Bạn đang xem bài viết Cách Giải Các Bài Toán Về Ứng Dụng Tỉ Lệ Bản Đồ Lớp 5 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Kiến thức cần nhớ:
Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa
Muốn tìm độ dài thật, ta lấy độ dài thu nhỏ trên bản đồ nhân với mẫu số tỉ lệ bản đồ.
Độ dài thực tế = Độ dài thu nhỏ (trên bản đồ) x mẫu số tỉ lệ (trên bản đồ)
Muốn tính độ dài trên bản đồ, ta lấy độ dài thật (sau khi đã đổi về cùng đơn vị đo với chiều dài thu nhỏ cần tìm) chia cho mẫu số của tỉ lệ bản đồ.
Độ dài trên bản đồ = Độ dài thực tế : mẫu số tỉ lệ bản đồ
Muốn tính tỉ lệ bản đồ, ta lấy độ dài thu nhỏ trên bản đồ chia cho độ dài thực tế (sau khi đã đổi về cùng đơn vị đo)
Tỉ lệ bản đồ = Số đo trên bản đồ : Số đo thực tế
– Nếu độ dài trong thực tế chưa cùng đơn vị đo với độ dài thu nhỏ thì phải đổi về cùng đơn vị với độ dài thu nhỏ trước khi thực hiện tính.
– Khi tính diện tích ngoài thực tế hoặc trên bản đồ thì phải đổi các cạnh về cùng đơn vị thực tế hoặc trên bản đồ rồi mới tính diện tích. (Tránh trường hợp tính nhầm khi đổi đơn vị diện tích)
Ví dụ: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200 chiều dài sân bóng hình chữ nhật là 6cm, chiều rộng sân bóng hình chữ nhật là 4cm. Tính diện tích sân bóng ngoài thực tế.
Chiều dài sân bóng thực tế là: 6 x 200 = 1200 (cm) = 12m
Chiều rộng sân bóng thực tế là: 4 x 200 = 800 (cm) = 8m
Diện tích sân bóng trên bản đồ là: 6 x 4 = 24 (cm)
2. Bài tập minh họa
BTMH 1: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1200000 khoảng cách từ thành phố A đến thành phố B là 6cm. Tính khoảng cách hai thành phố đó ngoài thực tế.
Khoảng cách giữa hai thành phố A và B ngoài thực tế là:
6 x 1 200 000 = 7 200 000 (cm) = 72km
BTMH 2: Khoảng cách giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hà Nội là 40km. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 100000 thì khoảng cách giữa hai tỉnh đó dài bao nhiêu xăng ti mét.
Khoảng cách giữa hai tỉnh trên bản đồ tỉ lệ 1 : 100000 là:
4 000 000 : 100 000 = 40 (cm)
BTMH 3: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 chiều dài cạnh cái ao hình vuông là 6cm. Tính diện tích cái ao đó ngoài thực tế.
Chiều dài cạnh cái ao hình vuông ngoài thực tế là:
6 x 400 = 2400 (cm) = 24 (m)
Diện tích cái ao thực tế là: 24 x 24 = 576 (m 2)
BTMH 4: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài là 500m chiều rộng bằng 3/5 c hiều dài Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1200000, diện tích khu vườn là bao nhiêu xăng ti mét?
Chiều rộng khu đất là: 500 x 3 : 5 = 300 (m) = 30000cm
Chiều dài khu đất trên bản đồ là: 50000 : 1200000 = 1/24 (cm)
Chiều rộng khu đất trên bản đồ là: 30000 : 1200000 = 1/40(cm)
Bắt đầu từ ngày 10/ 05/ 2017 khai giảng khóa học Video Toán Tiếng Việt lớp 5 năm học 2017 – 2018 và cung cấp các tài liệu ôn thi Violympic Toán 5 cấp Trường, Quận/ Huyện, Tỉnh/ TP, Quốc Gia. Mọi thông tin về chương trình học và đặt mua tài liệu quý phụ huynh vui lòng liên hệ trực tiếp theo số máy: 0948.228.325.
3. Bài tập tự luyện
Bài 1: Một khu công nghiệp hình chữ nhật có chu vi là 56 km. Biết chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích khu công nghiệp đó trên bản đồ tỉ lệ 1 : 70000
Bài 2: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 600 một hình vuông có chu vi là 288 cm. Tính diện tích hình vuông đó ngoài thực tế.
