Xu Hướng 3/2023 # Bài 1, 2, 3, 4 Trang 149 Sgk Toán 4 # Top 3 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bài 1, 2, 3, 4 Trang 149 Sgk Toán 4 # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Bài 1, 2, 3, 4 Trang 149 Sgk Toán 4 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Một sợi dây dài 28m được cắt thành hai đoạn, đoạn thứ nhất dài gấp ba đoạn thứ hai. Hỏi mỗi đoạn dài bao nhiêu mét?

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ: coi đoạn thứ hai (vai trò là số bé) gồm 1 phần thì đoạn thứ nhất (vai trò là số lớn) gồm 3 phần như thế.

2. Tìm tổng số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.

4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

5. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải chi tiết:

Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau :

3 + 1 = 4 (phần)

Đoạn thứ hai dài số mét là:

Đoạn thứ nhất dài số mét là:

Đáp số: Đoạn thứ nhất: 21m;

Đoạn thứ hai: 7m.

Bài 2

Một nhóm học sinh có 12 bạn, trong đó số bạn trai bằng một nửa số bạn gái. Hỏi nhóm đó có mấy bạn trai, mấy bạn gái?

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ: coi số bạn trai (vai trò là số bé) gồm 1 phần thì số bạn gái (vai trò là số lớn) gồm 2 phần như thế.

2. Tìm tổng số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.

4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

5. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải chi tiết:

Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

1 + 2 = 3 (phần)

Số bạn trai là:

12 : 3 × 1 = 4 (bạn)

Số bạn gái là:

Đáp số: Bạn trai: 4 bạn;

Bạn gái: 8 bạn.

Bài 3

Tổng hai số là 72. Tìm hai số đó, biết rằng nếu số lớn giảm 5 lần thì được số bé.

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ: coi số bé gồm 1 phần thì số lớn gồm 5 phần như thế.

2. Tìm tổng số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.

4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

5. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải chi tiết:

Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé, hay số bé bằng (dfrac{1}{5}) số lớn.

Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

5 + 1 = 6 (phần)

Số bé là:

Số lớn là:

Đáp số: Số bé: 12;

Số lớn: 60.

Bài 4

Nêu bài toán, rồi giải bài toán theo sơ đồ sau:

Phương pháp giải:

– Dựa vào sơ đồ để tìm tổng và tỉ số rồi nêu bài toán thích hợp.

– Giải bài toán:

1. Tìm tổng số phần bằng nhau.

2. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.

3. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

4. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).

Chú ý: Bước 2 và bước 3 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải chi tiết:

Có thể nêu bài toán theo sơ đồ sau:

Hai thùng dầu chứa tổng cộng 180(l) dầu, thùng thứ nhất có số dầu bằng (dfrac{1}{4}) số dầu của thùng thứ hai. Hỏi mỗi thùng chứa bao nhiêu lít dầu?

Giải

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

1 + 4 = 5 (phần)

Số lít dầu chứa trong thùng thứ nhất là:

180 : 5 × 1 = 36 (lít)

Só lít dầu chứa trong thùng thứ hai là:

180 – 36 = 144 (lít)

Đáp số: Thùng thứ nhất: 36 lít;

Thùng thứ hai: 144 lít.

chúng tôi

Bài 1, 2, 3, 4 Trang 84 Sgk Toán 4

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Đặt tính rồi tính:

a) 4725 : 15 b) 35136 : 18

4647 : 82 18408 : 52

4935 : 44 17826 : 48

Phương pháp giải:

Đặt tính theo cột dọc và chia theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết: Bài 2

Cứ 25 viên gạch hoa thì lát được 1m 2 nền nhà. Hỏi nếu dùng hết 1050 viên gạch loại đó thì lát được bao nhiêu mét vuông nền nhà ?

Phương pháp giải:

Tìm số mét vuông nền nhà được lát ta lấy số viên gạch đang có chia cho số viên gạch cần dùng để lát 1m 2 hay lấy 1050 chia cho 25.

Lời giải chi tiết: Tóm tắt:

25 viên gạch : 1m 2

1050 viên gạch : … m 2 ?

