Bạn đang xem bài viết Cách Giải Bài Toán Tính Nhanh Ở Tiểu Học được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách giải bài toán tính nhanh ở Tiểu học
Một số dạng Toán tính nhanh Tiểu học
A. Tính tổng nhiều số: Chú ý những cặp số hạng có tổng tròn chục, tròn trăm, … Dùng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp trong phép cộng để sắp xếp một cách hợp lí.
* Một số trừ đi một tổng: [a – b – c = a – (b + c)]
* Trong biểu thức có phép cộng, phép trừ không theo một thứ tự nhất định: Hướng dẫn học sinh hiểu phép cộng là thêm vào, phép trừ là bớt ra, mà vận dụng một cách phù hợp, để thực hiện các phép tính một cách hợp lí.
(Tính chất giao hoán trong phép cộng đại số)
B. Tính giá trị biểu thức trong đó có phép nhân và phép cộng (phép trừ): Chú ý việc vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (phép trừ).
a x (b + c) = a x b + a x c
a x (b – c) = a x b – a x c
C. Tính tích nhiều thừa số: Chú ý trong đó có một thừa số bằng 0 thì tích bằng 0. Ngoài ra ta còn chú ý những cặp số có tích tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … như:
2×5=10; 50×2=100; 20×5=100; 25×4=100; 125×8=1 000; …
D. Một số dạng bài tính nhanh khác:
– Nếu là phép chia có số bị chia và số chia là những biểu thức phức tạp ta chú ý những trường hợp sau:
*Số bị chia bằng 0 thì thương bằng 0 (Không cần xét số chia).
*Số bị chia và số chia bằng nhau thì thương bằng 1.
*Số chia bằng 1 thì thương bằng số bị chia.
*Dạng phân số có tử số (số bị chia) và mẫu số (số chia) là những biểu thức phức tạp.
Tính nhanh:
a/. 51,8 + 3,9 + 8,2
b/. 8,57 + 5,68 + 1,25
c/. (5,26 + 8,85 ) + (1,15 + 4,74)
d/. (4,91 + 12,57) + (5,09 + 7,43)
e/.* 72,64 – (18,35 + 13,29)
f/.* 45,83 – 8,46 – 7,37
Giải
a/. 51,8 + 3,9 + 8,2 = 51,8 + 8,2 + 3,9 = 60 + 3,9 = 63,9
b/. 8,57 + 5,68 + 1,25 = 8,57 + 1,25 + 5,68 = 10 + 5,68 = 15,68
c/. (5,26 + 8,85 ) + (1,15 + 4,74) = (5,26 + 4,74) + (8,85 + 1,15) = 10 + 10 = 20
d/. (4,91 + 12,57) + (5,09 + 7,43) = (4,91 + 5,09) + (12,57 + 7,43) = 10 + 20 = 30
e/.* 72,64 – (18,35 + 13,29) = 72,64 – 31,64 = 41
f/.* 45,83 – 8,46 – 7,37 = 45,83 – (4,46 + 7,37) = 45,83 -11,83 = 34
Bài 2: Tính nhanh
a/. 1,47 x 3,6 + 1,47 x 6,4
b/. 25,8 x 1,02 – 25,8 x 0,02
Giải
a/. 1,47 x 3,6 + 1,47 x 6,4 = 1,47 x (3,6 + 6,4) = 1,47 x 10 = 14,7
b/. 25,8 x 1,02 – 25,8 x 0,02 = 25,8 x (1,02 – 0,02) = 25,8 x 1 = 25,8
Bài 3: Tính nhanh
a/. 5,67 x 2,5 x 0,4
b/. 0,25 x 0,68 x 40
Giải
a/. 5,67 x 2,5 x 0,4 = 5,67 x (2,5 x 0,4) = 5,67 x 1 = 5,67
b/. 0,25 x 0,68 x 40 = 0,25 x 40 x 0,68 = 10 x 0,68 = 6,8
Bài tập nâng cao
Bài tập:
1-. Tính nhanh.
a). (12 x 2 + 12 x 4 – 12 x 6) : (2 + 4 +…….+12 + 14)
b). (1+3+5+7+9+11+13+15) : (32 x 2)
c). (24 x 6 + 4 x 24) : (49 – 24 x 2)
Giải
a) Ta thấy số bị chia: 12 x 2 + 12 x 4 – 12 x 6 =12 x ( 2 + 4 – 6) = 12 x 0 = 0
Vậy: (12 x 2 + 12 x 4 – 12 x 6) : (2 + 4 +….. + 12 + 14) = 0
Đáp số = 0
b) Số bị chia là một tổng dãy số cách đều nhau 2 đơn vị, có 8 số hạng, số đầu là 1 và số cuối là 15.
