Bạn đang xem bài viết Đáp Án Đề Thi Lớp 10 Thpt Môn Văn Tại Hà Nội 2023 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gợi ý lời giải đề thi môn văn tại Hà Nội 2023 (theo hocmai.vn)Phần I (7.0 điểm)Câu 1. – Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.- Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến đánh cá ra khơi của đoàn thuyền (theo đó là trình tự thời gian từ chiều xuống đến lúc bình minh)
Câu 2. – Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú.- Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa.- Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.
Câu 3. Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn của những ngư dân với biển cả quê hương trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là:
Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Câu 4. Yêu cầu: Về mặt hình thức:
– Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu.
– Gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán.Nội dung: Vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh:
– Đoàn thuyền trở về trong khúc ca khải hoàn Câu hát căng buồm với gió khơi.
– Đoàn thuyền trở về trong tư thế hào hùng, chạy đua với thiên nhiên Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
– Đoàn thuyền trở về với đầy ắp cá tôm trong cảnh bình minh rạng ngời Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.Từ đó, vẻ đẹp của con người lao động làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc đời đã hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ.Chú ý: Học sinh cần làm rõ các biện pháp nghệ thuật: kết cấu vòng tròn, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.Phần II (3.0 điểm)Câu 1. Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” ra đời năm 1971. Đây cũng là những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất. Máy bay Mĩ ngày đêm ném bom, băm nát tuyến đường Trường Sơn – tuyến huyết mạch giao thông quan trọng để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam chống Mĩ.
– Tác giả Lê Minh Khuê từng là nữ thanh niên xung phong trong những năm tháng dữ dội ấy, được chứng kiến những gian khổ, hi sinh cũng như lòng dũng cảm, tâm hồn tuyệt đẹp của tuổi trẻ Trường Sơn. Lê Minh Khuê không ngăn được xúc động và đã viết lên một áng văn nóng bỏng đạn bom mà vẫn mát rượi trữ tình để tôn vinh thế hệ trẻ anh hùng của non sông, đất nước.
– Xuất xứ: Đây là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, rút từ tập truyện ngắn cùng tên.
Câu 2. Điều khiến nhân “tôi” đến gần quả bom lại thấy không sợ nữa chính là nhân vật “tôi” cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình. Đây chính là tâm trạng của nhân vật Phương Định – nữ trinh sát mặt đường, trong một lần phá bom. Chi tiết trên đã cho người đọc thấy lòng quả cảm, sự tự trọng của người nữ chiến sĩ anh hùng. Chính điều này giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi, dũng cảm chiến đấu.
Câu 3. Yêu cầu:* Hình thức: đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi.
Nội dung: Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể.- Khẳng định đây là mối quan hệ cần thiết, quan trọng, không thể thiếu với mỗi con người.
– “Con người chính là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, không ai có thể sống cá nhân, đơn lẻ. Nếu mỗi người không biết hòa mình vào tập thể không tạo nên một cộng đồng, xã hội.
– Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao (dẫn chứng: trong chiến tranh, sức mạnh của nhân dân đã đánh tan quân xâm lược; trong thời bình, nhân dân chung tay góp sức xây dựng đất nước phát triển…) Ngược lại, sức mạnh của tập thể sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thêm động lực(dẫn chứng).
– Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Tham khảo đề thi tuyển sinh lóp 10 môn Ngữ Văn năm 2023 tại Hà Nội Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Văn năm 2023 tại Hà Nội
Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Văn năm 2023 tại Hà Nội
Sáng nay 11/6/2023, hơn 150.000 thí sinh ở cả Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 khóa học 2023 – 2023 môn ngữ Văn. Thời lượng làm bài cho môn Văn là 120 phút, bắt đầu từ 8h sáng và kết thúc vào 10h.
Các thí sinh chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 THPT môn Văn
Cấu trúc đề thi ngữ Văn năm nay yêu cầu các thí sinh phải biết nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản (chiếm 20 -30% đề thi) trong khi yêu cầu các thi sinh vận dụng cao chiếm 70-80% đề thi.
