Xu Hướng 5/2023 # Câu Hỏi “Có Cần Giải Phóng Miền Nam Hay Không” Và Một Ngàn Cái Like Ngốc Nghếch # Top 14 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Câu Hỏi “Có Cần Giải Phóng Miền Nam Hay Không” Và Một Ngàn Cái Like Ngốc Nghếch # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Câu Hỏi “Có Cần Giải Phóng Miền Nam Hay Không” Và Một Ngàn Cái Like Ngốc Nghếch được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hôm nay,một ngày chủ nhật êm ả trên đất nước thân yêu của chúng ta .Ngày cuối tuần dân Việt Nam chúng ta sum họp bên gia đình hoặc cùng bạn bè ăn nhậu phà ca xả stress để chuẩn bị cho 6 ngày làm việc. Facebook và Blog của các nhà rân chủ cũng im ắng lạ thường, có lẽ các ‘ nhà “ vẫn còn “ quá choáng váng vì số phận “ sau cú sập bẫy tuyệt thực của Cù lão phu nhân nên tạm thời gió bão biến đâu mất .

 Trong cái lặng lẽ ê chề của của nhà rân chủ bỗng nhiên nổi lên một nhà sử học mới toanh có cái tên thật đẹp: Nguyễn Thùy Linh. Chẳng biết cô nàng ngâm cú lịch sử Việt Nam được bao lâu , trình độ lùn hay dài cỡ nào nhưng công trình của nàng vừa khui chai bật nắp đã nhận ngay 1.145 cái like hớn hở . Công trình của nàng là câu hỏi “ có cần giải phóng Miền Nam hay không ?’ ,vai trò của Đảng Cộng Sản và chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử cận đại. Công trình tóm gọn chưa tới 2 trang giấy A4, quy mô và tính học thuật ngang ngửa một buổi chém gió của các bác ghiền thuốc lào, ấy thế mà có hơn 1 ngàn người gật gù tán thưởng mới là điều kỳ cục .đến độ buồn cười 

Nhà sử học phán “Xét về mặt sinh học thì Thùy Linh là do ba mẹ sinh ra, ba của Thùy Linh là do ông bà nội sinh ra, còn mẹ của Thùy Linh là do ông bà ngoại sinh ra…Không thấy Bác và Đảng xuất hiện trong chuỗi quá trình đó.” Để chứng minh rằng nàng chả bà con gì với lịch sử .Cái con người bằng xương bằng thịt cộng với phụ kiện làm đẹp của nàng không hề là hệ quả của lịch sử . Có lẽ nàng sống ở một hành tinh khác, thở trong bầu khí quyển khác nên nàng không hiểu tại sao dân Việt Nam phải cúng bái Quốc tổ Hùng Vương, cứ phải tưởng nhớ các vị Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lý thường Kiệt…. Theo nàng , một người Pháp chả việc gì phai oánh giá công lao ông De Gaul, một anh Mỹ cũng chả rỗi hơi mà biết Washington là ai vì cái sự kiện trứng và tinh trùng gặp nhau tạo ra họ chả can hệ gì với mấy anh hung giả phóng dân tộc kia . Phủ nhận công lao của Đảng Cộng Sản và Bác Hồ thì cũng có nhiều nhà sử học tự phong làm rồi nhưng chưa ai đem AND của mình ra làm bằng chứng như cô nàng này thì quả là độc cô cầu bại !!!

