Xu Hướng 3/2023 # Bài Tập Hóa Học Lớp 9 # Top 4 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bài Tập Hóa Học Lớp 9 # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Bài Tập Hóa Học Lớp 9 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài tập Hóa học 9 chương 2

Bài tập về kim loại lớp 9

Bài tập Hóa học lớp 9 – Kim loại bao gồm các bài tập ôn luyện phần kim loại. Với tài liệu này, các bạn được luyện tập với các dạng bài như kim loại tác dụng với axit, kim loại tác dụng với dung dịch muối… Hi vọng các bài tập chương 2 này sẽ giúp các bạn học tốt môn Hóa lớp 9. Mời các bạn tham khảo.

BÀI TẬP HÓA 9 CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

Bài 1. Ngâm một lá đồng trong 500ml dung dịch AgNO 3 đến khi phản ứng hoàn toàn. Lấy lá đồng ra, làm khô, cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 15,2g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat..

Bài 2. Ngâm sắt dư trong 200ml dung dịch CuSO 4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc kết tủa chất rắn A và dung dịch B.

a. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.

b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B. Lọc tách kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn.

Bài 3. Cho thanh sắt 15g vào 500ml dung dịch AgNO 3 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn lấy thanh sắt ra, sấy khô, cân nặng m g và thu được dung dịch A.

a. Tính m.

b. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn?

Bài 4. Cho 78g một kim loại A tác dụng với khí clo dư tạo thành 149 g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị 1.

Bài 5. Ngâm một lá sắt có khối lượng 28g trong 250ml dung dịch CuSO 4. Sau khi phản ứng hoàn toàn, người ta lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 28,8g.

a. Hãy viết phương trình hóa học.

b. Tính nồng độ CM của dung dịch CuSO 4.

Bài 6. Cho 16,6 g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H 2SO 4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 1,12l lít khí (đktc).

a) Viết các phương trình hóa học.

b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại ban đầu.

Bài 7. Cho 20g dung dịch muối sắt clorua 16,25% tác dụng với bạc nitrat dư tạo thành 8,61g kết tủa. Hãy tìm công thức của muối sắt.

Bài 8. Cho 3,2 g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO 4 10% có khối lượng riêng là 1,12g/ml.

a. Viết phương trình phản ứng hóa học.

b. Xác định nồng độ mol của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Bài 9. Một hỗn hợp A gồm Ca và Mg có khối lượng 8,8g. Nếu hòa tan hết hỗn hợp này trong nước thì thu được 2,24 lít khí hidro (đktc).

a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

b) Nếu hòa tan hết cũng lượng hỗn hợp trên trong dung dịch HCl thì thể tích H 2 (đktc) thu được là bao nhiêu?

Bài 10. Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HCl thì thu được 8,96 lít khí hidro (đktc).

a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp .

b) Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu g muối khan?

Bài 11. Cho 1,2 g kim loại M hóa trị 2 tác dụng hết với clo. Sau phản ứng thu được 4,72g muối.

a) Xác định kim loại M.

b) Tính thể tích clo (đktc) đã tham gia phản ứng.

Bài 12. Một hỗn hợp A gồm Al và Mg .Hòa tan m gam A trong dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí hidro (đktc). Nếu cũng hòa tan m gam A trong dung dịch NaOH thấy còn lại 3,6g kim loại không tan.Tính m?

Bài 13. Cho tan hoàn toàn 0,54 g một kim loại có hóa trị 3 trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít hidro(đktc). Viết phương trình phản ứng dạng tổng quát và xác định kim loại.

Bài 14. Hòa tan hết m gam Al vào dung dịch H 2SO 4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí SO 2 (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Tính m.

Bài 15. Viết các phương trình phản ứng cho sự chuyễn hóa sau:

Bài 16. Hòa tan 14,4 gam một oxit sắt trong dung dịch HCl dư thu được 25,4g muối. Xác định oxit sắt đó.

Bài 17. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 g Fe trong bình chứa khí clo, thấy thể tích của khí clo giảm đi 0,672 lít (đktc). Hãy xác định muối clorua tạo thành. Viết phương trình phản ứng.

Bài 18. Cho 11,2 gam kim loại M hóa trị 3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 lít hidro (đktc) .Xác định M.

Bài 19. Cho một miếng Zn nặng 13g vào 67,5g dung dịch CuCl 2 60% .

a) Viết phương trình phản ứng. Tính khối lượng kim loại thhu được sau phản ứng.

b) Tính nồng độ % khối lượng các chất thu được trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 20. Hòa tan 4g hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí hidro (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

………………..

Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Giải Bài Tập Trang 14 Sgk Hóa Lớp 9: Tính Chất Hóa Học Của Axit Giải Bài Tập Môn Hóa Học Lớp 9

Giải bài tập trang 14 SGK Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của axit Giải bài tập môn Hóa học lớp 9

Giải bài tập trang 14 SGK Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của axit

Giải bài tập trang 14 SGK Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của axit với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Hóa học lớp 9, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Hóa.

Giải bài tập trang 9 SGK Hóa lớp 9: Một số oxit quan trọng

Giải bài tập trang 11 SGK Hóa lớp 9: Một số oxit quan trọng (tiếp)

A. Tóm tắt kiến thức

I. Tính chất hóa học của axit

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

2. Axit tác dụng với kim loại

Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro

Thí dụ:

Những kim loại không tác dụng với HCl, H 2SO 4 loãng như Cu, Ag, Hg,…

Chú ý: Axit HNO 3 và H 2SO 4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.

3. Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước 4. Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.

Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.

II. Axit mạnh và axit yếu

Dựa vào khả năng phản ứng, axit được chia làm 2 loại:

B. Giải bài tập sách giáo khoa trang 14 Hóa lớp 9 tập 1

Bài 1. (SGK hóa trang 14)

Từ Mg, MgO, Mg(OH) 2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế magie sunfat.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Bài 2. (SGK hóa trang 14)

Có những chất sau: CuO, Mg, Al 2O 3, Fe(OH) 3, Fe 2O 3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

b) Dung dịch có màu xanh lam

c) Dung dịch có màu vàng nâu

d) Dung dịch không có màu.

Viết các phương trình hóa học.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H 2;

Mg + 2HCl → MgCl2 + H 2

b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch muối đồng (II).

c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch muối sắt (III)

d) Dung dịch không có màu là dung dịch muối nhôm.

Bài 3. (SGK hóa trang 14)

Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng trong mỗi trường hợp sau:

a) Magie oxit và axit nitric; d) Sắt và axit clohiđric;

b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric; e) Kẽm và axit sunfuric loãng.

c) Nhôm oxit và axit sunfuric;

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

b) CuO + 2HCl → CuCl2 + H 2 O

Bài 4. (SGK hóa trang 14)

Có 10 gam hỗn hợp bột hai kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:

a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.

b) Phương pháp vật lí.

(Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H 2SO 4 loãng)

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

a) Phương pháp vật lí: Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần vào hỗn hợp để lấy riêng Fe ra (Vì sắt bị nam châm hút còn đồng không bị nam châm hút), rồi đem cân. Giả sử có m gam Fe. Thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt là:

%Fe = m/10 .100%

Suy ra: %Cu = 100% – %Fe

Phương trình hóa học: Fe + 2 HCl → FeCl 2 + H 2

Cu+HCl → Không xảy ra phương trình phản ứng hóa học

b) Phương pháp hóa học: Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch axit HCl hoặc H 2SO 4 loãng, lấy dư cho đến khi khí ngừng thoát ra (Fe đã phản ứng hết), lọc lấy chất rắn còn lại, rửa nhiều lần trên giấy lọc, làm khô và cân. Chất rắn đó là Cu. Giả sử có m gam Cu. Thành phần phần trăm theo khối lượng của đồng là:

%Cu = m/10.100%

Suy ra: %Fe = 100% – %Cu

Giải Bài Tập Hóa Học 9

Giải Bài Tập Hóa Học 9 – Bài 29: Clo giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1: Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải thích.

Lời giải:

Dẫn khí clo vào nước, vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hóa học, vì:

– Có tạo thành chất mới là HCl và HClO.

– Có khí clo tan trong nước.

Cl 2 (k) + H 2 O (1) ↔ HCl(dd) + HClO(dd).

Bài 2: Nếu tính chất hóa học của clo. Viết các phương trình hóa học minh họa.

Lời giải:

Phương trình hóa học của clo.

– Tác dụng với nước: Cl 2(k) + H 2 O ↔ HCl(dd) + HClO(dd).

– Tác dụng với dung dịch NaOH:

Cl 2 (k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H 2 O(1)

Bài 3: Viết phương trình hóa học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hóa trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.

Lời giải:

a) 2Fe(r) + 3Cl 2 → 2FeCl 3 (r) (Fe hóa trị III)

b) Fe(r) + S (r) → FeS (r) (Fe hóa trị II )

c) 3Fe (r) + 2O 2 → Fe 3O 4(r) (Fe hóa trị III và II).

