Bạn đang xem bài viết Bài 7: Môi Trường Nhiệt Đới Gió Mùa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trả lời:Dựa vào bảng chú giải trên bản đồ để xác định (Môi trường nhiệt đới gió mùa chủ yếu nằm ở Nam Á và Đông Nam Á. )
Câu 1 (mục 1 – bài 7 – trang 23) sgk địa lí 7
Câu 1. Quan sát hình 7.1 và 7.2 SGK tr 23, hãy :
Nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đông của khu vực Nam Á, Đông Nam Á. Tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông ?
Trả lời:
– Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á mùa hạ gió thổi chủ yếu theo hướng tây nam và đông nam, mùa đông chủ yếu theo hướng bắc và đông bắc. – Lượng mưa chênh lệch lớn giữa mùa hạ và mùa đông vì mùa hạ gió thổi từ An Độ Dương và Thái Bình Dương vào, đem theo không khí ẩm, gây mưa lớn, còn mùa đông gió thổi từ lục địa ra, đem theo không khí khô và lạnh.
Câu 2 (mục 1 – trang 24 – bài học 7) sgk địa lí 7
Câu 2. Quan sát hình 7.3, 7.4, tr 24 trong SGK, cho biết đặc điểm giống và khác nhau về nhiệt độ và lượng mưa của 2 biểu đồ.
– Hình 7.6: lá xây chuyển màu vàng và rụng đi
Bài 1 trang 25 sgk địa lí 7 Bài 1. Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trả lời:
Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.
Thời tiết diễn biến thất thường.
Bài 2 trang 25 sgk địa lí 7 Bài 2. Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa. Trả lời:
Nơi mưa nhiều có rừng nhiều tầng tán; trong rừng có cây rụng lá vào mùa khô.– Nơi mưa ít có đồng cỏ cao nhiệt đới.– Ở vùng cửa sông ven biển có rừng ngập mặn.– Môi trường nhiệt đới gió mùa có nhiều loài động vật sinh sống.
Giaibaitap.me
Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7 Bài 7: Môi Trường Nhiệt Đới Gió Mùa
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
(trang 23 sgk Địa Lí 7): – Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên hình 5.1
Trả lời:
Dựa vào bảng chú giải trên bản đồ để xác định (Môi trường nhiệt đới gió mùa chủ yếu nằm ở Nam Á và Đông Nam Á. )
(trang 23 sgk Địa Lí 7): – Quan sát các hình 7.1 và 7.2, nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông.
Trả lời:
– Nhận xét hướng gió:
+ về mùa hạ: hướng gió thổi vào các khu vực Nam Á và Đông Nam Á chủ yếu là hướng tây nam; khi di chuyển lên phía bắc, hướng gió chuyển sang hướng đông nam.
+ Về mùa đông: hướng gió thổi vào các khu vực Nam Á và Đông Nam Á chủ yếu là hướng đông bắc; khi di chuyển xuống phía nam, gió đổi sang hướng tây nam.
– Giải thích: mùa hạ mưa nhiều do gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, mang theo nhiều hơi nước; mùa đông mưa rất ít là do gió mùa thổi từ lục địa Châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh.
(trang 24 sgk Địa Lí 7): – Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai (Ấn Độ), qua đó nêu nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội có gì khác ở Mum-bai?
Trả lời:
– Nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20 o c, nhưng thay đổi theo mùa
+ Lượng mưa trung bình năm trên 1.500mm, nhưng thay đổi theo mùa: có một mùa mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10), một mùa mưa ít (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
– Sự khác nhau về diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội và ồ Mum-bai +Về nhiệt độ, Hà Nội có mùa đông xuống dưới 18 oc, mùa hạ lên tới hơn 30 oc, biên độ nhiệt năm cao, đến trên 12 oc. Mum-bai có tháng nóng nhất dưới 30 oc, tháng mát nhất trên 23 o c. Hà Nội có t mùa đông lạnh còn Mum-bai nóng quanh năm.
+ Về lượng mưa, cả hai đều có lượng mưa lớn (Hà Nội: 1.722mm, Mum-bai: 1.784mm) và mưa theo mùa, nhưng lượng mưa phân bố vào mùa đông của Hà Nội lớn hơn Mum-bai.
Trả lời:
– Hình 7.5: Cây cối xanh tươi
– Hình 7.6: lá xây chuyển màu vàng và rụng đi
Câu 1: Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Lời giải:
– Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20 oCvà trên 29 o C vào cuối mùa khô
+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm, nhưng thay đổi theo mùa: mùa mưa tập trung (từ tháng 5 đến tháng 10) đến 70% – 95% lượng mưa cả năm
– Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.
Câu 2: Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.
Lời giải:
– Cảnh quan thiên nhiên biến đổi theo thời gian và không gian do có sự khác nhau về lượng mưa và về phân bố mưa trong năm giữa các địa phương và giữa các mùa.