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT chúng tôi cách ra đề thi sẽ giảm thiểu cách học tủ, học vẹt, văn mẫu của học sinh, hình thành lối tư duy học văn, dạy văn mới, không theo văn mẫu, tư duy lỗi mòn…
Sở GD- ĐT TP Hà Nội cho hay, nội dung trong đề thi nằm chủ yếu trong chương trình THPT lớp 9; sẽ có những câu hỏi mở, liên hệ giữa kiến thức trong chương trình và thực tế cuộc sống.
Tin mới tổng hợp đề thi lớp 10 THPT môn ngữ Văn tại Hà Nội và đề thi lớp 10 THPT môn ngữ Văn tại Thành phố Hồ Chí Minh để phụ huynh và thí sinh tiện theo dõi, đối chiếu với đáp án và ước lượng được điểm số cho bài thi của thí sinh.
Đáp án đề thi lớp 10 THPT môn ngữ Văn tại Hà Nội sẽ được cập nhật tại bài viết này ngay khi có đáp án chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đề Thi, Gợi Ý Đáp Án Môn Ngữ Văn Vào Lớp 10 Tại Hà Nội Năm 2023
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tại Hà Nội năm 2023 gồm 5 bài, gợi ý đáp án môn Toán được các thầy cô giàu kinh nghiệm cung cấp.
Sáng nay 17/7, 89.000 thí sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại Hà Nội với môn thi đầu tiên là Ngữ văn.
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2023 tại Hà Nội:
Đánh giá đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội
Nhận định về đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội, thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Anhxtanh cho biết: Đề thi văn vào lớp 10 của Hà Nội năm nay vẫn giữ cấu trúc quen thuộc như đề thi năm trước với hai phần.
Phần I kiểm tra khả năng đọc hiểu văn bản Viếng lăng Bác – bài thơ các em được học trong chương trình học kì II lớp 9, khi trở lại học sau đợt nghỉ dịch Covid – 19.
Phần II là một câu chuyện ngắn trích trong sách Ngữ văn 9 và yêu cầu nghị luận về mối quan hệ giữa cách ứng xử và nhân cách của con người.
Nội dung kiến thức đề ra nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Không có câu hỏi nào nằm trong phần giảm tải kiến thức mà Bộ Giáo dục đã công bố.
Với cấu trúc quen thuộc, các câu hỏi vào những phần kiến thức các em mới được học, ôn tập. Những học sinh có quá trình ôn tập chu đáo, kĩ năng làm bài thành thạo sẽ hoàn thành tốt đề thi này. Phổ điểm chủ yếu sẽ rơi vào khoảng 6-7 điểm.
Còn cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên Ngữ văn Trường Phổ thông Liên cấp Wellspring đánh giá đề thi Văn năm nay cơ bản vừa sức với học sinh, kiểm tra toàn diện kiến thức nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Với đề này, học sinh đã ôn tập theo hướng dẫn của thầy cô trên lớp sẽ làm được phổ điểm từ 6-7,5 là có thể đạt được.
Phần I kiểm tra về Viếng Lăng Bác với những câu hỏi cơ bản kiểm tra kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, biện pháp tu từ, nghị luận về khổ 3 bài thờ câu hỏi liên hệ đến tác phẩm viết về Bác.
Phần II, ngữ liệu nằm trong SGK văn 9 quen thuộc, câu hỏi nghị luận đưa ra ý kiến thuộc vấn đề tư tưởng đạo lí, học sinh cần đi theo các thao tác nghị luận giải thích và chứng minh vì sao “cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách mỗi người”, đồng thời liên hệ và đưa dẫn chứng thuyết phục. Để được trên 8, học sinh cần diễn đạt trôi chảy, cảm thụ tốt vấn đề, thể hiện hiểu biết xã hội sâu sắc.
Câu 1: Bài thơ ra đời vào năm 1976 – một năm sau khi đất nước thống nhất, lăng Bác được khánh thành. Nhà thơ Viễn Phương ra miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ in trong tập “Như mây mùa xuân”.
Câu 2:– Hình ảnh thực: “mặt trời đi qua trên lăng”.– Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời trong lăng rất đỏ”.– Tác dụng:+ Gợi những liên tưởng và suy ngẫm sâu xa.+ Nhấn mạnh tầm vóc và công lao to lớn, vĩ đại của Bác dành cho dân tộc.+ Thể hiện sự yêu quý, kính trọng, biết ơn của tác giả dành cho Bác.
