Xu Hướng 5/2023 # Cảm Nhận Về Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Tổ Quốc # Top 13 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Cảm Nhận Về Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Tổ Quốc # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Cảm Nhận Về Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Tổ Quốc được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách đây 45 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam,  non sông thu về một mối. Về sự kiện lịch sử vĩ đại này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976) đã khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ của Quân Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc lịch sử kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, thế hệ trẻ chúng tôi luôn cảm thấy rất tự hào về sự nghiệp cách mạng vĩ đại của đất nước. Tự trong đáy lòng mình, chúng tôi rất biết ơn những công lao trời biển của thế hệ những người đi trước họ đã dành trọn cả thanh xuân, cả cuộc đời của mình để phụng sự cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Chiến thắng 30 tháng 4 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là chiến thắng của nội lực Việt Nam, của truyền thống văn hóa dân tộc, là những công lao trời biển Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo tài tình của Đảng đã lãnh đạo Nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù lớn nhất của dân tộc.  

Là công dân Việt Nam, thế hệ trẻ của đất nước chúng tôi ý thức được rằng những đau thương mất mát, sự hy sinh thầm lặng của các thế hệ cha anh đã cho chúng tôi có được cuộc sống hòa bình ấm no như ngày hôm nay là vô bờ bến. Hơn ai hết chúng tôi rất quý trọng cuộc sống hòa bình ngày hôm nay và ý thức được trách nhiệm của mình là phải giữ gìn truyền thống cách mạng của dân tộc, phấn đấu nỗ lực để góp phần xây dựng đất nước thêm giàu mạnh, văn minh.  

Trân trọng những thành quả có được sau hơn 30 năm đất nước đổi mới trong bối cảnh đất nước hòa bình, xã hội ổn định. Tinh thần chiến thắng 30/4 đang cổ vũ tôi và đồng nghiệp của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay. Là một viên chức làm việc trong môi trường chính trị, bản thân tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình là phải giữ gìn, phát huy sự nghiệp cách mạng vĩ đại của đất nước, bản thân mỗi cá nhân phải:

Thứ nhất, phải tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng. Bản thân luôn rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh; đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng.

Thứ hai, bản thân luôn tích cực học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn nỗ lực hết mình, đem tất cả tinh thần, trí tuệ, sức trẻ, lòng nhiệt huyết, tài năng và sự sáng tạo của mình để viết tiếp nên trang sử hào hùng của dân tộc, làm nên những thành công mới trong cuộc hành trình xây dựng và bảo vệ  đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Thứ ba, luôn đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, tránh những biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ, nâng cao trách nhiệm của bản thân, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao ý thức tự lực, tự cường, kiên gan, bền chí trước âm mưu thâm độc của kẻ thù.

Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng tôi càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, tin vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ chúng tôi nói riêng nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh theo đường lối, chủ trương của Đảng đề ra./.

Câu lạc bộ Lý luận trẻ tỉnh Bến Tre

Chào Mừng Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước Và Ngày Quốc Tế Lao Động

Tháng Giêng năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết. Mặc dầu đã bị thất bại nặng nề, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai vẫn ngoan cố theo đuổi âm mưu áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới lên toàn bộ miền Nam nước ta. Chúng đã trắng trợn chà đạp hầu hết các điều khoản chủ yếu của Hiệp định, tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới trên quy môn lớn bằng các kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” và những cuộc hành quân “bình định” lấn chiếm vùng giải phóng, chồng chất muôn vàn tội ác đối với đồng bào ta.

Đánh giá đúng âm mưu của kẻ thù, Đảng ta nhận định rằng, bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng miền Nam cũng phải là con đường bạo lực, kiên quyết dùng chiến tranh cách mạng đánh bại cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ – ngụy.

Sau hai năm 1973, 1974 và nhất là từ chiến thắng giải phòng toàn tỉnh Phước Long, cục diện chiến trường miền Nam đã thay đổi một cách căn bản, có lợi cho ta. Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tháng 10-1974 và đầu năm 1975, đã kịp thời đánh giá đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch, vạch rõ sự xuất hiện của thời cơ lịch sử và hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt mùa Xuân năm 1975.

