Xu Hướng 3/2023 # Các Đề Thực Hành Word # Top 3 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Các Đề Thực Hành Word # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Các Đề Thực Hành Word được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu 32 : 1- Hãy soạn thảo văn bản sau trong Microsof Word, ghi vào thư mục có tên của bạn với tên tệp là Nho que (1.5 đ) 2- Định dạng văn bản (0.5 đ), tạo chữ nghệ thuật (0.5 đ), chèn kí hiệu đầu dòng (0.5 đ)

Câu 33 : 1- Hãy soạn thảo văn bản sau trong Microsof Word, ghi vào thư mục có tên BIEN BAN với tên tệp là tên của bạn (1.5 đ) 2- Định dạng văn bản (0.5 đ), chèn cột Đơn vị tính sau cột Tên hàng và nhập dữ liệu cho cột này (0.5 đ),sắp xếp cột Đơn giá theo chiều giảm dần (0.5 đ)

Đại diện bên giao Đại diện bên nhận

Câu34 : 1- Hãy soạn thảo văn bản sau trong Microsof Word, ghi vào thư mục có tên THO với tên tệp là tên của bạn (1.5 đ) 2- Định dạng văn bản (0.5 đ), chèn kí tự đặc biệt (0.5đ), tạo chữ nghệ thuật (0.5 đ) ` ((( L eo tới đèo Ngang bống xế tà Trời lem nhem tối có nhoè hoaLoi toi mưa bụi êm đôi mắt Một mảng trời riêng nhạc ru ca ( (( ( Chập chờn cái ngủ từ đâu đến Xe nhào hẻm rãnh khách kêu la Mồ hôi đầm trán, ông tài … cuống Đèo heo hút gió, đường còn xa

Câu35 : 1- Hãy soạn thảo giấy mời sau trong Microsof Word, ghi vào thư mục có tên của bạn với tên tệp Giay moi (1.5 đ) 2- Định dạng văn bản (0.5 đ), chèn kí tự đặc biệt (0.5 đ), chèn ảnh (0.5 đ- có thể thay bằng ảnh khác)

Câu36 : 1- Hãy soạn thảo văn bản sau trong Microsof Word, ghi vào thư mục có tên là GIA với tên tệp tuỳ ý (1.5 đ) 2- Định dạng văn bản (0.5đ), tạo và nhập nội dung trong khung (0.5 đ), sắp xếp cột Giảm theo chiều giảm dần (0.5 đ)

Đây là số liệu về giá PC của các nhà sản xuất hàng đầu tại Mỹ

Soạn Bài Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép Điệp Và Phép Đối

Soạn bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

I. Luyện tập về phép điệp (Điệp ngữ)

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

a. * Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn có tác dụng :

+ Tạo liên tưởng đồng nhất với người con gái đẹp, chưa chồng.

+ Nhấn mạnh nỗi niềm tiếc nuối, xót xa của chàng trai.

– Hình ảnh hoa tầm xuân, hoa cây này không nhấn mạnh được sự niềm tiếc nuối của chàng trai cũng như vẻ đẹp “nở ra cánh biếc” khi lặp nụ tầm xuân.

– Lặp lại cụm từ chim vào lồng, cá mắc câu :

+ Gợi tình cảnh và nhấn mạnh sự mất tự do, bế tắc của cô gái khi đã có chồng.

+ Nhấn mạnh nỗi niềm đau đớn, xót xa của người trong cuộc.

– Cách lặp giống với nụ tầm xuân ở câu trên, cùng là lối điệp vòng tròn.

b. Ở ngữ liệu 2, lặp từ “gần, thì” không phải là phép điệp tu từ, nó mang mục đích khẳng định nội dung : môi trường sống có thể ảnh hưởng đến nhân cách con người.

c. Định nghĩa về phép điệp : Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.

Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

a. Ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ :

– Có công mài sắt có ngày nên kim. (Tục ngữ)

– Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo. (Tục ngữ)

– Tim anh ta đập nhanh hơn và anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu vang hơn và đọc sách nhiều hơn. (Cái vô hạn trong lòng bàn tay, Ngữ văn 10 tập 2, trang 74)

b. Ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp :

– Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người… ( Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

– Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. ( Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh)

– Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

( Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

c. Đoạn văn tham khảo :

Quê hương trong tôi, không chỉ là đàn cò trắng bay thẳng cánh đồng, không chỉ là cây đa, giếng nước, sân đình. Quê hương trong tôi, bao trùm tất cả, là tuổi thơ, là gia đình, là bạn bè đồng trang lứa, là những trưa trốn mẹ đi chơi, là những đêm trăng tỏ chị Hằng. Quê hương trong tôi, là quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Luyện tập

Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

a. Ở ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ đều đặn và có sự đối ứng giữa hai vế :

b. – Ngữ liệu 3 có phép tiểu đối trong cùng một câu : Khuôn trăng đầy đặn/ Nét ngài nở nang ; Mây thua nước tóc/ tuyết nhường màu da.

– Ngữ liệu 4 đối giữa hai câu thơ : dòng trên và dòng dưới (đối kiểu câu đối).

c. Ví dụ phép đối :

– Trong Hịch tướng sĩ:

+ Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ/ nghìn xác này gói trong da ngựa.

+ Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa/ hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển/ hoặc vui thú ruộng vườn/ hoặc quyến luyến vợ con…

– Trong Bình ngô đại cáo:

+ Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm.

+ Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.

– Truyện Kiều:

Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

– Thơ Đường luật :

+ Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Đau lòng mỏi miệng cái gia gia.

( Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

– Câu đối : Con có cha như nhà có nóc/ con không cha như nòng nọc đứt đuôi. (Câu đối tập cú)

d. Định nghĩa phép đối : Phép đối là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt : nhấn mạnh về ý, gợi liên tưởng, hình ảnh sống động, tạo nhịp điệu, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

a. Phép đối trong tục ngữ tạo sự hài hòa, cân đối và giúp cho việc diễn đạt ý được khái quát và cô đọng, dễ nhớ, dễ thuộc.

– Không thể dễ dàng thay thế các từ vì các từ trong một câu tục ngữ thường thuộc một kiểu đối nào đó. VD: từ “bán” và từ “mua” nằm trong phép đối từ loại và đối ý.

– Thông thường, phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ về vần, từ và câu đi kèm, đặc biệt là những biện pháp ngôn ngữ về từ và câu.

b. Vì : cách nói trong tục ngữ hàm súc, cô đọng, từ ngữ chọn lọc, có vần, có đối.

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

a) Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ :

– Kiểu đối thanh (trắc đối bằng): Ăn cây nào / rào cây ấy, uống nước / nhớ nguồn.

– Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng.

– Kiểu đối từ loại (tính từ đối tính từ, danh từ đối danh từ, động từ đối động từ): Chó treo/ mèo đậy.

– Kiểu đối giữa các câu :

Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

( Truyện Kiều)

b) Ra một vế đối cho các bạn cùng đối.

– Ví dụ : Tết đến, cả nhà vui như Tết.

– Đối lại là : Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Hoạt Động Thực Hành

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Đọc thầm bài văn sau:

Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là một hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng. Gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ.

Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Đâu đó thoảng hương cốm mới.

Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đầu dao cổ nghe vui tai:

Khói về rứa ăn cơm với cá

Khói về ri lấy đá chập đầu

Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.

Mùa thu. Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê.

Theo Nguyễn Trọng Tạo

– Nông giang: sông đào phục vụ sản xuất nông nghiệp.

– Rứa (tiếng Trung Bộ): thế, như thế.

– Rỉ (tiếng Trung Bộ): thế này, như thế này

Câu 2 Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng để trả lời: 1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên ?

a) Mùa thu ở làng quê

b) Cánh đồng quê hương

c) Âm thanh mùa thu

Trả lời:

Ý a (Mùa thu ở làng quê)

2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào ?

a) Chỉ bằng thị giác (nhìn).

b) Chỉ bằng thị giác và thính giác (nghe).

c) Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi).

