Bạn đang xem bài viết Ba Thế Hệ Của Bộ Môn Giải Tích được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quá tình phôi thai và sự hình thành Bộ môn Giải tích Đội ngũ giảng dạy Toán học đầu tiên ở bậc đại học của nước ta gồm có các thầy:
Lê Văn Thiêm
Nguyễn Thúc Hào
Nguyễn Cảnh Toàn
Hoàng Tụy
Ngô Thúc Lanh
Khúc Ngọc Khảm
Hoàng Phương
Kể từ năm 1954 sau ngày hòa bình lập lại nước ta đã có Trường Đại học Sư phạm khoa học (1954-1956) do GS Lê Văn Thiêm làm hiệu trưởng. Sau hai năm tồn tại và đào tạo được hai khóa, Trường Đại học Sư phạm khoa học lại được tách thành hai trường là Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội. Đại học Tổng hợp Hà Nội có hai khoa Khoa Tự nhiên và Văn Khoa. Khoa Tự nhiên do GS Lê Văn Thiêm làm chủ nhiệm khoa . Năm 1961, theo quyết định của Bộ Giáo dục khoa Tư nhiên được tách ra thành hai khoa khoa Toán lý do G.S Hoàng Tụy làm chủ nhiệm khoa và khoa Hóa vạn do G.S Nguyễn Hoán làm chủ nhiệm khoa.
Đến năm 1965 , khoa Toán-Lý lại tiếp tục được chia đôi để thành lập khoa Toán và khoa Vật lý. Khoa Toán do GS Hoàng Tụy làm chủ nhiệm, khoa Toán có bốn bộ môn chuyên ngành là Bộ môn Giải tích, Bộ môn Xác suất, Bộ môn Cơ học, Bộ môn Phương pháp tính.
Thế hệ thứ nhất:
Bộ môn Giải tích được chính thức thành lập vào năm 1963, chín thành viên đầu tiên của Bộ môn là các thầy: Lê Văn Thiêm, Hoàng Hữu Đường ( Chủ nhiệm Bộ môn), Phan Đức Chính , Nguyễn Thừa Hợp , Phạm Ngọc Thao , Hoàng Gia Khánh , Nguyễn Đăng Tề , Thân Lầu , Phạm Văn Điều .
Có thể nói rằng trước đó từ khi còn nằm trong biên chế của khoa Tự nhiên và khoa Toán-Lý đã tồn tại nhóm chuyên nghành Giải tích Toán học gồm các thầy Nguyễn Thừa Hợp, Hoàng Hữu Đường , Phan Đức Chính, dưới sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của G.S Lê Văn Thiêm . Cách một năm không bổ sung thêm ai, bởi vì thời hạn đào tạo của một khoá học tăng lên 4 năm (bắt đầu từ khoá 4). Năm 1963 lại có ba người tốt nghiệp khóa 4 tiếp tục được cử về bộ môn: thầy Trần Văn Triển (Phương trình đạo hàm riêng), thầy Nguyễn Văn Lâm (Hàm phức), thầy Trần Đức Long (Giải tích hàm). Khoá 5 (1964) có thêm thầy Nguyễn Cát Hồ (Giải tích hàm) được bổ sung về bộ môn.