1. Về hình thức
– Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu.– Hình thức lập luận: diễn dịch.– Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.– Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: có sử dụng phép nối và câu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập).
2. Về nội dung
a. Xác định vấn đề cần nghị luậnCảm xúc và suy nghĩ của tác giả thể hiện ở khổ thơ thứ 3 của bài Viếng lăng Bác. b. Triển khai vấn đề* Niềm xúc động của nhà thơ khi đứng trước di hài của Bác: – Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh vừa làm vợi bớt đau thương vừa gợi hình ảnh Bác thanh thản trong giấc ngủ ngàn thu. – Hình ảnh “vầng trăng” dịu hiền gợi liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác vừa gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Bác.
* Những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ về sự cao cả, vĩ đại của Bác: – Trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ gợi suy ngẫm về sự cao cả, vĩ đại, bất tử của Bác. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước.– Cấu trúc đối lập “vẫn biết… mà sao” và câu cảm thán diễn tả nỗi đau vô hạn của tác giả khi đứng trước di hài của Người.
Một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về Bác Hồ: “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) hay “Phong cách Hồ Chí Minh” (Lê Anh Trà) hoặc “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng).
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự.
Câu nói: “Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa họ trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…” thể hiện vị danh tướng là một người: – Biết giữ đúng “đạo học trò”, biết tôn trọng và đề cao vai trò của người thầy. – Là một người biết sống ân nghĩa, luôn ghi nhớ và biết ơn công lao dạy dỗ của thầy. – Là một người khiêm tốn, có nhân cách cao đẹp, dù ở địa vị cao vẫn luôn tôn trọng thầy, coi trọng mối quan hệ, tình nghĩa thầy trò hơn quan hệ xã hội.
1. Về hình thức
Bài viết có dung lượng khoảng 2/3 trang giấy, đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp, ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích bài viết có những sáng tạo riêng.
2. Về nội dung
a. Xác định vấn đề cần nghị luậnVai trò của cách ứng xử trong việc thể hiện nhân cách của mỗi con người. b. Triển khai vấn đề
* Giải thích – Cách ứng xử: cách con người phản ứng lại trước sự tác động của môi trường xung quanh; thể hiện ở hành động, thái độ, cử chỉ, lời nói… đối với cá nhân, tập thể và môi trường tự nhiên. – Nhân cách: tư cách và phẩm chất con người. – Ý nghĩa cả câu nói: Vai trò của cách ứng xử trong việc thể hiện nhân cách của mỗi con người.
* Bàn luận – Cách ứng xử biểu hiện nhân cách của mỗi con người+ Thông qua cách ứng xử, mỗi người tự bộc lộ “chân dung” bên ngoài lẫn đời sống nội tâm bên trong.+ Nhờ vào cách ứng xử, mọi người sẽ hiểu ta là ai và là người như thế nào. Từ đó có nhận định, đánh giá chân thực về mỗi con người.
* Mở rộng vấn đề – Cách ứng xử giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống, là nền tảng để tạo nên văn hóa ứng xử của một xã hội văn minh, tiến bộ. – Cách ứng xử là cái bên ngoài, dễ nhận thấy; nhân cách là cái bên trong, không dễ xem xét, đánh giá. Do vậy, không thể đánh giá một con người chỉ thông qua cách ứng xử trong một hoàn cảnh nhất định; cần có cái nhìn toàn diện, khách quan.
* Bài học nhận thức và hành động– Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của cách ứng xử.– Điều chỉnh hành vi, thái độ của bản thân trong mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Hoàng Thanh
Đáp Án Đề Thi Môn Văn Vào Lớp 10 Hà Nội Năm 2013
Năm nay, tổng chỉ tiêu vào các trường công lập của Hà Nội là 49.428, giảm 1.400 nhưng số thí sinh đăng ký dự thi lại giảm đến 5.000 so với năm ngoái nên cơ hội vào trường công lập năm nay cao hơn năm trước. Trước đó, Sở GD-ĐT Hà Nội chính thức công bố số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10 năm học 2013-2014. Theo thống kê, tổng chỉ tiêu vào lớp 10 công lập và lớp không chuyên năm nay là 49.428 và có 71.278 học sinh đăng ký dự thi.