Bài 3: Trên bản đồ tỉ lệ 1: 2 000 000, quãng đường từ Nha Trang đến Thành phố HCM đo được 22 cm. Hỏi quãng đường đó trên thực tế dài bao nhiêu ki- lô- mét?
Bài 4: Mảnh đất nhà em hình chữ nhật có chiều dài 20m, chiều rộng 15m. Hỏi trên bản đồ tỉ lệ 1 : 100, độ dài mỗi cạnh của mảnh đất hình chữ nhật đó là mấy xăng – ti – mét?
Bài 5: Bản đồ khu đất trường TH A vẽ theo tỉ lệ 1 : 500. Trên bản đồ chiều dài khu đất là 60 cm, chiều rộng 40 cm. Hỏi chiều dài và chiều rộng của trường TH A trên thực tế là bao nhiêu mét?
Bài 6: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 48m, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài. Người ta vẽ hình chữ nhật biểu thị mảnh đất đó trên bản đồ tỉ lệ 1 : 300. Hãy tính chu vi và diện tích hình chữ nhật thu nhỏ trên bản đồ.
Bài 15: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500, một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài đo được 2cm, chiều rộng đo được 14mm. Tính diện tích và chu vi thật của nền nhà đó.
Chúc các em học tốt!
Các Dạng Toán Về Đại Lượng Tỉ Lệ Thuận, Tỉ Lệ Nghịch Và Bài Tập
Để các em hiểu rõ về đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch trong bài viết này chúng ta cùng hệ thống lại các dạng toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch và phương pháp giải các dạng bài tập này một cách chi tiết, cụ thể.
A. Lý thuyết cần nhớ về Đại lượng tỉ lệ thuận và Đại lượng tỉ lệ nghịch
I. Lý thuyết về Đại lượng tỉ lệ thuận
1. Đại lượng tỉ lệ thuận là gì?
– Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức: y = kx ( với k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
– Khi đại lượng y tỉ lệ với đại lượng x thì x cũng tỉ lệ thuận với y và ta nói 2 đại lượng này tỉ lệ thuận với nhau.
2. Tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận
* Nếu hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau, tức là với mỗi giá trị x 1, x 2, x 3,… khác 0 của x ta có 1 giá trị tương ứng y 1=kx 1, y 2=kx 2, y 3=kx 3,… của y thì:
– Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi:
– Tỉ số hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
II. Lý thuyết về Đại lượng tỉ lệ nghịch
1. Đại lượng tỉ lệ nghịch là gì?
* Chú ý: Khi đại lượng y tỉ lệ thuận nghịch với đại lượng x thì x cũng tỉ lệ nghịch với y và ta nói 2 đại lượng này tỉ lệ nghịch với nhau.
2. Tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch
– Tích của 2 giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ):
– Tỉ số hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
B. Các dạng toán về Đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch
– Bảng 1:
– Bảng 2:
◊ Bảng 1: Ta lập tỉ lệ x/y, ta có:
⇒ x và y tỉ lệ thuận với nhau (ở ví dụ này ta lập tỉ lệ x/y, các em cũng có thể lập tỉ lệ y/x)
◊ Bảng 2: Ta lập tỉ lệ x/y, ta có:
⇒ x và y KHÔNG tỉ lệ thuận với nhau
* Ví dụ 2: Cho x và y có giá trị như bảng dưới, hỏi x và y có tỉ lệ nghịch với nhau không?
– Bảng 1:
– Bảng 2:
◊ Bảng 1: Ta tính các tính x.y tương tứng, ta có:
⇒ x và y KHÔNG tỉ lệ nghịch với nhau.
◊ Bảng 2: Ta tính các tính x.y tương tứng, ta có:
⇒ x và y tỉ lệ nghịch với nhau.
* Ví dụ 3 (Bài 5 trang 55 SGK Toán 7 Tập 1): Hai đại lượng x và y có tỉ lệ thuận với nhau hay không nếu:
a) Bảng 1:
b) Bảng 2
⇒ y=9x ⇒ y tỉ lệ thuận với x.
⇒ y không tỉ lệ thuận với x (hay x và y không tỉ lệ thuận với nhau).
a) Tìm hệ số tỉ lệ thuận của y với x
b) Biểu diễn y theo x
c) Tính x khi y = 24 và tính y khi x = 6
b) Vì k = 2 nên y = 2x
c) Với y = 24 ⇒ 2x = 24 ⇒ x = 12
Với x = 6 ⇒ y = 2x = 2.6 = 12.