Vậy là từ bốn, năm người đầu tiên, sau tám năm vừa xây dựng và trưởng thành, Tổ Giải tích trở thành Bộ môn Giải tích với 14 thành viên đều là những sản phẩm ưu tú của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Thế hệ thứ hai:
Năm 1966, những trí thức ưu tú được gửi đi đào tạo tại các nước Xã hội Chủ nghĩa đã tốt nghiệp. Về nhận công tác tại bộ môn Giải tích có thầy Nguyễn Thuỷ Thanh (Hàm phức) từ Kharcov, thầy Võ Đức Tôn (Phương trình vi phân) từ Odessa, thầy Nguyễn Thế Hoàn (Phương trình vi phân) từ Voronez, thầy Nguyễn Đình Sang (Hàm phức) tốt nghiệp khoá 7. Từ năm 1968 đến 1971 bộ môn được bổ sung thêm 6 thành viên là các sinh viên các chuyên nghành Toán học được đào tạo ở Trường ĐHTH Hà Nội và các nước Đông Âu, trong đó có hai Phó tiến sỹ. Năm 1968 có thầy Hoàng Quốc Toàn (khoá 9, Phương trình đạo hàm riêng). Năm 1970 có thầy Lê Tiến Tam (khoá 11, Hàm phức), thầy Mai Thúc Ngỗi (PTS, Lý thuyết số) từ Tashkent, Liên Xô. Năm 1971 có thầy Đặng Đình Châu, thầy Trần Văn Nhung tốt nghiệp khoá 12 được bổ sung về nhóm Phương trình vi phân, thầy Trần Huy Hổ (PTS, Moscva) về nhóm Phương trình đạo hàm riêng. Cho đến trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) có thêm năm người được đào tạo từ nước ngoài được phân công về bộ môn. Năm 1973 có thầy Nguyễn Xuân Dũng, thầy Nguyễn Đình Dũng, thầy Nguyễn Văn Xoa về giải tích hàm từ Bacu (Liên xô) và cô Trần Thị Đệ về phương trình vi phân tốt nghiệp từ Minsk (Liên Xô) về. Cùng năm 1973 về khoa nhận công tác còn có thầy Nguyễn Văn Mậu từ Minsk với chuyên ngành Giải tích phức, nhưng lại thuộc phiên chế của bộ môn Chuyên Toán, mãi cho đến năm 1991 GS Nguyễn Văn Mậu mới chuyển về bộ môn Giải tích. Năm 1975 thầy Hồ Đức Việt (PTS, Praha, Tiệp Khắc) được phân về nhóm Giải tích hàm.
Năm 1976 về bộ môn có cô Phan Khánh Tâm (Giải tích hàm, Rumani), thầy Nguyễn Hữu Việt Hưng (Giải tích trên đa tạp, khoá 16). Năm 1977 có thầy Huỳnh Mùi (TS,Tôpô Đại số) từ Nhật Bản về sinh hoạt chuyên môn tại bộ môn Giải tích, tiếp theo là thầy Trần Thiệp (Giải tích hàm, Tashkent). Hai thành viên cuối cùng của thời kỳ bao cấp, thầy Nguyễn Văn Minh và thầy Tôn Quốc Bình, tốt nghiệp khoá 21, khoa Toán, Trường ĐHTH Hà Nội, về bộ môn với chuyên ngành phương trình vi phân. Năm 1999, Tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn (Giải tích phức) chuyển biên chế từ Viện Nghiên cứu Năng lượng hạt nhân về Bộ môn Giải tích (đây có thể xem là trường hợp hiếm hoi vì sau gần hai mươi năm không có bổ sung lực lượng kế cận) .
Thế hệ thứ ba:
Người đầu tiên được vinh dự xếp vào thế hệ thứ ba là T.S Lê Huy Chuẩn (Giải tích phức).Đây là một trong những người tốt nghiệp cử nhân nghành Toán học của khoa Toán- Cơ – Tin học , Trường Đại học Khoa học Tự nhiên , ĐHQG Hà Nội được tuyển chọn cho Bộ môn Giải tích vào năm đầu tiên của thế kỷ 21. Tiếp theo thầy Lê Huy Chuẩn là các thầy giáo tốt nghiệp cử nhân nghành Toán học của khoa Toán- Cơ – Tin học , Trường Đại học Khoa học Tự nhiên , ĐHQG Hà Nội đó là T.S. Dư Đức Thắng, T.S. Đặng Anh Tuấn, Th.S Ngô Quốc Anh (Phương trình đạo hàm riêng), T.S. Lê Huy Tiễn, T.S. Trần Tất Đạt (Phương trình vi phân), T.S. Ninh Văn Thu (Giải tích phức), Th.S Hoàng Tùng (Phương trình đạo hàm riêng), Th.S Nguyễn Đăng Mạnh, Th.S Vũ Nhật Huy (Giải tích hàm), Th.S Chử Văn Tiệp (Giải tích phức), thầy Trịnh Tuấn Phong (Phương trình đạo hàm riêng), Th.S Phạm Việt Hải, Th.S Trịnh Viết Dược (Phương trình vi phân). Tiếp nối các Thầy thuộc thế hệ thứ hai của bộ môn Giải tích, về công tác tại Bộ môn có cô Đỗ Ngọc Hồng, Th.S Phạm Trọng Tiến, Th.S Nguyễn Thương Huyền (Giải tích hàm) được đào tạo tại Liên Bang Nga (thuộc Liên Xô cũ). Sự đóng góp của các Thầy giáo thuộc các thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai là vô giá và không kể hết được, để tiếp bước các Thầy và giữ vững truyền thống của bộ môn Giải tích do các thế hệ đàn anh gây dựng và vun đắp, thế hệ trẻ của bộ môn đang ngày đêm miệt mài học tập và nghiên cứu , một số thông tin ngắn gọn sau đây có thể cho chúng ta một “sự nhìn nhận” rõ hơn và xác định rõ hơn trách nhiệm của chúng ta trong niềm tâm sự đó . Tóm lược một vài thông tin của thế hệ thứ ba :
Các hướng nghiên cứu chính : Giải tích hàm , Giải tích phức, Phương trình đạo hàm riêng , Phương trình vi phân thường.