Số bị chia là: 1+3+5+7+9+11+13+15 = (1 + 15) x 8 : 2 = 64
số chia: 32 x 2 = 64
Vậy: (1+3+5+7+9+11+13+15) : (32 x 2) 64 : 64 = 1
Đáp số: 1
c). Số bị chia: 24 x 6 + 4 x 24 =
24 x (6 + 4) = 24 x 10 = 240
Số chia: 49 – 24 x 2 =
49 – 48 = 1
Vậy: (24 x 6 + 4 x 24) : (49 – 24 x 2) =
240 : 1 = 240
2-. Tính nhanh (1+2+3+…..+98+99+100) : 5050
Giải
Số bị chia là tổng của dãy số tự nhiên từ 1 đến 100 có 100 số hạng.
(1 + 100) x 100 : 2 = 5050
Vậy số bị chia bằng số chia, nên:
(1+2+3+…+98+99+100) : 5050 =
5050 : 5050 = 1
Đáp số: 1
3-. So sánh A và B biết. A = 1995 x 1995
B = 1994 x 1996
Giải
Ta có thể viết lại như sau:
A = 1995 x 1995 = 1995 x (1994 + 1) = 1994 x 1995 + 1995
B = 1994 x 1996 = 1994 x (1995 + 1) = 1994 x 1995 + 1994
4-. 35 x 11 x 0,1 x 0,25 x 100 x (3 : 0,4 – 7,5)
Hường dẫn: 3:0,4 – 7,5 = 0; tích có 1 thừa số bằng 0.
5-. (128,36 x 0,25 + 128,36 x 0,75) x (11 x 9 – 900 x 0,1 – 9)
Hường dẫn: 11 x 9 – 900 x 0,1 – 9 = 0; tích có 1 thừa số bằng 0.
2- 26 x 1000 – 1000 x 100 + 74 x 1000
3- 249 x 6 + 250 x 4.
4- 1 phút 45 giây x 5 – 1,75 phút – 105 giây x 4
5- 1 giờ 24 phút x 8 + 1,4 giờ x 7 + 84 phút x 5
Cách Tính Nhẩm Nhanh Cho Học Sinh Lớp 2
gia sư lớp 2 chúng tôi xin chia sẻ một số cách tính nhẩm nhanh cho các em học sinh lớp 2 để có thể chính phục được môn toán.
Khác với chương trình toán lớp 1 chỉ bao gồm những phép tính đơn giản, khi lên lớp 2, các em sẽ dễ bị ‘choáng’ bởi những chương trình toán học nặng hơn rất nhiều so với lớp 1, từ đó sẽ cảm thấy nặng nề và chán nản bởi những con số lên đến hàng trăm. Đặc biệt là việc thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi một trăm. Với những phép tính với các con số từ hai chữ số trở lên bắt buộc các em phải mượn ở số này và phải nhớ trả ở số khác. Vì vậy các em rất dễ quên và dễ nhầm lẫn và thực sự khó khăn khi làm bài tập toán lớp 2. Chính vì lý do đó, mà sau đây thông qua bài viết nàychúng tôi xin chia sẻ một số cách tính nhẩm nhanh cho các em học sinh lớp 2 để có thể chính phục được môn toán.
Bài tập tính nhẩm lớp 2
Bài tập tính nhẩm lớp 2
Tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi
Việc học vốn dĩ đã rất căng thẳng đặc biệt là khi tính nhẩm thì cần sự tập trung cao độ. Vì vậy các em nên tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi, không nên tạo áp lực ép buộc bản thân bằng mọi cách. Khi tâm lý thoải mái, bản thân các em sẽ bộc lộ hết năng lực tính nhẩm của bản thân mình mà ngay cả các em cũng không ngờ đến, từ đó càng yêu thích và say mê tìm nhiều cách tính nhẩm khác nhau.