Gợi ý:

Em suy nghĩ xem để miêu tả được những sự vật của mùa thu, tác giả đã phải quan sát bằng giác quan nào?

Trả lời:

Ý c (Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi))

3. Trong câu “Chúng không còn là hồ nước nữa.. chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”, từ đó chỉ sự vật gì ?

a) Chỉ những cái giếng.

b) Chỉ những hồ nước.

c) Chỉ làng quê.

Gợi ý:

Em tưởng tượng theo câu văn của tác giả.

Trả lời:

Ý b (Chỉ những hồ nước)

4. Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất ?

a) Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất.

b) Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tưởng đó là một bầu trời khác.

c) Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất.

Gợi ý:

Con suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

Ý c (Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất).

5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá ?

a) Đàn chim nhạn, con đê và nhũng cánh đồng lúa.

b) Con đê, những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.

c) Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.

Gợi ý:

– Nhân hoá là gọi hoặc tả sự vật bằng từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

Trả lời:

Ý c (Những cánh đồng lúa và cây cối đất đai).

6. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh ?

a) Một từ. Đó là từ : …

b) Hai từ. Đó là các từ : …

c) Ba từ. Đó là các từ : …

Gợi ý:

“Xanh” là từ ngữ chỉ màu sắc, con hãy tìm những từ ngữ miêu tả cùng cấp độ xanh trong bài.

Trả lời:

Ý b (Hai từ. Đó là: “xanh mướt, xanh lơ”).

7. Trong các cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển ?

a) Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển.

b) Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển.

c) Cả ba từ dù, chân, tay đều mang nghĩa chuyển.

Gợi ý:

– Chiếc dù: Bộ phận có hình vòm để chắn mưa và tay cầm.

– Chân đê: Phần cuối cùng của con đê tiếp giáp với đất.

– Xua xua tay: Hành động dùng tay đưa qua đưa lại theo một biên độ bày tỏ ý muốn từ chối.

Trả lời:

Ý a (Từ “chân” mang nghĩa chuyển).

8. Từ “chúng” trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật nào ?

a) Các hồ nước.

b) Cấc hồ nước, bọn trẻ.

c) Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ.

Gợi ý:

Em tìm trong bài văn những câu văn có chứa từ “chúng” rồi xét xem từ này được dùng để chỉ đối tượng nào.

Trả lời:

Ý c (Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ).

9. Trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép ?

a) Một câu. Đó là câu : …

b) Hai câu. Đó là cấc câu : …

c) Ba câu. Đó là các câu : …

Gợi ý:

Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ – vị trở lên.

Trả lời:

Ý a (Một câu. Đó là câu: “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”).

10. Hai câu “Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai” liên kết với nhau bằng cách nào ?

a) Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ thay cho từ…

b) Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ…

c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.

Gợi ý:

Em suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

Ý b (Bằng cách lặp từ ngữ). Đó là từ không gian.

Câu 3 Em hãy tả người bạn thân của em ở trường Gợi ý:

Đề bài thuộc kiểu bài tả người. Đối tượng miêu tả là một người bạn thân của em ở trường. Bài viết của em cần cho người đọc thấy được những đặc điểm về ngoại hình, tính cách của bạn nhỏ đó đồng thời phải thể hiện được tình cảm yêu mến, sự gắn bó thân thiết của em với bạn. Em hãy tìm ý, lập dàn ý cho đề bài này rồi dựa và dàn ý để viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Dàn bài: A. Mở bài