Số công trình khoa học đã công bố : 71.
Số NCS và T.S đang làm việc ở nước ngoài : 05.
Các giáo trình chính đang trực tiếp tham gia giảng dạy : Giải tích hàm , Giải tích phức, Phương trình đạo hàm riêng , Phương trình vi phân thường.
Các xeminar khoa học đang hoạt động thường xuyên : Các phương pháp giải tích toán học và ứng dung.
Biên soạn: Lược trích từ bài viết của PGS. TS. Trần Huy Hổ
Ngày Giải Phóng Miền Nam – Suy Nghĩ Của Thế Hệ Trẻ
Thử hỏi đối với giới trẻ hiện nay – những đứa con sinh ra sau ngày Giải phóng Miền Nam 30/4/1975, mấy ai biết và hiểu rõ ý nghĩa của ngày này. Cái ngày mà 39 năm trước, đánh dấu chiến thắng của cha ông ta trong công cuộc chiến đấu quật cường để giải phóng miền Nam và thống nhất cả nước Việt Nam.
Đối với thế hệ trước, mọi khoảnh khắc lịch sử của ngày 30/4 thần thánh, hằng năm đều như sống lại trong từng ngõ ngách, con đường của thành phố xinh đẹp mang tên Bác: cũng con đường đó, Dinh Độc Lập đó của 39 năm về trước, người dân đã hồ hởi đổ ra tuần hành reo hò ăn mừng ngày đại thắng và rừng cờ đỏ sao vàng bay rợp khắp các khung đường….
Với ký ức,với kỷ niệm vẻ vang đó, các lớp cha ông luôn hãnh diện tự hào được là một phần lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Ngày nay, thời kỳ kinh tế thị trường, cuộc sống trở nên tất bật, người dân phần lớn đều đã dần quên đi ý nghĩa của các ngày trọng đại của lịch sự dân tộc, kể cả ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975, mà chỉ tập trung nghỉ đến Lễ mỗi năm là vào thứ mấy, được nghỉ bao nhiêu ngày, đi đâu và làm gì trong Lễ để giải tỏa căng thẳng của cuộc sống, … Và với tôi – người con của thế hệ trẻ suy nghĩ đó cũng không ngoai lệ. Nói như vậy thật là đáng chê trách đúng không.
Nhưng suy nghĩ của xu thế đó dường như đã dần thay đổi trong tôi, khi tôi được nhận vào làm việc tại một đơn vị hoàn toàn khác với những nơi mà tôi đã từng chìm đắm trong công việc không quan tâm đến bất kỳ những gì xung quanh, kể cả giá trị ý nghĩa truyền thống cũng dần lãng quên.
Và nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975 – 30/4/2014, các hoạt động truyền thống khác nói riêng, tại ngôi nhà làm việc mới – ngôi nhà công ty Cholimex, không khí hưởng ứng ngày kỷ niệm này đã nóng lên, bên cạnh sự tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, từ ba bốn ngày trước đó: cờ phướng, băng-rôn được treo đỏ cả một góc trời công ty; từ ban lãnh đạo đến các nhân viên tích cực tham gia các hoạt động mừng ngày kỷ niệm, mà điển hình là ngày học tập chuyên đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hổ Chí Minh” – đây là thời gian để mọi người được nhắc lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhân ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam và phát triển tinh thần làm việc trách nhiệm, chuyên nghiệp cho mỗi cá nhân trong một tập thể, cũng như tiếp thu thêm các thông tin cần thiết giữa tình hình kinh tế, chính trị hiện nay.
Là thế đấy, tuy tuổi đời của tôi còn khá non nớt khi tiếp xúc công việc thực tế sau khi tốt nghiệp khỏi ghế nhà trường nhưng tôi đã có cơ hội đến trải nghiệm các môi trường làm việc khác nhau, rõ ràng nơi làm việc mới này đã mang đến cho tôi hết sự bất ngờ này đến sự thích thú khác, và ngôi nhà thứ hai này đã giúp tôi tìm lại rất nhiều giá trị tốt đẹp mà đã rất lâu tôi không nhớ đến.
