Xu Hướng 3/2023 # Bài Tập Toán Lớp 5: Ôn Tập Và Bổ Sung Về Giải Toán Phần 1 # Top 11 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bài Tập Toán Lớp 5: Ôn Tập Và Bổ Sung Về Giải Toán Phần 1 # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Bài Tập Toán Lớp 5: Ôn Tập Và Bổ Sung Về Giải Toán Phần 1 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giải bài tập Toán lớp 5 Chương 1

Ôn tập và bổ sung về giải Toán lớp 5

Bài tập Toán lớp 5: Ôn tập và bổ sung về giải Toán

Câu 1:

a) Tổng của hai số là 90. Số thứ nhất bằng 7/8 số thứ hai. Tìm hai số đó?

b) Hiệu của hai số là 33. Số thứ nhất bằng 8/5 số thứ hai. Tìm hai số đó?

Câu 2:

Trong vườn có 64 cây cam và chanh. Số cây cam bằng 1/3 số cây chanh. Tính số cây chanh trong vườn.

Câu 3:

Một sân vận động hình chữ nhật có chu vi 400m, chiều dài bằng 3/2 chiều rộng.

a) Tính chiều dài, chiều rộng của sân vận động đó?

b) Tính diện tích của sân vận động đó?

Câu 4:

Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được số đường bằng 3/5 số đường bán đươc trong ngày thứ hai. Tính số đường bán được trong mỗi ngày, biết rằng trong hai ngày đó, trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được 40 kg đường.

Câu 5:

Có tất cả 18 quả táo, cam và xoài. Số quả cam bằng 1/2 số quả táo. Số quả xoài gấp 3 lần số quả cam.

Tính số quả táo?

Câu 6:

Một lớp học có số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 4 em, số học sinh nữ bằng 7/9 số học sinh nam. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ?

Câu 7:

Tỉ số giữa cân nặng của bố và cân nặng của con là 5 : 3. Con nhẹ hơn bố 26 kg. Hỏi bố cân nặng bao nhiêu ki-lo-gam?

Đáp án Bài tập Toán lớp 5: Ôn tập và bổ sung về giải Toán

Câu 1:

a)

Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là: 7 + 8 =15 (phần)

Số thứ nhất là: 90 : 15 x 7 = 42

Số thứ hai là: 90 – 42 = 48

b)

Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là: 8 – 5 = 3 ( phần)

Số thứ nhất là 33 : 3 x 8 = 88

Số thứ hai là : 88 – 33 = 55

Câu 2:

Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là: 3 + 1 = 4 ( phần)

Số cây chanh trong vườn là: 64 : 4 x 3 = 48 (cây)

Câu 3:

a) Nửa chu vi của sân vận động là:

400 : 2 = 200 (m)

Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 ( phần)

Chiều dài cuản sân vận động là: 200 : 5 x 3 = 120 (m)

Chiều rộng của sân vận động là: 200 – 120 = 80 (m)

b) Diện tích của sân vận động là:

120 x 80 = 9600 (m 2)

Câu 4:

HD:

Số đường cả hai ngày cửa hàng đó bán được là:

40 x 2 = 80 (kg)

Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 (phần)

Ngày thứ nhất cửa hàng đó bán được số đường là: 80 : 8 x 3 = 30 (kg)

Ngày thứ hai cửa hàng đó bán được số đường là: 80 – 30 = 50 (kg)

Câu 5:

Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là: 2 + 1 + 3 = 6 (phần)

Số quả táo là: 18 : 6 x 2 = 6 (quả)

Câu 6:

Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là: 9 – 2 =7 (phần)

Số học sinh nam là: 4 : 2 x 9 = 18 (em)

Số học sinh nữ là: 18 – 4 = 14 (em)

Câu 7:

Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 3 = 2 (phần)

Bố cân nặng là: 26 : 2 x 5 = 65 (g)

Giải Bài Tập Trang 21 Sgk Toán 5: Ôn Tập Và Bổ Sung Về Giải Toán (Tiếp Theo)

Giải bài tập trang 21 SGK Toán 5: Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp theo) được VnDoc sưu tầm, các lời giải hay, củng cố các kỹ năng giải Toán, bổ sung, hoàn thiện các dạng bài hay. Hi vọng đây là tài liệu giải toán lớp 5 trên mạng hữu ích cho thầy cô và các em học sinh tham khảo trong việc dạy và học tập tốt hơn.