Nhận xét:

– Clo đưa Sắt lên hóa trị cao nhất là III trong hợp chất FeCl3

– Trong hợp chất Fe 3O 4 sắt thể hiện cả hóa trị II và hóa trị III

– Lưu huỳnh tác dụng với Sắt tạo hợp chất FeS, trong đó Fe có hóa trị II. Như vậy mức độ hoạt động của các phi kim được sắp xếp theo chiều giảm dần như sau: Cl, O, S.

Bài 4: Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:

a) Dung dịch HCl.

b) Dung dịch NaOH.

c) Dung dịch NaCl.

d) Nước.

Trường hợp nào đúng? Hãy giải thích.

Lời giải:

Trường hợp đúng là b). Vì dung dịch này phản ứng được với khí Clo tạo thành muối.

Cl 2 (k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H 2 O(1)

Bài 5: Dẫn khí clo vào dung dịch KOH tạo thành dung dịch hai muối. Viết các phương trình hóa học.

Lời giải:

Phương trình phản ứng:

Bài 6: Có ba khí được đựng riêng biệt trong ba lọ: clo, hiđrua clorua, oxi. Hãy nêu ba phương pháp hóa học để nhận biết từng khí đựng trong ba lọ.

Lời giải:

Lấy mẫu thử từng khí:

– Dùng quỳ tím ẩm cho vào các mẫu thử:

+ Nhận biết được khí clo: làm mất màu giấy quỳ tím ẩm

+ Nhận ra được khí hiđro clorua: làm quỳ tím ẩm hóa đỏ.

+ Không có hiện tượng gì là khí oxi

(Hoặc Dùng tàn đóm ta nhận biết khí oxi: oxi làm tàn đóm bùng cháy.)

Bài 7: Nêu phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hóa học minh họa.

Lời giải:

– Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm: dùng chất oxi hóa mạnh như: MnO 2, KMnO 4.

Bài 8: Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp nào? Viết phương trình phản ứng.

Lời giải:

Trong công nghiệp, khí clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp.

Khí clo thu được ở cực dương, khí hiđro thu được ở điện cực âm, dung dịch thu được là NaOH.

Bài 9: Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được không? Tại sao?

Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí được không? Hãy giải thích và mô tả bằng hình vẽ. Cho biết vai trò của H 2SO 4 đặc.

Lời giải:

– Không thể thu khí clo bằng cách đẩy nước vì khí clo tác dụng được với nước:

Bài 10: Tính thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của các chất sau phản ứng là bao nhiêu? Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Phương trình phản ứng:

Cl 2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H 2 O

Bài 11: Cho 10,8g kim loại M có hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng.

Lời giải:

Gọi M là khối lượng mol của kim loại

2M + 3Cl 2 → 2MCl 3

10,8 g 53,4 g

⇒ M = 27 (g). Vậy M là nhôm (Al)

Bài Tập Hóa 9 Nâng Cao (Phần 2) – Học Hóa Online

⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

Câu 1. Chia hỗn hợp gồm 2 kim loại A, B có hoá trị n, m làm 3 phần bằng nhau.

Phần 1: Hoà tan hết trong axit HCl thu được 1,792 lit H2 (đktc).

Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lit khí (đktc) và còn lại chất rắn không tan có khối lượng bằng 4/13 khối lượng mỗi phần.

Phần 3: Nung trong oxi dư thu được 2,84g hỗn hợp gồm 2 oxit là A2On và B2Om. Tính tổng khối lượng mỗi phần và xác định 2 kim loại A và B.

⇒ Xem giải

Câu 2. Cho 100ml dung dịch KOH xM vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và AlCl3 0,2M thu được 11,7 gam kết tủa. Tính x.

⇒ Xem giải

Câu 3. 1. Dẫn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 120ml dung dịch Ca(OH)2 1M

a) Xác định muối và khối lượng muối tạo thành

b) Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm? Tăng giảm bao nhiêu gam

2. Thổi từ từ V lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M thu được 21,67 gam kết tủa. Tính V?

⇒ Xem giải

Câu 4. Phân hủy a mol MgCO3. Lượng CO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 thu được b mol kết tủa. Nồng độ mol/lit của dung dịch Ca(OH)2 như thế nào? Xác định theo a, b.