Và trong không khí háo hức của cả nước, tinh thần tự hào dân tộc như những người đi trước, của tập thể công ty – nơi tôi làm việc của mừng ngày kỷ niệm, tôi thật may mắn khi có được cơ hội được thể hiện những suy nghĩ của mình như thế này.
Một người con của nước Việt Nam và cũng là đứa con của đất Sài Gòn, phải tưởng nhớ, biết ơn đến sự hi sinh oanh liệt của các thế hệ đi trước để cho ta có cuộc sống an bình, phải tự hào và quan tâm đến từng sự kiện, hoạt động diễn ra để kỷ niệm ngày đại thắng nói chung và các ngày Lễ quan trọng khác nói riêng.
Giá trị truyền thống và niềm tự hào dân tộc là điều thiêng liêng cao đẹp mà các thế hệ nên tiếp bước duy trì và phải không ngừng phát triển. Tôi có thể thay đổi suy nghĩ thì mọi người cũng có thể.
Phòng Kinh Doanh Thị Trường – Thủy Tiên
Phân Tích Bài Thơ “Nhớ Rừng” Của Thế Lữ
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý I. Mở bài
– Đề tài yêu nước luôn là một đề tài lớn, xuyên suốt trong văn học Việt Nam
– Đối với các nhà thơ Mới, họ thường gửi gắm nỗi niềm thầm kín trong thơ của mình và Thế Lữ cũng vậy, ông gửi gắm nỗi lòng yêu nước thông qua “Nhớ rừng”
II. Thân bài 1. (Đoạn 1+4): Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú
– Hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi
– Tâm trạng căm hờn, phẫn uất tạo thành một khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan
– “Ta nằm dài” – cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể ⇒ Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực
– “Khinh lũ người kia”: Sự khinh thường, thương lại cho những kẻ (Gấu, báo) tầm thường nhỏ bé, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng
⇒ Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán
⇒ Tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của người dân mất nước, Căm hờn và phẫn uất trong cảnh đời tối tăm.
– Cảnh tượng vẫn không thay đổi, đơn điệu, nhàm chán do bàn tay con người sửa sang ⇒ tầm thường giả dối
⇒ Cảnh tù túng đáng chán, đáng ghét
⇒ Cảnh vườn bách thú là thực tại của xã hội đương thời, thái độ của con hổ chính là thái độ cú người dân đối với xã hội đó
2. (Đoạn 2+3): Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ
– Cảnh núi rừng đầy hùng vĩ với “bóng cả cây già” đầy vẻ nghiêm thâm
– Những tiếng “gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi” ⇒ Sự hoang dã của chốn thảo hoa không tên không tuổi
⇒ Những từ ngữ được chọn lọc tinh tế nhằm diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao mạnh mẽ, bí ẩn thiếng liêng
– Bước chân dõng dạc đường hoàng ⇒ vẻ oai phong đầy sức sống
⇒ Vẻ oai phong của con hổ khiến tất cả đều phải im hơi, diễn tả vẻ uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại vừa uyển chuyển của vị chúa sơn lâm
– “Nào đâu … ánh trăng tan” ⇒ Cảnh đẹp diễm lệ khi con hổ đứng uống ánh trăng thật lãng mạn
– “Đâu những ngày chúng tôi đổi mới” ⇒ Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn, hổ lãng mạn ngắm giang sơn đổi mới.
– “Đâu những bình minh…tưng bừng” ⇒ cảnh chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.
– Cảnh tượng cuối cùng cho thấy hổ là loài mãnh thú đợi màn đêm buông xuống nó sẽ là chúa tể muôn loài
⇒ Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cho thấy những cảnh thiên nhiên hoang vắng đẹp rợn ngợp và con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi, hoành tráng
3. (Đoạn 5): Niềm khao khát tự do mãnh liệt
– Sử dụng câu cảm thán liên tiếp⇒ lời kêu gọi thiết tha ⇒ khát vọng tự do mãnh liệt nhưng bất lực
⇒ Nỗi bất hòa sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt
⇒ Tâm sự của con hổ chính là tâm sự của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nô lệ và tiếc nhớ những năm tháng tự do oanh liệt với những chiế thắng vẻ vang trong lịch sử
III. Kết bài
– Khái quát nội dung và nghệ thuật chủ đạo làm nên thành công của tác phẩm.
