + 2mathop {{H_2}}limits^{ + 1} O)

(left( d right)2mathop Hlimits^{ + 1} mathop {Cl}limits^{ – 1} + Znxrightarrow{{}}ZnC{l_2} + mathop {{H_2}}limits^{ + 1} )

Phương trình a, c HCl thể hiện tính khử

→ Chọn A

9. Giải bài 17.9 trang 41 SBT Hóa học 10

A. chất xúc tác.

B. Chất oxi hóa.

C. môi trường.

D. chất khử.

Phương pháp giải

Viết PTHH, xác định số oxi hóa của NaNO 3 trước và sau phản ứng

Hướng dẫn giải

Số oxi hóa của N giảm ⇒ NaNO 3 là chất oxi hóa

⇒ Chọn B

10. Giải bài 17.10 trang 42 SBT Hóa học 10

Cho các phản ứng:

Phản ứng oxi hoá – khử là

A. 1, 2, 3,4,5.

B. 1,2,3.

C. 1,2, 3,4.

D. 1,4.

Phương pháp giải

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong từng phương trình

Hướng dẫn giải

(Ca{left( {OH} right)_2} + mathop {C{l_2}}limits^0 xrightarrow{{}}Camathop {C{l_2}}limits^{ – 1} + Ca{(mathop {Cl}limits^{ + 1} O)_2} + {H_2}O)

(2{H_2}mathop Slimits^{ – 2} + mathop Slimits^{ + 4} {O_2}xrightarrow{{}}3mathop Slimits^0 + 2{H_2}O)

(2mathop Nlimits^{ + 4} {O_2} + 2NaOHxrightarrow{{}}Namathop Nlimits^{ + 5} {O_3} + Namathop Nlimits^{ + 3} {O_2} + {H_2}O)

(4Kmathop {Cl}limits^{ + 5} {O_3}xrightarrow{{{t^o}}}Kmathop {Cl}limits^{ – 1} + 3Kmathop {Cl}limits^{ + 7} {O_4})

(mathop {{O_3}}limits^0 xrightarrow{{}}mathop {{O_2}}limits^0 + mathop Olimits^0 )

→ (1), (2), (3), (4) là phản ứng oxi hóa-khử

→ Chọn C

11. Giải bài 17.11 trang 42 SBT Hóa học 10

Cho dung dịch X chứa KMnO 4 và H 2SO 4 (loãng) ần lượt vào các dung dịch: FeCl 2, FeSO 4, CuSO 4, MgSO 4, H 2 S, HCl (đặc)

Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là

A. 6.

B. 4.

C. 3.

D. 5

Phương pháp giải

KMnO 4 là chất có tính oxi hóa mạnh, xảy ra phản ứng với chất khử mạnh.

Hướng dẫn giải

Các chất có tính khử: FeCl 2, FeSO 4, H 2 S, HCl

⇒ Chọn B

12. Giải bài 17.12 trang 42 SBT Hóa học 10

Cho phản ứng:

Sau khi cân bằng tổng các hệ số của các chất (các số nguyên, tối giản) trong phương trình hoá học trên là

A. 23.

B. 27.

C. 47

D.31

Phương pháp giải

Xem lại cách cân bằng phản ứng oxi hóa – khử

Hướng dẫn giải

⇒ Tổng các hệ số là: 5 + 2 + 6 + 8 + 2 + 1 + 3 = 27

⇒ Chọn B

13. Giải bài 17.13 trang 42 SBT Hóa học 10

Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế theo phản ứng :

Để điều chế được 1 mol khí clo, số mol KMnO 4 và HCl cần dùng lần lượt là

A. 0,2 và 2,4.

B. 0,2 và 2,8.

C. 0,4 và 3,2.

D. 0,2 và 4,0.

Phương pháp giải

Cân bằng PTHH trên theo phương pháp thăng bằng electron

Tính toán theo phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

0,4 mol 3,2 mol ← 1 mol

→ Chọn C

14. Giải bài 17.14 trang 43 SBT Hóa học 10

Nguyên tử nitơ trong chất nào sau đây có hóa trị và số oxi hóa có cùng trị số?

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết xác định số oxi hóa, hóa trị

Hướng dẫn giải

N 2: N có hóa trị 3, số oxi hóa 0

NH 3: N có hóa trị 3, số oxi hóa -3

NH 4 Cl: N có hóa trị 4, số oxi hóa -3

HNO 3: N có hóa trị 4, số oxi hóa +5

⇒ Chọn B

15. Giải bài 17.15 trang 43 SBT Hóa học 10

Cho các quá trình chuyển đổi sau đây:

Hãy cho biết trong quá trình nào có phản ứng oxi hoá – khử xảy ra ?

Phương pháp giải

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Hướng dẫn giải

(a),mathop Slimits^{ + 6} {O_3}to ,{H_2}mathop Slimits^{ + 6} {O_4}): không có phản ứng oxi hóa – khử.