-Tính k và biểu diễn x theo y(hoặc y theo x) -Thay các giá trị tương ứng để hoàn thành bảng
– Vì x và y tỉ lệ thuận nên y = k.x
⇒ Vậy y tỉ lệ thuận với x theo tỉ số -2, hay y = -2.x, từ đó ta có:
Với x = -3 thì y = (-2).(-3) = 6.
Với x = -1 thì y = (-2).(-1) =2
Với x = 1 thì y = (-2).1 = -2
Với x= 5 thì y = (-2).5 = -10
⇒ Ta có bảng sau :
* Ví dụ 2 (Bài 13 trang 58 SGK Toán 7 Tập 1): Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
– Theo bảng số liệu trên, khi x = 4 thì y = 1,5 ⇒ a = x.y = 4.1,5 = 6.
– Vậy ta có: x.y = 6.
Với x = 0,5 thì y = 6:0,5 = 12.
Với x = -1,2 thì y = 6:(-1,2) = -5
Với y = 3 thì x = 6:3 =2
Với y = -2 thì x = 6:(-2) = -3.
Với x = 6 thì y = 6:6 = 1.
⇒ Vậy ta có bảng sau :
– Dựa vào đề bài biểu diễn x theo y, y theo z rồi thay y vào biểu thức trên để tìm mối quan hệ giữa x và z, sau đó rút ra kết luận.
* Ví dụ 1: Cho x tỉ lệ thuận với y theo tỉ số k=3, y tỉ lệ thuận với z theo tỉ số k=2. Hỏi x tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch với z và tỉ số bằng bao nhiêu?
– Theo bài ra, x tỉ lệ thuận với y theo tỉ số k=3 ⇒ x = 3y (*)
y tỉ lệ thuận với z theo tỉ số k=2 ⇒ y = 2z (**)
– Thế y ở phương trình (**) vào phương trình (*) ⇒ x = 3y = 3(2z) = 6z.
⇒ Vậy x tỉ lệ thuận với z với tỉ số k = 6.
♦ Lưu ý: như vậy, x TLT với y, y TLT với z ⇒ x TLT với z (Thuận + Thuận → Thuận)
* Ví dụ 2: cho x tỉ lệ nghịch với y theo k=3, y tỉ lệ nghịch với z theo k=6. Hỏi x và z tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch và k bằng bao nhiêu.
♦ Lưu ý: như vậy, x TLN với y, y TLN với z ⇒ x TLT với z (Nghịch + Nghịch → Thuận)
* Ví dụ 3. Cho x tỉ lệ thuận với y theo k=5, y tỉ lệ nghịch với z theo k=2. Hỏi x và z tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch và hệ số tỉ lệ k là bao nhiêu.
– Theo bài ra, x tỉ lệ thuận với y theo k=5 ⇒ x = 5y (*)
⇒ Vậy x tỉ lệ nghịch với z với tỉ số k=10.
– Với những bài toán có hai đại lượng ta có thể lập tỉ số luôn.
– Đối với bài toán chia số phần, ta gọi các giá trị cần tìm là x, y, z rồi đưa về dãy tỉ số bằng nhau để giải, chú ý:
+ Nếu các ẩn số x, y, z tỉ lệ nghịch với a, b, c thì: a.x=b.y=c.z;
* Ví dụ 1 (Bài 6 trang 55 SGK Toán 7 Tập 1): Thay cho việc đo chiều dài các cuộn dây thép người ta thường cân chúng. Cho biết mỗi mét dây nặng 25 gam.
a) Giả sử x mét dây nặng y gam. Hãy biểu diễn y theo x
b) Cuộn dây dài bao nhiêu mét biết rằng nó nặng 4,5kg?
a) Vì khối lượng của cuộn dây thép tỉ lệ thuận với chiều dài nên y = k.x
– Theo bài ra, ta có y = 25(g) thì x = 1(m).
⇒ Thay vào công thức ta được 25=k.1 ⇒ k=25
– Vậy y = 25x;
b) Vì y = 25x nên khi y = 4,5kg = 4500g
⇒ x = 4500:25 = 180(m)
– Vậy cuộn dây dài 180m.