Đáp án và Hướng dẫn giải bài 1, 2, 3 trang 21 SGK Toán 5: Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp theo)

Video Giải Toán lớp 5 trang 21: Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp)

10 người làm xong một công việc phải hết 7 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau).

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Tóm tắt:

7 ngày: 10 người

5 ngày: … người?

Bài giải

Muốn làm xong công việc trong một ngày thì cần:

10 × 7 = 70 (người)

Muốn làm xong công việc trong 5 ngày thì cần:

70 : 5 = 14 (người)

Đáp số: 14 người.

Giải toán lớp 5 SGK trang 21 bài 2

Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 20 ngày, thực tế đã có 150 người ăn. Hỏi số gạo dự trữ đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày? (Mức ăn của mọi người như nhau)

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Tóm tắt

120 người: 20 ngày

150 người: … ngày?

Bài giải

Một người ăn hết số gạo đó trong:

20 × 120 = 2400 (ngày)

150 người sẽ ăn hết số gạo đó trong:

2400 : 150 = 16 (ngày)

Đáp số: 16 ngày

Giải toán lớp 5 SGK trang 21 bài 3

Để hút nước ở một cái hồ, phải dùng 3 máy bơm làm việc liên tục trong 4 giờ. Vì muốn công việc hoàn thành sớm hơn nên người ta đã dùng 6 máy bơm như thế. Hỏi sau mấy giờ sẽ hút hết nước ở hồ?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Tóm tắt:

3 máy bơm: 4 giờ

6 máy bơm: … giờ?

Bài giải

6 máy bơm so với 3 máy bơm thì gấp:

6 : 3 = 2 (lần)

6 máy bơm hút hết nước hồ sau:

4 : 2 = 2 (giờ)

Đáp số: 2 giờ.

Đáp án và Hướng dẫn giải bài 1, 2, 3, 4 trang 21 SGK Toán 5: Luyện tập Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp theo)

Video Giải Toán lớp 5 trang 21: Luyện tập ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp)

Giải toán lớp 5 SGK trang 21 bài 1 – Luyện tập

Một người mua 25 quyển vở, giá 3000 đồng một quyển thì vừa hết số tiền đang có. Cũng với số tiền đó, nếu mua vở với giá 1500 đồng một quyển thì người đó mua được bao nhiêu quyển vở?

Phương pháp giải

– Tìm số tiền của người đó có = 3000 đồng x 25.

– Tìm số quyển vở loại 1500 đồng một quyển = số tiền của người đó : 1500.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1

Số tiền của người đó là:

3000 × 25 = 75 000 (đồng)

Số vở loại 1500 đồng mua được là:

75 000 : 1500 = 50 (quyển)

Đáp số: 50 quyển.

Giải toán lớp 5 SGK trang 21 bài 2 – Luyện tập

Một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và một con). Bình quân thu nhập hàng tháng 800 000 đồng mỗi người. Nếu gia đình đó có thêm một con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người giảm đi bao nhiêu tiền?

Phương pháp giải

– Tìm tổng thu nhập của gia đình đó.

– Tìm thu nhập của mỗi người sau khi gia đình đó có thêm một con.

– Tính bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người giảm đi bao nhiêu ta lấy bình quân thu nhập ban đầu trừ đi bình quân thu nhập sau khi có thêm một con.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Thu nhập mỗi tháng của gia đình đó là:

800 000 × 3 = 2 400 000 (đồng)

Nếu có thêm một con nữa thì bình quân thu nhập của mỗi người sẽ là:

2 400 000 : (3 + 1) = 600 000 (đồng)

Bình quân thu nhập của mỗi người giảm đi:

800 000 – 600 000 = 200 000 (đồng)

Đáp số: 200 00 đồng.

Giải toán lớp 5 SGK trang 21 bài 3 – Luyện tập

Một đội 10 người trong một ngày đào được 35 m nương. Người ta bổ sung thêm 20 người nữa cùng đào thì trong một ngày đào được bao nhiêu mét mương? (Mức đào của mỗi người như nhau).

Phương pháp giải

– Tính số người lúc sau: 10 + 20 = 30 người.