Phát triển cảm giác mạnh mẽ về những con số
Các em học sinh hãy phát triển cảm giác mạnh mẽ về những con số tưởng chừng vô tri vô giác này, từ đó các em sẽ hiểu được hế ý nghĩa của những con số trước khi làm bài tập toán. Điều này sẽ giúp các em phát sinh sự hiểu biết thực tế và sau đó là ví dụ trừu tượng.
Làm cho bản thân các con số dễ dàng hơn
Khi đối mặt với một số bài toán số quá lớn, hơi khó tính nhẩm, các em hãy cố gắng tìm mọi cách để đơn giản hóa vấn đề bằng cách tạm thời chuyển các giá trị xung quanh hoặc đưa nó về những dạng đơn giản mà bản thân đã từng gặp.
Các dạng toán tính nhanh lớp 2
Các dạng toán tính nhanh lớp 2
Ghi nhớ các số liệu được xây dựng sẵn
Ghi nhớ là việc rất quan trọng khi làm toán nhẩm nhanh. Điều này giúp các em lập tức trả lời được các vấn đề đơn giản nhưng lúc mới xem tưởng chừng rất khó khăn. Vì vậy học thuộc bảng số liệu đã được xây dựng sẵn là điều các em nên làm nếu muốn tính nhẩm nhanh.
Học theo từng dạng bài
Cách tính nhẩm cộng trừ nhanh
Cách tính nhẩm cộng trừ nhanh
Áp dụng cách tính nhẩm thích hợp
Bàn tính UCMAS: Các em sẽ học các quy tắc tính nhẩm qua bàn tính bằng việc sử dụng các ngón tay để di chuyển các hạt bàn tính, từ đó tìm đáp án chính xác cho bài toán. Sau khi đã quen với bàn tính và nhuần nhuyễn các phép tính toán cơ bản, các em nên nâng cao hơn, thử thách bản thân và chuyển sang bàn tính tưởng tượng bằng não bộ
Cộng trừ từ phải sang trái: Thông thường khi thực hiện tính toán trên giấy, các em thường thực hiện các phép tính cộng, trừ theo thức tự từ trái qua phải. Nhưng khi tính nhẩm, sẽ dễ dàng hơn nếu các em thực hiện ngược lại tức là từ phải sang trái. Bắt đầu với các giá trị lớn nhất làm cho nó thêm trực quan và dễ dàng hơn.
Cách tính nhẩm với đôi bàn tay: Là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Giai đoạn đầu tiên là các em nhận biết và nhớ được các vị trí con số trên bàn tay. Quy ước hàng đơn vị nằm tay phải, hàng chục nằm ở bàn tay trái. Sau đó mở rộng phạm vi đến 100.
Tùy vào khả năng cũng như tính cách và phong cách học của bản thân mình mà các em lựa chọn những cách tính nhẩm nhanh sao cho phù hợp nhất. Vì vậy, thông qua bài viết này chúng tôi hi vọng các em học sinh tham khảo những chia sẻ về cách tính nhẩm nhanh cho học sinh lớp 2 để có thể tìm thấy phương pháp thích hợp giành cho bản thân mình và đạt được thành tích như mong muốn. Chúc các em học sinh thành công.
Kim Phụng
Cách tính nhẩm nhanh cho học sinh lớp 2
Bàn Về Dạy Và Giải Bài Toán “Vừa Gà, Vừa Chó” Ở Tiểu Học
Có lẽ không ai lại không biết và không nhớ bài toán đã gặp thời tuổi thơ. Hôm nay lần mò vào Diễn đàn Toán học tìm được cuộc trao đổi từ tháng 7 /2005 của các bạn yêu toán. Xin chia sẻ với các bạn.
Dạy bài toán như thế nào?