(b),{H_2}mathop Slimits^{ + 6} {O_4},,, to ,,,,,mathop Slimits^{ + 4} {O_2}): có phản ứng oxi hóa – khử.

c) (Hmathop Nlimits^{ + 5} {O_3},, to ,,,,mathop Nlimits^{ + 4} {O_2}) : có phản ứng oxi hóa – khử.

d) (Kmathop {Cl}limits^{ + 5} {O_3},,,, to ,,,Kmathop {Cl}limits^{ + 7} {O_4}) : có phản ứng oxi hóa – khử.

e) (Kmathop Nlimits^{ + 5} {O_3},,,, to ,,,,,Kmathop Nlimits^{ + 3} {O_2}): có phản ứng oxi hóa – khử.

g) (mathop {Fe}limits^{2 + } C{l_2},,,, to ,,,,,mathop {Fe}limits^{ + 3} C{l_3}): có phản ứng oxi hóa – khử.

16. Giải bài 17.16 trang 43 SBT Hóa học 10

Nêu một số quá trình oxi hoá – khử thường gặp trong đời sống hằng ngày.

Phương pháp giải

Quá trình oxi hóa – khử là quá trình có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Hướng dẫn giải

– Đốt cháy nhiên liệu:

Sự hô hấp, sự quang hợp, sự han gỉ, sự thối rữa, sự nổ,…

17. Giải bài 17.17 trang 43 SBT Hóa học 10

Trong các phản ứng sau, chất nào là chất oxi hoá ? Chất nào là chất khử ?

a) 2Na + S → Na 2 S

Phương pháp giải

Chất khử là chất nhường (cho) electron

Chất oxi hóa là chất nhận electron

Hướng dẫn giải

a) 2Na + S → Na2S

Chất khử chất oxi hóa

b) Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe

Chất khử chất oxi hóa

18. Giải bài 17.18 trang 43 SBT Hóa học 10

Hoàn thành PTHH của các phản ứng khi sục khí SO 2 vào dung dịch H 2S và dung dịch nước clo. Trong các phản ứng đó, SO 2 đóng vai trò chất oxi hoá hay chất khử ?

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết phản ứng oxi hóa – khử

Hướng dẫn giải

Chất oxi hóa chất khử.

Chất khử chất oxi hóa

ở (1) SO 2 đóng vai trò là chất oxi hóa

ở (2) SO 2 đóng vai trò là chất khử.

19. Giải bài 17.19 trang 43 SBT Hóa học 10

Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết phản ứng oxi hóa – khử

Hướng dẫn giải

a) (mathop {Mn}limits^{ + 4} {O_2} + 4Hmathop {Cl}limits^{ – 1} to mathop {Mn}limits^{ – 2} + mathop {C{l_2}}limits^0 + 2H2O)

(mathop {Mn}limits^{ + 4} + 2e to mathop {Mn}limits^{ + 2} )

(mathop {2Cl}limits^{ – 1} to mathop {C{l_2}}limits^0 + 2e)

b) (mathop {Cu}limits^0 + 4Hmathop Nlimits^{ + 5} {O_3} to mathop {Cu}limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + 2mathop Nlimits^{ + 4} {O_2} + 2{H_2}O)

(mathop {Cu}limits^0 to mathop {Cu}limits^{ + 2} + 2e)

(mathop Nlimits^{ + 5} + 2e to mathop Nlimits^{ + 4} )

c) (3mathop {Mg}limits^0 + 4{H_2}mathop Slimits^{ + 6} {O_4} to 3mathop {Mg}limits^{ + 2} S{O_4} + mathop Slimits^0 + 4{H_2}O)

(mathop {Mg}limits^0 to mathop {Mg}limits^{ + 2} + 2e)

(mathop Slimits^{ + 6} + 6e to mathop Slimits^0 )

Phản Ứng Oxi Hoá Khử, Cách Lập Phương Trình Hoá Học Và Bài Tập

Phản ứng oxi hoá khử cũng xảy ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin, acquy. Hàng loạt quá trình sản xuất như luyện kim, chế tạo hoá chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hoá học… đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hoá – khử.

Vậy sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử và phản ứng oxi hoá khử là gì? làm sao để lập phương trình cho phản ứng oxi hoá khử? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

I. Định nghĩa phản ứng oxi hoá khử

+ Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố. Hay phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự chuyến electron giữa các chất phản ứng.

* Ví dụ 1: Đốt cháy magie trong không khí, xảy ra sự oxi hoá magie

– Trước phản ứng Mg có số oxi hoá là 0, sau phản ứng là +2, Mg nhường electron:

– Quá trình Mg nhường electron là quá trình oxi hoá

* Ví dụ 2: Sự khử CuO bằng H 2 xảy ra theo phản ứng.

– Trước phản ứng Cu có số oxi hoá là +2, sau phản ứng là 0, Cu nhận electron:

– Quá trình Cu nhận electron là quá trình khử

II. Chất khử, chất oxi hoá, sự oxi hoá, sự khử

1. Chất khử (chất bị oxi hoá)

– Khái niệm: Chất khử là chất có khả năng nhường e (cho e).