– Giải bài toán 30 người đào trong một ngày được bao nhiêu mét mương theo phương pháp tìm tỉ số.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Trong một ngày 20 người đào được:

(35 × 20) : 10 = 70 (m)

Trong một ngày cả đội đó đào được:

35 + 70 = 105 (m)

Đáp số: 105m mương.

Giải toán lớp 5 SGK trang 21 bài 4 – Luyện tập

Một xe tải chỉ có thể chở được 300 bao gạo, mỗi bao 50 kg. Nếu chất lên xe đó loại bao gạo 75 kg thì xe chở được bao nhiêu bao?

Phương pháp giải

– Tìm tổng số gạo xe đó chở được.

– Tính số bao gạo loại 75kg xe chở được = tổng số gạo xe đó chở được : 75.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Tóm tắt

50 kg: 300 bao

75 kg: .. bao?

Giải

Số ki-lô-gam gạo là:

50 × 300 = 15 000 (kg)

Số bao loại 75 kg là:

15 000 : 75 = 200 (bao)

Đáp số: 200 bao.

Bài tiếp theo: Giải bài tập Toán 5 trang 22 SGK: Luyện tập chung 4

Toán lớp 5 Ôn tập về giải toán

Giải Vở Bài Tập Toán 5 Bài 19: Luyện Tập Ôn Tập Và Bổ Sung Về Giải Toán (Tiếp Theo)

Giải vở bài tập Toán 5 tập 1

Giải vở bài tập Toán 5 bài 19: Luyện tập Ôn tập và bổ sung về giải Toán (tiếp theo) là lời giải Vở bài tập Toán 5 tập 1 trang 25, 26 có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em học sinh luyện tập các dạng Toán tỉ lệ (đại lượng này tăng lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng tăng bấy nhiêu lần), các dạng toán gấp lên số lần, ôn tập kỹ năng giải toán. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải vở bài tập Toán 5 bài 19

Hướng dẫn giải bài tập trang 25, 26 vở bài tập Toán 5 tập 1

Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 1 trang 25 – Bài 1

Biết rằng, 15 công nhân sửa xong một đoạn đường phải hết 6 ngày. Hỏi muốn sửa chữa xong đoạn đường đó trong 3 ngày thì cần bổ sung thêm bao nhiêu công nhân?

Phương pháp giải

Giải bài toán bằng phương pháp tìm tỉ số hoặc rút về đơn vị

Tóm tắt

15 công nhân sửa xong: 6 ngày

…? công nhân sửa xong: 3 ngày

Bài giải

(Phương pháp tìm tỉ số)

6 ngày so với 3 ngày thì giảm số lần là:

6 : 3 = 2 (lần)

Số công nhân sửa xong đoạn đường trong 3 ngày là:

15 x 2 = 30 (công nhân)

Số công nhân cần bổ sung:

30 – 15 = 15 (công nhân)

Đáp số: 15 công nhân

Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 1 trang 25 – Bài 2

Có một số tiền, nếu mua kẹo loại 5000 đồng một gói thì được 15 gói kẹo. Hỏi cũng số tiền đó nếu mua kẹo loại 7500 đồng một gói thì được bao nhiêu gói kẹo?

Phương pháp giải

– Tìm tổng số tiền = 5000 × 15.

– Tìm số gói kẹo loại 7500 đồng một gói = tổng số tiền : 7500

Tóm tắt:

Loại 5000 đồng mua: 15 gói kẹo

Loại 7500 đồng mua: ….? gói kẹo

Bài giải Cách 1

Có tất cả số tiền là:

5000 × 15 = 75 000 (đồng)

Cũng số tiền đó nếu mua kẹo loại 7500 đồng thì được số gói là:

75 000 : 7500 = 10 (gói)

Đáp số: 10 gói.

Cách 2

5000 đồng so với 7500 đồng thì giảm số lần là:

7500 : 5000 =

Nếu mua loại 7500 đồng một gói thì số kẹo mua được là:

15 ×

Đáp số: 10 gói kẹo

Một gia đình bố, mẹ và hai con (4 người), bình quân thu nhập hàng tháng là 8 000 000 đồng một người. Nếu gia đình đó có thêm một con nữa thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm đi bao nhiêu tiền, biết rằng tổng thu nhập của gia đình không thay đổi?

Phương pháp giải

– Tìm tổng thu nhập của gia đình đó.