⇒ Xem giải

Câu 5. Cho 24 gam một muối tan tốt trong H2O tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 17,1 gam một bazo tan. Sau phản ứng kết thúc thu được 23,3 gam kết tủa của một muối sunfat. Xác định công thức hóa học của các muối trên.

⇒ Xem giải

Câu 6. Tính nồng độ mol/l của HNO3 và KOH, biết rằng:

+ 20 ml dung dịch HNO3 được trung hòa hết bởi 60 ml dung dịch KOH.

+ 20 ml dung dịch HNO3 sau khi tác dụng hết với 2 gam CuO thì được trung hòa hết bởi 10 ml dung dịch KOH.

⇒ Xem giải

Câu 7. Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3

a. Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy ra?

b. Tính khối lượng kết tủa sinh ra?

c. Tính nồng độ mol/lít của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng? Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

⇒ Xem giải

Câu 8. Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d = 1,137 g/ml) với 400 gam dung dịch BaCl2 5,2% thu được kết tủa A và dung dịch B. Tính khối lượng kết tủa A và nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch B.

⇒ Xem giải

Câu 9. Hòa tan 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 2M. Công thức oxit kim loại là gì?

⇒ Xem giải

Câu 10. Cho hỗn hợp gồm: Fe3O4 0,1 mol; FeO 0,1 mol và Cu 0,5 mol tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và chất rắn B không tan. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư lọc kết tủa trong không khí thu được m gam chất rắn. Tính m?

⇒ Xem giải

Câu 11. Cho 4,58 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại: Zn, Fe, Cu vào cốc chứa 170ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi phản ứng xãy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và chất rắn C. Nung chất rắn C trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D cân nặng 6 gam. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E cân nặng 5,2 gam.

a. Chứng minh CuSO4 dư.

b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

⇒ Xem giải

Câu 12. Các hidrocacbon A, B thuộc các dãy anken và ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp A và B thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 15,14 gam trong đó O chiếm 77,15% về khối lượng

1. Xác định công thức phân tử của A, B.

2. Nếu đốt cháy htoàn 0,05 mol hỗn hợp 2 hidrocacbon A và B có tỉ lệ số mol thay đổi ta cũng thu được lượng CO2 như nhau thì A, B là hidrocacbon gì?

⇒ Xem giải

Câu 13. Để trung hoà 20 ml dung dịch Na2CO3 và NaHCO3 đã dùng hết 5 ml dung dịch NaOH 1M .Cô cạn dung dịch và làm khô thì thu đc 2,86g tinh thể ngậm nước Na2CO3.10H2O. Tính CM mỗi muối trong dung dịch ban đầu ?

⇒ Xem giải

Câu 14. Khi đốt cháy ankan CnH2n+2 thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng mCO2 : mH2O = 44 : 21. Xác định công thức ankan đó.

⇒ Xem giải

Câu 15. Hỗn hợp X gồm CO2 và hidrocacbon A (CnH2n+2). Trộn 6,72 lít X với 1 lượng dư O2 rồi đốt cháy hoàn toàn X. Cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng lượng dư Ba(OH)2 thấy m bình 1 tăng 7,2 gam và trong bình 2 có 98,5 gam kết tủa. a) Tìm công thức phân tử A. b) Tính % theo thể tích và khối lượng của A trong hỗn hợp.

⇒ Xem giải

Câu 16. Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85% sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,2% và CaCl2 là a%. Tính a?

⇒ Xem giải

Câu 17. Hỗn hợp A gồm 1 axit đơn chức và một rượu đơn chức có tỉ lệ số mol 1:1. Chia A làm hai phần bằng nhau:

Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 1,344 lít khí (đktc).

Phần 2 đun nóng với H2SO4 đặc (xúc tác) được 4,4 gam este. Chia lượng este này thành 2 phần bằng nhau.

+) Một phần este được đốt cháy htoàn, cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình đựng dung dịch tăng 6,2 gam và có 19,7 gam kết tủa.

+) Một phần este được xà phòng hóa hoàn toàn bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,05 gam muối natri.

a, Tìm công thức phân tử của axit, rượu ?

b, Tính hiệu suất của phản ứng hóa este ?

⇒ Xem giải

Câu 18. Cho V lít CO (đktc) đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 đốt nóng. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí A đi qua ống sứ, có tỉ khối so với He là 8,5. Nếu hòa tan chất rắn B còn lại trong ống sứ thấy tốn hết 50 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Còn nếu dùng dung dịch HNO3 thì thu được 1 loại muối sắt duy nhất có khối lượng nhiều hơn chất rắn B là 3,48 gam.

a) Tính phần trăm thể tích các chất khí trong hỗn hợp A.

b) Tính V và m.