– Em có rất nhiều người bạn

– Nhưng thân thiết nhất với em là bạn Thủy, cô bạn ở ngay cạnh nhà em

B. Thân bài

1. Tả ngoại hình

– Dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn

– Mái tóc đen mượt dài đến ngang lưng

– Đôi mắt to, long lanh, đen láy

– Hàm răng đều, miệng cười tươi và có lúm đồng tiền

2. Tính nết, tài năng

– Vui vẻ, hài hước, hòa đồng với bạn bè

– Thích giúp đỡ và bênh vực bạn bè

– Khéo léo: Vẽ đẹp, biết khâu vá, đan nát

– Là người thường tổ chức ra những trò chơi vui vẻ để kết nối mọi người với nhau

3. Kỉ niệm tình bạn

– Chơi với nhau từ khi còn học mẫu giáo, mỗi một chuyện lớn bé trong cuộc đời đều cùng nhau trải qua

– Một lần giận nhau

C. Kết bài

Tình cảm đối với người bạn đó

Thủy có dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn. Vóc dáng nhỏ bé nhưng bù lại Thủy rất nhanh nhẹn. Thoắt cái đã làm xong việc đâu ra đấy, thoắt cái đã chạy tới chỗ này, thoắt cái đã bước tới chỗ kia. Thủy có một mái tóc đen mượt, dài tới ngang lưng. Trong khi mà nhiều bạn đã bắt đầu theo đuổi mái tóc ngắn, nhuộm màu thì Thủy vẫn trung thành với nét đẹp truyền thống đó. Mái tóc đen đó càng làm nổi bật làm da trắng của bạn. Đôi mắt của Thủy to, long lanh và đen lay láy. Mỗi lúc nói chuyện đôi mắt ấy sáng lấp láy, linh động khiến ai cũng phải mải miết chú ý mà ngước nhìn. Người ta nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi người, nhìn vào đôi mắt ươn ướt ấy ngay từ đầu em đã cảm nhận được Thủy là cô bạn vô cùng nhạy cảm và sống nội tâm. Khuôn miệng bạn lúc nào cũng mỉm cười vui vẻ, mỗi lần cười tươi lại lộ ra lúm đồng tiền duyên ơi là duyên.

Thủy là một cô bé vô cùng hài hước, ở đâu có bạn ấy thì ở đó sẽ không bao giờ thiếu những tiếng cười. Người ta bảo vui vẻ không phải là một loại tính cách mà nó là một loại năng lực, năng lực khiến cho những người xung quanh mình được vui vẻ. Khi nghe câu này em đã nghĩ đến Thủy, cô bạn sở hữu năng lực vui vẻ cực mạnh. Những câu chuyện của Thủy luôn thu hút mọi người và kéo gần tất cả lại với nhau. Lúc kể chuyện, đôi tay thường khua lên khua xuống, cái đầu lí lắc khiến ai trong chúng em đều cảm thấy vui vẻ. Đừng tưởng Thủy nhỏ con mà coi thường, bạn ấy còn rất thích giúp đỡ và bênh vực bạn bè. Đâu đâu cũng sẵn sàng sẵn tay giúp đỡ bạn bè mình. Còn nhớ hồi lớp 4 có một bạn trong lớp bị bắt nạt, Thủy không ngại đứng ra bênh vực và bảo vệ. Đồng thời Thủy cũng vô cùng khéo léo, mỗi bức tranh mà Thủy vẽ vào giờ Mĩ thuật luôn sống đống, có hồn và mang một vẻ đẹp riêng chẳng lẫn đi đâu được. Mùa đông vừa rồi, Thủy tặng cho em một chiếc khăn bạn ấy tự đan khiến em thật bất ngờ, hóa ra bạn ấy còn biết đan nữa.

Em và Thủy chơi với nhau từ hồi mẫu giáo, chuyện vui buồn gì chúng em cũng cùng nhau trải qua cả. Cả tuổi thơ của em đều tràn ngập hình dáng Thủy in hằn vào từng kỉ niệm. Có một lần sinh nhật, vì Thủy đi xa về không kịp mua quà tặng đúng ngày cho em, vào hôm sinh nhật bạn đã nói “Cậu ước điều gì? Tớ sẽ giúp cậu thực hiện”. Lúc đó em nói bừa rằng “Cậu cõng tớ ra hồ bơi đi” Không ngờ Thủy với vóc dáng nhỏ con khi ấy lại nhất quyết đòi cõng em ra hồ thật. Đó thật sự là món quà mà cả đời này em cũng không thể nào quên được.