C. Bài tập luyện tập về đại lượng tỉ lệ thuận tỉ lệ nghịch
* Bài 7 (trang 56 SGK Toán 7 Tập 1): Hạnh và Vân định làm mứt dẻo từ 2,5kg dâu. Theo công thức cứ 2kg dâu thì cần 3kg đường. Hạnh bảo cần 3,75kg đường còn Vân bảo cần 3,25kg. Theo em ai đúng và vì sao?
– Vì khối lượng dâu y(kg) tỉ lệ thuận với khối lượng đường x(kg) nên ta có y = kx
– Vậy để là 2,5kg dâu tức y = 2,5(kg) thì số kg đường x cần là:
⇒ Vậy khi làm 2,5kg dâu thì cần 3,75kg đường, tức là Hạnh nói đúng.
* Bài 8 (trang 56 SGK Toán 7 Tập 1): Học sinh của ba lớp 7 cần phải trồng và chăm sóc 24 cây xanh. Lớp 7A có 32 học sinh lớp 7B có 28 học sinh lớp 7C có 36 học sinh. Hỏi mỗi lớp phải trồng và chăm sóc bao nhiêu cây xanh biết rằng số cây xanh tỉ lệ với số học sinh?
– Gọi x, y, z lần lượt là số cây trồng của các lớp 7A, 7B, 7C.
– Theo bài ra, số cây xanh tỉ lệ với số học sinh, tức là: x : y : z = 32:28:36,
– Theo bài ra, tổng số cây xanh phải chăm sóc là 24 cây nghĩa là x + y + z = 24.
– Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
– Kết luận: Số cây trồng của các lớp 7A, 7B, 7C theo thứ tự 8, 7, 9 (cây)
* Bài 9 (trang 56 SGK Toán 7 Tập 1): Đồng bạch là một loại hợp kim của niken, kẽm và đồng vói khối lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với 3; 4 và 13. Hỏi cần bao nhiêu kilogam niken, kẽm và đồng để sản xuất 150kg đồng bạch?
– Gọi x, y, z (kg) lần lượt là khối lượng của niken, kẽm, đồng.
– Khối lượng các chất lần lượt tỉ lệ với 3, 4 và 13 nghĩa là x:y:z = 3:4:13,
– Theo bài ra, khối lượng đồng bạch cần 150kg nghĩa là x+y+z = 150.
– Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
⇒ x = 7,5 .3 = 22,5(kg); y = 7,5 .4 = 30 (kg); z =7,5.13 = 97,5 (kg)
– Kết luận: Vậy khối lượng của niken là 22,5kg, kẽm là 30kg; và đồng là 97,5kg.
* Bài 10 (trang 56 SGK Toán 7 Tập 1): Biết các cạnh của một tam giác tỉ lệ với 2 : 3 : 4 và chu vi của nó là 45cm. Tính các cạnh của tam giác đó.
– Gọi x, y, z (cm) là chiều dài của các cạnh của tam giác.
– Các cạnh của tam giác tỉ lệ với 2, 3, 4 nghĩa là x:2 = y:3 = z:4,
– Theo bài ra, chu vi tam giác bằng 45, nghĩa là x + y+ z = 45
– Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
⇒ x = 5.2 = 10 ; y = 5.3 = 15 ; z = 5.4 = 20
– Kết luận: Vậy các cạnh của tam giác có chiều dài lần lượt là 10cm ; 15cm ; 20cm.
* Bài 11 (trang 56 SGK Toán 7 Tập 1): Đố. Đố em tính được trên một chiếc đồng hồ khi kim giờ quay được một vòng thì kim phút, kim giây quay được bao nhiêu vòng ?
– Như ta đã biết: 1 giờ = 60 phút = 3600 giây;
Kim giây quay 1 vòng = 60 giây
Kim phút quay 1 vòng = 60 phút =60.60 giây = kim giây quay 60 vòng
Kim giờ đi được 1 giờ thì kim phút quay được 1 vòng và kim giây quay được 60 vòng trên mặt đồng hồ.
⇒ Kim giờ quay được 1 vòng nghĩa là đi hết 12 giờ thì kim phút quay được 1.12 = 12 (vòng) và kim giây quay được 60.12 = 720 (vòng).
