Bạn đang xem bài viết Đề Bài. Giải Thích Ngắn Gọn Ý Kiến Của Nhà Thơ Xuân Quỳnh: “Thơ Đối Với Cuộc Sống Quý Như Con Gái Đối Với Gia Đình, Cái Để Cho Người Ta Làm Quen Là Nhan Sắc, Nhưng Cái Để Sống Với Nhau Lâu Dài Là Đức Hạnh”. được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày 06/09/2023 16:30:00, lượt xem: 888
Đề bài. Giải thích ngắn gọn ý kiến của nhà thơ Xuân Quỳnh: “Thơ đối với cuộc sống quý như con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”.
Như khúc hát của cảm xúc cất lên từ sâu thẳm trái tim người nghệ sĩ, thơ ca làm cho những gì tốt đẹp nhất trên đời trở nên bất tử. Thơ – là biểu hiện của những tình cảm sâu sắc, là ước mơ cao đẹp con người luôn vươn tới, là nghệ thuật bên trong của tâm hồn, là sự bùng cháy của cảm xúc trong khoảnh khắc, là sự bột phá của những tình cảm mãnh liệt. Ta tìm đến với một bài thơ có khi vì ta yêu lối thể hiện của người nghệ sĩ, và có khi ta cũng đồng cảm với họ trong giây phút lắng lòng ẩn sâu ở từng lời thơ, câu chữ. Khẳng định sức sống lâu dài của văn chương nghệ thuật mà nội dung tư tưởng của tác phẩm là yếu tố quyết định, nhà thơ Xuân Quỳnh nói: Thơ đối với cuộc sống quý như con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh
Không biết thơ ca đã đi vào cuộc sống của con người từ khi nào, chỉ biết rằng, khi tìm đến với thơ ca, ấy là khi con người đang khát khao một nhu cầu tự bộc lộ, giãi bày. Thơ ca đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm hồn mỗi người, làm cho “con người đi từ chân trời của một người đến với chân trời của nhiều người” (Pôn Êluya). “Thơ đối với cuộc sống quý như người con gái đối với gia đình”, dường như đó là quan hệ khăng khít, gắn bó không thể tách rời. Thơ ca và cuộc đời như người phụ nữ trong gia đình, bàn tay ấy chăm chút, vun vén cuộc sống cũng như thơ ca bồi đắp thêm cho tâm hồn con người bao cảm xúc và rung động tinh tế. Là một thể loại nằm trong phương thức trữ tình, nhưng bản chất của thơ lại rất đa dạng và phong phú. Thơ tác động đến người đọc bằng sức gợi sâu xa, bằng những cảm xúc mãnh liệt, và có khi bằng sự rung động bởi ngôn từ giàu nhạc điệu, mà như Xuân Quỳnh nói: “Cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh”. Nhan sắc là hình thức bên ngoài, đây là yếu tố đầu tiên tác động đến người khác, là ấn tượng ban đầu. Ta tìm đến với một bài thơ và yêu thích nó, có khi là bởi ta yêu thứ cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm. Thế nhưng ở đây, Xuân Quỳnh muốn nhấn mạnh đến nội dung tư tưởng của thơ, cái mà nữ thi sĩ gọi là “đức hạnh” của người con gái, phẩm chất tính cách luôn là yếu tố quyết định đến giá trị của con người, và thơ ca cũng vậy. Trau chuốt, tô vẽ hình thức, nhưng điều làm nên sức sống cho văn chương nghệ thuật thì lại ẩn sâu bên trong vẻ bề ngoài ấy. Lêôna đơ Vanhxi từng nói: “Thi ca là một bức hoạ để cảm nhận thay vì để ngắm”. Rõ ràng, hình thức bên ngoài là yếu tố tác động đến ấn tượng ban đầu của người đọc, nhưng để khẳng định sức sống, giá trị của một tác phẩm, thì nội dung tư tưởng vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.