Ngày 10-3-1975 cuộc Tổng tiến công chiến lược và nổi dậy vĩ đại được mở đầu bằng trận đánh hết sức táo bạo, bất ngờ của quân ta vào thị xã Buôn Mê Thuột – một vị trí then chốt, hiểm yếu trong hệ thống phòng ngự của quân địch ở Tây Nguyên. Trận đánh trúng huyệt đó đã làm rung chuẩn toàn bộ Tây Nguyên và bắt đầu quá trình sụp đổ không thể cứu vãn nổi của ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn. Sau thất bại nặng nề và choáng váng đó, quân ngụy phải rút khỏi Kon Tum và Plây Cu ngày 24-3, cả vùng Tây Nguyên rộng lớn đã được hoàn toàn giải phóng.

Trong khi chiến dịch Tây Nguyên chưa kết thúc, ngay từ trung tuần tháng 3, chiến dịch tiến công lớn thứ hai của quân ta vào tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên – Huế và căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng đã được quyết định. Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng là những khu vực phóng ngự mạnh nhất của quân ngụy ở quân khu I.

Sau 4 ngày chiến đấu và nổi dậy phối hợp của quần chúng, trưa ngày 26-3-1975 quân ta đã tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên – Huế, giải phóng cố đô huế. Trận thắng vẻ vang này đã khẳng định quân ta và dân ta không những có khả năng tiêu diệt những tập đoàn phòng ngự mạnh của địch ở chiến trường rừng núi mà cũng hoàn toàn có khả năng đập tan những tập đoàn phòng ngự mạnh của địch ở thành phố và đồng bằng ven biển.

Ngày 24-3, thị xã Tam Kỳ được giải phóng. Đà Nẵng trở nên hoàn toàn cô lập.

Sau khi mất Huế, Nguyễn Văn Thiệu hò hét quyết “tử thủ” Đà Nẵng bằng bất cứ giá nào. Đà Nẵng là một căn cứ quân sự liên hợp hải, lục không quân hiện đại, mạnh vào bậc nhất ở miền Nam với 10 vạn tên lính. Tàu chiến Mỹ kéo đến rập rình ven biển Đà Nẵng làm lực lượng “ngăn đe”.

Sáng ngày 28-3, từ nhiều hướng khác nhau quân ta tiến công dồn dập và mạnh mẽ vào Đà Nẵng. Đông đảo quần chúng và các lực lượng tự vệ, biệt động trong và ngoài thành phố đã nổi dậy mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực. Đúng 15 giờ ngày 29-3, từ các hướng tiến quân các binh đoàn thần tốc của ta đã gặp nhau ở trung tâm Đà Nẵng.

Như vậy, chỉ trong 32 giờ, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn căn cứ quân sự liên hợp mạnh vào bậc nhất của địch. Hệ thống phòng ngự chiến lược mới của địch ở miền Trung bị quét sạch. Quân khu I của ngụy bị xóa sổ. Sau trận đại bại ở Đà Nẵng, quân ngụy lâm vào tình trạng tuyệt vọng. Mỹ và tay sai hết sức kinh hoàng. Tướng Uây-en, cựu tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, được lệnh vội vã sang miền Nam bày mưu, đốc thúc bọn tay sai xây dựng hệ thống phòng thủ mới từ Phan Rang đến Cần Thơ nhằm bảo vệ cho Sài Gòn – sào huyệt cuối cùng của chúng.

Phối hợp với các chiến dịch Tây Nguyên và Huế – Đà Nẫng, quân và dân ta đã tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, kịp thời chiếm thị xã An Lộc và giải phóng toàn tỉnh Bình Long, mở rộng vùng giải phóng ở Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Long An, Long Khánh, Bình Tuy và nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Với những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ to lớn của chiến dịch Tây Ninh và Huế – Đà Nẵng, cục diện chiến tranh đã có bước phát triển nhảy vọt, thời cơ lớn để tiêu diệt toàn bộ ngụy quân và ngụy quyền đã tới. Từ giữa hạ tuần tháng 3, trong khi chiến dịch Thừa Thiên – Huế sắp kết thúc thắng lợi, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã chính thức hạ quyết tâm mở chiến dịch lịch sử có ý nghĩa quyết định nhằm đập tan toàn bộ lực lượng ngụy quân, ngụy quyền còn lại, giải phòng hoàn toàn miền Nam. Chiến dịch lịch sử này được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tháng 4, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng bắt đầu. Ngày 19-4, quân ta đã hoạt động mạnh trên hướng đông, đánh vào Xuân Lộc (thuộc tỉnh Long Khánh). Ngày 16-4, quân ta giải phóng Phan Rang (Ninh Thuận), tiếp đó lần lượt giải phóng tỉnh bình Thuận với thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Tân với thị xã Hàm Tân. Ngày 21-4, sau những trận chiến đấu ác liệt, quân địch ở Xuân Lộc buộc phải rút chạy. Cùng ngày, Nguyễn Văn Thiệu, tên tay sai đắc lực của Mỹ, buộc phải từ chức và chạy trốn ra nước ngoài.