+ Ở những nơi mưa nhiều, rừng có nhiều tầng; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô.
+ Những nơi mưa ít, có đồng cỏ cao nhiệt đới.
+ Ở vùng cửa sông, ven biển xuất hiện rừng ngập mặn.
– Tính đa dạng về cảnh quan này không thể có ở môi trường xích đạo ẩm hay ở môi trường nhiệt đới.
Từ khóa tìm kiếm:
bài 7 trang23 đia lí 8
giải bài tập bài 23 địa lí 7
lam tap ban do lop 7 bai q18
on bai địa ly lop7 xac định vị tri cac môi truong
Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7 Bài 6: Môi Trường Nhiệt Đới
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 6: Môi trường nhiệt đới
(trang 20 sgk Địa Lí 7): – Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên hình 5.1
Dựa vào bảng chú giải để xác định (Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5 o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. )
– Đường nhiệt độ: dao động mạnh từ 22 oC đến 34 o C và có hai lần tăng cao trong năm vào khoảng tháng 3 – 4 và tháng 9-10 (các tháng có Mặt Trời đi qua thiên đỉnh).
– Các cột mưa: chênh lệch nhau từ 0mm đến 250mm giữa các tháng có mưa và các tháng khô hạn, lượng mưa giảm dần về phía hai chí tuyến và số tháng khô hạn cũng tăng lên (từ 3 đến 9 tháng).
Câu 1: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới.
Lời giải:
– Nóng quanh năm (trên 20 o C) và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao trong năm khi Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.
– Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 – 9 tháng (hoặc mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và lượng mưa từ 500 – 1.500mm.
Câu 2: Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?
Lời giải:
– Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do quá trình tích tụ ôxit sắt, nhôm lên trên mặt đất vào các mùa khô.
– Đất feralit là đất đặc trưng của đới nóng.
Câu 3: Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng?
Lời giải:
Diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng là do phá rừng hoặc phá xavan đế làm rẫy và lấy gỗ củi khiến cho đất bị bạc màu, chỉ còn cỏ tranh mới có thế mọc lên được ở đó.
– Biểu đồ bên trái: có đường biểu diễn nhiệt độ với hai lần tăng cao trong năm, nhiệt độ quanh năm trên 20 o C, có một thời kì khô hạn (hoặc mưa tập trung vào mùa hạ) là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở bán cầu Bắc.
– Biểu đồ bên phải: có nhiệt độ cả năm trên 20 oc, biên độ nhiệt năm tới trên 15 o c, có một thời kì khô hạn kéo dài 6 tháng, là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở Nam bán cầu. Mùa mưa ở Nam bán cầu trái trái ngược với mùa mưa ở Bắc bán cầu: mưa từ tháng 11 đến tháng 4, là mùa hạ ở Nam bán cầu.
Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 7 Bài 6: Môi Trường Nhiệt Đới
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 6: Môi trường nhiệt đới
Giải bài tập Địa lí lớp 7 bài 6
Bài 6: Môi trường nhiệt đớiGiải bài tập SGK Địa lý 7 bài 5: Đới nóng Môi trường xích đạo ẩm. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo. I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1. Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên hình 5.1.
Trả lời: Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5° đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
Câu 2. Quan sát các biểu đồ (SGK), nhận xét về sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới.
Trả lời:
– Đường nhiệt độ: Dao động mạnh từ 22°c đến 34°c và có hai lần tăng cao trong năm vào khoảng tháng 3 – 4 và tháng 9-10 (các tháng có Mặt Trời đi qua thiên đỉnh).
– Các cột mưa: Chênh lệch nhau từ 0mm đến 250mm giữa các tháng có mưa và các tháng khô hạn, lượng mưa giảm dần về phía hai chí tuyến và số tháng khô hạn cũng tăng lên (từ 3 đến 9 tháng).
II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI Giải bài tập 1 trang 22 SGK địa lý 7: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Trả lời:
– Nóng quanh năm (trên 20°C) và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao trong năm khi Mặt Trời đi qua đỉnh đầu.
– Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 – 9 tháng (hoặc mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và lượng mưa từ 500 – 1.500mm.
Giải bài tập 2 trang 22 SGK địa lý 7: Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng? Trả lời:
– Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do quá trình tích tụ ôxit sắt, nhôm lên trên mặt đất vào các mùa khô.
– Đất feralit là đất đặc trưng của đới nóng.
Giải bài tập 3 trang 22 SGK địa lý 7: Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng? Trả lời:
Diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng là do phá rừng hoặc phá xavan để làm rẫy và lấy gỗ củi khiến cho đất bị bạc màu, chỉ còn cỏ tranh mới có thể mọc lên được ở đó.