“Thơ đối với cuộc sống quý như con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”. Phát biểu quan điểm này, Xuân Quỳnh đã lấy tác phẩm của chính mình để chứng minh. Xuân Quỳnh thuộc những thi sĩ làm thơ như người đàn bà phải sinh con, như cây cối thì phải đơm hoa kết quả. Ta thích thơ Xuân Quỳnh vì cái vẻ giản dị, đôn hậu của nó. Phải chăng mọi bài thơ của thi sĩ đều như những lời tâm sự tự nhiên, chân thành, ta như được tiếp xúc với người phụ nữ thật cởi mở, chan chứa tình yêu hạnh phúc.
Biển mênh mông nhường nào
Những ngày không gặp nhau
Hình thức thơ giản dị, nó đi vào lòng người đọc và lắng sâu thành khúc hát tình cảm. Xuân Quỳnh rất ít khi câu nệ hình thức, nhưng người đọc vẫn bị lôi cuốn ấn tượng với lối thơ của thi sĩ, chân thành mộc mạc như tiếng lòng của một người phụ nữ. Cho dù là thơ thất ngôn hay lục bát, nó vẫn mang dấu ấn của Xuân Quỳnh, thứ “nhan sắc” chỉ riêng mình thơ thi sĩ đem lại:
Rào rào tiếng những bầy ong
Chuyên cần là tiếng cái tằm nhả tơ
Cái hoa bận đỏ, cái hồ bận xanh
Con quay quay có một mình ngoài kia
À ơi, cái ngủ đang về cùng con.
Những cảm xúc vui buồn, những tình cảm gắn bó thân thương được nói đến thật nhiều trong thơ Xuân Quỳnh. Từ lối thơ lục bát nhẹ nhàng như lời ru êm dịu trong Lời ru trên mặt đất hay (bài thơ này là thơ 5 chữ không phải lục bát) đến lối thơ 5 chữ trong Lòng hay Thuyền và biển, nó đều thu hút và làm hấp dẫn với người đọc. Thế nhưng, điều làm nên sức sống lâu bền, giá trị trong thơ Xuân Quỳnh lại ở giá trị tư tưởng, ý thơ, xúc cảm trong thơ. Đó là niềm thương cảm của người em gái với chị ở phương xa trong Tháng ba viết cho chị, là lòng biết ơn với người mẹ chồng tần tảo trong Mẹ của anh, là giây phút hồi hộp, hạnh phúc của người phụ nữ khi bắt đầu làm mẹ, là trạng thái muôn màu của tình yêu nam nữ. Mọi cung bậc cảm xúc đều xuất hiện trong thơ của Xuân Quỳnh, cái “đức hạnh” trong thơ thi sĩ chính là phẩm chất quý giá của một người phụ nữ khát khao bộc lộ, giãi bày tất cả. Nồng nàn, tha thiết, đắm say mà vẫn dịu dàng nữ tính, Xuân Quỳnh đã mang cuộc sống đời thường giản dị vào trong thơ một cách tự nhiên nhưng vô cùng sâu sắc. Đó là lòng ham sống, khát khao được sống hết mình, sống trọn vẹn.
Ngược thời gian về với những trang thơ trong phong trào Thơ mới, ta không quên một tiếng thơ “thiết tha, rạo rực, băn khoăn” Xuân Diệu. Là người chịu ảnh hưởng rõ rệt của văn hoá phương Tây, Xuân Diệu đã đem vào làng thơ Việt Nam bấy giờ một hình thức, giọng điệu mới mẻ, với những cách thể hiện hình ảnh “rất Tây”.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.
Hãy sát đôi đầu hãy kề đôi ngực
Hãy trộn vào nhau đôi mái tóc ngắn dài
Những cánh tay, hãy quấn riết đôi vai
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt.