– Tìm thu nhập của mỗi người sau khi gia đình đó có thêm một con.

– Tính bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người giảm đi bao nhiêu ta lấy bình quân thu nhập ban đầu trừ đi bình quân thu nhập sau khi có thêm một con.

Tóm tắt

4 người: bình quân thu nhập 8 000 000 đồng

(4 + 1) người: bình quân thu nhập….? đồng mỗi người.

Bài giải

Tổng số người trong gia đình:

4 + 1 = 5 (người)

Tổng số thu nhập hàng tháng của gia đình (4 người) là:

8 000 000 x 4 = 32 000 000 (đồng)

Bình quân thu nhập hàng tháng của 1 người khi gia đình có thêm một con là:

32 000 000 : 5 = 6 400 000 (đồng)

Bình quân thu nhập hàng tháng của 1 người bị giảm khi gia đình có thêm một con là:

8 000 000 – 6 400 000 = 1 600 000 (đồng)

Đáp số: 1 600 000 đồng

Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 1 trang 26 – Bài 4

Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng

Một đội 10 người trong một ngày đào được 35m mương. Nếu bổ sung thêm 20 người nữa cùng đào thì trong một ngày đội đó đào được bao nhiêu mét mương? (Mức đào của mỗi người như nhau)

A. 350m

B. 700m

C. 105m

D. 200m

Phương pháp giải

– Tính số người lúc sau: 10 + 20 = 30 người.

– Giải bài toán 30 người đào trong một ngày được bao nhiêu mét mương theo phương pháp tìm tỉ số.

Tóm tắt

10 người: đào được 35m

(10+ 20) người: đào được …? mét

Bài giải

Sau khi bổ sung số người hiện có của đội đó là:

10 + 20 = 30 (người)

30 người so với 10 nguời thì tăng số lần là:

30 : 10 = 3 (lần)

Số mét mương một ngày đào được sau khi bổ sung người là:

35 x 3 = 105 (m)

Đáp số: 105 m

Vậy khoanh vào: C

Tham khảo chi tiết các dạng bài tập Toán lớp 5 khác:

Câu 3.A,3.B,3.C Phần Bài Tập Bổ Sung

2. Bài tập bổ sung 3.a.

Một ca nô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B với vận tốc 20 m/s rồi đi ngược dòng từ B về A với vận tốc 10 m/s. Tính vận tốc trung bình của ca nô trong cả quãng đường đi và về?

Phương pháp:

Vận dụng lí thuyết: vận tốc trung bình là quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính: () ({v_{tb}} = dfrac{s}{t})

Trong đó: v tb là vận tốc trung bình của vật trên cả quãng đường

s là quãng đường vật đi được

t là thời gian vật đi được quãng đường đó

Từ đó muốn tính thời gian đi hết quãng đường ta áp dụng công thức: (t = dfrac{s}{{{v_{tb}}}})

Lưu ý: Cần phân biệt vận tốc trung bình khác với trung bình cộng của vận tốc:

Ví dụ: Vật đi được 2 chặng đường:

Chặng đường 1: quãng đường s 1; vận tốc v 1; thời gian t 1

Chặng đường 2: quãng đường s 1; vận tốc v 2; thời gian t 2

Cách tính trung bình cộng vận tốc: v tbc= (dfrac{{{v_1} + {v_2}}}{2})

Vận tốc trung bình: ({v_{tb}} = dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}})

Lời giải chi tiết:

Gọi quãng đường từ bến A đến bến B là s

Nên ta có quãng đường xuôi dòng và quãng đường ngược dòng đều là s.

Thời gian xuôi dòng của ca nô là: ({t_{x}} = dfrac{{{s_{x}}}}{{{v_{x}}}} = dfrac{s}{{20}}) ( giây)

Thời gian ngược dòng của ca nô là: ({t_{n}} = dfrac{{{s_{n}}}}{{{v_{n}}}} = dfrac{s}{{10}}) ( giây)

Tổng thời gian cả đi và về của ca nô là: t= ({t_{x}} + {t_{n}} = dfrac{s}{{20}} + dfrac{s}{{10}} = dfrac{{3s}}{{20}}) (giây)

Vận tốc trung bình của ca nô trong cả quãng đường đi và về là:

({v_{tb}} = dfrac{{{s_{x}} + {s_{n}}}}{{{t_{x}} + {t_{n}}}} = dfrac{{s + s}}{{dfrac{{3s}}{{20}}}} = dfrac{{2s}}{{dfrac{{3s}}{{20}}}} = dfrac{{40}}{3}(m/s))

3.b*.