– Liên hệ bài học yêu nước trong thời kì hiện nay.
Bài mẫu
Bài tham khảo số 1
Thế Lữ (1907-1989) là bút danh của Nguyễn Thứ Lễ. Làm thơ, viết truyện, viết kịch, làm đạo diễn. Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Phương diện nào ông cũng có thành tựu xuất sắc. Thế Lữ là thi sĩ tiên phong, được ngợi ca là “Đệ nhất thi sĩ’ trong phong trào “Thơ mới” (1932-1941). Tác phẩm thơ: “Mấy vần thơ” thể hiện một “hồn thơ rộng mở”, với cảm hứng lãng mạn dào dạt, nồng nàn, say đắm và thiết tha.
Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập “May vần thơ” xuất bản năm 1935. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.
Bị nhốt “trong cũi sắt”, căm hờn uất hận đã chứa chất thành “khối”, “gậm’ mãi mà chẳng tan, càng “gậm” càng cay đắng. Chỉ còn biết “nằm dài” bất lực, đau khổ. Bị “giễu”, bị “nhục nhằn tù hãm”, trở thành “thứ đồ chơi” cho “lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ”. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hóa, vị thế bị xuống cấp:
“Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tự lự”.
Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối “nhơ nhuốc lầm than”.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ.
“Tình thương nỗi nhớ” sống mãi, chẳng bao giờ quên. Nhớ “thuở tung hoành…”, “nhớ cành sơn lâm bóng cả cây già”. Nhớ khúc nhạc rừng hùng tráng dữ dội. Chữ ” nhớ” chữ “với” và cách ngắt nhịp (4-2-2, 5-5, 4-2-2…) biến hoá, cân xứng đã làm dội lên nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, nhớ cồn cào, nhớ da diết. Sự phong phú về nhạc điệu đã khắc họa đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của một nhân vật phi thường từng có một quá khứ oanh liệt. Một tấm thán “như sóng cuộn nhịp nhàng”. Một bước chân cao sang đầy uy lực ”dõng dạc, đường hoàng”. Một cặp “mắt thần” và khi “đã quắc”; “mọi vật đều im hơi”. Một sức mạnh của uy quyền bất khả xâm phạm.
Những vần thơ đầy nhạc điệu nói về nỗi nhớ:
“Nhớ cánh sơn lâm bóng cà cây già
Với tiếng giỏ gào ngàn, với giọng nguồn hét núi.
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi…”
Các động từ “gào, hét, thét” đặc tả khúc trường ca dữ dội của rừng núi, suối ngàn thiêng liêng, hùng tráng. Đó là những câu thơ tuyệt bút làm sang trọng cho Thơ mới: “Ta nằm dài”… rồi “ta sống mãi trong tình thương nồi nhớ”. Nhớ khi “ra bước chân lên…”, nhớ một thời vàng son ngự trị:
“Ta biết ta chúa tế cả muôn loài,
Giữa chốn hào hoa không tên, không tuổi”.
Một chữ “ta” vang lên đầy kiêu hãnh tự hào. Chúa sơn lâm được miêu tả được khắc hoạ trong chiều sâu của tâm linh, trong chiều cao của uy quyền được khẳng định.
Các câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện như một nỗi niềm lay tỉnh và khêu gợi nỗi “nhớ’ trào lên: “nào đâu những…”, “đâu những ngày…”, “đâu những bình minh…”, “đâu những chiều…”. Nhớ mãi không nguôi, nhớ đêm trăng và suối, nhớ những ngày mưa rừng, nhớ bình minh, nhớ giấc ngủ, nhớ tiếng chim ca. Và nhớ “những chiều lênh láng máu…”. Đoạn thơ tráng lệ nói về bốn nỗi nhớ của chúa sơn lâm, nhớ triền miên ngày và đêm, sớm và chiều, mưa và nắng, thức và ngủ, lúc say mồi và lúc lặng ngắm, lúc đợi chờ… Một không gian nghệ thuật được tái hiện và mô tả qua bộ tứ bình của một nhà danh họa. Chúa sơn lâm có lúc mơ mộng giữa cảnh suối trăng, có lúc trầm ngâm trong chiêm nghiệm, có lúc nén xuống, kiên nhẫn đợi chờ để “tung hoành…” và “quắc mắt…”!
Đoạn thơ 10 câu này là đoạn thơ hay nhất trong bài “Nhớ rừng”:
“Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.’