Sáng nay 18/6, các thí sinh sẽ làm bài thi môn ngữ văn đầu tiên với thời gian làm bài 120 phút. Lãnh đạo sở GD-ĐT Hà Nội, đề thi năm nay vẫn nằm trong chương trình THCS, đặc biệt tập trung nhiều trong chương trình được giảng dạy trong lớp 9. Các học sinh nắm vững kiến thức trong chương trình có thể làm bài thi tốt.
Đề thi vào lớp 10 môn văn Hà Nội năm 2013
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Hà Nội năm 2013
Đáp án gợi ý từ thầy cô
Phần I :
1. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi hai từ loại: “mùa xuân” là danh từ và “nho nhỏ” là tính từ. Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng miêu tả rõ đặc điểm của danh từ (mùa xuân).
2. Nốt nhạc trầm theo nghĩa hiện thực là nốt nhạc có cao độ thấp. Trong bài thơ nó là một hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng để nói lên cái khát vọng muốn được khiêm tốn cống hiến cho cuộc đời. Đó là một khát vọng cao thượng và chân thành.
3. Câu hỏi yêu cầu thí sinh phải viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế). Thí sinh phải đáp ứng những yêu cầu căn bản nói trên: viết một đoạn văn nghị luận; khoảng 12 câu; theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp; nội dung làm rõ tâm niệm của nhà thơ Thanh Hải trong bốn câu thơ; câu văn phải có loại câu bị động và phép thế (chú ý phải gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế). Mỗi thí sinh sẽ có nội dung cụ thể khác nhau, tuy nhiên đoạn văn phải đáp ứng những yêu cầu căn bản nói trên.
(Sau khi đã chép bốn câu thơ trên)
Câu một: Khổ thơ thể hiện tâm nguyện của nhà thơ muốn được cống hiến cho cuộc đời.
Câu hai: Khát vọng đó được thể hiện qua hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.
Câu ba: Đó là một hình ảnh khái quát xuyên suốt bài thơ có ý nghĩa biểu hiện cái đẹp của thiên nhiên, đất nước và cuộc sống.
Câu bốn: Trong khổ thơ này, mùa xuân được xây dựng thành hình ảnh ẩn dụ nói lên khát vọng cống hiến của nhà thơ cho cuộc đời.
Câu năm: Ý thức rằng cá nhân chỉ là một phần tử nhỏ bé, nhà thơ mong ước mình là một mùa xuân nho nhỏ.
Câu sáu: Hơn nữa, lại lặng lẽ dâng cho đời.
Câu bảy: Khiêm tốn biết bao là ước nguyện cống hiến của nhà thơ Thanh Hải.
Câu tám: Bởi lẽ, con người ta rất dễ trở nên tự đắc, tự kiêu trước những đóng góp của mình.
Câu chín: Thông thường, người ta quan niệm còn trẻ còn làm việc, già thì nghỉ ngơi an hưởng.
Câu mười: Thậm chí có khi còn đòi hỏi người khác phải phục vụ, phải tưởng nhớ cho những cống hiến của mình.
Câu mười một : Nhưng nhà thơ Thanh Hải lại quan niệm hoàn toàn khác: Nhà thơ khao khát cống hiến không chỉ là lúc tuổi hai mươi mà cả khi tóc bạc.
Câu mười hai: Cả khổ thơ là tâm nguyện chân thành cao đẹp của nhà thơ, là một lời nhắc nhở sâu sắc với mọi người về lẽ sống đáng để ghi nhớ và học tập.
Phần II:
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Tác giả là nhóm Ngô Gia Văn Phái, gồm có Ngô Thì Chí (1758-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840).
2. Lời nói của nhà vua “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng giữa phương Bắc với phương Nam. Trong bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt có hai câu mang nội dung tương tự:
Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành đã định tại sách trời
(Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư)
3. Câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
– Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
– Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, …
– Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo,…
– Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà,…
– Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả.
– Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả,… nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh.
– Hình ảnh của các anh chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp của sự hy sinh vì nghĩa lớn.
