Bạn đang xem bài viết Đề Kiểm Tra Học Kì 1 Sử 11 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆMCâu 1. Đầu thế kỷ XX, đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai?
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
D. Nga hoàng đại đế.
Câu 2. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thư nhất (1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị – xã hội.
D. bị các nước đế quốc thôn tính.
Câu 3. Tiếp theo thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grat, Chính quyền Xô viết được thành lập ở đâu?
A. Xta-lin-grat.
B. Điện Xmô-nưi.
C. Mat-xcơ-va.
D. Toàn nước Nga.
Câu 4. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính nào?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
Câu 5. Đại biểu của các Xô viết ở Nga là những thành phần
A. công nhân, nông dân và thợ thủ công.
B. công nhân, nông dân và binh lính.
C. tư sản, quý tộc mới và binh lính.
D. tư sản, công nhân, nông dân.
Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?
A. Các nước tư bản không quản lý, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lý.
B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới (1918-1923).
Câu 7. Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga, đó là chính quyền nào?
A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản.
B. Chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản và Chính phủ công nông của giai cấp vô sản.
C. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và Chính phủ chuyên chế của Nga hoàng.
D. Chính phủ dân chủ tư sản và Chính phủ dân chủ vô sản.
Câu 8. Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. cách mạng vô sản.
B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để.
Câu 9. Chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước Mỹ Latinh trong thập niên 20 của thế kỷ XX là
A. “Chính sách láng giềng thân thiện”.
B. “Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh”.
C. “Chính sách mở cửa và hội nhập”.
D. “Chính sách chiến lược toàn cầu”.
Câu 10. Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Liên hợp quốc.
B. Hội Quốc liên.
C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.
D. Hội Liên hiệp tư bản.
Câu 11. Điểm giống nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản (1905-1907) và cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là
A. đánh đổ Chính phủ lâm thời.
B. đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản.
C. đánh đổ chế độ phong kiến.
D. đánh bại Nga hoàng, đưa nước Nga tiến lên làm cách mạng tháng Mười.
Câu 12. Nguyên nhân xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là
A. sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản.
B. giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền.
C. do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng.
D. do Đảng Bôn-sê-vich lãnh đạo cách mạng.
Câu 13. Thời kỳ đen tối của nước Đức gắn liền với sự kiện lịch sử gì?
A. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%.
B. Năm 1919, Đảng Quốc xã Đức thành lập.
C. Năm 1933, Hít-le làm Thủ tướng nước Đức.
D. Năm 1933, Hin-đen-bua làm Tổng Thống nước Đức.
Câu 14. Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là gì?
A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.
B. Chính quyền Xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.
C. 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước tấn công vũ trang vào Nga.
D. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống chính quyền cách mạng.
Câu 15. Với Chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô viết đã hoàn thành
A. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. kế hoạch sản xuất.
C. công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
D. công cuộc khôi phục kinh tế.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của Chính sách kinh tế mới?
A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.
B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
D. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.
Câu 17. Theo hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn, các nước tư bản nào có nhiều quyền lợi?
A. Anh, Pháp, Mỹ, Ba Lan.
B. Anh, Pháp, Mỹ, Italia, Nhật Bản.
C. Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha.
D. Pháp, Mỹ, Italia, Bồ Đào Nha.
Câu 18. Trong những năm 1918 – 1923, tình hình kinh tế phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa
A. ổn định và phát triển.
B. tương đối ổn định.
C. lâm vào tình trạng khủng hoảng.
D. khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
Câu 19. Hội nghị Vec-xai – Oa-sinh-tơn diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai.
Câu 20. Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào là quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?
A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị dầy đủ cho chủ nghĩa xã hội.
B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc.
D. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
Câu 21. Sau cách mạng 1905 – 1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Xã hội chủ nghĩa
B. Dân chủ đại nghị.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến.
Câu 22. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?
A. Bước đầu tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
B. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của CNTB.
C. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.
D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
Câu 23. Tình trạng chính trị ở nước Nga sau thắng lợi của cách mạng tháng Hai (1917) là
A. xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. quân đội cũ nổi dậy chống phá.
C. các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
D. nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
Câu 24. Đỉnh cao trong hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 là gì?
A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Biểu tình thị uy.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 25. Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mỹ?
A. Đạo luật về ngân hàng.
B. Đạo luật về tài chính.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
D. Đạo luật phục hưng thương mại.
Câu 26. Chủ nghĩa phát xít là gì?
A. Nền chuyên chính độc tài khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
B. Chế độ độc tài tư bản phản động.
C. Chế độ độc tài, phân biệt chủng tộc, chống cộng sản.
D. Nền chuyên chính khủng bố công khai, đứng đầu là Hít-le.
Câu 27. Điểm khác nhau trong cách giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) giữa Mỹ với Nhật Bản là
A. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
B. cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.
C. phát xít hóa bộ máy nhà nước.
D. tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Câu 28. Chính sách trung lập của Mỹ đối với các xung đột bên ngoài nước Mỹ có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 của thế kỷ XX?
A. Góp phần các nước phát xít, ngăn chăn nguy cơ chiến tranh thế giới.
B. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, hai cực, hai phe.
C. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít hành động, gây ra Thế chiến thứ hai.
D. Hình thành hai khối đế quốc đối lập và nguy cơ chiến tranh thế giới.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 29. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 30. Theo em Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 48.