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phấn bí mật
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Sau nỗi nhớ một thuở vàng son, một thời oanh liệt, bỗng chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về thực tại với cái cũi sắt, đau đớn và cay đắng vô cùng. Như một trái núi sụp đổ xuống, mãnh hổ cất lời than. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của “hùm thiêng sa cơ”, của một kẻ phi thường thất thế. Đó cũng là tiếng thở dài của một lớp người khao khát tự do ngày ấy:
“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu.
Lại trở về nỗi buồn đau và nỗi nhớ “cảnh nước non hùng vĩ”. Chỉ còn biết nhắn gửi thiết tha và bồn chồn:
“Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
“Nhớ rừng” là bài thơ tuyệt bút. Nó được xếp vào loại 10 bài thơ hay nhất của Thơ mới. Hình tượng tráng lệ, kì vĩ. Lối diễn tả và sử dụng ngôn ngữ biến hóa. Chất nhạc đa thanh và phức điệu tạo nên những vần thơ du dương. Thơ nên họa nên nhạc như cuốn hút và làm mê say hồn ta.
Hình tượng chúa sơn lâm với nỗi nhớ rừng được nói đến với bao “lớp lớp sóng dồi”. Trong nỗi đau sa cơ, thất thế có niềm kiêu hãnh tự hào. Bài thơ như một lời nhắn gửi thiết tha về tình yêu thương đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là nói lên cái giá tự do và khát vọng tự do.
Yolo Là Gì? Ảnh Hưởng Của Thông Điệp Yolo Đến Thế Hệ Trẻ
Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp – Thực tập
Bạn có từng từng thử cảm giác Yolo? Có lẽ với những thông điệp mới mẻ luôn được rất nhiều người tiếp thu và thực hiện rất nhanh. Chúng ta cũng không còn quá bất ngờ với những trào lưu từ Yolo mang lại. Yolo là gì? Đây là tên viết tắt của cụm từ “You only live once”. Khi dịch ra tiếng Việt có thể hiểu cụm từ này có nghĩa là “bạn chỉ sống một lần”.
Có lẽ rất nhiều người muốn thử được cảm giác là chính mình, làm những gì mình mong muốn, tự sống theo các cách suy nghĩ của bản thân. Bất kể cuộc sống ra sao, bạn chỉ sống một lần, hãy sống hết mình và làm những gì con tim mình mách bảo là những thông điệp mà rất nhiều bạn trẻ ngày nay hướng tới từ phong trào Yolo.
Hãy hiểu theo những nghĩa đơn giản nhất Yolo như là một khẩu lệnh cổ vũ người ta cố gắng sống cho hết mình, hãy tận hưởng hết những gì trong cuộc sống khi mình còn có thể. Dù cho phía trước có nhiều chông gai khó khăn cũng đừng bao giờ nản chí, đừng bao giờ bỏ cuộc. Vì có lẽ mỗi người trong chúng ta chỉ có đúng một lần – một lần duy nhất để sống và tồn tại.
Việc làm Sinh viên làm thêm
2. Phong trào Yolo và ảnh hưởng
2.1. Nguồn gốc xuất hiện của Yolo là gì?
Ban đầu, thông điệp này được bắt nguồn từ những bản nhạc độc đáo. Những bài hát hay truyền tải thông điệp này và phổ thành nhạc. Cụ thể, chính thức được đưa vào sử dụng rộng rãi sau khi từ sau ca khúc “The Motto” của Drake – một rapper người Canada thể hiện vào năm 2011.
Như vậy, ban đầu nó chỉ là một bài hát rất đơn giản và có ý nghĩa bình thường, sau đó khi đã lan rộng nó,thông điệp này được áp dụng rộng rãi và là một nỗi khao khát cháy bỏng của khá nhiều người, kể cả trước kia và hiện nay.
2.2. Vai trò ý nghĩa của Yolo
– Có thể nói chưa bao giờ giới trẻ lại bị thu hút bởi một trào lưu mới đến như vậy. Yolo không phải là một thông điệp thông thường mà nó còn thể hiện nỗi khao khát đang bùng cháy trong mỗi con người ngoài kia, trong nỗi khát khao được sống là chính bản thân mình.
– Yolo phá bỏ những rào cản, loại đi từng tảng băng nhút nhát, vùng lên khỏi sự e ngại trong mỗi con người để có thể mang lại cho tất cả mọi người một sự hòa nhập vào cuộc sống. Giúp con người ta có thể quên đi những nỗi sợ hãi và vươn lên, theo đuổi niềm đam mê của bản thân mình.
