Bạn đang xem bài viết Chùm Thơ Kỷ Niệm 45 Năm Ngày Giải Phóng Miền Nam 30/4/1975 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
TRƯƠNG NGỌC ÁNH
TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG
Cầu Rạch Chiếc
Yết hầu vào cửa ngõ Sài Gòn
Lô cốt tháp canh nhùng nhoàng lửa đạn
Những tên lính rằn ri nghiến răng bên ủ súng
Điên cuồng tự thủ
Cầu Rạch Chiếc
Bóng những người lính đặc công âm thầm tiềm nhập
Đem thân làm trụ cầu cho đồng đội băng qua
Trong làn đạn, trong ánh chớp khẩu AK điểm xạ
Dòng Rạch Chiếc đỏ ngầu bọt máu
Trận đánh cuối cùng kết thúc chiến tranh
Những nhịp cầu rung lên như dây đàn
Khúc bi tráng trước ngày toàn thắng
Dòng Rạch Chiếc vẫn trôi thầm lặng
Những anh hùng hóa thân vào sông nước
Những bông hoa Lục Bình tím ngát
Thản nhiên trôi về phía hoàng hôn
Những bông hoa cắm vào lịch sử
Trận đánh cuối cùng: Trưa 30 tháng 4 năm 1975.
CHÀO 30 – 4
Chào 30 – 4 – màu đỏ thiêng liêng bay rợp trời dinh Độc lập
Sọc ba que nát nhàu mặt đất
Người lính bồng súng chào Tổ quốc
Nghẹn lời nước mắt rưng rưng .
30 tháng tư – 30 năm
Cả dân tộc hành trình trong máu lửa
Hiến tuổi thanh xuân kết vành hoa đỏ
Nhọn hoắt đường lê, đạn xé rách trời.
Phút thiêng liêng này, Tổ quốc kính yêu ơi!
Đã hết nỗi đau cắt sông Bến Hải
Cầu Hiền Lương nối liền một giải
Xích xe tăng rạn vỡ Đô thành.
Người lính chào Tổ quốc rưng rưng
Quân nhạc cử trong tiếng gầm đại bác
Súng đỏ nòng hát trên khung nhạc
Thơ khắc vào báng súng máu còn hoen .
30 năm, một tấc cỏ cây không xanh nổi tia nhìn
Nung nấu hờn căm trưa nay bùng nổ
Cả Sài Gòn chìm trong bão lửa
Dân tộc này lấy máu rửa nô vong.
Người lính bồng súng chào nước mắt rưng rưng
Cờ đỏ bay rợp hình hài Tổ quốc
Chào 30 tháng 4, chào non sông thống nhất
Lồng ngực vỡ trong tiếng gầm đại bác
Bắn tung trời theo khúc hải hoàn ca ./.
TRẦN VŨ THÌN
LỜI THƯƠNG
( Tưởng nhớ Diệu Thảo người y tá của đơn vị)
Thôi em nằm lại dốc này
Chiến trường gọi, phải chia tay em rồi
Dìu em suốt một dặm dài
Hết rừng là suối, hết ngày lại đêm
Anh ru em ngủ giữa miền thẳm sâu
Trường Sơn, dốc đứng đèo cao
Thuốc không, gạo hết làm sao bây giờ
Ru em, cho trọn giấc mơ
Còn ai đâu, giữa trống trơ núi rừng
Lót em nằm lại ven đường
Lần theo tiếng súng chiến trường anh đi
Lời thương còn mãi khắc ghi
Nỗi đau thêm nặng ngày về không em…
Đông Trường Sơn 1972
Ảnh: Văn Bảy
LỜI RU DỒNG ĐỘI
Lời ru một sáng tinh khôi
Nén đau đưa tiễn một người ra đi
Nắng
Mưa
Sương
Gió
Sớm
Khuya…
Mắt vàng, da nghệ, bạn chia tay rồi
Nam Lào hun hút xa xôi
Bạn nằm đây, gửi cuộc đời vào cây
Lời ru khát buổi trưa nay
Sau bom tọa độ đạn cày nát Thung*
Điểm danh đến đứa cuối cùng
Bạn không thưa, biết bạn không qua rồi
Tiễn đưa bạn một góc đồi
“Còn non còn nước, còn người cứ đi…”
Lời ru khắc khoải vào khuya
Sau trận đánh, có ai về nữa đâu!