⇒ Xem giải

Câu 19. Hòa tan hết một lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H2. Nồng độ phần trăm của NaCl trong dung dịch thu được là bao nhiêu?

⇒ Xem giải

Câu 20. Nung 28,33 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3, CuO sau một thời gian được hỗn hợp chất rắn B gồm Cu, Fe, Al2O3 và các chất ban đầu đều còn dư. Cho B tác dụng vừa hết với 0,19 mol NaOH trong dung dịch thu được 2,016 lít H2 và còn lại hỗn hợp chất rắn Q. Cho Q tác dụng với CuSO4 dư, thấy khối lượng chất rắn sau phản ứng tăng 0,24 gam (so với khối lượng của Q) và được hỗn hợp chất rắn D. Hoà tan hết D bằng 760 ml dung dịch HNO3 1M, vừa đủ, thu được V lít khí NO. a) Tính số gam mỗi chất trong hỗn hợp A và B. b) Tính V (biết các thể tích khí đo ở đktc).

⇒ Xem giải

Câu 21. Một hợp chất được tạo bởi kim loại hóa trị II và phi kim hóa trị I. Hòa tan 41,6 gam hợp chất này vào nước rồi chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dd AgNO3 dư thu được 28,7g kết tủa. Phần 2 tác dụng với dd Na2CO3 dư thu đc 19,7g kết tủa. Xác định CT hợp chất đã cho

⇒ Xem giải

Câu 22. Một hỗn hợp X gồm kim loại M (M có hóa trị II và III) và oxit MxOy của kim loại ấy. Khối lượng hỗn hợp X là 27,2 gam. Khi cho X tác dụng với 0,8 lít HCl 2M thì hỗn hợp X tan hết cho dung dịch A và 4,48 lít khí (đktc). Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch A cần 0,6 lít dung dịch NaOH 1M. Xác định M, MxOy.

Biết rằng trong hai chất này có một chất có số mol bằng 2 lần số mol chất kia.

⇒ Xem giải

Câu 23. Đốt m gam bột sắt trong khí oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120ml dung dịch H2SO4 1M (loãng), tạo thành 0,224 lít H2 đktc.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính m.

⇒ Xem giải

Câu 24. Hòa tan một hỗn hợp gồm kali oxit va oxit của một kim loại M hóa trị 3 vào H2O thấy hỗn hợp tan hêt tạo thành dung dịch A. Cho từ từ dung dịch HCl 2M vào dung dịch A đến khi tạo một dung dịch chỉ có 2 muối clorua thì thể tích HCl đã tham gia phản ứng là 450ml. Nếu sục CO2 dư vào dung dịch A thì thu được 15,6 gam kết tủa. Biết thể tích CO2 đã tham gia phản ứng là 6,72 lít (đktc). Xác định M và tính % khối lượng của K2O trong hỗn hợp ban đầu.

⇒ Xem giải

Câu 25. Hỗn hợp gồm K và kim loại kiềm X. Hoà tan 5,4 gam hỗn hợp vào H2O thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại trên, biết tỉ lệ số mol X và K lớn hơn 1/9.

⇒ Xem giải

Câu 26. Xác định khối lượng tinh thể Na2SO4.10H2O tách ra khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hòa ở 80°C xuống 10°C. Biết độ tan của Na2SO4 khan ở 80°C là 28,3 g và ở 10°C là 9g

⇒ Xem giải

Câu 27. Hòa tan hết 0,2 mol CuO trong dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ) đun nóng. Sau đó làm nguội đến 10°C. Tính khối lượng CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của CuSO4 ở 10°C là 17,4g.

⇒ Xem giải

Câu 28. Hỗn hợp X gồm các muối NaHCO3, KHCO3 và MgCO3. Hòa tan hoàn toàn m gam X vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 13,44 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng m gam X đến khối lượng không đổi, thu được hơi nước, 34 gam chất rắn Y; 17,6 gam CO2. Phần trăm khối lượng KHCO3 trong X là

A. 29,07%.           B. 27,17%.           C. 14,53%.          D. 54,35%.

⇒ Xem giải

Câu 29. Cho 5,64 gam hỗn hợp gồm (K2CO3+ KHCO3) vào một thể tích chứa dung dịch (Na2CO3 + NaHCO3) thu được 600ml dung dịch A. Chia dung dịch A thành ba phần bằng nhau, cho từ từ 100ml dung dịch HCl vào phần thứ nhất thấy thoát ra 448 cm3 khí (ở đktc) và thu được dung dịch B. Cho dung dịch B phản ứng với nước vôi trong dư, thấy xuất hiện 2,5 gam kết tủa. Phần hai cho tác dụng vùa hết với 150ml dung dịch NaOH 0,1M. Cho khí HBr dư đi qua phần thứ 3 sau đó cô cạn dung dịch thu được 8,125 gam chất rắn khan. a. Tính nồng độ các chất trong dung dịch A. b. Tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng.