Thời gian đã trôi qua, Xuân Diệu với các tác phẩm của mình đã chứng tỏ được sức sống lâu bền trong bạn đọc. Điều gì đã làm nên giá trị của thơ ca Xuân Diệu, nếu không phải là tư tưởng, ý nghĩa sâu xa trong từng tác phẩm. Điều gì đã làm nên sức sống mãnh liệt ấy nếu không phải là một niềm khát khao sống, khát khao tình yêu, hạnh phúc đến vồ vập, mạnh mẽ. Có thể nói, đúng như câu nói của Xuân Quỳnh, điều làm nên sức sống của tác phẩm văn học chính là ở “đức hạnh,” ở phẩm chất, ở giá trị tư tưởng mà người viết muốn gửi gắm.
“Văn tức là người” (Bujjon) và một bài thơ cũng như người con gái, “Thơ đối với cuộc sống quý như con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”. Không phủ nhận ý nghĩa của hình thức đối với thơ ca, nhấn mạnh yếu tố nội dung có vai trò quyết định đối với sức sống của tác phẩm, câu nói của Xuân Quỳnh cũng là bài học có giá trị trong quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật.
Dàn Ý Giải Thích Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ
– Tác giả: Thanh Hải hoạt động văn nghệ cả hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc nên có nhiều đóng góp tích cực trong việc xây dựng nền văn học nước nhà, đặc biệt là văn học miền Nam buổi đầu.
– Tác phẩm: Bài thơ được ông viết trước khi qua đời (trước năm 1980) thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu đất nước và mong ước của nhà thơ.
+ Mùa xuân: ý nghĩa tả thực, là thời điểm khởi đầu một năm, khi mọi vật sinh sôi nảy nở.
+ Mùa xuân: ý nghĩa biểu tượng, là sức trẻ trong tâm hồn, là nhiệt huyết, là cống hiến của mỗi con người vào mùa xuân lớn của đất nước.
– Thể hiện phát hiện mới mẻ của ông.
– Thể hiện quan niệm sống về cái riêng và cái chung, cá nhân và cộng đồng. Cổ vũ cho lối sống tính cực: ai cũng cần đóng góp cho cộng đồng, dân tộc.
– Thể hiện mong muốn của nhà thơ: hiến dâng những điều tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất nước dù là những điều nhỏ bé nhất
Khẳng định giá trị, ý nghĩa của nhan đề trong việc tạo nên thành công của tác phẩm.
Trong cuộc đời hoạt động văn học tích cực của mình, nhà thơ Thanh Hải đã không biết bao lần khiến bạn đọc trầm trồ, ngưỡng mộ bởi tài năng và tâm hồn của một người nghệ sĩ đích thực. Hơn tất thảy, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là minh chứng thể hiện thành công nhất cho bút lực tuyệt vời đó. Bài thơ không chỉ gần gũi bởi ngôn từ đơn giản, quen thuộc mà còn bởi những tầng ý nghĩa sâu sắc được nhà thơ gửi gắm. Đặc biệt chỉ với nhan đề bốn tiếng, Thanh Hải đã thực sự bao quát được toàn bộ ý nghĩa của bài thơ. Qua đó, độc giả có thể đến gần hơn với nhịp đập của một trái tim luôn hết lòng vì đời!
Thanh Hải là một trong số ít nhà thơ hoạt động văn nghệ ở cả hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Trong suốt chặng đường ấy, ông không ngừng có những đóng góp tích cực cho nền văn học nước nhà buổi đầu, đặc biệt là văn học miền Nam. Bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là thời khắc trước khi nhà thơ qua đời (năm 1980). Có lẽ bởi ra đời tại khoảng khắc ấy nên bài thơ mang trọn vẹn tình yêu cuộc sống, yêu đất nước và mong ước của nhà thơ – mong ước của một trái tim vẫn còn thổn thức, muốn đập vì đời nhiều hơn chút nữa. Khao khát được tận hiến cho đến giây phút cuối cùng kia thật khiến bao người phải cúi đầu ngưỡng mộ.