D. Bài tập về các dạng toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
* Bài tập 1: Cho biết 2 đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 2 và y = 10
a) Tìm hệ số tỉ lệ k của y đối với x.
b) Hãy biểu diễn y theo x.
c) Tính giá trị của y khi x = -3; x = 5
* Bài tập 2: Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x =3 thì y = 6.
a) Tìm hệ số tỉ lệ a;
b) Hãy biểu diễn x theo y;
c) Tính giá trị của x khi y = -2 ; y = 1.
* Bài tập 3: Cho biết x và y là hai đại lượng tỷ lệ thuận và khi x = 4, y = 12.
a) Tìm hệ số tỷ lệ k của y đối với x và hãy biểu diễn y theo x
b) Tính giá trị của x khi y = 180.
* Bài tập 4: Hoàn thành bảng dữ liệu sau biết:
a) x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận
b) x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch
* Bài tập 5: Cho bảng dữ liệu sau:
a) Hãy cho biết x và y có là hai đại lượng tỉ lệ thuận không?
b) Hãy cho biết x và y có là hai đại lượng tỉ lệ nghịch không?
* Bài tập 6: cho x tỉ lệ thận với y theo k=2, y tỉ lệ nghịch với z theo k=6. Hỏi x và z tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ k bằng bao nhiêu?
* Bài tập 7: Cho x tỉ lệ thuận với y theo k=10, y tỉ lệ nghịch với z theo k=2. Hỏi x và z tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ k bằng bao nhiêu?
a) Tìm hai số x; y biết x; y tỉ lệ thuận với 3; 4 và x + y = 21.
b) Tìm hai số a; b biết a; b tỉ lệ thuận với 7; 9 và 3a – 2b = 30.
c) Tìm ba số x; y; z biết x; y; z tỉ lệ thuận với 3; 4; 5 và x – y + z = 20.
d) Tìm ba số a; b; c biết a; b; c tỉ lệ thuận với 4; 7; 10 và 2a + 3b + 4c = 69.
* Bài tập 9:
a) Cho tam giác có ba cạnh tỉ lệ thuận với 5; 13; 12 và chu vi là 156 mét. Tìm độ dài ba cạnh của tam giác đó.
b) Tìm độ dài ba cạnh của một tam giác biết chu vi của nó bằng 52 cm và ba cạnh tỉ lệ nghịch với 8; 9; 12.
c) Tìm ba số a; b; c biết rằng a + b + c = 100; a và b tỉ lệ nghịch với 3 và 2; b và c tỉ lệ thuận với 4 và 3.
Giải Bài Tập Môn Địa Lý Lớp 6 Bài 3: Tỉ Lệ Bản Đồ
Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài 3: Tỉ lệ bản đồ
Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài: Tỉ lệ bản đồ – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài: Tỉ lệ bản đồ để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài 3: Tỉ lệ bản đồ
CÂU HỎI Đo và tính chiều dài cùa đường Phan Bội Châu (đoạn từ đường Trần Quý Cáp đến đường Lý Tự Trọng).
Trả lời
– Chiều dài của đường Phan Bội Châu (tính từ đường Trần Quý Cáp đến đường Lý Tự Trọng): khoảng cách đo được trên bản đồ là 3 cm. Theo ti lệ thước ở bản đồ hình số 8. Mỗi đoạn 1 cm bằng 75 m. Vậy chiều dài của đường Phan Bội Châu là: 75 m x 3 = 225 m.
Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn hơn ? Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn ?
Trả lời:
Học sinh tự làm
Khoảng cách 1 cm trên bản đồ có ti lệ 1: 2.000.000 bằng bao nhiêu km trên thực địa ?
Trả lời:
Ti lệ bản đồ 1: 2 000 000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ ứng với 2 000 000 cm hay 20 km trên thực địa.
Căn cứ vào thước tỉ lệ hoặc số ti lệ của bàn đồ hình 8, hãy : + Đo và tính khoảng cách trên thực địa theo đường chim bay, từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn và từ khách sạn Hoà Bình đến khách sạn Sông Hàn.
Dùng thước kẻ đo khoảng cách theo đường chim bay trên bản đồ từ trung tâm khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn là 5,5 cm. Biết tỉ lệ bản đồ ở hình số 8 là 1:7500. Vậy khoảng cách trên thực địa là:
5,5 cm x 7500 = 41250 cm = 412.5 m.