Ngày 26-4, từ 17 giờ quân ta mở cuộc tiến công lớn trên hướng đông và nam Sài Gòn, xiết chặt vòng vây chung quanh Sài Gòn. Ngày 28-4, không quân ta tiến công sân bay Tân Sơn Nhất.

Đến 28-4, tất cả các cánh quân lớn của ta đã bao vây chặt Sài Gòn. Giờ tận số của chế độ Mỹ – ngụy đã điểm! Hoảng loạn, vội vã, hàng vạn nhân viên quân sự, dân sự và bọn tay sai đầu sỏ tháo chạy khỏi miền Nam. Mỹ đã cố xoay sở cứu vãn tình thế, nhưng chúng đã phải bó tay và cuối cùng phải bỏ cuộc.

Đúng 0 giờ ngày 29-4-1975, các binh đoàn chủ lực hùng mạnh của ta từ nhiều hướng đồng loạt tổng công kích vào Sài Gòn – sào huyệt cuối cùng của kẻ thù. Với ưu thế áp đảo, quân ta ào ạt tiến công, vừa bao vây tiêu diệt địch ở vòng ngoài, vừa thần tốc, táo bạo thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu quan trọng ở bên trong. Lực lượng tại chỗ và quần chúng trong và ngoài thành phố đã nổi dậy, phối hợp với các binh đoàn chủ lực.

Sáng ngày 30-4, một mũi thọc sâu của quân ta đánh thẳng vào trung tâm thành phố, nhanh chóng chiếm phủ tổng thống ngụy. Ngụy quyền trung ương ở Sài Gòn đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Lá cờ cách mạng phấp phới tung bay trên nóc “dinh Độc Lập” – phủ tổng thống ngụy. Lúc đó đúng 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 lịch sử.

Thừa thắng xông lên, từ ngày 30-4, đồng bào và chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy. Toàn bộ lực lượng quân ngụy còn lại đã phải hạ vũ khí đầu hàng. Ngày 1 tháng 5, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam nước ta đã được hoàn toàn giải phóng. Ngày 2 tháng 5, các đảo Côn Sơn, Phú Quốc được giải phóng. Trước đó, trong tháng 4 quân ta đã giải phóng các hòn đảo dọc bờ biển Trung và Nam Trung Bộ, và những đảo thuộc quần đảo Trường Sa do quân ngụy chiếm giữ.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã toàn thắng. Miền Nam nước ta đã hoàn toàn giải phóng. Trong 55 ngày đêm chiến đấu dồn dập và thần tốc, anh dũng và táo bạo, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn bộ máy chiến tranh khổng lồ và hiện đại của quân ngụy đông tới 1.351.000 tên, được xếp vào loại mạnh nhất ở Đông Nam á, đã xóa bỏ hoàn toàn bộ máy ngụy quyền từ trung ương tới cơ sở mà Mỹ đã dày công gây dựng và nuôi dưỡng từ hơn hai chục năm nay. Chế độ thực dân mới đã hoàn toàn bị sụp đổ. Tổng tiến công và nỗi dậy mùa Xuân 1975 đã đập tan toàn bộ lực lượng quân sự địch.

Đoàn Thanh niên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

5 Bài Hát Bất Hủ Về Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước 30/4

Xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam tiến vào dinh Độc Lập ngày 30/4.

Chiến dịch Hồ Chí Minh (chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định) diễn ra từ ngày 26 – 30/4/1975 là chiến dịch cuối cùng của Quân giải phóng miền Nam trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Thắng lợi của chiến dịch này đã chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự giữa hai miền Nam – Bắc của Việt Nam, thống nhất đất nước.

Thực hiện quyết định của Hội nghị Hiệp thương Chính trị của đại biểu miền Bắc và miền Nam, ngày 25/4/1976 toàn quốc tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất.

