Bạn đang xem bài viết Cuộc Chiến Chấm Dứt 45 Năm Trước Qua Cái Nhìn Của Du Học Sinh! được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ niềm tự hào được “định hướng”
Như hết thảy trẻ em ở Việt Nam, Đình Kim được giáo dục về sự kiện 30/4/1975 là “Đại thắng mùa xuân”, ngày “Giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước”, với lòng tự hào rằng Việt Nam đã đánh bại cả “Thực dân” Pháp và “Đế Quốc” Mỹ.
Kim nói với RFA rằng anh có thói quen tra cứu mọi thông tin mình muốn tìm hiểu trên mạng Internet. Từ đó, anh phát hiện thêm nhiều sự thật khác về ngày 30/4 mà sách lịch sử giáo khoa đã không đề cập đến:
“Mình có thói quen hay đọc Wikipedia. Mình mới thấy rằng Wikipedia nói về ngày 30/4 mà tại sao lại là ngày “Quốc Hận”, “tháng Tư đen”… Khi đó mình mới bắt đầu lên Google tìm kiếm những cụm từ này thì mới ra một số trang blog kể về sự đau khổ, mất mát của những đang sống ở một nước nước khác khi người ta nhớ lại biến cố đó, thì mình mới biết rằng có một bộ phận người Việt đang ở bên nước khác là những người đã vượt biên. Sau này, khi ra nước ngoài, được đọc nhiều hơn thì mình mới thực sự thay đổi quan điểm về ngày 30/4 này.”
AFP
Minh, người chuẩn bị du học thạc sỹ ngành Nhân quyền và Chính sách công tại Thuỵ Điển cũng thay đổi quan điểm nhờ vào việc đọc nhiều hơn các tài liệu bằng tiếng Anh:
“Trước đây, học lịch sử ở trường thì em chỉ biết ngày 30/4 là ngày chính quyền miền Nam Việt Nam đầu hàng, quân đội Bắc Việt chiếm Dinh Độc lập và ngày đấy được coi là ngày thống nhất đất nước.
Sau này, khi đọc nhiều tài liệu bên ngoài hơn thì em mới biết ngày đấy không nên được hiểu là ngày “giải phóng dân tộc” hay “thống nhất đất nước” gì cả vì thực sự đã có rất rất nhiều người phải chết, phải rời bỏ tổ quốc, phải chịu “cải tạo”, bị tịch thu tài sản sau biến cố đấy.”
Vy Nguyễn, thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh chia sẻ cô cũng từng tự hào về lịch sử dân tộc hào hùng được giảng dạy ở nhà trường. Tuy nhiên, niềm tự hào đó cũng thay đổi kể từ khi cô đi du học và được tự do tiếp cận thông tin ở một đất nước dân chủ:
“Lúc trước được học ở trong trường ở Việt Nam thì ngày 30/4 là ngày “giải phóng hoàn toàn miền Nam”. Nói chung cũng biết bao tự hào về lịch sử dân tộc, về chuyện mình thắng Trung Quốc, chống Mỹ, chống Pháp…
Khi mình sang Đài Loan đi học, mình tiếp nhận thêm những những nguồn thông tin khác ở bên ngoài, tìm hiểu thì mình mới biết được sự thật về ngày 30/4 nó không giống như những cái gì mình được học trước đó. Mình biết được là sự thật lịch sử nó đã không được viết đúng. Người chiến thắng lúc nào cũng là người được viết nên lịch sử hết.
Ví dụ như một nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam, mà hồi xưa ở trong sách chỉ gọi là Mỹ Ngụy thôi, chứ họ không nói chính xác là một đất nước, nhưng họ có nói đến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc.”
Cho đến thay đổi quan điểm về cuộc chiến
Theo Đình Kim, quan điểm của về cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc và ngày 30/4 có sự thay đổi theo từng giai đoạn. Từ mang trong lòng niềm tự hào, cho đến giờ, thì anh coi biến cố 30/4/1975 như là một tiến trình thay đổi thể chế ở miền Nam Việt Nam:
“Các quan điểm về sự kiện này, “tháng tư đen”, “ngày thống nhất đất nước” hay “ngày quốc hận”… nó tùy thuộc và đánh giá chủ quan tư tưởng của người suy nghĩ về nó.