– Tương tự như trên, từ khách sạn Hoà Bình đến khách sạn Sông Hàn: khoảng cách đo được trên bản đồ là 4.0 cm. Ti lệ bản đồ là 1:7500. Vậy khoảng cách trên thực địa là:
4,0 cm x 7500 = 30 000 cm = 300 m.
Quan sát bản đồ trong các hình 8 và 9, cho biết : + Mỗi xăngtimét trên mối bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực địa ?
Ti lệ bản đồ ờ hình 8 là 1: 7 500, có nghĩa là 1 cm trên bản đồ này ứng với 7 500 cm hay 75 mét trên thực địa.
BÀI TẬP
Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì ?
Trả lời:
Ti lệ bản đồ cho biết các khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với khoảng cách thực của chúng trên thực địa.
Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1 : 200.000 và 1 : 6.000.000 cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ?
Trả lời:
Nếu ti lệ bàn đồ: 1: 200 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là: 5 cm X 200 000 = 1 000 000 cm = 10 km.
Nếu tỉ lệ bản đồ 1: 6 000 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là: 5 cm X 6 000 000 = 30 000 000 cm – 300 km.
Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài 3: Tỉ lệ bản đồ
Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.
Một Số Bài Toán Về Tỉ Lệ Thuận Trong Toán Lớp 7
– Posted on September 21, 2015Posted in: Tài liệu học toán lớp 7
[Học toán lớp 7 trên mạng] – Một số bài toán về tỉ lệ thuận trong Toán lớp 7.
Hai đại lượng quãng đường đi (km) và xăng tiêu thụ (lít) có tỉ lệ thuận không? Nếu có, cho biết hệ số tỉ lệ của hai đại lượng trên, tìm số lít xăng tiêu thụ khi ôtô chạy được 150km.
Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, hãy điền vào ô trống:
a) Cứ 3 lít nước biển chứa 105 gam muối. Hỏi 13 lít nước biển chứa bao nhiêu gam muối? b) Khi xát 100kg thóc thì được 62kg gạo. Hỏi cần 124kg gạo thì phải xát bao nhiêu kg thóc?
Một đồng hồ có kim phút dài 2cm, kim giờ dài 1,5cm. Hỏi vận tốc đầu kim phút gấp mấy lần vận tốc đầu kim giờ.
Biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ a (a ≠ 0); y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ b (b ≠ 0); z tỉ lệ thuận với t theo hệ số tỉ lệ c (c ≠ 0). Hỏi t có tỉ lệ thuận với x không?
Hiện nay anh hơn em 8 tuổi. Tuổi của anh cách đây 5 năm và tuổi của em sau 8 năm nữa tỉ lệ với 3 và 4. Hỏi hiện nay anh bao nhiêu tuổi? em bao nhiêu tuổi?
Một trường phổ thông có 3 lớp 7. Tổng số học sinh ở hai lớp 7A và 7B là 85 em. Nếu chuyển 10 em từ lớp 7A sang lớp 7C thì số học sinh 3 lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ thuận với 7; 8; 9. Hỏi lúc đầu mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
Cho góc A, B, C của tam giác ABC tỉ lệ với các số 7, 5, 6. Tính số đo các góc của tam giác ABC.
Ba đơn vị kinh doanh góp vốn theo tỉ lệ 7 : 9 : 8. Hỏi mỗi đơn vị được chia bao nhiêu tiền lãi nếu tổng số tiền lãi là 720 triệu đồng và tiền lãi được chia tỉ lệ thuận với số vốn đã góp?
Chia số M thành ba số tỉ lệ thuận với 4; 7; 9. Tổng các bình phương của ba số đó là 1314. Tìm số M.
Đồng bạch là một loại hợp kim của Niken, Kẽm và Đồng với khối lượng tỉ lệ của mỗi loại là 3; 4; 13. Hỏi cần bao nhiêu kg Niken, Kẽm và Đồng để sản xuất được 150 kg Đồng bạch.
Tìm một số tự nhiên có bốn chữ số, biết rằng chữ số hàng nghìn, chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị tỉ lệ với 2; 1; 2; 3 và số đó chia hết cho 3.
Chúc các em học tập tốt, mọi thông tin cần hỗ trợ Toán lớp 7 vui lòng liên hệ tới trung tâm gia sư môn Toán thủ khoa Hà Nội theo số máy: 0936.128.126.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Giải Các Bài Toán Về Ứng Dụng Tỉ Lệ Bản Đồ Lớp 5 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!