Đã thề sống chết có nhau
Mà sao cứ thấy nỗi đau thêm đầy
Lời ru đồng đội đêm nay
Chỉ mong có được một ngày bình yên…
Sê Công 9/1973
ĐẶNG ĐÌNH HIỀN
TRỞ LẠI TRƯỜNG SƠN
Tôi trở lại Trường Sơn chiều nay
Rừng mênh mang, gió ngàn vi vút thổi
Nghe đâu đây tiếng bước chân đồng đội
Lòng bồi hồi, thương nhớ khôn nguôi.
Trường Sơn ơi, còn mãi trong tôi
Hình ảnh năm xưa giữa rừng sâu thẳm
Đêm giá lạnh ôm nhau làm chăn ấm
Thuốc đắng (*), rau rừng, cơm nắm,… sẻ san
Những ngày, đêm vượt núi, băng ngàn
Khói lửa đạn, bom bốn bề khốc liệt.
Vào trận chiến đâu so bì sống, chết
Đợi ngày về sau khúc khải hoàn ca.
… Kháng chiến trường kỳ gian khổ đi qua
Đồng đội tôi bao nhiêu người nằm lại
Giữa rừng sâu, chốn nào đây bạn hỡi
Trường Sơn Đông hay Trường Sơn Tây?
Nén hương thơm nắm chặt trong tay
Tôi lần theo dấu xưa bên khe suối
Dõi mắt nhìn vết tích từng vách núi
Đâu nấm mồ chôn vội xác người thân.
Đồng đội ơi, ai còn giữa đại ngàn?
Ai đã về quê hương xứ sở?
Ai đã đến nghĩa trang yên nghỉ?
Ai khuyết danh? Ai tên, tuổi đủ đầy?
Cứ mỗi lần trở lại nơi đây
Lòng khát khao thấy bóng hình đồng đội.
Cánh bướm nâu chập chờn bên suối
Vương vấn lòng không nỡ bước chân qua.
(*). Thuốc Quinine – một loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh sốt rét.
NGUYỄN CÔNG KÝ
TIẾNG CON CHIM LẠ
(Thương nhớ Toàn)
Chúng mình đặt cậu nằm đây
Một bên dòng suối, cạnh cây lim già
Sao giờ tìm mãi chẳng ra
Bàn tay rớm máu vẫn là đất nâu?
Nén nhang biết cắm vào đâu
Khôn thiêng hiển hiện … vài câu đi Toàn
Đường về đèo dốc ngút ngàn
Trước bàn thờ mẹ, lệ tràn … thưa sao?
Đoạn đành cúi lạy rừng Lào
Xin vốc cát bụi chiến hào năm xưa
Bỗng nghe ngào ngạt hương đưa
Tiếng con chim lạ cũng vừa hót sang…
Hạ Lào mùa mưa 1995
.
Ảnh: Minh Chiến
MAI NAM THẮNG
HOA LOA KÈN
Người nép bên hoa đã thành vĩnh cửu
Người chia tay hoa đã hóa vô danh
Hóa cánh rừng sốt rét tái xanh…
Hóa vầng trăng hạ tuần ối đỏ!
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ
Trắng kiêu sa lộng lẫy Hà Thành
Trắng tinh khôi lời hẹn hò thứ nhất
Trắng dịu dàng năm cánh mỏng xinh…
Và tháng Tư hồi âm
Mùa hoa nâng những bước chân thần tốc
Mùa hoa dâng bản hùng ca náo nức
Riêng những nốt trầm tê tái rụng về hoa
Sớm mai này tháng Tư
Chị lặng lẽ thắp hoa
Sau hương khói…
nụ cười nhói trắng!
CỎ DUYÊN
Ngày chưa em anh từng với cỏ
Xanh vô tư quà tặng của đất trời
Tình yêu anh thảo nguyên từ ấy
Cỏ duyên cơ ám ảnh kiếp người
Tuổi hai mươi khoác màu áo cỏ
Những ban mai run rẩy lối sương
Cỏ non tơ bên chiến hào tở mở
Cỏ bừng bừng đêm lửa na-pan!