Dân tộc Việt Nam hay bất cứ dân tộc nào cũng vậy , không ai muốn đất nước chia năm xẻ bảy, chằng hiểu sao cô nàng sử gia này không muốn đất nước thống nhất, . Để chứng minh Miền Nam không cần phải được giải phóng nàng dùng một Sử liệu rất ….vỉa hè là :“ nghe nói “ . Nguyên văn : “Theo như những người đã từng sống ở Sài Gòn trước năm 75 kể lại thì ngày đó Sài Gòn giống thiên đường hơn là xứ nô lệ”. Sài Gòn là thiên đường , có lẽ đúng với nhóm người hưởng lợi ích của Mỹ vì họ được ăn ngon mặc đẹp , nhảy đầm uống rượu Tây . cái phồn hoa giả tạo của Sài Gòn ngày ấy hóa ra lại có ma lực vô cùng lớn, khiến cho những con người sống ở thế kỷ 21 như nhà sử học này đắm đuối . Sài Gòn là Sài Gòn chứ phải là Miền Nam đâu.Chính thể VNCH nó thế,chỉ giỏi trình diễn bộ mặt tươm tất ở đô thị . Hiểu biết của nhà sử học này cũng như các nhà rân chủ về Miền Nam chỉ là qua hình chụp quận 1 , quận 3 của Sài Gòn trước 75 và chấm hết . “ Vì quận 1 , quận 3 là thiên đường nên không cần phải giải phóng Miền Nam” là slogan của trường phái sử học quái dị này 

Bàn về tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đât nước, nhà sử học lại so sánh Việt Nam với nước Đức thời Hitler. Cuộc kháng chiến này chẳng qua như phát xit Đức xâm lược châu Âu .Hóa ra theo nhà sử học thì Miền Nam không phải một phần máu thịt của đất nước , và người dân Miền Nam không phải dân Việt Nam !!!! Với phát hiện này có lẽ cô nàng trở thành nhà nhân chủng học mới xứng tầm

Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta được gọi là : kháng chiến thần thánh “ vì dân ta can trường , chống chọi kẻ thù mạnh hơn nhiều lần suốt mấy chục năm thế nhưng nhà sử học này không phục . Theo nàng thì có gì đáng phục đâu , vì “Trước năm 75, vũ khí, súng đạn, quân trang của lính miền Bắc chủ yếu là do Liên Xô và Trung Quốc trang bị, đến cả cái mũ cối mà anh bộ đội cụ Hồ đội cũng là của Trung Quốc cho.” ( ngưng trích ). Thiệt là khổ cho nhân dân ta quá , bởi vì muốn nàng phục thì nhân dân ta phải dùng giáo mác cung tên, gậy tầm vông mà chơi với sung đạn , xe tăng, B52… của Mỹ mới được .! 

Công trình sử học của cô nàng này càng đọc càng buồn cười , vì nó ấu trĩ ngô nghê vô cùng. Thật ra một Facebook user viết nhăng viết cuội cái gì đó là chuyện nhỏ như con thỏ.ai rỗi hơi mà để ý , Thưc tế nhiều năm nay cũng có những kẻ chuyên nhào nặn bóp méo lịch sử đất nước bằng những cuốn sách, tác phẩm này nọ, ít nhiều họ cũng dành tim óc cho những đứa con tinh thần bốc mùi ấy .Dẫu sao những công trình kiểu như “ bên thắng cuộc “ cũng có chút gì đó để người ta cãi nhau .. Hiện tượng có đến hơn một ngàn người khen ngợi đồng tình với thứ giấy lộn của cô Thùy Linh quả nhiên bất thường ! Hơn một ngàn kẻ ngu ngơ, thiếu tư duy .. các bạn có hình dung một ngàn người nó thế nào không? Xếp đầy 20 container 40 feet đấy thưa các bạn .

Câu Hỏi “Có Cần Giải Phóng Miền Nam Hay Không” Và Một Ngàn Cái Like Ngốc Nghếch

Hôm nay,một ngày chủ nhật êm ả trên đất nước thân yêu của chúng ta .Ngày cuối tuần dân Việt Nam chúng ta sum họp bên gia đình hoặc cùng bạn bè ăn nhậu phà ca xả stress để chuẩn bị cho 6 ngày làm việc. Facebook và Blog của các nhà rân chủ cũng im ắng lạ thường, có lẽ các ‘ nhà ” vẫn còn ” quá choáng váng vì số phận ” sau cú sập bẫy tuyệt thực của Cù lão phu nhân nên tạm thời gió bão biến đâu mất . Trong cái lặng lẽ ê chề của của nhà rân chủ bỗng nhiên nổi lên một nhà sử học mới toanh có cái tên thật đẹp: Nguyễn Thùy Linh. Chẳng biết cô nàng ngâm cú lịch sử Việt Nam được bao lâu , trình độ lùn hay dài cỡ nào nhưng công trình của nàng vừa khui chai bật nắp đã nhận ngay 1.145 cái like hớn hở . Công trình của nàng là câu hỏi ” có cần giải phóng Miền Nam hay không ?’ ,vai trò của Đảng Cộng Sản và chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử cận đại. Công trình tóm gọn chưa tới 2 trang giấy A4, quy mô và tính học thuật ngang ngửa một buổi chém gió của các bác ghiền thuốc lào, ấy thế mà có hơn 1 ngàn người gật gù tán thưởng mới là điều kỳ cục .đến độ buồn cười