Còn đối với mình thì ngày 30/4 nó cũng không hẳn là một cuộc xâm lược. Thực ra, lực lượng tiến hành ngày 30/4 này không chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà còn có cả Mặt trận Giải Phóng ngay bên trong lòng miền Nam…
Cho nên, không hẳn là một cuộc xâm lược mà nó là một tiến trình thay đổi thể chế, thay đổi Chính phủ, tiến trình sụp đổ của một Chính phủ mà không còn được Mỹ bảo trợ. Mình cũng biết là từ năm 1973 thì Mỹ không còn bảo trợ cho miền Nam nữa.”
Chiếc xe tăng của quân đội húc đổ cánh cổng vào Dinh Độc Lâp ở Sài Gòn ngày 30/4/1975 AFP
Bạn Minh thì khẳng định luôn quan điểm của mình về cuộc chiến này là “nội chiến” chứ không phải “giải phóng dân tộc”, bởi vì rõ ràng là “người Việt đánh người Việt”:
“Biến cố 30/4 là không đơn giản là một sự kiện lịch sử, mà nó là bước ngoặt thay đổi số phận của hàng triệu con người. Sau 45 năm, hệ quả của biến cố đấy vẫn còn gây ảnh hưởng đến nhiều người đang sống ở thời điểm hiện tại. Ví dụ: việc phân biệt đối xử với con cái của những cựu binh Việt Nam Cộng Hoà…
Và cần phải thừa nhận rằng đấy là một cuộc nội chiến chứ không phải là chiến tranh giải phóng dân tộc.”
Thế hệ trẻ Việt Nam nên được giáo dục về cuộc chiến như thế nào?
Cả ba người mà chúng tôi phỏng vấn đều nhìn nhận rằng chương trình lịch sử sách giáo khoa hiện nay mà tất cả học sinh Việt Nam phải học có quá nhiều điều không khách quan, không đúng sự thật và còn nhiều điều bị che dấu về chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
Đình Kim nói:
“Rõ ràng, hiện tại, người thắng là người có quyền nói. Cho nên những điều mà họ đưa vào sách vở được dựng lên theo một hướng chủ quan nhất định từ phía miền Bắc. Chính vì vậy mà nó sẽ có sự không khách quan về mặt thông tin, sự kiện lịch sử, nhiều khi có những sự kiện lịch sử đã bị che lấp đi, không đưa vào sách vở.
Nó dẫn đến một sự thật đó là thế hệ trẻ Việt Nam, thậm chí là mình, khi mà được giáo dục ở trong môi trường đó thì mình cũng chỉ hiểu biết giới hạn về sự thật chủ quan một phía mà thôi.
Ví dụ đơn giản là các cách mà sách lịch sử giáo khoa Việt Nam nói về một chủ thể là “Chính quyền Mỹ Ngụy” thôi thì đó cũng đã thể hiện sự chủ quan của miền Bắc Việt Nam rồi.”
Nếu được thay đổi cách giảng dạy lịch sử cho thế hệ trẻ Việt Nam về cuộc chiến tranh này, Đình Kim nói cần phải tôn trọng sự thật lịch sử, đúng và đủ, cần xác định rõ ba điều cơ bản sau:
“Thứ nhất, mình xác định rõ đây là cuộc nội chiến giữa hai miền. Nó không phải là cuộc kháng chiến chống Mỹ, hay là chống xâm lược từ Miền Bắc. Đó là cuộc nội chiến giữa hai phe có tư tưởng khác nhau.
Thứ hai, ngày 30/4 là ngày mà Chính phủ phía Nam bị thất bại trước Chính phủ phía Bắc.
