Bạn đang xem bài viết Cách Tính Thời Gian Và Mức Lương Hưu Được Hưởng Khi Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
13/07/2020
Luật sư Trần Khánh Thương
Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy dịnh của pháp luật bao gồm chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí và chế độ tử tuất. Trong đó, chế độ hưu trí là chế độ được người lao động trong các độ tuổi rất quan tâm.
Do cách tính điều kiện về hưu và cách tính mức hưởng chế độ hưu trí khá phức tạp, do vậy dễ gây sai sót trong quá trình tính toán cho người lao động. Do đó, để được tư vấn và hỗ trợ tính toán về mức hưởng chế độ hưu trí quý khách hàng hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline 1900.6169 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ tư vấn trường hợp cụ thể của mình.
2. Cách tính thời gian và mức hưởng khi nghỉ hưu
Câu hỏi: Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, cách tính thời gian tham gia BH và mức đóng, mức hưởng BHXH như sau: Tôi năm nay 36 tuổi ( nữ) đã tham gia bảo hiểm từ tháng 3/2001 đến tháng 8/2012 tôi nghỉ việc và đến tháng 1/2015 tôi đi làm và tham gia đóng bảo hiểm tiếp ( hệ số lương theo thang bảng lương nhà nước là 2,56) , mức đóng bằng với mức trước khi tạm ngừng. Vậy đến khi tôi đủ điều kiện nghỉ hưu thì cách tính lương hưu của tôi như thế nào, cụ thể:
Tính thời điểm tham gia BHXH là thời điểm nào? Mức lương để tính là bao nhiêu? Nếu tôi đóng đủ 20 năm theo hệ số 2,56 sau đó bảo lưu cho đến đủ 55 tuổi thì lương hưu của tôi tính theo luật hiện hành cụ thể là bao nhiêu. Chân thành cảm ơn.
Thứ nhất, điều kiện hưởng lương hưu:
Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”
Trường hợp của chị do đóng bảo hiểm không liên tục nên thời gian đóng sẽ tính từ thời điểm từ tháng 3/2001 đến tháng 8/2012, sau đó cộng dồn với thời gian đóng tiếp bảo hiểm từ tháng 1/2015 về sau.
Thứ ba, cách tính mức lương hưu khi hưởng chế độ hưu trí.“Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần1. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:…c) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:
Trường hợp này cần phải xem xét thời gian bạn đóng BHXH trước đây mức lương đóng BHXH là lương do ngân sách nhà nước chi trả hay lương do người sử dụng lao động chi trả. Do đó, sẽ có hai khả năng có thể xảy ra như sau:
Nếu thời gian từ 2001 – 2012 tiền lương của bạn do ngân sách nhà nước chi trả thì khi tính lương hưu sẽ lấy bình quân tiền lương của 8 năm cuối theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%…”
Mbqtl
=
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
96 tháng”
“4. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:
Còn thời gian bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ tính bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm theo quy định tại Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Trong đó:– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.– Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.”
Mức bình quân tiền lương toàn bộ quá trình sẽ áp dụng theo công thức được quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội = Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc x Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trường hợp chế độ tiền lương của bạn ở thời điểm 2001 – 2012 là tiền lương do người sử dụng lao động chi trả thì khi tính mức hưởng lương hưu sẽ tính bình quân tiền lương toàn bộ quá trình đóng BHXH của bạn và sau đó tính theo công thức nêu trên.
Sau khi có mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thì sẽ căn cứ vào thời gian đóng BHXH thực tế của bạn. Đối với lao động nữ thì 15 năm đóng BHXH sẽ bằng 45% mức bình quân tiền lương, sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH được cộng thêm 2% bình quân tiền lương nhưng mức tối đa tiền lương được hưởng không quá 75% mức bình quân tiền lương.
Phải Làm Xin Đơn Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Một Lần Ở Đâu ? Mức Hưởng Bhxh Xác Định Như Thế Nào ?
Thứ nhất, bảo hiểm thất nghiệp:
Theo Điều 46 Luật số 38/2013/QH13 của Quốc hội: Luật việc làm quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp.
“1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp”.
Về vấn đề đăng ký bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội, thì pháp luật quy định trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập. Tuy nhiên, kể từ năm 2014 cho đến thời điểm hiện nay, bạn chưa đi làm cho công ty nào mà bạn vẫn chưa đăng ký là đã quá thời hạn do pháp luật quy định, do đó, bạn không được đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa.