Nhà sử học phán “Xét về mặt sinh học thì Thùy Linh là do ba mẹ sinh ra, ba của Thùy Linh là do ông bà nội sinh ra, còn mẹ của Thùy Linh là do ông bà ngoại sinh ra…Không thấy Bác và Đảng xuất hiện trong chuỗi quá trình đó.” Để chứng minh rằng nàng chả bà con gì với lịch sử .Cái con người bằng xương bằng thịt cộng với phụ kiện làm đẹp của nàng không hề là hệ quả của lịch sử . Có lẽ nàng sống ở một hành tinh khác, thở trong bầu khí quyển khác nên nàng không hiểu tại sao dân Việt Nam phải cúng bái Quốc tổ Hùng Vương, cứ phải tưởng nhớ các vị Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lý thường Kiệt…. Theo nàng , một người Pháp chả việc gì phai oánh giá công lao ông De Gaul, một anh Mỹ cũng chả rỗi hơi mà biết Washington là ai vì cái sự kiện trứng và tinh trùng gặp nhau tạo ra họ chả can hệ gì với mấy anh hung giả phóng dân tộc kia . Phủ nhận công lao của Đảng Cộng Sản và Bác Hồ thì cũng có nhiều nhà sử học tự phong làm rồi nhưng chưa ai đem AND của mình ra làm bằng chứng như cô nàng này thì quả là độc cô cầu bại !!!

Dân tộc Việt Nam hay bất cứ dân tộc nào cũng vậy , không ai muốn đất nước chia năm xẻ bảy, chằng hiểu sao cô nàng sử gia này không muốn đất nước thống nhất, . Để chứng minh Miền Nam không cần phải được giải phóng nàng dùng một Sử liệu rất ….vỉa hè là :” nghe nói ” . Nguyên văn : “Theo như những người đã từng sống ở Sài Gòn trước năm 75 kể lại thì ngày đó Sài Gòn giống thiên đường hơn là xứ nô lệ”. Sài Gòn là thiên đường , có lẽ đúng với nhóm người hưởng lợi ích của Mỹ vì họ được ăn ngon mặc đẹp , nhảy đầm uống rượu Tây . cái phồn hoa giả tạo của Sài Gòn ngày ấy hóa ra lại có ma lực vô cùng lớn, khiến cho những con người sống ở thế kỷ 21 như nhà sử học này đắm đuối . Sài Gòn là Sài Gòn chứ phải là Miền Nam đâu.Chính thể VNCH nó thế,chỉ giỏi trình diễn bộ mặt tươm tất ở đô thị . Hiểu biết của nhà sử học này cũng như các nhà rân chủ về Miền Nam chỉ là qua hình chụp quận 1 , quận 3 của Sài Gòn trước 75 và chấm hết . ” Vì quận 1 , quận 3 là thiên đường nên không cần phải giải phóng Miền Nam” là slogan của trường phái sử học quái dị này

Bàn về tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đât nước, nhà sử học lại so sánh Việt Nam với nước Đức thời Hitler. Cuộc kháng chiến này chẳng qua như phát xit Đức xâm lược châu Âu .Hóa ra theo nhà sử học thì Miền Nam không phải một phần máu thịt của đất nước , và người dân Miền Nam không phải dân Việt Nam !!!! Với phát hiện này có lẽ cô nàng trở thành nhà nhân chủng học mới xứng tầm

Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta được gọi là : kháng chiến thần thánh ” vì dân ta can trường , chống chọi kẻ thù mạnh hơn nhiều lần suốt mấy chục năm thế nhưng nhà sử học này không phục . Theo nàng thì có gì đáng phục đâu , vì “Trước năm 75, vũ khí, súng đạn, quân trang của lính miền Bắc chủ yếu là do Liên Xô và Trung Quốc trang bị, đến cả cái mũ cối mà anh bộ đội cụ Hồ đội cũng là của Trung Quốc cho.” ( ngưng trích ). Thiệt là khổ cho nhân dân ta quá , bởi vì muốn nàng phục thì nhân dân ta phải dùng giáo mác cung tên, gậy tầm vông mà chơi với sung đạn , xe tăng, B52… của Mỹ mới được .!

Công trình sử học của cô nàng này càng đọc càng buồn cười , vì nó ấu trĩ ngô nghê vô cùng. Thật ra một Facebook user viết nhăng viết cuội cái gì đó là chuyện nhỏ như con thỏ.ai rỗi hơi mà để ý , Thưc tế nhiều năm nay cũng có những kẻ chuyên nhào nặn bóp méo lịch sử đất nước bằng những cuốn sách, tác phẩm này nọ, ít nhiều họ cũng dành tim óc cho những đứa con tinh thần bốc mùi ấy .Dẫu sao những công trình kiểu như ” bên thắng cuộc ” cũng có chút gì đó để người ta cãi nhau .. Hiện tượng có đến hơn một ngàn người khen ngợi đồng tình với thứ giấy lộn của cô Thùy Linh quả nhiên bất thường ! Hơn một ngàn kẻ ngu ngơ, thiếu tư duy .. các bạn có hình dung một ngàn người nó thế nào không? Xếp đầy 20 container 40 feet đấy thưa các bạn .

Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thăm Quân Giải phóng miền Nam tại miền Đông Nam Bộ. (Ảnh tư liệu – theo Báo QĐND)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá; trong đó có bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, mà việc thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cách đây 50 năm là một sáng tạo điển hình của nghệ thuật tổ chức chỉ đạo chiến tranh nhân dân Việt Nam của Đảng ta.

Thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965) của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) là đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang ở hai miền Nam – Bắc; trong đó, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam đủ mạnh, để từng bước đánh bại từng chiến lược, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15-2-1961, tại chiến khu Đ (miền Đông Nam Bộ), Quân giải phóng miền Nam (QGPMN) Việt Nam được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân. QGPMN đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sự chỉ huy thống nhất của Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Ban Quân sự thuộc Trung ương Cục. QGPMN có nhiệm vụ chủ yếu là làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ngay sau khi ra đời, QGPMN bám sát phương châm phát triển lực lượng, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965). Thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng, QGPMN tập trung xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; trong đó, chú trọng phát triển bộ đội chủ lực cả về biên chế, tổ chức và vũ khí, trang bị. Chỉ sau một năm thành lập (1962), QGPMN đã xây dựng được 2 trung đoàn bộ binh ở miền Đông Nam Bộ và 3 trung đoàn bộ binh ở Quân khu 5. Đó là những đơn vị bộ đội chủ lực đầu tiên đặt nền móng cho QGPMN không ngừng phát triển lớn mạnh. Các đơn vị đã thực hiện tốt việc kết hợp vừa xây dựng, vừa đẩy mạnh hoạt động tác chiến với nhiều trận đánh quy mô vừa và nhỏ, tiêu biểu là trận đánh Ấp Bắc (Mỹ Tho) tháng 1-1963, giành thắng lợi, mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trên toàn chiến trường miền Nam. Từ đánh tập trung quy mô đại đội, tiểu đoàn, phát triển lên quy mô trung đoàn; trong chiến dịch Bình Giã (từ ngày 2-12-1964 đến ngày 3-1-1965), lần đầu tiên ta sử dụng 2 trung đoàn bộ binh tiến công, đánh bại các biện pháp chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch. Tiếp đó, QGPMN mở chiến dịch Đồng Xoài (từ ngày 10-5 đến ngày 22-7-1965) và chiến dịch Ba Gia (từ ngày 28-5 đến ngày 20-7-1965) giành thắng lợi, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến tập trung, làm thất bại các biện pháp chiến lược của địch, góp phần cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