Trước hết, ” rõ ràng là một danh từ chỉ một khoảng thời gian trừu tượng nhưng nay lại có hình có khối, có kích thước cụ thể khi đi kèm với tính từ Bất giác, thời gian của vũ trụ ấy được xác định rõ ràng như một vật thể, khiến ta có cảm giác như có thể cầm nắm nó. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác riêng, ta mới thấy hết cái hay cái đẹp của nhan đề. thực chất mang ý nghĩa tả thực, là thời điểm khởi đầu của một năm, khi vạn vật sinh sôi nảy nở. Trong bốn mùa, xuân là mùa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, cho những gì tươi đẹp nhất của một năm trời. Mà những điều tốt ấy lại chỉ có thể đánh đổi bằng sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của muôn mầm non cây lá. Với ý nghĩa đó, mùa xuân còn mang ý nghĩa biểu tượng là sức trẻ trong tâm hồn, là nhiệt huyết, là cống hiến của mỗi con người. ” Mùa xuân nho nhỏ” ở đây chính là một hình ảnh ẩn dụ chỉ cuộc đời nhỏ bé của mỗi con người góp phần làm nên mùa xuân lớn của dân tộc. Từ láy ” đã làm rõ thêm tính chất của mùa xuân ấy: giản dị, khiêm nhường như chính tấm lòng nhà thơ vậy. Nhà thơ cho rằng dù mình có cống hiến bao nhiêu, cống hiến cho đời nhiều thế nào đi chăng nữa thì tất cả cũng thật nhỏ bé trước những điều cao cả hơn của cuộc đời. Cả một tầng sâu ý nghĩa ấy lại được cất giấu dưới lớp ngôn từ đơn giản: “Mùa xuân nho nhỏ”.
Qua nhan đề ngắn gọn ấy, Thanh Hải đã thể hiện một phát hiện vô cùng mới mẻ về của ông về cuộc đời. Nói một cách khác, đây chính là quan niệm sống mối quan hệ của cái “tôi” và cái “ta”, của cái riêng và cái chung, cá nhân và cộng đồng. Là một cá thể trong cả một xã quần thể rộng lớn ấy, đã bao giờ bản thân tự nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng:
Bằng cách đó, nhà thơ đã cổ vũ cho một lối sống tích cực: ai cũng cần đóng góp sức mình cho cộng đồng, dân tộc, dù đó điều nhỏ nhoi hay to lớn, vĩ đại. Cho tới tận khi sắp về với cát bụi, Thanh Hải vẫn mong có cơ hội hiến dâng những điều tốt đẹp nhất cho mùa xuân đất nước và còn gắng sức lan tỏa triết lí cao đẹp ấy tới muôn người. Và không uổng phí những ước mong của nhà thơ, nhân sinh quan sâu sắc kia đã được bạn đọc muôn thế hệ nồng nhiệt đón nhận.
Chưa cần lật dở vào trang thơ, chỉ đến với tiêu đề bài thơ thôi mà độc giả đã phải thổn thức bởi
Bình Luận Facebook.
Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Tác Giả Thanh Hải
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải – Bài tham khảo 1
1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm
Thanh Hải có tên thật là Phạm Bá Ngoãn quê ở Thừa Thiên Huế, ông hoạt động văn nghệ cả hai thời kì đó là chống Pháp và cả chống Mĩ, ông được đánh giá cây bút có nhiều đóng góp vào xây dựng nền văn học miền Nam trong thời gian đầu tiên.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết một thời gian trước khi qua đời (trước năm 1980), thể hiện tình yêu cuộc sống, đất nước và mong ước của tác giả.
2. Ý nghĩa nhan đề bài thơ
Ông viết bài thơ này trong thời điểm cuối đời, khi đã cảm nhận cái chết đã cận kề, khoảnh khắc đó ông muốn cống hiến sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho đất nước và góp phần làm nên mùa xuân cho đất trời. Chỉ đơn giản như vậy ông đã đặt bài thơ với tiêu đề “Mùa xuân nho nhỏ”.