⇒ Xem giải

Câu 30. Cho 6,2 gam hỗn hợp A {gồm Natrioxit, Sắt và Đồng (II) oxit} vào nước, khuấy cho phản ứng kết thúc thì được dung dịch B và chất rắn C. Lọc lấy C hòa tan hết cần dùng vừa hết 25ml dung dịch axit sunfuric 8M đun nóng, sau phản ứng có 2,016 lit khí mùi hắc thoát ra (đktc) và thu được dung dịch D.

a) Tính thành phần khối lượng hỗn hợp A.

b) Tính nồng độ % dung dịch D, biết khối lượng riêng dung dịch axit là 1,5g/ml

c) Đem trung hòa dung dịch B cần mấy ml dung dịch Z (chứa HNO3 0,1M và dung dịch H2SO4 0,15M).

⇒ Xem giải

Câu 31. Hòa tan hết 12 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị II không đổi) vào 200ml dung dịch HCl 3,5M thu được 6,72 lít khí (đktc). Mặt khác lấy 3,6 gam kim loại M tan hết vào 400ml dung dịch H2SO4 nồng độ 1M thì H2SO4 còn dư. Xác định kim loại M.

⇒ Xem giải

Câu 32. Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy trong oxi dư tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400mL dung dịch Ba(OH)2 0,15M, thu được 7,88 gam kết tủa.

a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra .

b/ Tìm công thức phân tử của FexOy.

⇒ Xem giải

Câu 33. Nung nóng m gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít CO2. Cũng hỗn hợp đó tan trong HCl dư thu được 3V lít CO2 (đo ở cùng điều kiện). Tính %Na2CO3 trong hỗn hợp trên.

⇒ Xem giải

Câu 34. Cho m gam hỗn hợp A gồm Mg, Zn vào dung dịch FeCl2 dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính %Mg trong A.

⇒ Xem giải

Câu 35. Nhúng 1 miếng Al nặng 50 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy miếng Al ra rửa sạch cân lại nặng 51,38 gam.

a. Tính mCu thoát ra bám vào lá Al.

b. Tính CM các chất sau phản ứng.

⇒ Xem giải

Câu 36. Khí A có màu vàng lục, mùi hắc. Khí A nặng gấp 2,4482 lần không khí. Ở 200C một thể tích nước hoà tan 2,5 lần thể tích khí A. a. Viết phương trình hoá học điều chế A trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. b. Viết phương trình hoá học khi cho A tác dụng với từng dung dịch chất sau: Fe, dung dich FeSO4, dung dịch NaOH (loãng nguội), dung dịch KI

⇒ Xem giải

Câu 37. Hỗn hợp khí gồm NO, NO2 và 1 oxit NxOy có thành phần 45%VNO; 15%VNO2 và 40%VNxOy. Trong hỗn hợp có 23,6% lượng NO còn trong NxOy có 69,6% lượng oxi. Xác định oxit NxOy.

⇒ Xem giải

Câu 38. Cho hỗn hợp A gồm CuO và FexOy cân nặng 24 gam. Dùng hết 8,4 lit H2 (đktc) để khử hoàn toàn hỗn hợp A thu được chất rắn B có tỉ lệ khối lượng là mCu : mFe = 8 : 7. Tìm công thức hóa học oxit sắt.

⇒ Xem giải

Câu 39. Cho 0,3 mol Na2O và 0,4 mol K2O tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HNO3 0,5M và HCl 0,3M. Tính V và khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

⇒ Xem giải

Câu 40. Khí X có dạng CaHb có %C bằng 81,82% và Y có dạng CxHy có %C bằng 80%.

a. Tìm công thức phân tử của X và Y.

b. Tính % theo thể tích các khí X và Y trong hỗn hợp A gồm 2 khí X và Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16,75.

⇒ Xem giải

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Tập Hóa Học Lớp 9 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!