QGPMN tiếp tục phát triển lực lượng, đẩy mạnh hoạt động tác chiến, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-1968). Để cứu vãn tình thế thất bại trên chiến trường, đế quốc Mỹ vội vàng đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Lực lượng này được trang bị hiện đại, có hoả lực mạnh, sức cơ động cao và là đối tượng tác chiến của QGPMN. Để giành thắng lợi trước đối tượng mới, QGPMN đã tích cực nghiên cứu nắm địch, đồng thời chủ động phát triển nhanh lực lượng từ quy mô 5 trung đoàn lên 6 sư đoàn, bố trí thành ba khối chủ lực cơ động, triển khai hợp lý trên các chiến trường. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, QGPMN đã đẩy mạnh tác chiến tập trung của các đơn vị bộ đội chủ lực, kết hợp với tác chiến rộng khắp quy mô vừa và nhỏ của lực lượng dân quân du kích, để thắng ngay trận đầu, giành thắng lợi từng bước tiến tới làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Những chiến thắng liên tiếp: Vạn Tường (ngày 18-8-1965), đánh bại cuộc hành quân “tìm diệt” quy mô lớn của đế quốc Mỹ, Chiến dịch Plây Me (từ ngày 19-10 đến ngày 26-11-1965) tiêu diệt gần hết và đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn kỵ binh và diệt 1 chiến đoàn cơ giới của Mỹ, 1 tiểu đoàn bộ binh nguỵ, phá 89 xe quân sự, bắn rơi 59 máy bay. Điều đó chứng minh rằng, QGPMN đủ sức đánh thắng quân đội viễn chinh Mỹ và đồng minh, dù chúng được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Thắng lợi kế tiếp của Chiến dịch Bàu Bàng-Dầu Tiếng mở ra phong trào “Tìm Mỹ mà diệt”, “Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”. Phát triển thế tiến công, QGPMN đánh bại liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược (mùa khô 1965-1966, 1966-1967) và đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn-xi-ty (từ ngày 22-2 đến ngày 15-4-1967), bẻ gẫy hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của 45.000 quân Mỹ… Trước tình thế có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết tâm đẩy mạnh tiến công giành thắng lợi quan trọng về mặt quân sự. Theo đó, QGPMN thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ở nhiều thành phố, thị xã, thị trấn miền Nam, trọng tâm là Huế, Sài Gòn-Gia Định, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giải phóng 1,4 triệu dân; giáng một đòn quyết định làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, “phi Mỹ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pa-ri. Có thể nói, đây là thời kỳ phát triển cách đánh phong phú, đa dạng và sáng tạo của QGPMN.

QGPMN thực hiện tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1975). Các chiến lược, chiến thuật của Mỹ bị khủng hoảng nghiêm trọng, buộc chúng phải thay đổi phương thức tác chiến “tìm diệt” sang “quét và giữ”, tạo ra những vùng trắng ở ven đô thị, nhất là Sài Gòn, nhằm bảo vệ an toàn trung tâm đầu não; đồng thời, thực hiện Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đánh phá miền Bắc, xâm lược Lào, Cam-pu-chia, với ý đồ kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ. Trong khi đó, QGPMN gặp nhiều khó khăn: lực lượng bị tổn thất chưa kịp khôi phục, không tiếp tế được vật chất hậu cần do bị đánh phá liên tục… Để duy trì lực lượng tiếp tục chiến đấu, QGPMN tổ chức thành nhiều bộ phận đứng chân ở các vùng, miền khác nhau (vùng lõm căn cứ đồng bằng, vùng giáp ranh hoặc căn cứ miền núi).