– Yolo mang đến cho những cô cậu học sinh, những người học và đang ngồi trên ghế nhà trường thông điệp hãy sống và đam mê, truyền cảm hứng cho thế hệ học trò biết, hãy là chính mình, hãy cố gắng tận hưởng và lưu giữ khoảnh khắc này. Bởi biết đâu sau này dù muốn hay không bạn cũng sẽ không thể lấy lại khoảng thời gian đã qua với biết bao tươi đẹp của bản thân mình. Từ đó Yolo là gì? Nó giúp cho mọi người có lối sống tích cực hơn, suy nghĩ trưởng thành hơn với tâm hồn non nớt ngây dại của mình rất nhiều lần.
– Nhờ Yolo mà tất cả các bạn trẻ cũng có thể hiểu được việc quan tâm yêu thương của bố mẹ đối với mình quan trọng đến nhường nào. Bạn hãy nhìn nhận lại suy nghĩ và hiểu hết về bản thân mình đi nào. Trong khi bạn mải chạy theo những thay đổi của cuộc sống, khi nhìn lại đến những người mà mình yêu thương nhất bạn có thể nhận ra người thân thiết nhất là bố mẹ mà mình còn không mang đến giờ đây đã già đi rất nhiều. Yolo giúp cho các bạn trẻ nhìn nhận lại mình và biết quan tâm yêu thương người thân của mình hơn.
– Yolo còn có thể giúp cho rất nhiều những người khuyết tật tham gia những khóa học đào tạo, vượt lên trên các trở ngại của cuộc sống và trở thành những con người thành đạt.
Và còn rất nhiều những ý nghĩa vai trò của Yolo mang lại, nó như một ngọn lửa ăn sâu vào tiềm thức của con người. Là một trong những phong trào có tầm ảnh hưởng lớn trong suy nghĩ của tất cả mọi người, nhất là những bạn trẻ hiện nay.
2.3. Phong trào liệu Yolo có đúng và lành mạnh?
Nếu như trong những cuộc nói chuyện của các bạn hiện nay, mỗi khi ngồi tụ tập mọi người thường sử dụng và nhắc đến Yolo. Ngoài chức năng cổ vũ và động viên nhau, nó còn như một lời thúc giục, một lời nhắc nhở tới mỗi người cần sống là chính mình, vì chỉ có một lần để tồn tại trong cuộc đời. Có thể nói, Yolo là một khẩu lệnh và phong trào có sức ảnh hưởng lớn và nó cũng rất lành mạnh. Phù hợp với tất cả mọi người khi họ đang bị mất phương hướng, đi theo những con đường lệch lạc của bản thân.
Tất nhiên, đối với bất kỳ một trường hợp nào cũng vậy, Yolo lành mạnh chỉ khi những người áp dụng nó đúng với chừng mực ở một mức độ nhất định, thể hiện những xu hướng tích cực. Yolo là gì? Đó là thông điệp, phong trào khuyến khích bạn sống một lần đúng với ý nghĩa của cuộc đời . Sống đẹp chứ không phải sống một cách mù quáng và theo đuổi những cái xấu, cái hại, những thói sống suy đồi đạo đức. Yolo có thể khuyến khích mọi người theo đuổi những gì mình thích, theo những suy nghĩ tích cực mà không ảnh hưởng đến các hậu quả xung quanh và không động chạm đến lợi ích của người khác.
2.4. Lối sống Yolo có ảnh hưởng như thế nào?
2.4.1. Tích cực
1. Bản thân Yolo luôn mang đến cho tất cả mọi người những nhìn nhận đúng đắn của bản thân đối với thế giới xung quanh. Mang lại cho con người những xu hướng sống tích cực, sống hết mình.
2. Nó khuyến khích mọi người tìm kiếm và nhận ra những điều mình đã vô thức bỏ quên để từ đó, họ có thể nhận biết, tìm thấy được nhiều niềm vui cho chính mình trong phạm vi cho phép, trong những giới hạn đúng đắn của bản thân.
3. Phong trào Yolo có lẽ sẽ mang lại những điều đúng đắn, những thay đổi trong nhận thức và có thể là một luồng sinh khí mới cho đời sống của người dân. Mang lại sự lạc quan cho những người có những suy nghĩ vốn đã rất tiêu cực có thể thay đổi và làm lại.