Trong một lần nói chuyện, nhân nhắc đến nhận định của W.W.Sawyer: ” Không có gì hủy hoại những khả năng toán học bằng thói quen tiếp nhận những phương pháp giải có sẵn mà không hề tự hỏi vì sao cần giải đúng như thế và làm thế nào để có thể tự nghĩ ra điều đó!”, mấy người bạn là giáo viên tiểu học có hỏi:
– Tư tưởng này nên vận dụng như thế nào vào bài toán cụ thể sau: Đây là bài toán cổ quen thuộc, có trong SGK Toán 6 cũ (trước 2002). Với học sinh lớp 8, 9 bài toán giải được dễ dàng bằng cách đưa về một (hệ) phương trinh bậc nhất, nhưng với học sinh lớp 5,6 đây là bài toán khó, điển hình cho dạng toán Dạng toán sở dĩ có tên gọi như thế vì khi giải dạng toán này, bài giải thường bắt đầu bằng câu:
Các cách giải truyền thống
giả thiết tạm, thường chỉ dành cho học sinh khá giỏi. Giả sử rằng …. Cụ thể với bài toán trên, bài giải thường được trình bày như sau:
Một cuộc thử nghiệm trên lớp
Chúng tôi đã đến một lớp có khoảng 30 em vừa học xong lớp 4, cho một bài kiểm tra gồm bài toán trên thêm vài bài toán khác để các em làm trong một tiết. Trên cơ sở bài kiểm tra ấy, chúng tôi loại ra các em nắm chưa được vững các bài toán đơn (bài toán chỉ giải bằng một phép tính), cùng các em có dấu hiệu đã biết dạng toán này (dẫu làm được bài hay không – để khỏi bị nhiễu), còn lại khoảng gần 15 em lập thành một lớp để dạy thử.
Mở đầu chúng tôi mời một em A lên trình bày lại bài giải của em lên bảng:
Trừ vài em bỏ trắng bài làm này, các em còn lại đều giải đại khái như em A.
GV: Bạn A giải đúng chưa các em? A: (HS: ??? GV: Muốn biết bạn A giải đúng hay sai ta làm thế nào? HS: Ta phải thử lại. A: Em thử lại: 17 chó + 19 gà có 17 x 4 + 19 x 2 = 106 chân. Em giải sai ạ GV: Sao em biết sai? A: Vì số chân em tính được nhiều hơn số chân đề bài cho. GV: Bị thừa ra bao nhiêu chân? A: Bị thừa ra 106 – 100 = 6 chân GV: Vì sao bị thừa ra 6 chân? A: ??? GV: Em có 36 con (17 chó + 19 gà). Đề bài cũng có 36 con. Thế tại sao số chân gà và chó của em nhiều hơn?
GV: Đúng rồi. Dôi ra bao nhiêu con? A: ??? GV: Nếu số chó của em nhiều hơn số chó của đề bài một con thì số chân bị dôi ra ra là bao nhiêu? A: 4 chân ? GV: Không đúng. Em chú ý nếu em nhiều hơn 1 con chó thì đồng thời em lại bị ít hơn 1 con gà. suy nghĩ). Số chó của em nhiều hơn, nên số chân mới bị dôi ra. A: Vì thế nếu số chó của em nhiều hơn một con thì chỉ dôi ra: 4 – 2 = 2 chân. GV: Ở đây em bị dôi ra đến 6 chân … A: … nên số chó của em nhiều hơn số cho của đề bài là: 6: 2 = 3 con. Vậy số chó phải tìm là: 17 – 3 = 14 con, số gà là 36 – 14 = 22 con. GV: Em giải đúng chưa? A: Em thử lại: 14 x 4 + 22 x 2 = 100. Đúng ạ. GV: Em trình bày lại bài giải để các bạn dễ theo dõi. Em có thể bắt đầu như thế này:
A viết lại bài giải: Giả sử em có 36 con gồm 17 chó và 19 gà …
Giả sử em có 36 con gồm 17 chó và 19 gà. Tổng số chân bầy chó gà của em là: 17 x 4 + 19 x 2 = 106 (chân) Số chân bị dôi ra là 106 – 100 = 6 (chân) Sở dĩ bị dôi ra vì số chó của em nhiều hơn số chó phải tìm. Cứ nhiều hơn 1 chó thì số chân bị dôi ra là: 4 – 2 = 2 (chân) Số chó của em nhiều hơn số chó phải tìm là: 6 : 2 = 3 (con) Số chó phải tìm là: 17 – 3 = 14 (con) Số gà là 36 – 14 = 22 (con) Đáp số: 14 chó, 22 gà
GV: Vâng, cảm ơn em. Bạn A từ một bài giải sai ban đầu, đã phân tích cái sai của mình, tìm cách sửa chữa và đã đi đến một đáp số đúng. Còn em nào đã giải sai và muốn thử phân tích để sửa lại không? Vâng, mời em B. B : Giả sử em có 36 con gồm 25 chó và 11 gà. … (Sau khi em B tìm được đáp số đúng xong)
GV: Bạn A giả sử có 17 chó + 19 gà; bạn B giả sử có 25 chó + 11 gà. Cả hai đã lập luận để tìm ra được đáp số bài toán. Có em nào muốn giả sử với những số khác không?