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư kêu gọi quân và dân cả nước quyết tâm chiến đấu “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Tiếp đó, tháng 4-1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về tình hình và nhiệm vụ mới”, nhằm động viên quân và dân hai miền Nam – Bắc, phát triển thế tiến công, tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh quyết định gấp rút xây dựng các lực lượng vũ trang lên một bước mới; trong đó, tập trung xây dựng các đơn vị chủ lực QGPMN. Bộ Tổng tư lệnh điều động nhiều đơn vị với đủ quân số và vũ khí, trang bị từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam và điều chỉnh các đơn vị chủ lực đứng chân ở từng địa bàn chiến lược, nhất là trên hướng trọng điểm. QGPMN được tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục phát triển, nâng cao sức mạnh chiến đấu, giữ vững thế có lợi trên các chiến trường; đồng thời, tích cực phối hợp tác chiến với quân và dân hai nước Lào, Cam-pu-chia, liên tiếp giành thắng lợi, làm thay đổi cục diện chiến tranh ở ba nước Đông Dương. Đối với chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương phát triển thế tiến công chiến lược, nhằm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Thực hiện kế hoạch tác chiến năm 1972 của Quân uỷ Trung ương, QGPMN mở Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, điển hình là các chiến dịch: Trị – Thiên (từ ngày 30-3 đến ngày 27-6), Bắc Tây Nguyên (từ ngày 30-3 đến ngày 5-6), Nguyễn Huệ (từ ngày 31-3-1972 đến ngày 28-1-1973)… Thắng lợi của Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc chính quyền Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (tháng 1-1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tranh thủ thời cơ, tháng 10-1973, Bộ Chính trị quyết định phát triển lực lượng chủ lực từ quy mô sư đoàn lên quy mô quân đoàn 1, có nhiều vũ khí, trang bị hiện đại, bảo đảm chiến đấu liên tục, dài ngày. Đây là sự phát triển vượt bậc về quy mô tổ chức, vũ khí trang bị và trình độ tác chiến, chuẩn bị cho QGPMN mở các chiến dịch tiến công, hiệp đồng binh chủng tiêu diệt lớn quân địch trên toàn chiến trường miền Nam, nhằm sớm kết thúc chiến tranh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình chiến trường miền Nam, trong nước, thế giới, nhất là khả năng quay trở lại của quân Mỹ, Bộ Chính trị đã hạ Quyết tâm chiến lược: mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy quy mô lớn vào mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện quyết tâm đó, QGPMN cùng với quân và dân cả nước tích cực tạo lực, tạo thế, chủ động mở Chiến dịch Tây Nguyên, chọc thủng tuyến phòng thủ chiến lược của địch, tạo đà cho QGPMN liên tiếp mở các chiến dịch: Trị – Thiên, Huế – Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến 30-4-1975) giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho sự lớn mạnh của QGPMN về trình độ tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến với các quân chủng, binh chủng, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, thực hiện trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.

Trải qua 14 năm (1961-1975) xây dựng và chiến đấu, QGPMN – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam – đã làm tròn nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền, QGPMN đã phát huy truyền thống, bản chất cách mạng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa xây dựng, vừa chiến đấu, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới rất nặng nề, đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; trước tiên, xây dựng lực lượng Hải quân, Phòng không-Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử và Trinh sát kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, xây dựng Quân đội nhân dân có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, làm nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân phát triển ở trình độ cao khi đất nước có chiến tranh. Cùng với đó, phải tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học quân sự, lý luận nghệ thuật tác chiến của các quân chủng, binh chủng và các lực lượng, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao; đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng của quân đội từng bước hiện đại. Trước mắt, tập trung đổi mới công tác huấn luyện-đào tạo, nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định.

và Thượng tá, ThS. ĐỖ HẢI ÂU

1- Quân đoàn 1 ở hậu phương miền Bắc, thành lập 10-1973; Quân đoàn 2 ở Trị-Thiên, thành lập tháng 5-1974; Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên, thành lập tháng 3-1975; Quân đoàn 4 ở Đông Nam Bộ, thành lập tháng 7-1974.

Câu Hỏi Ôn Tập Bài 30: Hoàn Thành Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước ( 1973

Câu hỏi 8: Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975?