Thứ ba, ngày này không phải là “giải phóng”. Đây là ngày mà nói rằng “thống nhất đất nước” cũng có thể chấp nhận được, vì đây là ngày hai nước thống nhất trở thành một nước, nhưng nó không phải là ngày “giải phóng”. Bởi vì, người miền Nam chưa bao giờ có ý định muốn được giải phóng. Và nếu là ngày “giải phóng” thì tại sao sau ngày này lại có hàng triệu người phải ra đi để thoát khỏi cái đất nước vừa được “giải phóng” đó.”
Bạn Minh cho rằng ít nhất, những người biên soạn sách giáo khoa lịch sử Việt Nam cần nhìn nhận khách quan hơn về cả hai bên:
“Họ nên có cái nhìn khách quan và công bằng hơn với cả hai phe, cả Việt Nam Cộng Hoà và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngoài ra nên loại bỏ những từ tiêu cực và mang tính phân biệt khi nói về chính quyền Việt Nam Cộng Hoà như “Ngụy quân”, “Ngụy quyền”, “Bán nước”, “theo đế quốc Mỹ”…”
Theo Vy Nguyễn thì bây giờ có góp ý thay đổi cách giảng dạy bộ môn lịch sử cũng không có tác dụng. Chỉ có một nền dân chủ, tự do thực sự mới giúp người dân tự do tìm hiểu, tự do nhận định đâu là sự thật mà thôi:
“Thực tế lịch sử Việt Nam đã bị thay đổi khá nhiều. Bây giờ muốn thay đổi thì chỉ có một cách duy nhất là phải có sự tự do thật sự, một nền dân chủ thực sự thì mới có sự thay đổi trên tất cả mọi mặt, không chỉ về mặt giáo dục, kinh tế… Chứ còn bây giờ nói để góp ý thay đổi cũng không được. Chỉ có thay đổi được thực sự gốc rễ, khi có được tự do thì họ sẽ được tự do tìm kiếm, sẽ tự soạn thảo ra những chương trình để học thôi.”
Trong những ngày cuối tháng Tư này, báo chí Nhà nước rầm rộ đưa tin chào mừng ngày 30/4 với những từ ngữ quen thuộc như “dấu ấn lịch sử hào hùng” hay “đất nước trọn niềm vui”.
Vẫn không có thông tin về những gia đình bị chia cắt, những con người bị vùi dập, dòng người trốn chạy khỏi đất nước kể từ sau tháng 4/1975 được đưa lên mặt báo trong nước. Báo chí, sách vở ở Việt Nam vẫn im lặng về những vấn đề đó, cho dù chiến tranh đã qua gần nửa thế kỷ.
Tầm Nhìn Chiến Lược Và Sự Lãnh Đạo, Chỉ Đạo Của Đảng Đối Với Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước
1/8/2021 7:01:23 AM
Trước yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (01/1959) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960), cách mạng miền Nam đã chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, lấy đấu tranh vũ trang là quyết định. Theo đó, các lực lượng cách mạng chủ động tiến công địch trên nhiều mặt trận, với nhiều quy mô, hình thức. Từ thực tiễn cách mạng miền Nam, lực lượng vũ trang chính quy của ta đã tập kết ra miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ (7/1954); Trung ương Đảng chủ trương: “Đi đôi với xây dựng lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị, phải ra sức xây dựng lực lượng vũ trang bao gồm dân quân, du kích ở thôn, xã, bộ đội địa phương tỉnh, huyện đến bộ đội chủ lực khu, miền, đồng thời phải đẩy mạnh đấu tranh quân sự của ba thứ quân để giúp sức đắc lực cho đấu tranh chính trị”1; trong đó, chú trọng xây dựng các đơn vị vũ trang tập trung.