Dễ tưởng tượng ra cảnh các em nhao nhao đưa ra những cặp số để thử. Và không khó khăn gì để gợi ý cho các em cặp số đẹp :36;0 (36 chó + 0 gà hoặc 36 gà + 0 chó) – cặp số giúp giảm đi được 1 phép tính nhân. Từ đó đưa ra bài giải mẫu theo truyền thống như đã trình bày ở trên.
Lời giải bất ngờ chia sẻ từ một thành viên
Một thành viên chia sẻ: Em thì không có ý kiến gì, chỉ nhân tiện nêu thêm 1 cách giải của 1 học sinh nước ngoài mà em đọc trên 1 tờ báo:
BigSchool: Câu chuyện từ năm 2005 mà vẫn thú vị…Ở bài viết trên ta cũng thấy những tình huống học sinh làm sai và người thầy đã từ cái sai để dẫn học sinh đến một lời giải đúng mà không lẳng lặng đưa ra lời giải của mình. Lời giải cuối cùng chắc gây bất ngờ cho các bạn. Bởi vậy: “Nếu chúng ra áp đặt những cách giải mẫu thì học sinh chúng ta sẽ không thể sáng tạo!”.
Cách Giải Phóng Bộ Nhớ Ram Giúp Máy Tính Chạy Nhanh
Máy tính của bạn sử dụng có tốc độ nhanh hay chậm, mở các phần mềm hoặc game dù nặng nhưng không bị đơ phụ thuộc vào bộ vi xử lý CPU và bộ nhớ trong RAM. Nếu như máy tính có bộ nhớ RAM lớn và nhanh thì sẽ giúp tăng tốc độ xử lý của máy tính và ngược lại, bộ nhớ RAM đầy sẽ khiến máy chậm, đơ. Do đó, việc giải phóng RAM là cần thiết, nó sẽ giúp người dùng có thể khắc phục được tình trạng chậm máy, tăng tốc độ máy tính, có thể chạy nhiều chương trình cùng một lúc.
1. Kiểm soát những chương trình khi khởi động
Gỡ bỏ chương trình chạy cùng Windows
Lưu ý, cách làm tương tự với các phiên bản hệ điều hành Windows.
Bước 1:
Bước 2:
Với Windows 10 nhập lệnh MSCONFIG để tìm kiếm, còn từ Windows 7 trở xuống bạn có thể tìm kiếm chúng tôi trong hộp thoại Run hoặc Search.
Nhấp vào thẻ Startup để xem phần mềm nào được cấu hình khởi động cùng Windows. Windows 7 trở xuống, các phần mềm sẽ xuất hiện ngay trong bảng Startup. Còn Windows 10, bạn nhấn vào phần Open Task Manager để kiểm tra.
Bước 3:
Tại đây, bạn có thể kiểm soát những phần mềm nào không cần thiết, hoặc thiết lập để không chạy cùng Windows khi khởi động bằng cách nhấn vào từng chương trình chọn Disabled.