Tuổi hai mươi dằng dặc Trường Sơn
Bao vuông cỏ mảnh hồn chiến sĩ
Qua mùa hạ trăng sao mộng mị
Cỏ bời bời ký ức xa xanh…
Anh đâu ngờ một sớm hao hanh
Thu bất chợt rỡ ràng nắng cỏ
Mơ hay thực chẳng cần biết nữa
Mặc con tim loạn nhịp ve sầu
Mặc nắng mưa tóc cỏ pha màu
Xin chân thật gieo mình bên cỏ biếc
Ngắm bao dung trời xanh tinh khiết
Như chưa hề năm tháng bão dông…
PHƯỢNG HỒNG THẠCH HÃN
Đỏ như mùa hè năm Một Chín Bảy Hai
Lửa rừng rực Đông Hà, Quảng trị
Một sớm giảng đường lặng im hàng ghế
Sân trường Bách Khoa xúng xính những binh nhì…
Đỏ như đất chiến hào vừa lấp xuống lại cày lên
Loang lổ mặt sông đêm chới với…
Đỏ mắt mẹ mấy mươi năm ngóng đợi
Miền bạt ngàn bia mộ một dòng tên!
Kìa mùa hạ đang trôi…
Kìa mùa hạ đang dâng!
Những gương mặt như quen
Những ánh nhìn như nói
Ve ran…
Ve ran…
Đôi bờ nắng xối
Xanh nghẹn ngào Thạch Hãn những mùa hoa…
MIÊN DI
DƯỚI VÒM SỮA MẸ
Mẹ Tổ quốc tôi
đôi bầu ngực đảo
bốn nghìn năm nhức sữa nuôi con
dưới vòm sữa Mẹ
từng con sóng vẫn làm điều của sóng
sóng hiền lành và sóng biết bão giông
chúng con lớn lên
theo nhịp ru thiêng dưới vòm sữa hiền từ
lớn lên từ những vết găm trong trang sử
loang đầy máu cha ông
đứng trước biển chiều váng vất
cổ tích còn rắc lông ngỗng đến ngày nay
đứng trước biển buổi chiều sự thật
có một ngày nén lại bởi hờn căm
dưới vòm sữa Mẹ
ai không thấy quê hương mình chảy máu?
vết thương sâu quay quắt góc địa cầu
dưới vòm sữa Mẹ
sự thật không thể nào ít hơn sự thật
có một ngày nén lại bởi ngàn năm.
Kỷ Niệm 44 Năm Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước (30/4/1975
Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976 đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Hay đánh giá của đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, ba cái móc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.
Hình 1: Bộ Chính trị chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn
Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng ta, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Nhưng Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Răng-đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
Hình 2: Bộ đội Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất.
Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Hình 3: Xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng dinh Độc Lập
Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.
Hình 4: Bộ đội tiến vào treo cờ giải phóng trên Dinh Độc Lập
Đại thắng mùa xuân năm 1975, như nhận định của Đảng ta là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bôn biển. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội lần thứ IV cũng chỉ rõ: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của CNXH, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và CNHX”.
Cách mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, bao giờ cũng quanh co phức tạp nhưng không ngừng phát triển. Gần bốn thập kỷ qua, trong cục diện quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới mà nhân dân tiến bộ gọi là “thời kỳ sau Việt Nam”. Việt Nam – ngọn cờ tiên phong, ngọn cờ vẫy gọi những người lao động nghèo khổ và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đang đầy rẫy bất công và bạo ngược.
Nhiệt Liệt Chào Mừng Kỷ Niệm 45 Năm Giải Phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước (30/4/1975 – 30/4/2020)
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 45 NĂM GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 – 30/4/2020)
27/04/2020
Cách đây 45 năm, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông.
Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài, tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường, bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Nhân dân Việt Nam tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đề ra.
Nhiều Hoạt Động Kỷ Niệm 41 Năm Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước (30/4/1975
(HNM) – Trong không khí những ngày tháng tư lịch sử, kỷ niệm 41 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 30-4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm, tặng quà các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng đang được phụng dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm Nuôi dưỡng – Điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Nam.
Nói chuyện với các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, người có công với cách mạng đang được phụng dưỡng, điều dưỡng tại trung tâm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi ân cần, tri ân sâu sắc đến các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với đất nước; vui mừng thấy các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công được hưởng điều kiện phụng dưỡng, điều dưỡng tốt tại trung tâm, nhiều người sức khỏe được cải thiện rõ rệt.
Chủ tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn ghi nhớ công ơn của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành nền độc lập cho Tổ quốc; nhấn mạnh chủ trương của Đảng, Nhà nước luôn coi việc chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng là bổn phận và trách nhiệm cao cả, để báo đáp những hy sinh to lớn của các Anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các ngành, các cấp ở Trung ương, tỉnh Quảng Nam, trong đó có các cán bộ, viên chức của Trung tâm Nuôi dưỡng – Điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Nam, tiếp tục nỗ lực phấn đấu để làm tốt hơn nữa công tác phụng dưỡng, chăm sóc người có công với cách mạng.
* Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đi thăm và dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sĩ An ninh khu V tại Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Căn cứ Nước Oa (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam”; thăm Di tích quốc gia Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng.
* Ngày 30-4, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lễ hội “Thống nhất non sông” tại Khu di tích Đôi bờ Bến Hải – Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và đông đảo người dân.
Trong không khí trang trọng, đông đảo đại biểu cùng nhân dân đã kính cẩn nghiêng mình tổ chức nghi lễ thượng cờ “Thống nhất non sông”, tưởng nhớ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Lễ hội “Thống nhất non sông” là dịp để mỗi người ôn lại ký ức của một thời hào hùng và bi tráng, tôn vinh những chiến công bất tử cũng như bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh; đồng thời, qua đó giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
* (HNM) – Chiều 30-4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã đến nhà riêng trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho đồng chí Lê Chân Phương, cán bộ lão thành cách mạng, đảng viên Đảng bộ quận Hoàn Kiếm.
Đồng chí Lê Chân Phương (tên thật là Lê Thị Bắc Lạng), sinh năm 1925, Thứ trưởng Bộ Lao động thời kỳ 1966-1980, là đảng viên duy nhất của Đảng bộ thành phố vinh dự được nhận Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng đợt 19-5 năm nay. Trân trọng trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho đồng chí Lê Chân Phương, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phát biểu nhấn mạnh: Đồng chí Lê Chân Phương giác ngộ cách mạng từ khi còn rất trẻ đã từng bước trưởng thành, được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao giữ nhiều trọng trách; được nhân dân tin tưởng bầu làm đại biểu Quốc hội nhiều khóa.
Ở trên cương vị nào, đồng chí cũng thể hiện phẩm chất người đảng viên gương mẫu, trách nhiệm, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; được nhân dân và đồng nghiệp yêu mến. Khi về nghỉ theo chế độ của Nhà nước, đồng chí vẫn tích cực tham gia các hoạt động tại nơi cư trú, gương mẫu đi đầu trong nhiều lĩnh vực, là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên và con cháu noi theo… Vui mừng được đến trao Huy hiệu Đảng cho đồng chí Lê Chân Phương đúng vào dịp kỷ niệm 41 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định, đây không chỉ là niềm vui, niềm vinh dự to lớn của cá nhân đồng chí Lê Chân Phương và gia đình, mà còn là niềm vui chung của toàn Đảng bộ quận Hoàn Kiếm và Đảng bộ thành phố.
Bí thư Thành ủy kính chúc đồng chí Lê Chân Phương trường thọ, tiếp tục là tấm gương sáng, động viên con cháu và thế hệ cán bộ, đảng viên của phường và quận giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết trong Đảng bộ, quyết tâm, đồng lòng xây dựng Đảng bộ phường Trần Hưng Đạo và quận Hoàn Kiếm trong sạch, vững mạnh; xây dựng Thủ đô và quận ngày càng phát triển văn minh, hiện đại. Bí thư Thành ủy đề nghị các cấp ủy tiếp tục quan tâm lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền của các tầng lớp nhân dân, của các đảng viên, đặc biệt là các ý kiến đóng góp xây dựng của các đảng viên lão thành.
* Tối 30-4, tại TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật “Bài ca Chiến thắng”.
Chương trình nghệ thuật được chia làm hai phần. Phần 1 gồm các ca khúc minh họa cho chặng đường đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do và thống nhất cho đất nước; niềm vui hạnh phúc của toàn dân tộc trong ngày chiến thắng, non sông liền một dải, như: Giải phóng miền Nam, Hành khúc giải phóng, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Tự nguyện, Đất nước trọn niềm vui, Bài ca không quên…
Phần 2 là các liên khúc thể hiện sự chung sức, chung lòng, vững niềm tin với Đảng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạo, đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, “vì cả nước, cùng cả nước” xây dựng một thành phố có chất lượng sống tốt, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh – niềm tin ngời sáng, Thành phố ngàn mến thương, Đất nước tôi hôm qua – hôm nay – ngày mai…
Từ 21h đến 21h15 cùng ngày, người dân TP Hồ Chí Minh đã được thưởng thức màn bắn pháo hoa nghệ thuật tại 4 điểm, trong đó có 1 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại nóc hầm vượt sông Sài Gòn (phía Quận 2), 3 điểm tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11), huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chùm Thơ Kỷ Niệm 45 Năm Ngày Giải Phóng Miền Nam 30/4/1975 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!