Bài giải

Nếu dùng hết 1050 viên gạch loại đó thì lát được số mét vuông nền nhà là:

1050 : 25 = 42 (m 2)

Bài 3

Một đội sản xuất có 25 người. Tháng 1 đội đó làm được 855 sản phẩm, tháng 2 làm được 920 sản phẩm, tháng 3 làm được 1350 sản phẩm. Hỏi cả 3 tháng đó trung bình mỗi người của đội làm được bao nhiêu sản phẩm ?

Phương pháp giải:

– Tìm tổng số sản phẩm đội đó làm được trong 3 tháng.

– Tìm số sản phẩm trung bình mỗi người làm được trong cả 3 tháng ta lấy tổng số sản phẩm làm được chia cho tổng số người.

Lời giải chi tiết:

Trong cả 3 tháng đội đó làm được số sản phẩm là :

855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)

Trong cả 3 tháng trung bình mỗi người làm được số sản phẩm là

3125 : 25 = 125 (sản phẩm)

Đáp số: 125 sản phẩm.

Bài 4

Phương pháp giải:

Đặt tính theo cột dọc và chia theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

Phép chia đúng là :

a) Phép chia sai ở bước thứ 2 :

564 chia cho 67 được 8 dư 28, không phải 564 chia cho 28 được 7 dư 95. Số dư 95 ở đây lớn hơn số chia 67 là sai, sau đó lại lấy 95 để chia cho 67 được 1 và dư 28.

b) Phép chia sai ở bước cuối cùng :

285 chia cho 67 được 4 dư 17, không phải 285 chia 67 được 4 dư 47.

chúng tôi

Bài 1, 2, 3, 4, 5 Trang 74 Sgk Toán 4

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Tính:

a) (345 times 200); b) (237 times 24); c) (403 times 346).

Phương pháp giải:

Đặt tính sao cho các chữ số ở cùng một hàng thì thẳng cột với nhau.

Lời giải chi tiết:

Vậy: a) (345 times 200 = 69000) ;

b) (237 times 24= 5688) ;

c) (403 times 346= 139438).

Bài 2

Tính:

(a) ;95 + 11 times 206) ; (b);95 times 11 + 206) ; (c) ;95 times 11 times 206).

Phương pháp giải:

– Biểu thức chỉ có phép nhân thì tính lần lượt từ trái sang phải.

– Biểu thức có phép nhân và phép cộng thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.

Lời giải chi tiết:

a) (95 + 11 times 206 = 95 + 2266 = 2361;)

b) (95 times 11 + 206 = 1045 + 206 )(= 1251;)

c) (95 times 11 times 206 = 1045 times 206 )(= 215270.)

Bài 3

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) (142 times 12 + 142 times 18) ;

b) (49 times 365 – 39 times 365) ;

c) (4 times 18 times 25).

Phương pháp giải:

a) Áp dụng công thức: (a times b + a times c = a times (b+c)).

b) Áp dụng công thức: (a times c – b times c = (a-b)times c).

c) Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để nhóm 4 và 25 lại thành 1 tích rồi nhân với 18.

Lời giải chi tiết:

a) (142times 12 + 142 times 18 )

(= 142 times (12 + 18) )

(= 142 times 30 = 4260)

b) (49 times 365 – 39 times 365 )

(= (49-39) times 365 )

( =10 times 365 = 3650)

c) (4 times 18 times 25 )

(= (4 times 25) ×18 )

(= 100 times 18 = 1800)

Bài 4

Nhà trường dự định lắp bóng điện cho (32) phòng học, mỗi phòng (8) bóng. Nếu mỗi bóng điện giá (3500) đồng thì nhà trường phải trả bao nhiêu tiền để mua đủ số bóng điện lắp cho các phòng học ?

Phương pháp giải:

Cách 1 :

– Tính số bóng điện lắp cho (32) phòng học ta lấy số bóng điện lắp cho (1) phòng học nhân với (32).

– Tính số tiền phải trả ta lấy giá tiền của (1) bóng điện nhân với bóng điện lắp cho (32) phòng học.

Cách 2 :

– Tính số tiền để mua bóng điện cho (1) phòng học ta lấy giá tiền của (1) bóng điện nhân với số bóng đèn của mỗi phòng học.

– Tính số tiền phải trả ta lấy số tiền để mua bóng điện cho (1) phòng học nhân với (32).

Lời giải chi tiết: Cách 1 :

Số bóng điện lắp cho (32) phòng học là:

(8 times 32 = 256) (bóng)

Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho (32) phòng học là:

(3500 times 256 =896;000) (đồng)

Đáp số: (896;000) đồng.