Người ta bảo những người bạn ở bên nhau từ thuở còn nhỏ sẽ ở bên nhau mãi mãi em tin rằng tình bạn của em với Thủy cũng sẽ như vậy.Chúng em sẽ cố gắng cùng nhau học tập thật tốt, chia sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống và trở thành những người có ích cho xã hội.

chúng tôi

Soạn Bài Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép Điệp Và Phép Đối (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I I – LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ) 1. Đọc những ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi a. * Ngữ liệu 1

– Về ý: Trong ngữ liệu, “nụ tầm xuân” khiến ta liên tưởng tới người con gái. “Nụ tầm xuân” nở cũng như “em có chồng rồi”. Nếu thay như trên thì cơ sở để liên tưởng sẽ bị mờ nhạt, ý câu thơ sẽ chỉ như tả một loài vậy. Sự lặp lại nguyên vẹn ở câu thứ hai và câu thứ ba có tác dụng vừa nhấn mạnh, vừa làm cho ý thơ, nhịp thơ dường như chững lại, nó góp phần diễn tả sự hụt hẫng, sự thảng thốt trong tâm trạng của chàng trai khi được tin người con gái mình yêu đi lấy chồng.

– Về nhạc điệu: Thực chất ba câu đầu không có vần nhưng đọc lên ta không cảm giác thấy điều đó là vì phép điệp ngữ đã tạo nên một thứ nhạc riêng mà nếu thay như trên thì thứ âm nhạc này sẽ bị phá vỡ.

Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng, như cá mắc câu. Cá mắc câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra

– Sự lặp lại này nhằm nhấn mạnh tình cảnh “cá chậu, chim lồng”, nỗi chua xót, sự lệ thuộc, bê tắc về bi kịch hôn nhân tình yêu của người phụ nữ thời phong kiến. Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh cũng đã rõ ý. Nhưng việc lặp lại đã tô đậm thêm một lần nữa ý so sánh. Qua đó, cô gái muốn khẳng định với chàng trai về tình cảnh không thay đổi của mình.

b. Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ không phải là phép điệp tu từ mà chỉ đơn thuần là nhằm tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu, diễn đạt rõ ý cho câu nói mà thôi.

c. Định nghĩa về phép điệp: Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một, một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu từ) nhằm nhấn mạnh, diễn tả cảm xúc, ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng 2. Bài tập ở nhà

a. Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ:

– Anh ấy uống nhiều, nói nhiều và hát nhiều nữa.

– Văn học giúp ta nhận thức cuộc sống, văn học còn chắp cánh ước mơ.

– Tôi yêu thương con người phương Nam, yêu cái nắng gió phương Nam.

b. Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.

Phép điệp được dùng khá phổ biến trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là trong thơ (các bài ca dao; đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; các đoạn trích Truyện Kiểu của Nguyễn Du…).

Ví dụ 1 – Điệp từ:

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời, trồng đất, trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên bể lặng, mới yên tấm lòng

(Ca dao)

Ví dụ 2 – Điệp ngữ:

Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt

Đàn em ta đây xương sắt da đồng Đảng ta muôn vạn công nông Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin.

(Tố Hữu)

Ví dụ 3 – Điệp cấu trúc:

Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

c. Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.

Quê hương trong tôi, không chỉ là đàn cò trắng bay thẳng cánh đồng, không chỉ là cây đa, giếng nước, sân đình. Quê hương trong tôi, bao trùm tất cả, là tuổi thơ, là gia đình, là bạn bè đồng trang lứa, là những trưa trốn mẹ đi chơi, là những đêm trăng tỏ chị Hằng. Quê hương trong tôi, là quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

PHẦN II II – LUYỆN TẬP VÊ PHÉP ĐỐI 1. Đọc những ngữ liệu II. (SGK trang 125,126) và trả lời câu hỏi:

a. Ngữ liệu (1) và (2) đều có cách sắp xếp từ ngữ cân đối giữa hai vế trong một câu. Mỗi câu đều có hai vế, mỗi vế đều có ba từ. Hai vế cân đối được gắn kết với nhau nhờ phép đối.