Về điều kiện hưởng tại Điều 49 Luật việc làm 2013, bao gồm các điều kiện sau:
– Tháng liền kề trước khi nghỉ việc đang đóng bảo hiểm thất nghiệp hoặc hưởng chế độ thai sản hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động;
– Chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối vớihợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hoặc Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định;
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
– Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấmdứt hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, theo Khoản 3 và Khoản 4 Điều 53 Luật việc làm 2013 quy định:
“3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp”.
Bạn không thuộc trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp vì bạn vẫn chưa nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và cũng không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 Luật việc làm 2013. Chính vì vậy, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của bạn vẫn được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện.
Thứ hai, bảo hiểm xã hội một lần.
Theo Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội Bảo hiểm xã hội một lần thì bạn đủ điều kiện nhận bảo hiểm xã hội một lần vì sau một năm kể từ thời điểm bạn nghỉ việc bạn không tham gia bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, mối quan hệ giữa bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội.
Xét về cấu trúc hệ thống dù có những đặc thù, có khác biệt nhất định, nhưng Bảo hiểm thất nghiệp vẫn phải hoạt động theo cơ chế chung, trong khuôn khổ chung của hệ thống Bảo hiểm xã hội quốc gia.
Xét về hệ quả tài chính: Bảo hiểm thất nghiệp, thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải có đóng góp bảo hiểm. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ thành phần trong quỹ BHXH.
Hệ quả xã hội: mục đích cuối cùng và cơ bản của Bảo hiểm thất nghiệp và BHXH là đảm bảo cho người lao động và gia đình họ trước những “rủi ro xã hội”, có được cuộc sống an lành. Nếu như hệ thống BHTN thực hiện tốt chức năng bảo đảm thu nhập, thay thế cho người lao động khi họ bị mất khoản thu nhập từ lao động do bị thất nghiệp, thì nhà nước và cộng đồng giảm thiểu được những chi phí về tài chính và chi phí xã hội để khắc phục những hậu quả do thất nghiệp gây ra.
Ở một số quốc gia khác, trong đó có Việt nam, dù không tách riêng, nhưng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ thành phần thuộc quỹ BHXH. Trong quá trình thực hiện có sự gắn kết giữa các cơ quan BHXH và cơ quan lao động. Các cơ quan lao động tổ chức đăng ký, theo dõi thất nghiệp và tổ chức dạy nghề, chuyển nghề cho người lao động; các cơ quan BHXH tổ chức chi trả trợ cấp BHXH. Điều này càng cho thấy tính phong phú, tính đa dạng và tính phức tạp của hệ thống BHXH trong nền kinh tế thị trường.
Các Câu Hỏi Trắc Nghiệm Về Luật Bảo Hiểm Xã Hội (Có Đáp Án)
16434
1. Những người lao động nào sau đây bắt buộc phải đóng BHXH?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về LĐ; b) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân,…..
a. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn b. Cán bộ, công chức, viên chức c. Sỹ quan quân đội, công an d. Tất cả các đối tượng trên
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 thì Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng là một trong những đối tượng NLĐ phải đóng BHXH bắt buộc.
2. Tháng 2/2018, A ký HĐLĐ 2 tháng vào làm việc cho cơ sở X. A có phải tham gia BHXH không?
3. Hiện nay, NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được hưởng những chế độ nào?
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật BHXH 2014 thì BHXH bắt buộc gồm các chế độ sau: ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
a. Ốm đau, thai sản, tử tuất, c. Ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động b. Ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuấttai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật BHXH 2014 thì BHXH tự nguyện gồm các chế độ: hưu trí, tử tuất.
4. BHXH tự nguyện gồm những chế độ nào?
5. A làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn cho doanh nghiệp X. Hàng tháng, A phải đóng bao nhiêu % BHXH?
Theo Khoản 1 Điều 85 và Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 thì NLĐ làm việc theo chế độ HĐLĐ không xác định thời hạn hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
a. 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất b. 10% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất c. 10,5 % mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất
Theo Khoản 1 Điều 86 và Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 thì hàng tháng, NSDLĐ đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ với mức cụ thể như sau: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản + 14 % vào quỹ hưu trí và tử tuất = 17% BHXH.
6. Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng bao nhiêu % BHXH bắt buộc cho NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn?