Nhan đề của bài thơ cũng tạo nên sáng tạo đó là phát hiện mới mẻ của ông. Bài thơ cũng thể hiện quan điểm thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Ngoài ra, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ còn nói lên mong ước cháy bỏng của tác giả Thanh Hải đó là ông muốn thật tốt sống cống hiến bằng sức sống tươi trẻ, mong muốn được cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất trời và đất nước ngày càng tươi đẹp.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải – Bài tham khảo 2Nhan đề của bài thơ làm toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên của mùa xuân qua những vần thơ đầy ý nghĩa. Bông hoa tím biếc và âm thanh rộn rã tả một thế giới tràn đầy nhựa sống. Cảnh mùa xuân mang nét riêng của xứ Huế, khác với hình ảnh mùa xuân trong thơ Nguyễn Du, một không gian thoáng rộng với nền cỏ xanh điểm hoa lê trắng hay khác với sắc xuân trong thơ Hàn Mặc Tử: “Làn nắng ửng khói mơ tan” . Mùa xuân trong thơ Thanh Hải là dòng sông xanh trong suốt từ bao giờ. Dòng sông xanh chính là dòng sông Hương thơ mộng với sắc hoa lục bình tím biếc. Một màu tím đặc trưng cho xứ Huế mộng mơ. Khiến cho mỗi người đọc liên tưởng đến mỗi vần thơ của nhà thơ Lê Anh Xuân. Cách đảo ngữ “mọc”, gây ấn tượng về sự vươn lên đầy sức sống cỏ cây – một sức sống tràn trề tươi trẻ, một sự vận động nội tại của thiên nhiên cỏ cây. Cả một không gian cao rộng, nghe tiếng chim hót nàng thơ thốt lên lời gọi của tiếng chim thật thật thiết tha.
Thế là mùa xuân tươi đẹp, rộn ràng đã đến với xứ Huế. Ông yêu cái xứ Huế đến nỗi nghĩ đến xứ Huế với bao tình cảm đẹp, thiết tha, da diết. Thế nên bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tình cảm của con người, cảm thấy tình cảm của con người dành cho quê hương đất nước như thấm vào máu thịt. Tâm hồn nhà thơ lại mở rộng để đón nhận, nâng niu, trân trọng vẻ đẹp sức sống nhẹ nhàng đưa tay đón lấy, hứng lấy “Từng giọt long lanh rơi” … Giọt âm thanh hay giọt sương? Cũng có thể là giọt mưa xuân. Bài ca xứ Huế vào xuân nghe tiếng hót trong trẻo véo von, thánh thót của chim chiền chiện. Có lẽ âm thanh ấy sẽ kết đọng lại thành giọt long lanh, lấp lánh và nhà thơ muốn đưa tay nhận từng giọt âm thanh ấy! Rất sáng tạo và đầy gợi cảm!
Nếu như Xuân Diệu đã có lần say sưa trước vẻ đẹp tươi trẻ của mùa xuân “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” để rồi hào hứng thốt lên “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” thì Thanh Hải cũng ngất ngây tưởng chừng như hứng được cả tiếng xuân, giọt xuân trong tay.Thanh Hải đã dùng nghệ thuật chuyển hoá cảm xúc của mình. Từ âm thanh của tiếng chim nhà thơ tưởng như thấy được bằng thính giác, đã có thể nhìn thấy nó bằng thị giác rồi hứng cả tiếng chim trong tay bằng xúc giác. Dường như nhà thơ căng hết các giác quan của mình để đón nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời vào xuân. Cảm xúc ấy chỉ có thể có được trong một con người bình yên, không có một chút vướng bận, lo lắng gì cả. Đó cũng là cảm xúc của một con người yêu cuộc đời, yêu cuộc sống biết bao!