2. Vô hiệu hóa dịch vụ không mong muốn để giải phóng RAM
Một số dịch vụ Windows không cần thiết cũng là nguyên nhân khiến máy tính của bạn chạy chậm, chẳng hạn như Windows Defender. Nó chiến khoảng 20MB thậm chí nhiều hơn nếu như bạn chạy nền. Nếu đã có công cụ diệt virus cho máy tính nên tắt Defender để tăng tốc máy tính. Đây là cách vô hiệu hóa Windows Defender cho các phiên bản Windows.
Nếu quyết định vô hiệu hóa các dịch vụ khác, chúng ta cũng có thể thiết lập ngay trên máy tính.
Bước 1:
Trong Start nhập chúng tôi để khởi chạy. Bạn sẽ thấy bảng danh sách các dịch vụ đang chạy trong Windows.
Bước 2:
Để tắt hoàn toàn dịch vụ, kích chuột phải vào một ứng dụng và chọn Properties.
Bước 3:
Xuất hiện bảng sau, tại phần Startup type, nhấn vào mũi tên và chọn Disabled rồi nhấn OK để hoàn thành.
Cách này sẽ vô hiệu hóa chương trình ngay cả khi bạn có khởi động lại máy tính.
Nếu muốn vô hiệu hóa tạm thời, khi khởi động lại máy tính dịch vụ sẽ tự động khởi chạy, kích chuột trái vào dịch vụ và nhấn vào hình vuông trên màn hình để dừng chạy.
3. Giảm thiểu các ứng dụng
Nếu bạn đang chạy một ứng dụng, chắc hẳn nó sẽ tiêu thụ RAM, nhưng có một cách để giảm bớt điều đó: giảm thiểu nó. Nếu ứng dụng không thực hiện bất kỳ việc gì (ví dụ một trình duyệt với một vài tab mở), khi nó được giảm thiểu, Windows sẽ nhận lại phần bộ nhớ dành cho nó để cung cấp cho ứng dụng khác. Vì vậy, tốt nhất nên giảm thiểu các chương trình không hoạt động hơn là để mặc những cửa sổ của nó trên màn hình desktop của bạn. Nhờ đó giải phóng bộ nhớ RAM cho những công việc cần thiết hơn.
4. Khởi động lại PC của bạn
Đây là một mẹo rất quen thuộc, đơn giản nhưng lại đặc biệt hữu dụng bởi một số lý do sau:
Khi bạn khởi động lại máy tính, bộ nhớ RAM trên thiết bị cũng sẽ tự động được làm sạch, cũng như tất cả các chương trình đang chạy cũng sẽ được thiết lập lại, qua đó, giúp dọn sạch các quy trình đang chạy trong nền có thể là thủ phạm tiêu tốn RAM của hệ thống. Tốt nhất là bạn nên khởi động lại máy tính của mình thường xuyên để giữ cho hệ thống khỏi bị sa lầy vào các ứng dụng vô ích thường xuyên chạy trong nền.
5. Quét các phần mềm độc hại
Việc kiểm soát các phần mềm độc hại trên hệ thống cũng là một cách giải phóng RAM hiệu quả. Các phần mềm độc hại ăn cắp tài nguyên rõ ràng sẽ hút cạn lượng RAM có sẵn của bạn. Do đó, việc sử dụng các chương trình diệt virus theo một kế hoạch khoa học, cụ thể cũng là một điều mà bạn nên làm.
6. Cài đặt thêm RAM
Nếu bạn thực sự cảm thấy thiếu RAM hoặc muốn chạy nhiều chương trình hơn trong cùng một lúc, thì không có cách nào hiệu quả hơn việc bổ sung thêm RAM cho hệ thống của mình. Mặc dù sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí đầu tư nhưng việc thêm RAM sẽ giúp hiệu suất tổng thể của hệ thống được cải thiện rõ rệt và bền vững hơn rất nhiều.
Nếu bạn đang dùng máy tính để bàn thì việc nâng cấp RAM sẽ không có gì là khó khăn cả. Nhưng đối với laptop thì lại khác, do không gian hạn chế trên một chiếc máy tính xách tay, việc thay RAM, thêm RAM là không đơn giản hoặc thậm chí là không thể đối với một số trường hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo mua đúng loại RAM có thể tương thích được với hệ thống của mình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Giải Bài Toán Tính Nhanh Ở Tiểu Học trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!