7. Chọn đáp án đúng nhất: Trường hợp nào sau đây NLĐ được hưởng chế độ ốm đau khi đóng BHXH?
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 26 Luật BHXH 2014 thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường là 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
8. A ký HĐLĐ không xác định thời hạn, làm việc trong điều kiện bình thường, đã đóng BHXH được 8 năm. A được nghỉ bao lâu khi hưởng chế độ ốm đau?
Theo Khoản 1 Điều 27 Luật BHXH 2014 thì Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
9. Chị B là công chức nhà nước, năm nay con chị 2 tuổi. Khi con chị B bị bệnh, chị được nghỉ bao nhiêu ngày để chăm con theo chế độ ốm đau?
Theo Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH 2014 thì Lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi mới đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản.
10. Lao động nữ đóng BHXH bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản khi sinh?
Theo Điều 32 Luật BHXH 2014 thì trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
11. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ bao lâu để đi khám thai?
Theo Điều 33 Luật BHXH 2014, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Thời gian nghỉ việc này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
12. Khi sẩy thai, nạo, hút thai dưới 5 tuần tuổi, lao động nữ được nghỉ theo chế độ thai sản tối đa bao lâu?
13. Chị B đóng BHXH được 2 năm thì sinh đôi 2 bé. Thời gian nghỉ theo chế độ thai sản của chị B là bao lâu?
Theo Khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014 thì lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Theo Khoản 2 Điều 34 Luật BHXH 2014 thì Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: a) 05 ngày làm việc; b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
14. Anh A đang đóng BHXH, vợ anh A sinh con phải phẫu thuật. Anh được nghỉ bao nhiêu ngày theo chế độ thai sản?
15. Lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con được hưởng những quyền lợi gì?
Theo Điều 34, 38 và 39 thì lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con được nghỉ thai sản + trợ cấp thai sản mỗi tháng nghỉ bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản; Và trợ cấp 1 lần mỗi con = 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.
a. Trợ cấp thai sản 06 tháng, mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản; Và trợ cấp 1 lần = 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con b. Được nghỉ thai sản + trợ cấp thai sản mỗi tháng nghỉ bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản; Và trợ cấp 1 lần mỗi con = 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. c. Được nghỉ thai sản + trợ cấp 1 lần = 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con
Theo Khoản 1 Điều 40 Luật BHXH 2014 thì lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng; b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
16. Chị M đang nghỉ sinh con theo chế độ thai sản. Chị dự định đi làm lại khi chưa hết thời gian nghỉ thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Theo Khoản 1 Điều 54 Luật BHXH 2014 thì trừ lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,…còn lại NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường được hưởng lương hương khi: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
17. NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường được hưởng lương hưu khi nào?
18. NLĐ được hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu nếu đáp ứng điều kiện nào?
Theo Khoản 1 Điều 58 Luật BHXH 2014 thì Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
a. Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng lương hưu 65% b. Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng lương hưu 70% c. Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng lương hưu 75%
Theo Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 2014 thì NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc được hưởng BHXH 1 lần khi thuộc 1 trong các trường hợp sau: a. Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện; b. Ra nước ngoài định cư; c. Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan, phong, lao, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS,……
19. Chọn đáp án đúng nhất: Trường hợp nào sau đây NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc được hưởng BHXH 1 lần?
Theo Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH 2014 thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi; c) Nếu thời gian đóng chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
20. Anh A đóng BHXH bắt buộc được 10 tháng thì ngừng đóng. Nếu thuộc trường hợp được hưởng BHXH 1 lần thì mức hưởng của anh A là bao nhiêu?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Luật BHXH 2014 thì mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ đang đóng BHXH mất.
21. Mức hưởng trợ cấp mai táng đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc theo quy định hiện hành là bao nhiêu?
Theo Khoản 1 Điều 67 Luật BHXH 2014 thì NLĐ tham gia BHXH bắt buộc mất trong những trường hợp sau thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng: a) Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần; b) Đang hưởng lương hưu; c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
22. Chọn đáp án đúng nhất: NLĐ tham gia BHXH bắt buộc mất trong trường hợp nào thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng?