Quốc hội thống nhất họp tại Hà Nội, quyết định đặt tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đã bầu các thành viên của cơ quan chính quyền nhà nước. Việt Nam đã bước ra khỏi chiến tranh và thực sự trở thành một quốc gia thống nhất.

Giải phóng miền Nam (Lưu Hữu Phước – Huỳnh Văn Tiếng – Mai Văn Bộ)

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước phác thảo lần đầu tiên ca khúc này vào năm 1961, nhân dịp thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và là bài hát mang tính tiên đoán chính xác thời điểm giải phóng đất nước.

Tại thời điểm này, ông cùng nhạc sĩ Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng được cử sáng tác một bài hát tập thể để lấy làm bài ca chính thức của Mặt trận. Ba người đã cùng ngồi lại để soạn lời, viết nhạc. Một tuần sau, ca khúc “ Giải phóng miền Nam” ra đời.

Lần đầu duyệt bài hát này, ông Phạm Hùng, khi đó là cán bộ cấp cao của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã đứng lên nói to: “Được rồi, hay lắm! Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng! Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng! Vận nước đã đến rồi… Hay hết sức! Hoan nghênh và cảm ơn các đồng chí”.

Ca khúc sau đó nhanh chóng được phổ biến rộng rãi qua sóng phát thanh của Đài Phát thanh Giải phóng miền Nam và các đoàn văn công quân Giải phóng.

Nhạc: Lưu Hữu Phước

Thơ/lời: Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ

Trình bày: Hợp xướng Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị

Tiến về Sài Gòn (Lưu Hữu Phước)

Bài hát về ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 “Tiến về Sài Gòn) được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác vào năm 1966 trong một nhiệm vụ sáng tác để cổ vũ cho cuộc Tiến công và nổi dậy năm 1968.

Ca khúc này nổi bật ở tính nhạy bén chính trị, tiết tấu hùng tráng, thúc giục thế hệ trẻ xông pha lên đường tranh đấu cho Tổ quốc. Bài hát với những lời tiên đoán chính xác “Nơi thành đô trong ánh điện quang tiếng nấc nghẹn câu cười. Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày. Sài Gòn ơi ta đã về đây, ta đã về đây”…

Sáng tác: Lưu Hữu Phước

Trình bày: Quang Hưng

Tiếng hát từ thành phố mang tên người (Đăng Trung – Cao Việt Bách)

Phần lời của bài hát “Tiếng hát từ thành phố mang tên người” do nhà báo Đăng Trung viết. Ông được cử nhiệm vụ viết một bài báo đặc biệt về Sài Gòn đón chào ngày chiến thắng. Thức trắng đêm, ông cho ra đời bài viết: “Từ thành phố này, Người đã ra đi”.

Bài báo được in sau đó nhưng cái tít được sửa là “Cách đây 64 năm, từ Sài Gòn, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước”. Ngay đêm đó, một đêm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông hì hục làm một bài thơ với tít ban đầu. Sau đó, ông đã bàn với nhạc sĩ Cao Việt Bách và bài hát “Tiếng hát thành phố mang tên Người” đã ra đời.

Nhạc: Cao Việt Bách

Lời: Đăng Trung

Thể hiện: Hữu Nội – Hợp xướng Đài Tiếng nói Việt Nam

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên)

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác bài hát này vào đêm 28/4/1975 và được thu âm ngay trong chiều ngày 30/4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17h cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam, chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

Nhạc sĩ chia sẻ: “Trong nguồn cảm hứng dào dạt, hai tiếng đồng hồ sau bài hát được hoàn thành, không cần sửa một câu, một chữ. Và định để dành đến 7/5 kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ mời dàn dựng. Không ngờ thắng lợi nhanh đến thế! 30/4, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập”.

Nhạc và lời: Phạm Tuyên

Thể hiện: Hợp xướng Đài Tiếng nói Việt Nam

Đất nước trọn niềm vui (Hoàng Hà)

Nhạc sĩ Hoàng Hà sáng tác “Đất nước trọn niềm vui vào đêm 26/4/1975. Điều đặc biệt là ông chưa từng đặt chân đến Sài Gòn nhưng đã khắc họa được trọn vẹn cảm xúc của con người, cảnh vật trong ngày đại thắng của dân tộc.