Trả lời câu hỏi:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra trong gần hai tháng (từ ngày 4-3-1975 đến ngày 2-5-1975) qua ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.

* Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 24-3)

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng.

Thực hiện kế hoạch, ta tập trung lực lượng mạnh với vũ khí kĩ thuật hiện đại mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên với trận then chốt mở màn Buôn Mê Thuột.

– Ngày 4-3, quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum nhằm thu hút quân địch về đây. Ngày 10-3-1975, ta đánh trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi. Ngày 12-3-1975, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng thất bại.

– Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn. Ngày 14-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung.

– Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt. Đến ngày 24- 3-1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.

– Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến của ta từ tiến công chiến lược phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

* Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (từ ngày 21-3 đến ngày 29-3)

– Ngày 21-3, quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây trong thành phố. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25-3, quân ta tiến vào cố đô Huế, đến hôm sau (ngày 26-3) thì giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.

– Cùng thời gian giải phóng Huế, quân ta giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai… tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. Đà Nẵng rơi vào thế cô lập.

– Sáng ngày 29-3, quân ta từ ba phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố, đến 8 giờ chiều thì giải phóng toàn bộ Đà Nẵng.

– Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, nhân dân các tỉnh còn lại ở ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, các đảo biển miền Trung cũng lần lượt được giải phóng.

* Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26-4 đến ngày 30-4)

– Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công và giải phóng Phan Rang (16-4) và Xuân Lộc (21-4) – phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.

– Ngày 18-4, Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn. Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống Chính phủ Sài Gòn.

– 17 giờ ngày 26-4, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

– 10 giờ 45 phút ngày 30-4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

– Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh.

– Nhân dân các tỉnh còn lại ở miền Nam thừa thắng nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy. Đến ngày 2-5, Châu Đốc là tình cuối cùng được giải phóng.

Câu hỏi 9: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời câu hỏi:

– Đối với dân tộc ta: thắng lợi của cuộc kháng chiến kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

-Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta hơn một thế kỉ, trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.

– Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Đối với thế giới:

– Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

Câu hỏi 10: Nêu những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ?

Trả lời câu hỏi:

– Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lôi tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

– Nhân dân ta ở hai miền đoàn kết nhất trí, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà.

– Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

– Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc Đông Dương.

Câu hỏi 11: Lập bảng các niên đại và sự kiện về những thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, xây dựng, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).

1961-1965

-Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm

1965-1968

-Chống chiến tranh phá hoại lần thứ I của Mĩ

1965-1968

– Đưa hơn 300000 cán bộ, bộ đội vào miền Nam.

– Gửi vào miền Nam hàng vạn tấn vũ khí, đạn dược.