Thực hiện chủ trương đó, tháng 01/1961, Tổng Quân ủy quyết định thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, trong đó nêu rõ: “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo,… Quân giải phóng miền Nam Việt Nam kế tục truyền thống anh dũng, tinh thần quật khởi và đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam anh hùng, kế tục truyền thống vẻ vang phục vụ nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam”2. Cùng với đó, Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam để lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng miền Nam; củng cố, kiện toàn các tổ chức: Quân ủy Miền, Bộ Tư lệnh Miền, Bộ Tư lệnh các khu; tổ chức lại các chiến trường theo yêu cầu của cuộc kháng chiến; nghiên cứu, phát triển nghệ thuật đánh địch; vừa xây dựng Quân giải phóng, vừa chiến đấu, vừa lao động sản xuất, v.v.. Đồng thời, tích cực củng cố, mở rộng các căn cứ địa cách mạng từ khu Dương Minh Châu ra địa bàn miền Đông Nam Bộ, xây dựng hậu phương tại chỗ; mở rộng hành lang vận chuyển Bắc – Nam cả trên bộ và trên biển; tăng cường cán bộ chỉ huy, chính trị, hậu cần và một số đơn vị chiến đấu cấp đại đội, tiểu đoàn, nâng dần quy mô, khối lượng tiếp tế, vận chuyển vũ khí, phương tiện kỹ thuật, cung cấp tài chính từ miền Bắc vào miền Nam.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, Bộ Chỉ huy Miền, Quân giải phóng đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tiến hành thắng lợi hàng loạt trận đánh, chiến dịch ở các quy mô, hình thức, như: Ấp Bắc, Núi Thành; các chiến dịch: Ba Gia, Bình Giã, Đồng Xoài, Mậu Thân 1968, Xuân – Hè 1972, Đường 14 – Phước Long, Tây Nguyên, Trị Thiên – Huế, Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tiêu hao, tiêu diệt, phá hủy nhiều lực lượng, phương tiện chiến đấu của địch, giải phóng nhiều địa bàn, tập trung vào khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, hiệu quả của Đảng đối với cách mạng miền Nam nói chung, Quân giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng để lại nhiều bài học quý, mang tầm chiến lược; nổi bật là:
Một là, nhận định, đánh giá, dự báo chính xác tình hình, diễn biến chiến tranh làm cơ sở chỉ đạo chuyển hướng chiến lược cách mạng trong từng giai đoạn và cả cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Để đối phó với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, trên cơ sở thế và lực mới do cao trào đồng khởi tạo ra, Bộ Chính trị nhận định: “Trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc đang lên, nhất là ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh, khiến cho Mỹ phải phân tán lực lượng đối phó nhiều nơi; phe xã hội chủ nghĩa lớn mạnh về mọi mặt nhất là Liên Xô, Trung Quốc”3. Điều đó, tạo động lực mạnh mẽ cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới: “Lương tri loài người đã thức tỉnh trước họa xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới”4. Đối với nước ta, “Thời kỳ tạm ổn của chế độ Mỹ – Diệm đã qua, thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng bắt đầu, các hình thái du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện mở đầu cho cao trào cách mạng ngày càng lớn”5. Xét về mặt chiến lược, tuy ta đang ở thế chủ động, Mỹ và tay sai đang ở thế bị động, nhưng Đảng ta nhận định: “Chiến tranh sẽ mở rộng; cuộc chiến đấu sẽ ác liệt, phức tạp; đấu tranh chính trị và vũ trang sẽ diễn ra đồng thời, nhưng từ đây đấu tranh vũ trang đóng vai trò ngày càng quyết định”6. Trên cơ sở đó, Đảng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng từ đấu tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, lấy đấu tranh vũ trang là quyết định.
Thực tế cho thấy, khi Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam thực hiện hai cuộc tiến công chiến lược mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967), ta đánh giá lực lượng địch tuy lớn, nhưng về tư tưởng, tổ chức có vấn đề vì chiến lược “chiến tranh đặc biệt” vừa thất bại, từ đó ta phát động cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), đánh đòn bất ngờ, tiêu hao, tiêu diệt lực lượng lớn quân địch, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, thay đổi chiến lược. Năm 1971, với sự yểm trợ của không quân và pháo binh Mỹ, quân ngụy tiến đánh Đường 9 – Nam Lào và biên giới Campuchia. Quân ngụy đông, lực lượng dự bị chiến lược lớn, nhưng tinh thần hoang mang do sức ép của ta và việc quân Mỹ đang từng bước rút khỏi Việt Nam theo chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Trước tình hình đó, ta đã hạ quyết tâm tiến hành cuộc phản công chiến lược, đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” và cuộc hành quân “Toàn Thắng 1-71 NB”.