4. Nếu tất cả mọi người có thể sống chỉ một lần, hãy sống chân thật, đừng giả dối, không phải thay đổi bản thân vì bất kỳ một ai đó hoặc là vì một điều gì cả. Chỉ cần làm theo những suy nghĩ mình mách bảo. Họ sẽ làm chủ được bản thân.
5. Yolo tạo nên một cộng đồng người sống có mục đích, quan điểm và chính kiến rõ ràng. Tất cả những cách sống đó giúp họ có thêm một động lực để cố gắng và phát triển bản thân, đam mê vốn có của bản thân mình vì một mục đích hay lý do nào đó mà phải dừng lại. Từ đó họ sẽ có được những cái nhìn đúng đắn, những sự tươi mới và đem lại cho cuộc sống mình ý nghĩa hơn trong cộng đồng của xã hội.
2.4.2. Tiêu cực
1. Trong một phong trào nào cũng có những ảnh hưởng nhất định là tích cực và tiêu cực. Nhiều người chỉ ra rằng, nếu mọi người sống sai lệch hay sa đọa trào lưu là chính mình, thể hiện những phong cách sống theo xu hướng cực đoan, thái quá, họ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp về vấn đề
2. Khi tất cả mọi người đều tập trung vào hiện tại và nỗ lực hết mình vì một mơ ước được là chính mình nào đó, liệu những điều đó có thực sự được thành công trong tương lai. Nói cách khác, nếu những ước mơ và tham vọng của bạn quá cao xá, ảo tưởng và không thực hiện được thì có thể nó sẽ làm bạn bị mất đi những cái đáng quý nhất của hiện tại.
3. Nếu mọi người hay suy nghĩ, theo Yolo thì mỗi người chỉ được sống một lần, nếu như họ không hiểu hết và nghĩ rằng, mình chỉ sống cho bản thân mà không cần phải có trách nhiệm với người khác và với chính cả bản thân mình.
Lúc này, Yolo của họ có vẻ như chưa được theo đúng hướng, họ có thể cho nhu cầu của bản thân lên trên những lợi ích của người khác và của cộng đồng. Nếu tất cả mọi người ai cũng chỉ muốn được lợi từ phía bản thân thì liệu có ai chịu hi sinh vì lợi ích cộng đồng. Do vậy cũng cần xác định đúng phương hướng trước khi sự việc trở nên tệ hơn.
4. Yolo là gì? đây là một cách sống, được coi là một phong trào khá mới mẻ và thú vị với những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, một bộ phận có những quan điểm hay ý kiến sai lệch của bản thân về tích cực này đã tạo nên những nét xấu trong cách sống hàng ngày. Có những người hưởng ứng như những thói quen, là trò chơi tiêu khiển, chỉ biết đua đòi theo người khác mà có những hành động và cũng không có thực hiện các điều tốt đẹp gì. Mang lại cho người khác sự khó chịu, bực bội và ảnh hưởng đến xã hội.
5. Nhiều bạn trẻ cũng lấy lý do hưởng ứng Yolo, nghĩ rằng cả đời chỉ được sống có một lần mà đã chạy theo những thói quen xấu, những cám dỗ, tệ nạn, chưa kịp sống tích cực mà đã vội sa ngã và những con đường tệ nạn xã hội, rượu chè, cờ bạc,…cho rằng nên làm theo những gì mình thấy thích và kết quả nhận lại chỉ là những đau đớn của bản thân và nỗi buồn của xã hội.
Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm và suy nghĩ rất khác và không đúng với thông điệp mà Yolo mang lại. Họ cho rằng Yolo là sống bất chấp, liều mạng, sẵn sàng đe dọa tính mạng của bản thân để làm những điều mình thích, bất chấp bằng mọi cách. Như vậy, có phải là bạn đã làm cho xã hội thêm một thành phần bị ghét bỏ hay không?
Như vậy, Yolo là gì đã truyền đạt những thông điệp đơn giản đến tất cả mọi người là: ” Mỗi người chỉ được một lần sống”. Do vậy bạn cũng nên có những suy nghĩ tích cực và không nên để những ý kiến chủ quan của bản thân trong một phút nông nổi nhất thời mà ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Cách nhanh chóng mang đến cho bạn cơ hội việc làm thương mại điện tử tại Hồ Chí Minh tốt nhất đó là truy cập và ứng tuyển online trên chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Ba Thế Hệ Của Bộ Môn Giải Tích trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!