Vị trí của các danh từ (chim, người/tổ, tông…) các tính từ (đói, rách, sạch, thơm…), các động từ (có, diệt, trừ…) tạo thế cân đối là nhờ chúng đứng ở những vị trí giống nhau xét về cấu tạo ngữ pháp của mỗi vế (ví dụ hai danh từ “chim” và “người” đều đứng ở vị trí đầu mỗi vế; hai tính từ “sạch” và “thơm” đều đứng ở vị trí cuối mỗi vế;…).

b. Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau:

– Ngữ liệu (3) sử dụng cách tiểu đối trong một câu (Khuôn trăng đầy đặn / nét ngài nở nang, Mây thua nước tóc / tuyết nhường màu da).

– Ngữ liệu (4) sử dụng cách đối giữa hai câu (Rắp mượn điền viên vui tế nguyệt / Trót đem thân thế hẹn tang bồng) – Đối theo kiểu câu đối.

c. Ta có thể tìm thấy trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; Truyện Kiều của Nguyễn Du rất nhiều câu văn sử đụng phép đối. Ví dụ:

– Hịch tướng sĩ:

+ Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ / nghìn xác này gói trong da ngựa;

+ Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa / hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển / hoặc vui thú ruộng vườn / hoặc quyến luyêh vợ con;…

– Bình Ngô đại cáo:

+ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;

+ Gươm mài đá, đá núi phải mòn / Voi uống nước, nước sông phải cạn;…

– Truyện Kiều: Gươm đàn nửa gánh / non sông một chèo; Người lên ngựa / kẻ chia bào…

– Thơ Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

(Qua đèo Ngang)

– Câu đối:

Một người thợ nhuộm chết. Vợ ông ta đến nhờ cụ Tam nguyên Yên Đổ làm cho một đôi câu đối. Nguyễn Khuyến viết như sau:

Thiếp kể từ khi lá thắm se duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ/ Chàng dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.

d. Phát biểu định nghĩa về phép đối: Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

2. Phân tích các ngữ liệu ở mục 2 (SGK trang 126) và trả lời câu hỏi:

a.

– Phép đối trong tục ngữ có tác dụng làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.

– Từ ngữ sử dụng trong tục ngữ hầu như không thể thay được vì mỗi câu tục ngữ đều mang tính cố định giống như các thành ngữ, quán ngữ. Hơn nữa, tục ngữ sử dụng phép đối rất cân chỉnh, không thể có một từ khác thay vào mà tính cân chỉnh của phép đối tốt hơn.

– Phép đối trong tục ngữ thường đi kèm với các biện pháp ngôn ngữ như: thường gieo vần lưng (tật/ thật)-, từ ngữ dùng mang giá trị tu từ (ẩn dụ, so sánh, nhân hoá…); câu ngắn và thường tỉnh lược các bộ phận…

b. Tục ngữ là những câu rất ngắn nhưng vẫn khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền. Sở đĩ có được điều đó là vì cách diễn đạt của tục ngữ được chọn lọc, gọt giũa, có vần, có đối, nghe một lần là nhớ và rất khó quên.

3. Bài tập ở nhà

a. Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.

Ví dụ:

– Kiểu đối thanh: Chim có tổ / Người có tông: (“tổ” – thanh trắc / “tông”, thanh bằng).

– Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng: (mực – xấu / đèn – tốt).

– Kiểu đối từ loại: Đói cho sạch /rách cho thơm: (các từ có cùng từ loại đối với nhau: đối – rách; sạch – thơm).

chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Đề Thực Hành Word trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!