Trên cơ sở nắm chắc “quy luật leo thang chiến tranh” của đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Bộ đội Phòng không – Không quân: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước mọi tình huống càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị…”7. Thực hiện lời dạy của Bác, ta chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án đánh địch bảo vệ Hà Nội và các vùng phụ cận. Khi Mỹ tiến hành cuộc tập kích đường không bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 (chiến dịch Linebacker II) thì Hà Nội đã sẵn sàng đánh trả, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972) vang dội, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (01/1973), rút quân về nước. Đặc biệt, trước khi quyết định thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Trung ương Đảng đã phân tích, đánh giá tình hình thế giới, khu vực, chú trọng mối quan hệ chủ – tớ (Mỹ – ngụy) và thống nhất nhận định: Mỹ không có khả năng can thiệp trở lại để cứu nguy cho quân ngụy, nên ta quyết tâm thực hiện ba đòn tiến công chiến lược: Đập tan ngụy quân, đánh sập ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Cùng với nhận định, đánh giá chính xác những hoạt động tác chiến chiến lược có tính quy luật của địch, dự báo được tiến trình chiến tranh, Trung ương còn phân tích, nắm chắc thế và lực của ta, tình hình địa hình, thời tiết,… trên cơ sở đó chỉ đạo chuyển hướng đấu tranh cách mạng, hạ quyết tâm, điều chỉnh ý định tác chiến chiến lược nhằm hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch; đồng thời, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả lực lượng đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, cách đánh sở trường của lực lượng vũ trang và ưu thế vũ khí, trang bị kỹ thuật, giành thắng lợi quyết định trên từng chiến trường, kết thúc chiến tranh.
Hai là, chủ động, tích cực xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang; mở rộng căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.
Đầu năm 1961, trong thư gửi Xứ ủy Nam Bộ, đồng chí Lê Duẩn viết: “Phải gắn liền đấu tranh với xây dựng lực lượng chính trị, quân sự của ta. Đi sâu củng cố các tổ chức đảng, đoàn, các đội ngũ quần chúng cách mạng, tăng cường giáo dục chính trị, nâng cao ý chí chiến đấu và lòng tin vào thắng lợi cuối cùng”8. Đảng ta chỉ đạo Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tích cực, chủ động tập hợp lực lượng, phát triển đảng viên, đoàn viên; đẩy mạnh củng cố, xây dựng hệ thống tổ chức đảng, đoàn thể; khẩn trương xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ), lực lượng thanh niên xung phong, biệt động Thành,… nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần, lực lượng, tầng lớp nhân dân đấu tranh toàn diện trên các lĩnh vực: quân sự, chính trị, ngoại giao, chống sự can thiệp, viện trợ của Mỹ và đồng minh đối với ngụy quyền Sài Gòn. Mặt trận chú trọng tổ chức vận động, giác ngộ nhân dân, lực lượng chính trị quần chúng tham gia lực lượng vũ trang ba thứ quân, trọng tâm vào các đội vũ trang tự vệ, dân quân du kích vừa sản xuất, vừa chiến đấu đánh địch mọi lúc, mọi nơi..v.v.. Khi đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vũ trang vào miền Nam, thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với thủ đoạn “dùng người Việt đánh người Việt”; thực hiện gom dân, lập “ấp chiến lược” hòng tách rời, cô lập nhân dân với Mặt trận, Ủy ban Trung ương lâm thời kêu gọi nhân dân miền Nam tập trung mọi nỗ lực, kiên quyết đánh thắng “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo Quân giải phóng tiến hành các đòn tiến công quân sự giành thắng lợi quyết định trên toàn chiến trường miền Nam