– Dấu hiệu nhận biết:

+ Sau phản ứng, số oxi hoá của chất khử tăng.

+ Chất khử có chứa nguyên tố chưa đạt đến mức oxi hoá cao nhất.

Chú ý: Nguyên tố ở nhóm XA có số oxi hoá cao nhất là +X.

2. Chất oxi hoá (chất bị khử)

– Khái niệm: Chất oxi hoá là chất có khả năng nhận e (thu e).

– Dấu hiệu nhận biết:

+ Sau phản ứng, số oxi hoá của chất oxi hoá giảm.

+ Chất oxi hoá có chứa nguyên tố có mức oxi hoá chưa phải thấp nhất.

Chú ý: Kim loại có số oxi hoá thấp nhất là 0, phi kim thuộc nhóm xA thì số oxi hoá thấp nhất là (x – 8).

– Sự khử (quá trình khử) của một chất là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hoá của chất đó.

– Sự oxi hoá (quá trình oxi hoá) của một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá của chất đó.

* Lưu ý: Sự nhường electron chỉ có thể xảy ra khi có sự nhận electron. Vì vậy sự oxi hoá và sự khử bao giờ cũng diễn ra đồng thời trong một phản ứng. Tóm lại, Trong phản ứng oxi hoá khử bao giờ cũng có chất oxi hoá và chât khử tham gia.

III. Cách lập phương trình phản ứng Oxi hoá – Khử

– Cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron, phương pháp này dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận

– Để lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng electron, ta thực hiện các bước sau đây:

* Ví dụ 1: Lập PTHH của phản ứng P cháy trong O 2 tạo thành P 2O 5 theo phương trình:

Bước 1: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong phản ứng để tìm chất oxi hoá và chất khử.

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hoá và chất khử, sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận.

Lập PTHH của cacbon monooxit khử sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao, thành sắt và cacbon đioxit theo PTPƯ sau:

Bước 1: Xác định số oxi hoá

– Số oxi hoá của C tăng từ +2 lên +4 ⇒ C trong CO là chất khử

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử

Cân bằng phương trình phản ứng Oxi hóa khử:

IV. Bài tập về phản ứng oxi hoá khử

* Bài 1 trang 82 sgk hóa 10: Cho phản ứng sau:

– Những phản ứng theo đề bài cho, phản ứng oxi hóa – khử là : A.

– Còn các phản ứng còn lại không phải là phản ứng oxi hóa khử.

* Bài 2 trang 82 sgk hóa 10: Cho phản ứng sau:

Ở phản ứng nào NH 3 không đóng vai trò chất khử?

– Phản ứng NH 3 không đóng vai trò chất khử là phản ứng ở câu D:

– Lý do: Do N không thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng.

* Bài 3 trang 83 sgk hóa 10: Trong số các phản ứng sau:

– Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử.

* Lời giải bài 3 trang 83 sgk hóa 10:

– Trong các phản ứng trên chỉ có phản ứng C là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố N và S.

A. Chỉ là chất oxi hóa.

B. Chỉ là chất khử.

C. Là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.

D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.

Chọn đáp án đúng.

* Lời giải bài 4 trang 83 sgk hóa 10:

– Trong phản ứng trên NO 2 đóng vai trò vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử: C đúng

* Bài 5 trang 83 sgk hóa 10: Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.

* Lời giải bài 5 trang 83 sgk hóa 10:

– Chất oxi hóa là chất nhận electron.

– Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.

– Chất khử là chất nhường electron.

– Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.

– Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

– Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

* Bài 6 trang 83 sgk hóa 10: Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lấy ba thí dụ.

* Lời giải bài 6 trang 83 sgk hóa 10:

– Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.

– Các ví dụ minh họa:

* Bài 7 trang 83 sgk hóa 10: Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:

* Lời giải bài 7 trang 83 sgk hóa 10:

a) Ta có PTHH:

– Thực hiện các bước cân bằng PTHH bằng phương pháp thăng bằng electron.

b) Ta có PTHH:

– Thực hiện cân bằng bằng phương pháp electron.

c) Ta có PTHH:

– Phương trình hoá học sau khi cân bằng như sau:

* Lời giải bài 8 trang 83 sgk hóa 10:

– Theo bài ra ta có: V AgNO3 = 85/1000 = 0,085 (lít)

⇒ n AgNO3 = V.C M = 0,085.0,15 = 0,01275 (mol).

– Phương trình hóa học của phản ứng:

– Theo PTPƯ: n Cu =(1/2).n AgNO3 = 0,01275/2 = 0,006375 (mol).

⇒ Khối lượng đồng tham gia phản ứng là: m Cu = n.M = 0,006375.64 = 0,408 (g).

Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Dạng Bài Tập Cân Bằng Phản Ứng Oxi Hóa Khử Cơ Bản Nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!