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải – Bài tham khảo 3“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải – Bài tham khảo 4“Mùa xuân nho nhỏ” là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm – ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời.
“Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở. “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước. Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường.
Đặt tên cho tác phẩm như thế, Thanh Hải đã thể hiện ước nguyện, khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp. Ông ước muốn làm “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất – dù bé nhỏ – của mình để hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước.
Nhan đề bài thơ cũng thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Ai cũng phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.
Diễn Đạt Bài Thơ “Tiếng Gà Trưa (Của Xuân Quỳnh)” Thành Văn Xuôi Bằng Ngôi Thứ Nhất
Tiếng gọi tuổi thơ(về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập I)Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng của một trái tim phụ nữ đa cảm. Không da diết, khắc khoải như những sáng tác về tình yêu, trong giây phút hướng về tình cảm gia đình gần gũi, như tình mẹ con, tình bà cháu,… tiếng thơ Xuân Quỳnh thường cất lên với giọng trong trẻo nhưng vẫn thể hiện nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu thương. Tiếng gà trưa là một bài thơ như vậy.Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục… cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơBài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:Tiếng gà trưaỔ rơm hồng những trứngNày con gà mái mơKhắp mình hoa đốm trắngNày con gà mái vàngLông óng như màu nắngNhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.Có giọng bà vang vọng:Tiếng gà trưaCó tiếng bà vẫn mắng– Gà đẻ mà mày nhìnRồi sau này lang mặt!Cháu về lấy gương soiLòng dại thơ lo lắngCó bóng dáng thân thuộc của bà:Tiếng gà trưaTay bà khum soi trứngDành từng quả chắt chiuCho con gà mái ấpTất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:Cứ hàng năm hàng nămKhi gió mùa đông đếnBà lo đàn gà toiMong trời đừng sương muốiĐể cuối năm bán gàCháu được quần áo mớiSự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.Ôi cái quần chéo goỐng rộng dài quét đấtCái áo cánh trúc bâuĐi qua nghe sột soạtNhững câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:Tiếng gà trưaMang bao nhiêu hạnh phúcĐêm cháu về nằm mơGiấc ngủ hồng sắc trứngTừ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ.Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc – xóm làng – người bà – tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Lớp 9
1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm
Thanh Hải có tên thật là Phám Bá Ngoãn quê ở Thừa Thiên Huế, ông hoạt động văn nghệ cả hai thời kì đó là chống Pháp và cả chống Mĩ, ông được đánh giá cây bút có nhiều đóng góp vào xây dựng nền văn học miền Nam trong thời gian đầu tiên.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết một thời gian trước khi qua đời (trước năm 1980), thể hiện tình yêu cuộc sống, đất nước và mong ước của tác giả.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được chia thành 4 phần:
+ Phần 1: Đầu đến hết khổ 1: Tác giả bày tỏ cảm xúc trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên
+ Phần 2: Tiếp đến hết khổ 3: Đây là cảm xúc của tác giả về một mùa xuân của đất nước
+ Phần 3: Tiếp đến hết khổ 5: Tác giả bày tỏ ước nguyện, khát vọng của mình
+ Phần 4: còn lại: Tác giả thông qua làn điệu dân ca xứ huế để ca ngợi về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, đất nước.
3. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật– Giá trị nội dung: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải chính là tiếng lòng thiết tha của tác giả về một mùa xuân của đất nước. Đó là tình yêu thiên nhiên, đất nước rất đỗi đằm thắm, chân thành và thiết tha. Qua đó, nhà thơ cũng thể hiện khát vọng của mình muốn cống hiến cho đất nước, muốn góp phần làm nên một mùa xuân lớn của dân tộc.
– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được viết với thể thơ năm chữ, dễ đọc, dễ nhớ gần gũi với người dân. Các âm điệu, giọng thơ rất nhẹ nhàng sâu lắng, gần với các làn điệu dân ca, làm cho bài thơ như khúc hát ngân nga đi sâu vào lòng người. Đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh hết sức tự nhiên, giản dị và giàu ý nghĩa biểu tượng, góp phần làm nên một mùa xuân khó phai trong lòng độc giả. Không những thế, bài thơ còn gây sức hút bởi lối viết thơ dung dị, có sự kết hợp của nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa…
Ông viết bài thơ này trong thời điểm cuối đời, khi đã cảm nhận cái chết đã cận kề, khoảnh khắc đó ông muốn cống hiến sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho đất nước và góp phần làm nên mùa xuân cho đất trời.Chỉ đơn giản như vậy ông đã đặt bài thơ với tiêu đề” Mùa xuân nho nhỏ”.
Nhan đề của bài thơ cũng tạo nên sáng tạo đó là phát hiện mới mẻ của ông. Bài thơ cũng thể hiện quan điểm thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Ngoài ra, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ còn nói lên mong ước cháy bỏng của tác giả Thanh Hải đó là ông muốn thật tốt sống cống hiến bằng sức sống tươi trẻ, mong muốn được cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất trời và đất nước ngày càng tươi đẹp.
Trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước, tác giả không thể giấu nổi cảm xúc của chính mình. Thông qua đó, nhà thơ đã bày tỏ khát vọng của chính mình hết sức giản dị mà chân thành. Đó là “muốn làm con chim hót” để góp tiếng hót vui cho đời. “Muốn làm một nhành hoa” với ước muốn góp chút sắc hương cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đó là “muốn làm một nốt trầm” để hoàn thiện bản ca sâu lắng cho cuộc đời. Thanh Hải với những năm tháng cuối đời đã có những ước nguyện thật giản dị mà chân thành biết bao. Đối với ông, đó chỉ là một ước nguyện nho nhỏ nhưng lại rất ý nghĩa. Để rồi cái lớn lao xuất hiện đó là sự dâng hiến “một mùa xuân nho nhỏ”. Cả cuộc đời ông luôn chân thành và thiết tha với đời, với tình yêu quê hương đất nước. Đó là lòng trung thành, sự dâng hiến cả cuộc đời mà không cần hồi đáp.
” Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
” Cảm nhận khổ 4 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Hãy Giải Thích Nhan Đề Và Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Đồng Chí
b.Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp.
Người lính nông dân đã đi vào thơ ca bằng những hình ảnh chân thật và đẹp trong “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Cá nước” của Tố Hữu… nhưng tiêu biểu hơn cả là bài “Đồng chí” của Chính Hữu. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 là năm cuộc kháng chiến hết sức gay go, quyết liệt. Trong bài thơ này, tác giả đã tập trung thể hiện mối tình keo sơn gắn bó, ngợi ca tình đồng chí giữa những người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Cảm nhận đầu tiên của chúng ta khi đọc bài thơ là hình ảnh người lính hiện lên rất thực, thực như trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thực họ bước thẳng vào trang thơ, trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở làng quê ta còn đói nghèo lam lũ:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
Quê hương xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi. Người quê ở miền biển “nước mặn đồng chua”, người ở vùng đồi núi “đất cày lên sỏi đá”. Song dù xa cách nhau, dù khác nhau, nhưng đều là quê hương của lam lũ, vất vả, đói nghèo. Chữ nghĩa bình thường mà như đang cựa quậy khi cuộc sống thực đã ùa vào câu thơ đem đến những cảm nhận sâu sắc về quê hương người lính.