Giải bài tập 4 trang 22 SGK địa lý 7: Quan sát hai biểu đồ 6.1 và 6.2 nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đới (trang 20, SGK), cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu. Tại sao? Trả lời:
– Biểu đồ 6.1: Có đường biểu diễn nhiệt độ với hai lần tăng cao trong năm, nhiệt độ quanh năm trên 20°C, có một thời kì khô hạn (hoặc mưa tập trung vào mùa hạ) là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở bán cầu Bắc. Biểu đồ này ở Bắc bán cầu.
– Biểu đồ 6.2: Có nhiệt độ cả năm trên 20°c, biên độ nhiệt năm tới trên 15°c, có một thời kì khô hạn kéo dài 6 tháng, là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Mùa mưa trái với biểu đồ bên trái (biểu đồ ở Bắc bán cầu), mưa từ tháng 11 đến tháng 4, là mùa hạ ở Nam bán cầu. Biểu đồ này thể hiện những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở bán cầu Nam. Biểu đồ này ở Nam bán cầu.
III. CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Đặc điểm nào sau đây không phải của nhiệt đới?
A. Nóng, thời kì khô hạn kéo dài.
B. Lượng mưa tập trung vào một mùa.
C. Sông ngòi có hai mùa nước: Cạn và lũ.
D. Rừng rậm xanh quanh năm.
Trả lời: Chọn B
2. Màu đỏ vàng của đất ở vùng nhiệt đới là do màu của:
A. Ôxít sắt, nhôm tích tụ. B. Ôxít silic, nhôm tập trung.
C. Lượng nước ngấm sâu vào trong đất. D. Các chất khoáng N, P, K.
Trả lời: Chọn D
3. Đới nóng nằm trong khoảng:
A. Giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.
B. Từ vĩ tuyến 5° đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
C. Từ xích đạo đến chí tuyến.
D. Từ vĩ tuyến 5° đến đến xích đạo.
Trả lời: Chọn A
4. Nhiệt độ trung hình năm ở nhiệt đới
A. Trên 18°c B. Trên 19°c C. Trên 20°c D. Trên 21°c
Trả lời: Chọn A
5. Ở nhiệt đới, trong năm có một thời kì khô hạn từ
A. 3 đến 6 tháng. B. 3 đến 7 tháng,
C. 3 đến 8 tháng. D. 3 đến 9 tháng.
Trả lời: Chọn D
Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 12 Bài 9: Thiên Nhiên Nhiệt Đới Ẩm Gió Mùa
Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Trang 40 sgk Địa Lí 12: Dựa vào kiến thức đã học cho biết vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Trả lời:
– Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Trang 41 sgk Địa Lí 12: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc và tính chất của khối khí này
Trả lời:
– Trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc: khối khí lạnh cực lục địa từ trung tâm cao áp Xibia ở vĩ độ 50°B.
Trang 41 sgk Địa Lí 12: Dựa vào hình 9.2, hãy cho biết các trung tâm cao áp hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam, hướng gió di chuyển và tính chất của các khối khí này.
Trả lời:
– Gió từ trung tâm cao áp Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan (khối khí nhiệt đới vịnh Bengan – TBg) xâm nhập trực tiếp vào nước ta theo hướng tây nam. Khối khí này ẩm, nhưng sau khi vượt núi (Trường Sơn, dãy sông Mã,…) vào nước ta trở nên khô nóng (hiện tượng phơn).
– Gió từ trung tâm cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam (khối khí xích đạo) thổi hướng đông nam, chuyển sang hướng tây nam sau khi vượt qua xích đạo (do lực Côriôlit) xâm nhập trực tiếp vào nước ta. Khối khí này có tầng ẩm rất dày tạo nên dòng thăng lớn trên đường hội tụ nội chí tuyến, gây mưa cho các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên.
Trang 42 sgk Địa Lí 12: Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thế nào?
Trả lời:
Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa khô, mưa ẩm rõ rệt.
+ Ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về thu đông.
Câu 1: Tính chất nhiệt đới của nước ta được biểu hiện như thế nào?
Lời giải:
– Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
– Tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 27°C, tổng số giờ nắng dao động từ 1.400 đến 3.000 giờ/năm.
Câu 2: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.
Lời giải:
a) Nhận xét
– Nhiệt độ trung bình năm và tháng 1 đều tăng từ Bắc vào Nam.
Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh từ Bắc vào Nam, nghĩa là nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam.
– Nhiệt độ trung bình tháng 7 nhìn chung ít thay đổi khi từ Bắc vào Nam.
b) Nguyên nhân
– Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn.
– Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ vào tháng 1 ở phía Bắc hạ rất thấp so với phía Nam. Như vậy, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam.
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm
Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích.
Lời giải:
Hãy so sánh và nhận xét về lượng mưa, cân bằng ẩm của ba địa điểm và giải thích tại sao.
– Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn dãy Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng đông bắc, bão từ Biển Đông vào và hoạt động của hội tụ nội chí tuyến. Cũng vì vậy, Huế có mùa mưa vào thu đông (từ tháng 8-1). Vào thời kì mưa nhiều này lượng bốc hơi nhỏ, nên cân bằng ẩm ở Huế rất cao.
– TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do trực tiếp đón nhận gió mùa tây nam mang mưa, hoạt động của hội tụ nội chí tuyến mạnh hơn, nhung nhiệt độ cao nên bốc hơi nước mạnh hơn, vì thế có cân bằng ẩm tương đương Hà Nội.
Câu 4: Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
Lời giải:
Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
– Gió mùa mùa đông
Gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt, chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc, hình thành một mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh (nhiệt độ xuống dưới 18°C). Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh có thể xuống tới 12°B. Khi di chuyển xuống phía nam, khối khí này bị biến tính và suy yếu dần nên dường như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.
Từ tháng 11 – 4 miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc. Vào các tháng 11, 12,1 khối khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại cho miển Bắc nước ta thời tiết lạnh khô. Đến các tháng 2, 3, khối khí lạnh di chuyển về phía đông, qua biển vàc nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn.
Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong nửa cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc, hình thành một mùa khô, nắng nóng.
– Gió mùa mùa hạ: có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
Vào các tháng 5, 6, 7: khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn, khối khí trở nên nóng khô (gió Tây, còn gọi là gió Lào) tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Đôi khí do lực hút của áp thấp Bắc Bộ làm xuất hiện gió Tây khô nóng tại đồng bằng Bắc Bộ, khiến cho nhiệt độ lên tới 35 – 40°c và độ âm xuống dưới 50%.
Từ tháng 6 đến tháng 9: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng?) cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.
– Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
Ở miền Nam: có hai mùa khô, mưa ẩm rõ rệt.
Ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về thu đông.
Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7 Bài 13: Môi Trường Đới Ôn Hòa
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa
– Về vị trí: đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh.
– Về nhiệt độ trung bình năm: không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh.
– Về lượng mưa trung bình năm: không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh.
(trang 43 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 13.1, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa.
Do vị trí trung nên thời tiết đới ôn hòa có sự biến động thất thường.
– các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ổ vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh.
-gió Tây ôn đới và các khối khí đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền làm cho thời tiết đới ôn hòa luôn biến động, rất khó dự báo trước.
(trang 45 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 13.1:
– Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.
– Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.
– Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.
+ Các kiểu môi trường ở đới ôn hòa: môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa; môi trường địa trung hải; môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm ; môi trường hoang mạc ôn đới
+ Xác định các kiểu môi trường ở đới ôn hòa: ví dụ như ở lục địa Á – Âu, các nước ven biển Tây Âu có môi trường ôn đới hải dương, vùng ven biển địa trung hải có môi trường địa trung hải, phần lớn lục địa có môi trường ôn đới lục địa, ở phía Nam trong lục địa có môi trường hoang mạc ôn đới, phía nam Trung Quốc, Nhật Bản có môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm…
– Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.:
+ nơi nào có dòng biển nóng chảy qua, nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương.
+ Gió Tây ôn đới mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền, làm nên khí hậu ôn đới hải dương.
Câu 1: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ồ đới ôn hòa thể hiện như thế nào?
Lời giải:
– Tính chất trung gian của khí hậu ở đới ôn hòa thể hiện ở:
+ Tính chất ôn hòa của khí hậu: không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.
+ Chịu tác động của cả các khối khí ở đới nóng lẫn các khối khí ở đới lạnh.
+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào vị trí gần cực hay gần chí tuyến.
+ Nguyên nhân: do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
– Tính chất thất thường của thời tiết đới ôn hòa thể hiện ở:
+ Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 10 oC đến 15 o C trong vài giờ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay có đợt không khí lạnh từ cực tràn xuống.
+ Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng (từ nắng sang mưa hay tuyết rơi và ngược lại,…) khi có gió Tây mang không khí nóng ẩm từ đại dương thổi vào đất liền.
Câu 2: Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa.
Lời giải:
– Sự phân hóa theo thời gian thể hiện rõ rệt 4 trong một năm.
– Sự thay đổi theo không gian: thể hiện ở sự thay đổi cảnh quan, thảm thực vật, khí hậu..từ tây sang đông, từ bắc xuống nam.
+ Khí hậu:
* Bờ Tây lục địa có khí hậu ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, màu đông không lạnh lắm; càng vào sâu trong đất liền khí hậu ôn đới lục địa càng rõ rệt: lượng mưa giảm dần mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng.
* Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có khí hậu địa trung hải.
+ Thảm thực vật:
* Từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.
* Từ bắc xuông nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 7: Môi Trường Nhiệt Đới Gió Mùa trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!