Nguồn: (Thầy Cô TT Luyện thi ĐH Vĩnh Viễn)
Tuyensinh247 Tổng hợp
Đề Thi Và Đáp Án Môn Ngữ Văn Vào Lớp 10 Tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh
Hôm nay kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trên cả nước diễn ra, chúng tôi xin gửi đến độc giả đề thi và đáp án môn Ngữ Văn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
Đề thi và đáp án gợi ý môn ngữ Văn vào lớp 10 tại Hà NộiPhần I: Câu 1:
Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” do Huy Cận sáng tác vào năm 1958 khi đi thực tế tại vùng biển Quảng Ninh.
Câu 2:
– Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong hai câu thơ: gió, trăng, mây.
– Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng khiến cho con thuyền trở nên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, gió trời là người lái, trăng trời là cánh buồm. Qua đó, tác giả tô đậm tầm vóc, vị trí trung tâm của người lao động mới. Ngư dân không chỉ làm việc với lòng dũng cảm, hăng say mà còn với tâm hồn lãng mạn, hòa mình vào thiên nhiên mang tâm thế của con người lao động mới làm chủ đất nước.
Câu 3:
Câu thơ cần tìm nằm trong bài “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
Câu 4:
1. Hình thức:
– Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu
– Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả,…
– Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: phép lặp và câu có thành phần phụ chú.
2. Nội dung:
– Khái quát: Đoạn thơ là một khúc ca ca ngợi hình ảnh con người lao động với kết quả rực rỡ, ca ngợi vẻ đẹp tươi sáng của bình minh trên biển Hạ Long.
– Chi tiết:
+ “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”: con người chạy đua với thời gian, chạy đua với thiên nhiên để làm việc và cống hiến. Hình ảnh đó làm nổi lên bức tượng đài sừng sững của người lao động giữa vùng biển Hạ Long.
+ “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”: Tiếng “ta” vang lên đầy kiêu hãnh, từ “xoăn tay” thể hiện tư thế chắc khỏe, cường tráng của người lao động; tư thế ấy đã khẳng định được vị thế của mình trước biển khơi; “chùm cá nặng” là thành quả lao động xứng đáng dành cho họ.
+ “Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” đó là màu sắc của thân cá khiến cho không gian như bừng sáng; gợi sự liên tưởng tới sự giàu có của biển.
+ “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” là câu thơ chứa hình ảnh đối lập: “lưới xếp” là kết thúc ngày lao động, “buồm lên” là đón chào ngày mới.
+ “Nắng hồng”: là ánh nắng bình minh của ngày mới, một ngày trong trẻo, tươi sáng; còn là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời mới, tương lai mới cho đất nước, cho con người.
Phần II: Câu 1:
– Hoàn cảnh cuộc trò truyện: Phan Lang được Linh Phi cứu giúp xuống dưới thủy cung gặp Vũ Nương.
– “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ Trương Sinh và bé Đản.
Câu 2:
Sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương lại “ứa nước mắt khóc” và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày” bởi Vũ Nương mong muốn gặp lại chồng con và được giải oan.
1. Về hình thức
Đoạn văn có dung lượng 2/3 trang giấy, đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp, ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả. Khuyến khích đoạn văn có những sáng tạo riêng.
2. Về nội dung
– Xác định được vấn đề nghị luận : Vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
– Giải thích vấn đề : Gia đình là gì ?
Gia đình là tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái
– Bàn luận vấn đề: Vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
+ Đối với cá nhân con người: Gia đình là điểm tựa, là bến đỗ bình yên của mỗi con người. Đặc biệt gia đình là cái nôi bồi dưỡng, hình thành nhân cách đạo đức con người.
+ Đối với cộng đồng xã hội : Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng tạo nên xã hội.
– Liên hệ và mở rộng:
+ Yêu quý và trân trọng mái ấm gia đình.