Tuy ở những phương trời khác nhau, “chẳng hẹn quen nhau”, nhưng cùng sống và chiến đấu với nhau trong một đội ngũ, những người lính đã tự nguyện gắn bó với nhau:
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Cái rét ở rừng Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chống Pháp vì đó là một thực tế ai cũng nếm trải trong những năm chinh chiến ấy. Có điều lạ là câu thơ nói đến cái rét gợi cho người đọc một cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Tác giả đã rất tài tình khi tả nụ cười mà khiến người đọc cảm nhận được cái lạnh giá tê buốt của núi rừng mùa đông( câu bị động). Câu thơ của Chính Hữu đã diễn tả tình đồng chí thật cụ thể và cô đọng, sự gắn bó giữa những người đồng chí cùng chung nhau chiến đấu “súng bên súng”, cùng chung một lí tưởng “đầu sát bên đầu”. Sự gắn bó mỗi lúc lại càng thêm sâu sắc: Là súng bên súng đến đầu bên đầu, rồi thân thiết hơn nữa là đắp chung chăn, thành tri kỉ.
Đoạn thơ đầu của bài thơ kết thúc bằng hai chữ “Đồng chí” làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của cả đoạn thơ. Nó giải thích vì sao người lính từ bốn phương trời xa lạ, không hẹn gặp nhau mà bỗng trở thành thân thiết hơn máu thịt. Đó là sự gắn bó giữa những người anh cùng chung một lí tưởng chiến đấu, là sự gắn bó kì diệu, thiêng liêng và mới mẻ của tình đồng chí.
Những người lính, những đồng chí ấy ra đi chiến đấu với tinh thần tự nguyện:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Họ vốn gắn bó sâu nặng với ruộng nương, với căn nhà thân thiết, nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ tất cả để ra đi. Nhà thơ đã dùng những hình anh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam như biểu tượng của quê hương những người lính nông dân. Giếng nước, gốc đa không chỉ là cảnh vật mà còn là làng quê, là dân làng. Cảnh vật ở đây được nhân cách hoá, như có tâm hồn hướng theo người lính.
Tác giả tả rất thực về cuộc sống của người lính. Nhà thơ không che giấu mà như còn muốn nhấn mạnh để rồi khắc hoạ rõ nét hơn cuộc sống gian lao thiếu thốn của họ. Và phải là người trong cuộc thì mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với một sự đồng cảm sâu sắc như vậy:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Thơ ca kháng chiến khi nói tới gian khổ của người lính thường nói rất nhiều tới cái lạnh, cái rét. Đoạn thơ thứ hai này kết thúc bằng câu “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Một sự cảm thông, chia sẻ vừa chân thành, vừa tha thiết làm sao. Người ta bảo bàn tay biết nói là thế. Hình ảnh kết thúc đoạn thứ hai này cắt nghĩa vì sao người lính có thế vượt qua mọi thiếu thốn, gian khổ, xa quê hương, quần áo rách vá, chân không giày, mùa đông lạnh giá với những cơn sốt rét “run người”… Hơi ấm của tình đồng chí truyền cho nhau đã giúp người lính thắng được tất cả. Hình ảnh kết thúc bài thơ chỉ có ba dòng:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chở giặc tới
Đầu súng trăng treo
Sau những câu thơ tự do đang trải dài “Đêm nay rừng hoang sương muối”… câu kết thúc thu vào trong bốn chữ làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý cho người đọc. Hình ảnh kết thúc bài thơ đầy thơ mộng, cái thơ mộng của gian khố, hiểm nguy: một cánh rừng, một màn sương, một vầng trăng với hai ngọn súng, hai con người chờ giặc. “Đầu súng trăng treo” cùng là một câu thơ dồn nén và có sức tạo hình, nó đẹp như một biểu tượng chiến đấu của những người lính giàu phẩm chất tâm hồn. Đó cũng là vẻ đẹp trữ tình mới của thơ ca kháng chiến, kết hợp được súng và trăng mà không khiên cưỡng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Bài. Giải Thích Ngắn Gọn Ý Kiến Của Nhà Thơ Xuân Quỳnh: “Thơ Đối Với Cuộc Sống Quý Như Con Gái Đối Với Gia Đình, Cái Để Cho Người Ta Làm Quen Là Nhan Sắc, Nhưng Cái Để Sống Với Nhau Lâu Dài Là Đức Hạnh”. trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!