Giải Phóng Hoàn Toàn Miền Nam

Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết, Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Song, chúng không từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam, tiếp tục viện trợ, tạo điều kiện cho chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari. Mỹ ra sức xây dựng quân đội ngụy Sài Gòn thành một đội quân tay sai “mạnh nhất ở Đông – Nam á”, với số quân trên 1 triệu 10 vạn tên, được tổ chức thành 4 quân đoàn gồm 13 sư đoàn và nhiều lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, với 1.850 máy bay các loại, 1.588 khẩu pháo, 2.074 xe tăng, 1.611 tàu chiến; với hàng triệu tấn vật tư chiến tranh được đưa vào miền Nam trước và sau khi ký Hiệp định Pari. Ngoài ra còn có lực lượng bảo an, dân vệ được trang bị đầy đủ. Chúng liên tiếp đưa ra nhiều kế hoạch chiến tranh với mục tiêu trong 3 năm (từ 1973-1975), chiếm hết tất cả các vùng giải phóng và đặt toàn bộ miền Nam dưới quyền kiểm soát của chúng. Sau Hiệp định Pari, ở miền Nam Việt Nam đã hình thành hai vùng kiểm soát, hai quân đội, hai chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng đang đứng vững trên các địa bàn chiến lược quan trọng. Uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Hội nghị cấp cao của gần 80 nước Không liên kết họp tại Angiê, tháng 9-1973 đã công nhận Cộng hoà miền Nam Việt Nam là thành viên chính thức của Phong trào Không liên kết, công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời là người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên là thắng lợi của chiến dịch Huế-Đà Nẵng (từ 19 đến 29-3-1975). Từ lúc chiến dịch Tây Nguyên mở đầu, quân và dân Trị-Thiên đã phối hợp hoạt động mạnh, tiến công và nổi dậy ở nhiều nơi. Ngày 19-3-1975 toàn bộ tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Tiếp đó, quân và dân Thừa Thiên-Huế đã hình thành thế bao vây Huế bằng nhiều mũi và khống chế chặn đường rút chạy ra biển và vào Đà Nẵng. Ngày 24-3, Tam Kỳ và Quảng Ngãi được giải phóng. Ngày 26-3-1975, các lực lượng vũ trang nhân dân đã tiến hành hợp vây và cùng với đông đảo lực lượng quần chúng cách mạng nổi dậy tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên-Huế gồm 4 vạn tên địch, làm chủ thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên. Từ đầu tháng 4-1975, các binh đoàn chủ lực trên đường hành quân tiến về Sài Gòn đã đánh địch, giải phóng Phan Rang, Bình Thuận, Bình Tuy, Xuân Lộc, đánh chiếm Bà Rịa. Ngày 26-4-1975, cuộc tiến công lớn vào Sài Gòn bắt đầu. Những trận chiến đấu quyết liệt và những trận bão lửa dữ dội diễn ra trước hết ở hướng đông là hướng địch tập trung nhiều lực lượng và tổ chức chống cự rất điên cuồng. Từ khắp các hướng, năm cánh quân lớn phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương và được sự giúp sức của quần chúng nổi dậy, nhất loạt tấn công địch với sức mạnh vũ bão. Từ ngày 26 đến ngày 28-4, một bộ phận quan trọng lực lượng địch trên tuyến phòng thủ vòng ngoài bị tiêu diệt. Các binh đoàn chủ lực của quân giải phóng xiết chặt vòng vây xung quanh Sài Gòn. Hoảng sợ trước nguy cơ sắp bị tiêu diệt hoàn toàn, từ ngày 18-4-1975, Tổng thống Mỹ chúng tôi ra lệnh di tản gấp người Mỹ ở Sài Gòn bằng một lực lượng không quân và hải quân Mỹ. Ngụy quyền tay sai, sau khi Trần Văn Hương lên thay Thiệu (21-4) rồi Dương Văn Minh lên thay Hương (28-4) đã thực sự lâm vào cảnh tuyệt vọng. Ngày 30-4, với sự hiệp đồng chiến đấu rất anh dũng của các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, các lực lượng biệt động, tự vệ vùng ven và nội đô, cùng với sự nổi dậy đều khắp và rất kịp thời của quần chúng trong và ngoài thành phố, các cánh quân hùng mạnh đã thần tốc thọc sâu, tiến thẳng vào chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố Sài Gòn-Gia Định: Dinh Độc lập (tức Phủ Tổng thống ngụy), Bộ Tổng tham mưu và Khu Bộ tư lệnh các binh chủng của địch, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh, Biệt khu thủ đô và Tổng nha cảnh sát. Nhân dân thành phố Sài Gòn hân hoan chào đón các lực lượng vũ trang, con em của mình và cùng bộ đội truy lùng địch, tước vũ khí của chúng, dẫn đường cho bộ đội, bảo vệ các cơ sở kinh tế và văn hoá. Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đúng 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, lá cờ Cách mạng được cắm trên nóc Dinh Độc lập. Đây là thời điểm đánh dấu thành phố Sài Gòn-Gia Định hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Trên đà chiến thắng, từ ngày 30-4-1975, đồng bào và chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 1-5-1975, toàn bộ lãnh thổ đất liền miền Nam đã được giải phóng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Hỏi “Có Cần Giải Phóng Miền Nam Hay Không” Và Một Ngàn Cái Like Ngốc Nghếch trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!