+ Phê phán thái độ sống không coi trọng gia đình, sống ích kỉ cá nhân…
Đề thi và đáp án gợi ý môn ngữ Văn vào lớp 10 tại TP. Hồ Chí Minhhttps://thuthuat.taimienphi.vn/de-thi-va-dap-an-mon-ngu-van-vao-lop-10-tai-ha-noi-tp-ho-chi-minh-35647n.aspx
Đáp Án Đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn Hà Nội Năm 2023
Sáng nay 11/6, gần 80 nghìn thí sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội năm học 2023 – 2023, với môn thi Ngữ Văn, hình thức thi tự luận, thời gian làm bài 120 phút. Các thí sinh bắt đầu làm bài từ 8h00 đến 10h00 kết thúc thời gian làm bài.
Trong kỳ thi tuyển sinh năm nay, số lượng thí sinh tăng đột biến, tăng khoảng 10.000 thí sinh so với năm trước, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh là 50.180 chỉ tiêu, như vậy sẽ có khoảng gần 30 nghìn thí sinh sẽ bị loại trong đợt tuyển sinh vào lớp 10 đầy cạnh tranh này.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2023 Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2023– Nguồn đáp án: Giáo viên Nguyễn Phi Hùng –
Phần I (7.0 điểm)
Câu 1. – Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. – Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến đánh cá ra khơi của đoàn thuyền (theo đó là trình tự thời gian từ chiều xuống đến lúc bình minh)
Câu 2. – Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. – Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. – Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.
Câu 3. Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn của những ngư dân với biển cả quê hương trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là: Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Câu 4. Yêu cầu:
* Về mặt hình thức: – Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu. – Gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán.
* Nội dung:
Vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh: – Đoàn thuyền trở về trong khúc ca khải hoàn Phần II
Câu 1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi ra đời năm 1971. Đây cũng là những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất. Máy bay Mĩ ngày đêm ném bom, băm nát tuyến đường Trường Sơn – tuyến huyết mạch giao thông quan trọng để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam chống Mĩ.
– Tác giả Lê Minh Khuê từng là nữ thanh niên xung phong trong những năm tháng dữ dội ấy, được chứng kiến những gian khổ, hi sinh cũng như lòng dũng cảm, tâm hồn tuyệt đẹp của tuổi trẻ Trường Sơn. Lê Minh Khuê không ngăn được xúc động và đã viết lên một áng văn nóng bỏng đạn bom mà vẫn mát rượi trữ tình để tôn vinh thế hệ trẻ anh hùng của non sông, đất nước.
– Xuất xứ: Đây là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, rút từ tập truyện ngắn cùng tên.
Câu 2. Điều khiến nhân “tôi” đến gần quả bom lại thấy không sợ nữa chính là nhân vật “tôi” cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình. Đây chính là tâm trạng của nhân vật Phương Định – nữ trinh sát mặt đường, trong một lần phá bom. Chi tiết trên đã cho người đọc thấy lòng quả cảm, sự tự trọng của người nữ chiến sĩ anh hùng. Chính điều này giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi, dũng cảm chiến đấu.
Câu 3. Yêu cầu:
* Hình thức: đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi. * Nội dung: Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể. – Khẳng định đây là mối quan hệ cần thiết, quan trọng, không thể thiếu với mỗi con người. – “Con người chính là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, không ai có thể sống cá nhân, đơn lẻ. Nếu mỗi người không biết hòa mình vào tập thể không tạo nên một cộng đồng, xã hội. – Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao (dẫn chứng: trong chiến tranh, sức mạnh của nhân dân đã đánh tan quân xâm lược; trong thời bình, nhân dân chung tay góp sức xây dựng đất nước phát triển…) Ngược lại, sức mạnh của tập thể sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thêm động lực(dẫn chứng). – Bài học nhận thức và hành động cho bản thân. (3.0 điểm) Câu hát căng buồm với gió khơi. – Đoàn thuyền trở về trong tư thế hào hùng, chạy đua với thiên nhiên Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. – Đoàn thuyền trở về với đầy ắp cá tôm trong cảnh bình minh rạng ngời Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Từ đó, vẻ đẹp của con người lao động làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc đời đã hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ.
Chú ý: Học sinh cần làm rõ các biện pháp nghệ thuật: kết cấu vòng tròn, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.