Cách 2 :

Số tiền mua bóng điện cho mỗi phòng là:

(3500 times 8 = 28; 000) (đồng)

Số tiền mua bóng điện cho cả trường là:

(28 000 times 32 =896;000) (đồng)

Đáp số: (896;000) đồng.

Bài 5

Diện tích (S) của hình chữ nhật có chiều dài là (a) và chiều rộng là (b) được tính theo công thức:

(S = a times b) ((a,;b) cùng một đơn vị đo)

a) Tính (S), biết: (a = 12 cm, b = 5cm) ;

(a = 15m, b = 10m).

b) Nếu gấp chiều dài lên (2) lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên bao nhiêu lần?

Phương pháp giải:

– Thay chữ bằng số rồi tính diện tích (S).

– Tính chiều dài mới rồi tính diện tích hình chữ nhật mới, sau đó so sánh với diện tích hình chữ nhật ban đầu.

Lời giải chi tiết:

a) Với (a = 12cm, b = 5cm) thì (S = 12 times 5 = 60 ;(cm^2))

Với (a = 15m, b = 10m) thì (S = 15 times 10 = 150; (m^2))

b) Nếu chiều dài (a) tăng lên (2) lần thì chiều dài mới là (a times 2).

Diện tích hình chữ nhật mới là :

((a times 2 )times b = (atimes b )times 2 = S times 2)

Vậy khi tăng chiều dài lên (2) lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật tăng lên (2) lần.

chúng tôi

Giải Bài 1, 2, 3, 4 Trang 44 Sgk Toán 4

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Tìm giá trị của a + b + c nếu:

a) a = 5; b = 7; c =10; b) a = 12; b = 15; c = 9.

Phương pháp giải:

Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) Nếu a = 5; b = 7; c =10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 12 + 10 = 22.

b) Nếu a = 12; b = 15; c = 9 thì a + b + c = 12 + 15 + 9 = 27 + 9 = 36.

Bài 2

a × b × c là biểu thức có chứa ba chữ.

Nếu a = 4, b = 3 và c = 5 thì giá trị của biểu thức a × b × c là:

a × b × c = 4 × 3 × 5 = 12 × 5 = 60

Tính giá trị của a × b × c nếu :

a) a = 9, b = 5 và c = 2; b) a = 15, b = 0 và c = 37.

Phương pháp giải:

Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Biểu thức chỉ có phép nhân thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) Nếu a = 9, b = 5 và c = 2 thì a × b × c = 9 × 5 × 2 = 45 × 2 = 90.

b) Nếu a = 15, b = 0 và c = 37 thì a × b × c = 15 × 0 × 37 = 0 × 37 = 0.

Bài 3

Cho biết m = 1, n = 5, p = 2 tìm giá trị biểu thức:

a) m + n + p b) m – n – p c) m + n × p

m + (n + p) m – (n + p) (m + n) × p

Phương pháp giải:

– Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

– Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải; biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.

Lời giải chi tiết:

Nếu m = 10, n = 5 , p = 2 thì :

a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 15 + 2 = 17.

m + ( n + p) = 10 + (5 + 2) = 10 + 7 = 17.

b) m – n – p = 10 – 5 – 2 = 5 – 2 = 3.

m – ( n + p) = 10 – (5 + 2) = 10 – 7 = 3.

c) m + n × p = 10 + 5 × 2 = 10 + 10 = 20.

(m + n) × p = (10 + 5) × 2 = 15 × 2 = 30.

Bài 4

Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b, c.

a) Gọi P là chu vi của hình tam giác.

Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó.

b) Tính chu vi của hình tam giác biết:

a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm;

a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm;

a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm.

Phương pháp giải:

– Muốn tính chu vi tam giác ta lấy độ dài ba cạnh cộng lại với nhau.

– Thay chữ bằng số vào biểu thức a + b + c rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Lời giải chi tiết:

a) Công thức tính chu vi P của tam giác là :

P = a + b + c.

b) Nếu a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm thì P = 5cm + 4cm + 3cm = 12cm.

Nếu a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm thì P = 10cm + 10cm + 5cm = 25cm.

Nếu a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm thì P = 6dm + 6dm + 6dm = 18dm.

chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 1, 2, 3, 4 Trang 149 Sgk Toán 4 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!