Sau khi Quân giải phóng được thành lập, lực lượng vũ trang miền Nam nhanh chóng phát triển từ các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích, lên các tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn chủ lực; từ tác chiến du kích tiến lên tác chiến lớn bằng các đơn vị chính quy, từng bước nâng lên tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; từ những trận đánh nhỏ có tính chất thăm dò, tiến tới đánh thắng những trận đánh, chiến dịch then chốt, then chốt quyết định, đập tan các chiến lược quân sự của Mỹ. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam và Mặt trận Dân tộc giải phóng, Quân giải phóng đã phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các tầng lớp nhân dân miền Nam tiến hành nhiều hình thức đấu tranh bằng “hai chân”, “ba mũi”, “ba vùng”, kết hợp đấu tranh trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao; kết hợp tiến công với nổi dậy, tổng khởi nghĩa, tổng tiến công,… tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc đánh bại các chiến lược: “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công của Đảng, Quân giải phóng vừa xây dựng, phát triển lực lượng tại chỗ, vừa tiếp nhận lực lượng, vật chất, hậu cần, kỹ thuật từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện, đồng thời phát huy vai trò nòng cốt, xung kích tham gia chiến đấu trên toàn miền Nam. Tổ chức các trận đánh, chiến dịch quan trọng, tiêu hao, tiêu diệt, làm thiệt hại lớn lực lượng, phương tiện của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Trong đó, nhiều trận do bộ đội địa phương tiến hành thắng lợi, có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước trưởng thành nhiều mặt của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, chứng tỏ khả năng đánh thắng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” và khẳng định tinh thần dám đánh và dám thắng quân Mỹ của Quân giải phóng. Cùng với đó, ta tiến hành đợt hoạt động Đông Xuân 1964 – 1965 với thắng lợi của các chiến dịch: Ba Gia, Bình Giã, Đồng Xoài, An Lão đã thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích toàn miền Nam lên cao, đưa quân ngụy đến bờ vực tan rã.
Đặc biệt, trong Chiến dịch Plây Me (1965), ta tổ chức vây ép đồn Plây Me, diệt đồn Chư Ho, buộc địch phải ứng cứu, giải tỏa bằng đường không xuống thung lũng Ia Đrăng – địa bàn ta đã chuẩn bị sẵn thế trận, tổ chức đánh trận then chốt quyết định, tiêu diệt gần 1 tiểu đoàn, đánh thiệt hại tiểu đoàn khác, buộc Sư đoàn Kỵ binh không vận Mỹ lần đầu ra quân đã phải rút chạy khỏi thung lũng Ia Đrăng. Ta càng đánh càng mạnh, chủ lực Quân giải phóng liên tục phát triển với đầy đủ các quân, binh chủng, cho phép tổ chức các chiến dịch quy mô lớn, các hoạt động tác chiến chiến lược, như: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Trị Thiên – Huế, Chiến dịch Đà Nẵng và Chiến dịch quyết chiến chiến lược Hồ Chí Minh (1975). Những trận đánh, chiến dịch tiến công, phản công quân sự và hoạt động tác chiến chiến lược trên toàn chiến trường của Quân giải phóng cùng các hoạt động đấu tranh ngoại giao, chính trị của Trung ương và Mặt trận, đoàn thể địa phương, góp phần quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược: đánh cho “Mỹ cút”, đánh cho “ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Bốn là, với tầm nhìn vượt trước, Đảng ta đã nắm, tận dụng thời cơ, lãnh đạo, chỉ đạo Quân giải phóng tổng tiến công chiến lược, kết thúc chiến tranh trong điều kiện có lợi nhất
Trong nước, quân ngụy đang suy yếu, lo chống đỡ các đòn tiến công của chủ lực Quân giải phóng, thế và lực của cách mạng đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, đây là thời cơ để kết thúc chiến tranh: “Lúc này chúng ta đang có thời cơ. Hai mươi năm chiến đấu mới tạo được thời cơ này”12, cần phải kịp thời nắm lấy để “hoàn toàn giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc, dân chủ… ngoài thời cơ này không có thời cơ nào khác. Nếu để chậm mươi, mười lăm năm nữa, bọn ngụy gượng dậy được, các thế lực xâm lược được phục hồi,… thì tình hình sẽ phức tạp vô cùng”13. Vì vậy, chúng ta phải tranh thủ, tận dụng thời cơ tổng tiến công và nổi dậy để đánh cho “ngụy nhào”. Sau khi ta giành thắng lợi nhanh chóng, áp đảo quân địch trong các Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Trị Thiên – Huế và Chiến dịch Đà Nẵng, Trung ương Đảng quyết định tận dụng thời cơ này, đẩy thời gian giải phóng miền Nam vào năm 1975, sớm hơn so với quyết tâm ban đầu. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chủ lực miền Bắc khẩn trương tăng cường cho chiến trường miền Nam theo phương châm vừa hành quân, vừa chiến đấu, với tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo: “Một ngày bằng 20 năm, thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”14.