Đăng ký nhận đáp án vào lớp 10 TP Hà Nội năm 2023 nhanh nhất từ thầy cô giáo, soạn tin :
Môn Văn: DAT (dấu cách) Vanhn gửi 8712
Môn Toán: DAT (dấu cách) Toanhn gửi 8712
Để nhận Điểm thi vào lớp 10 TP Hà Nội năm 2023 nhanh nhất !Soạn tin: THI HANOI SBD gửi 8712
Trong đó: SBD – Là số báo danh của bạn.
Ví dụ: Bạn dự thi vào lớp 10 tại 1 trường THPT ở Hà Nội , và SBD là 84207
Soạn tin: THI HANOI 84207 gửi 8712
Lịch thi vào lớp 10 Hà Nội (THPT không chuyên) năm 2023:
Ngày thiMôn thiTrường11/6 Sáng
Ngữ văn
THPT không chuyên
11/6 Chiều
Toán
THPT không chuyên
Lịch thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2023 (THPT chuyên Hà Nội:Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây)
Ngày thiMôn thi11/6/2023
Sáng
Ngữ văn
Chiều
Toán
12/6/2023
Sáng
Ngoại ngữ
Chiều
Các môn chuyên: Ngữ văn, Toán, Tin học, Sinh học, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật
13/6/2023
Sáng
Các môn chuyên: Vật lý, Lịch sử, địa lý, hóa học, tiếng Anh
Theo thethaohangngay
Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Thpt Tp Hà Nội Môn Toán
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ToánNhằm giúp các bạn chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao, chúng tôi xin giới thiệu: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT TP Hà Nội năm học 2013 – 2014 môn Toán – Có đáp án. Đây là tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Toán hay, giúp các em học sinh tự luyện đề, làm quen với các dạng bài thi vào lớp 10. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm học 2023-2023 Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh Đề thi – Đáp án thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Thanh Hóa năm 2014 – 2023 Ôn thi vào lớp 10 môn Văn online Ôn thi vào lớp 10 môn Toán Online Ôn thi vào lớp 10 môn Anh Online
Bài I (2,0 điểm)
1) Tính giá trị của biểu thức A khi x = 64.
2) Rút gọn biểu thức B.
3) Tìm x để
Bài II (2,0 điểm) Giải bài toán bằng cách lập phương trình:
Quãng đường từ A đến B dài 90 km. Một người đi xe máy từ A đến B. Khi đến B, người đó nghỉ 30 phút rồi quay trở về A với vận tốc lớn hơn vận tốc lúc đi là 9 km/h. Thời gian kể từ lúc bắt đầu đi từ A đến lúc trở về đến A là 5 giờ. Tính vận tốc xe máy lúc đi từ A đến B.
Bài III (2,0 điểm)
1) Giải hệ phương trình:
2) Cho parabol
a) Với m = 1, xác định tọa độ các giao điểm A, B của (d) và (P).
Bài IV (3,5 điểm)
Cho đường tròn (O) và điểm A nằm bên ngoài (O). Kẻ hai tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (O) (M, N là các tiếp điểm). Một đường thẳng d đi qua A cắt đường tròn (O) tại hai điểm B và C (AB < AC, d không đi qua tâm O).
1) Chứng minh tứ giác AMON nội tiếp.
2) Chứng minh AN 2 = chúng tôi Tính độ dài đoạn thẳng BC khi AB = 4 cm, AN = 6 cm.
3) Gọi I là trung điểm của BC. Đường thẳng NI cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai T. Chứng minh MT
4) Hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C cắt nhau ở K. Chứng minh K thuộc một đường thẳng cố định khi d thay đổi và thỏa mãn điều kiện đề bài.
Bài V (0,5 điểm)
Với a, b, c là các số dương thỏa mãn điều kiện a + b + c + ab + bc + ca = 6abc, chứng minh:
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ToánBài I (2,0 điểm)
1) Với x = 64 ta có
2)
Bài II: (2,0 điểm)
Đặt x (km/h) là vận tốc đi từ A đến B, vậy vận tốc đi từ B đến A là x + 9 (km/h)
Do giả thiết ta có:
90/x + 90/(x + 9) = 5 – 1/2 ↔ 10/x + 10/(x + 9) = 1/2 ↔ x(x + 9) = 20(2x + 9)
Cập nhật thông tin chi tiết về Đáp Án Đề Thi Lớp 10 Thpt Môn Văn Tại Hà Nội 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!