“Đất nước trọn niềm vui” là một bài hát hay trong số các ca khúc viết về ngày đại thắng 30/4, đây cũng là sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sĩ Hoàng Hà.

Bài hát được giao cho Đài Tiếng nói Việt Nam vào ngày hôm sau và được thể hiện lần đầu tiên bởi ca sĩ Trung Kiên. Bài hát còn được phát trên Đài Phát thanh Giải phóng lần đầu vào sáng ngày 1/5/1975 cùng với ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Sáng tác: Hoàng Hà

Trình bày: Trung Kiên.

Hà Nội tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 24/4, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành công văn về việc phục vụ nhu cầu đi lại nhân dân và bảo đảm …

Tin tức trong ngày 25/4 mới nhất: Ga ngầm Nhà hát TP HCM hoàn thành vượt tiến độ

Tin tức trong ngày 25/4 mới nhất có những tin đáng chú ý như sau: Ga ngầm Nhà hát TP HCM hoàn thành vượt tiến độ, …

5 bộ phim tài liệu về giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất 5 …

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Ngày Giải Phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước 30

Tìm hiểu ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4

Lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975

Quyết sách chiến lược giải phóng miền Nam ngày 30/4

Thắng lợi trong cuộc chiến giành sự độc lập năm 1975 được quyết định bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là những chính sách chiến lược của Đảng và nhà nước ta. Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ cuối năm 1972, Mỹ buộc phải ký hiệp định đàm phán chấm dứt chiến tranh và rút quân tại Việt Nam. Chính lúc này, lực lượng giữa ta và địch đã có sự chênh lệch lớn, tạo tiền đề cho cuộc giải phóng quân năm 1975.

Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về lực lượng hai bên, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam với chủ trương đánh nhanh thắng nhanh, giảm thiệt hại về người và của, giữ gìn tốt nền kinh tế, văn hóa đất nước.

Sau chiến thắng của quân ta ở Tây Nguyên và Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị nhận định thời cơ đã đến, quyết định “chiến dịch Hồ Chí Minh” giải phóng Sài Gòn bắt đầu. Trước khi đi đến giải phóng miền Nam, quân ta đã lên kế hoạch tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đánh tan căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch.

Vào hồi 17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân đã vượt tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn.

Ngày 27/4, sân bay quân sự Tân Sơn Nhất chịu 3 loạt hỏa tiễn từ quân đội ta.

Ngày 28/4, tất cả tuyến phòng thủ của quân địch đã bị chọc thủng, mở đường cho quân giải phóng tiến vào thành phố nhưng họ dừng lại để có thời gian cho các giải pháp đàm phán.

10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng của ta húc tung cánh cửa chính của Dinh Độc Lập và bắt sống đội ngũ đứng đầu quân địch.

11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, khẳng định chủ quyền dân tộc, giải phóng hoàn toàn đất nước, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam 30/4

Ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam 30/4 vô cùng quan trọng với sự độc lập, tự do của đất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày chứng minh cho toàn thế giới thấy sức mạnh của tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm của người dân Việt Nam có thể chiến thắng bất kỳ kẻ thù nào. Chiến thắng đã chấm dứt chuỗi ngày bị xâm chiếm bởi các nước tư bản, đồng thời mở ra kỳ nguyên mới cho cả dân tộc, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển như ngày nay.

Đồng thời ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975 giúp tạo động lực, thúc đẩy những nước đang trong trạng thái bị xâm chiếm như Việt Nam có thể tiếp tục với mục tiêu độc lập dân tộc của mình. Sự chiến thắng của một đất nước kém phát triển sẽ là tấm gương cho đất nước khác vững tin trong công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

Đùng bỏ qua: Tổng hợp 20+ ảnh bìa Facebook sử dụng cho dịp lễ 30/4

Kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền Nam

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, không lúc nào chúng ta thôi tự hào và biết ơn những hy sinh to lớn của thế hệ cha ông, anh hùng đã chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Chúng ta luôn cố gắng nỗ lực không ngừng trong công cuộc xây dựng đất nước, phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường. Đặc biệt có thể thấy trong thời kỳ chống dịch virus Corona, nhà nước và chính phủ đã làm rất tốt trong công tác phòng dịch. Toàn thể nhân dân cùng nhau cố gắng, đẩy lùi dịch bệnh, giữ vững an toàn cho chính mình và đất nước.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Nhận Về Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Tổ Quốc trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!