Cuối tháng 3, đầu tháng 4/1975, ta đã hội tụ đầy đủ các yếu tố về ý chí quyết tâm, lực lượng (chính trị, quân sự, quần chúng nhân dân), phương tiện, công tác chỉ huy, bảo đảm,… để tiến lên giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam. Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị đã thông qua Kế hoạch giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến dịch quyết chiến chiến lược cuối cùng diễn ra trong thời gian ngắn và đi đến toàn thắng, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Kết quả này khẳng định mưu lược, tài nghệ chính trị – quân sự của Đảng ta trong nắm và tận dụng thời cơ kết thúc chiến tranh.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với cách mạng miền Nam nói chung và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam nói riêng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý về tiến hành chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân Việt Nam; nổi bật là bài học về tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với Quân giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bài học đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn, cần tiếp tục được nghiên cứu, phát triển trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại tướng LƯƠNG CƯỜNG, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
1 – Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 43.
2 – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 – 1975, Nxb CTQG, H. 1997, tr. 32-33.
3 – Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 42.
4 – Sđd, tr. 42.
5 – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, Tập 3, Nxb CTQG, H. 1997, tr. 27.
6 – Sđd, tr. 31, 32.
7 – Hồ Chí Minh, Biên niên sự kiện và tư liệu quân sự, Nxb QĐND, H. 1990, tr. 203.
8- Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 49.
9 – Sđd, tr. 34.
10 – Đến cuối năm 1967, ở Sài Gòn, ta đã xây dựng được 19 tổ chức cơ sở chính trị tại các mục tiêu trọng yếu, gồm 325 gia đình, tạo được 400 điểm ém lực lượng, cất giấu vũ khí, đạn dược bảo đảm an toàn (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam – Tổng kết tác chiến chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975), Nxb Chính trị quốc gia, H. 1997, tr. 577).
11 – Trong 15 năm kháng chiến chống Mỹ (1960 – 1975), hậu phương tại chỗ trên các chiến trường miền Nam đã bảo đảm 22,5% nhu cầu vật chất cho lực lượng vũ trang (Sđd, tr. 577).
12 – Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 35, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1974, tr. 177.
13 – Sđd, tr. 179.
14 – Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2005, tr. 952.
Giải Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 Đến Năm 1873
Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
(trang 115 sgk Lịch Sử 8): – Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Trả lời:
Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước tư bản phương Tây chạy đua giành giật thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt.
(trang 115 sgk Lịch Sử 8): – Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
Trả lời:
Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chống trả quyết liệt, không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa. Vì vậy, sau 5 tháng tấn công Đà Nẵng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
(trang 115 sgk Lịch Sử 8): – Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
Trả lời:
Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dựng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập.
(trang 116 sgk Lịch Sử 8): – Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 5-6-1862.
Trả lời:
Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:
– Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và bán đảo Côn Lôn.
– Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
– Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
– Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
– Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triểu đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.
(trang 117 sgk Lịch Sử 8): – Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?
Trả lời:
– Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc.