Theo Khoản 1 Điều 68 Luật BHXH 2014 thì mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân NLĐ đóng BHXH bắt buộc bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
23. Mức trợ cấp tuất hằng tháng cho thân nhân NLĐ đóng BHXH bắt buộc mất là bao nhiêu?
24. Trường hợp nào NLĐ tham gia BHXH tự nguyện mất thì người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng?
Theo Khoản 1 Điều 80 Luật BHXH 2014 thì NLĐ đóng BHXH tự nguyện mất trong những trường hợp sau thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên; b) Người đang hưởng lương hưu. Cũng theo quy định này, trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đóng mất.
a. Thời gian đóng BHXH từ đủ 40 tháng trở lên b. Thời gian đóng BHXH từ đủ 50 tháng trở lênc. Thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên
25. NLĐ tham gia BHXH tự nguyện mỗi tháng đóng bao nhiêu?
Theo Khoản 1 Điều 87 Luật BHXH 2014 thì NLĐ tham gia BHXH tự nguyện hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
a. 20% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất b. 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất c. 25% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
Theo Khoản 1 Điều 48 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần cụ thể như sau: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở; Ngoài mức trợ cấp này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.
27. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động bao nhiêu % thì được hưởng trợ cấp 1 lần?
Theo Khoản 1 Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng cụ thể như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở; Ngoài mức trợ cấp này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.
28. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động bao nhiêu % thì được hưởng trợ cấp hàng tháng?
Theo Điều 52 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hằng tháng, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
29. Người lao động được hưởng trợ cấp phục vụ khi nào?
10 Điều Bạn Cần Biết Khi Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ
3. Có 4 nhân tố chính trong bảo hiểm nhân thọ
Những nhân tố này bao gồm công ty bảo hiểm, chủ sở hữu, người được bảo hiểm và người thụ hưởng.
· Công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tử vong
· Chủ sở hữu của chính sách chịu trách nhiệm thanh toán phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm
· Người được bảo hiểm là nhân tố được bảo hiểm mạng sống
· Người thụ hưởng là người nhận được tiền bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm qua đời.
4. Tùy vào độ tuổi tham gia, mức đóng bảo hiểm có thay đổi
Những người có cùng giới tính, nghề nghiệp nhưng tuổi tác khác nhau thì sẽ đóng bảo hiểm ở mức khác nhau. Để biết mức phí của mình khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, bạn đừng ngần ngại liên hệ với công ty bảo hiểm mà mình đang quan tâm.
5. Lãi suất đầu tư đảm bảo
Không giống với bảo hiểm xe máy hay bảo hiểm y tế, ngoài việc bạn được bảo vệ khi gặp rủi ro, số tiền tham gia bảo hiểm của bạn còn được tính lãi suất. Tỷ lệ phần trăm lãi suất ở các năm sẽ khác nhau nhưng nó sẽ ổn định, giúp bạn yên tâm hơn với các biến động của thị trường.
6. Bảo hiểm nhân thọ không đắt như bạn nghĩ
Mức phí bảo hiểm tương đối thấp trong một chính sách đơn thuần. Ví dụ, một người khỏe mạnh, 30 tuổi, tham gia chính sách bảo hiểm 5 năm, mỗi ngày chỉ đóng 30.000 đồng nhưng có quyền lợi bảo vệ là 2.000.0000 đồng. Như vậy, trong 1 năm, người này sẽ đóng 10.950.000 đồng nhưng lại có thể được bồi thường đến 730.000.000 đồng.
7. Tìm hiểu về các loại phí khi tham gia bảo hiểm nhân thọ
· Phí bảo hiểm cơ bản/tăng cường: là khoản phí của quyền lợi bảo hiểm cơ bản/tăng cường do bên mua bảo hiểm lựa chọn
· Phí bảo hiểm định kỳ: là tổng của phí bảo hiểm cơ bản và phí bảo hiểm tăng cường (nếu có) mà bên mua bảo hiểm đóng cho hợp đồng bảo hiểm
· Phí bảo hiểm rủi ro: là khoản phí được khấu trừ hàng tháng từ giá trị tài khoản hợp đồng để đảm bảo chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định của quyền lợi bảo hiểm cơ bản.
· Phí quản lý hợp đồng: là khoản phí được khấu trừ hàng tháng. Năm 2018 là 31.000 đồng/tháng (tăng 2.000 đồng mỗi năm nhưng không vượt quá 60.000 đồng/tháng).
Ngoài ra, còn có các phí như phí bảo hiểm đóng thêm, phí quản lý quỹ, phí rút giá trị tài khoản hợp đồng, phí chấm dứt hợp đồng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Tính Thời Gian Và Mức Lương Hưu Được Hưởng Khi Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!