Một người đứng ở sân ga nhìn ngang đầu toa thứ nhất của đoàn tàu đang khởi hành , thấy toa thứ nhất đi qua trước mặt trong thời (6s) . Giả sử chuyển động của đoàn tàu là nhanh dần và cứ toa sau đi qua trước mặt người quan sát trong thời gian ít hơn toa liền trước (0,5s) . Chiều dài mỗi toa là (10m). Tìm thời gian để toa thứ (5) đi qua trước mặt người quan sát và vận tốc trung bình của đoàn tàu năm toa khi khởi hành?

Phương pháp:

+ Vận dụng lí thuyết: Vận tốc trung bình là quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

+ Công thức tính: ({v_{tb}} = dfrac{s}{t})

Trong đó: v tb là vận tốc trung bình của vật trên cả quãng đường

s là quãng đường vật đi được

t là thời gian vật đi được quãng đường đó

Quãng đường mà (n) toa tàu đi qua trước mặt người quan sát là (n) lần chiều dài mỗi toa tàu.

Toa thứ 1 đi qua trước mặt người quan sát trong thời gian (t_0(s)) và cứ toa sau đi qua trước mặt người quan sát trong thời gian ít hơn toa liền trước (t (s)), nên theo quy luật dãy số cách đều ta có thời gian mà toa thứ (n) đi qua trước mặt người quan sát được tính bởi công thức: (t_n=t_0 – (n-1).t )

Lời giải chi tiết:

Toa thứ 1 đi qua trước mặt người quan sát trong thời gian 6s và cứ toa sau đi qua trước mặt người quan sát trong thời gian ít hơn toa liền trước (0,5s) nên theo quy luật dãy số cách đều ta có thời gian mà toa thứ (5) đi qua trước mặt người quan sát là:

(t_5= 6- (5-1).0,5= 4 (s))

Thời gian cả (5) toa tàu đi qua trước mặt người quan sát là:

(t=t_1+t_2+ t_3+ t_4+ t_5= 6 + 5,5 + 5 + 4,5 + 4 = 25 (s))

Quãng đường mà (5) toa tàu đi qua trước mặt người quan sát là:

(s= 5. 10 =50 (m))

Vận tốc trung bình của đoàn tàu năm toa khi khởi hành là:

({v_{tb}} = dfrac{s}{t} = dfrac{{50}}{{25}} = 2(m/s))

Đáp số: (4s) và (2m/s)

3.c.

Trong một phút, một người ngồi trên xe lửa đếm được (60) lần xe lăn qua chỗ nối đường ray. Tính vận tốc của đoàn tàu ra (km/h). Biết tàu chuyển động đều và mỗi đoạn đường ray dài (15m).

Phương pháp:

Vận dụng lí thuyết: vận tốc là quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính: (v = dfrac{s}{t})

Trong đó: v là vận tốc của vật

s là quãng đường vật đi được

t là thời gian vật đi được quãng đường đó

Người quan sát ngồi trên xe lửa đếm được n lần xe lăn qua chỗ nối đường ray và mỗi đoạn đường ray dài (l (m)) tức là đoàn tàu đi được quãng đường dài (n.l (m))

Lưu ý đổi về đơn vị (km/h) theo yêu cầu đề toán.

Lời giải chi tiết:

Đổi (1) phút = (dfrac{1}{{60}}) giờ

Người quan sát ngồi trên xe lửa đếm được (60) lần xe lăn qua chỗ nối đường ray và mỗi đoạn đường ray dài (15 m) tức là đoàn tàu đi được quãng đường dài là: (s = 60.15 = 900 (m))

(s = 0,9 km)

Vận tốc của đoàn tàu là:

(v = dfrac{s}{t} = dfrac{{0,9}}{{dfrac{1}{{60}}}} = 54)(km/h)

Đáp số: (54km/h)

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Tập Toán Lớp 5: Ôn Tập Và Bổ Sung Về Giải Toán Phần 1 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!