– Khi Pháp đánh Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo (10-12-1861).
– Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.
(trang 119 sgk Lịch Sử 8): – Dựa vào lược đồ (SGK, trang 118) em hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì.
Trả lời:
– Nhân dân nổ dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên…
– Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.
– Các nhà Nho dùng ngòi bút chống thực dân Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…
(trang 119 sgk Lịch Sử 8): – Hãy đọc một đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu mà em thuộc nói về cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trả lời:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
Bến Nghé của tiêng tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây
Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này!
Bài 1 (trang 119 sgk Lịch sử 8): Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?
Lời giải:
– Vào ngày 1-9-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.
– Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã đứng lên lập phòng tuyến anh dũng chống trả.
– Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
– Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
– Ngày 24-2-1861, quân Pháp chiếm được Đồn Chí Hòa rồi đánh chiếm lần lượt các tỉnh miền Đông là Định Tường, Biên Hòa và thành Vĩnh Long.
– Ngày 5-6-1862, triều Đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Đinh, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
Bài 2 (trang 119 sgk Lịch sử 8): Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?
Lời giải:
– Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 – 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
– Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,…
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông…,
Bài 3 (trang 119 sgk Lịch sử 8): Dựa vào lược đồ (SGK, trang 118) nêu một số địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì.
Lời giải:
Nhiều trung tâm kháng chiến thành lập: Đồng Tháp Mười, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên…
Tuyển Sinh, Du Học: Xuất Bản Bản Tiếng Việt Sách “Giải Tích” Của James Stewart
Đây là kết quả của gần 2 năm nỗ lực biên dịch, biên tập và hiệu đính của nhóm các giảng viên ngành Toán ở ĐH Duy Tân. Tập sách đầu tiên “Giải tích 1” của James Stewart hiện đã được xuất bản và đến tay người học, bạn đọc ở Việt Nam. Những ai từng học cao đẳng, đại học ở các nước phương Tây, ít nhiều đều biết đến cuốn sách “Calculus” (“Giải tích”) của James Stewart. Gần đây, thông qua sự phối hợp giữa Nhà xuất bản Cengage và Đại học (ĐH) Duy Tân (Đà Nẵng), cuốn sách này đã được biên dịch và xuất bản với đẩy đủ bản quyền sang tiếng Việt.
“Calculus” là bộ giáo trình Toán Giải tích (tương đương nội dung Toán Cao cấp ở Việt Nam) do nhà toán học, tác giả người Canada, James Stewart (1941 – 2014) viết. Cuốn sách bao gồm 17 chương, được dùng ở nhiều trường đại học trên khắp thế giới và là giáo trình Toán bán chạy nhất của Nhà xuất bản Cengage Learning (Mỹ).
Cuốn sách “Giải tích Tập 1 – Calculus” do ĐH Duy Tân biên dịch hiện đã được phát hành trên toàn quốc.
[size]
Khác với những cuốn giáo trình Toán học “khô khan” với nội dung kiến thức “hàn lâm”, thiên về lý thuyết Toán học thuần túy, “Calculus” của James Stewart là sự kết nối giữa lý thuyết với những ứng dụng cơ bản của Toán học trong các lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội cũng như các vấn đề thực tiễn của cuộc sống, tạo sự hấp dẫn cho người học. Giá trị và tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của cuốn sách này đã được GS. Vũ Thái Luân – ĐH California ở Merced, Mỹ trình bày chi tiết trong bài viết: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/soan-giao-trinh-dai-hoc-the-nao-cho-hap-dan-3367558.html
Từ trái qua (hàng trên): ThS. Trần Thị Thúy Kiều, TS. Đặng Văn Cường, và ThS. Trương Hoàng Anh Tuấn – những người có công đầu trong việc biên dịch, hiệu đính và phân phối cuốn Giải tích Tập 1 của James Stewart.
[size]
Cập nhật thông tin chi tiết về Cuộc Chiến Chấm Dứt 45 Năm Trước Qua Cái Nhìn Của Du Học Sinh! trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!