Cách giải:
Sau cách mạng 1905 – 1907, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
Chọn: B Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 48, suy luận.
Cách giải:
Năm 1914, Nga hoàng tham gia chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiệm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, nạn đoi xảy ra ở nhiều nơi, … Quân đội liên tiếp thua trận. Mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước.
Cách giải:
Sau thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grat, ngay trong đêm 25-10-1917 (7-11-1917), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Điện Xmô – nưi, tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.
Chọn: B Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 50, suy luận.
Cách giải:
Dựa vào kết quả của cách mạng tháng Hai năm 1917: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. Đây cũng là nhiệm vụ chính cách mạng đề ra ngay từ đầu.
Chọn: D Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 50.
Cách giải:
Sau khi cách mạng tháng Hai thắng lợi, chính quyền tồn tại song song với chính phủ tư sản lâm thời là Xô viết đại biểu là công nhân, nông dân và binh lĩnh.
Chọn: B Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 61, suy luận.
Cách giải:
Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là ” khủng hoảng thừa “. Nguyên nhân xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt. Trong khi đó sức mua giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Cách giải:
Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga đó là Chính phủ lâm thời tư sản và các Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính.
Chọn: A Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 50, suy luận.
Cách giải:
Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Đó làcách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chọn: C Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 73.
Cách giải:
Từ năm 1934, tổng thống Ru-dơ-ven thực hiện chính sách ” láng giềng thân thiện ” đối với các nước Mĩ Latinh, chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và cũng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.
Chọn: A Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 61.
Cách giải:
Nhằm duy trì trật tự thế giới mới ( Trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn). Hội Quốc Liên – một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.
Chọn: D Câu 11.
Phương pháp: so sánh, liên hệ.
Cách giải:
Cách mạng dân chủ tư sản (1905 – 1907) và cách mạng tháng Hai năm 1917 đều là cùng chung mục tiêu đánh đổ chế độ phong kiến nhưng kết quả khác nhau.
– Cách mạng 1905 – 1907 tấn công mạnh mẽ vào thành thì phong kiến nhưng chưa lật đổ chế độ phong kiến.
– Cách mạng tháng Hai (1917) lật đổ chế độ phong kiến.
Xét về tính chất, đây đều là hai cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Chọn: C Câu 12.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
– Đầu thế kỉ XX, chế độ Nga hoàng Nicolai II khủng hoảng trầm trọng, tình hình kinh tế chính trị không ổn định, xã hội bất ổn nhiều mâu thuẫn gây gắt. Việc Nga tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất càng làm phơi bày sự khủng hoảng và lạc hậu của đất nước. Tình hình đó đã đưa đất nước Nga tiến sát đến một cuộc cách mạng.
– Ngày 27/2/1917, Cách mạng dân chủ tư sản đã lật đổ chế độ Nga hoàng. Các xô viết đại biểu của công nhân và các xô viết đại biểu của binh lính toàn Pêtơrôgrat đã họp và bầu ra cơ quan lãnh đạo thống nhất là xô viết đại biểu Công nhân và binh lính Pêtơrôgrat để đứng ra quản lí nhà nước cách mạng.
Chọn: B Câu 13.
Phương pháp: sgk trang 66.
Cách giải:
Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm Thủ tướng thành lập chính phủ mới mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.
Chọn: C Câu 14.
Phương pháp: phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga non trẻ, trong suốt 3 năm (1918-1920), nhân dân Nga đã tập trung chiến đấu chống thù trong giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn để giữ vững chinh quyền Xô viết. Trong đó, khó khăn về ngoại xâm là khó khăn lớn nhất của nước Nga.
Chọn: C Câu 15.
Phương pháp: sgk trang 55.
Cách giải:
Chính sách kinh tế mới giúp nhân dân Xô viết vượt qua những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, chỉ trong một thời gian ngắn nền kinh tế quốc dân nước Nga đã có những chuyển biến rõ nét…
Chọn: D Câu 16.
Phương pháp: sgk trang 54, loại trừ.
Cách giải:
Nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921)
– Nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật…
– Công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20 công nhân, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga. Nhà nước nắm các ngành chính kinh tế chủ chốt.
– Thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, nhà nước mở lại các chợ, phát hành đồng rúp mới năm 1924.
Cách giải:
Theo hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn thì Anh, Pháp, Mỹ, Italia và Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi vì đây là những nước thắng trận.
Chọn: B Câu 18.
Phương pháp: sgk trang 59.
Cách giải:
Trong những năm 1918 – 1923, các nước tư bản chủ nghĩa đều lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Chọn: C Câu 19.
Phương pháp: sgk trang 59.
Cách giải:
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 – 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai – Oasinhtơn.
Chọn: B Câu 20.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Đến đầu thế kỷ XX và trước thế chiến thứ nhất, Nga vẫn là nước theo chế độ quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II. Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp giữa hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc:
– Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng
– Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân
– Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản
– Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc trong đế quốc. Đế quốc Nga tồn tại hơn 100 dân tộc và các dân tộc bị đối xử tàn bạo, bị khinh rẻ và chịu nhiều áp bức do đó đế quốc Nga là “nhà tù của các dân tộc“
– Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác.
Chọn: C Câu 21.
Phương pháp: sgk trang 48.
Cách giải:
Sau cách mạng 1905 – 1907, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
Chọn: C Câu 22.
Phương pháp: sgk trang 48.
Cách giải:
Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế và những tàn tích phong kiến ở Nga không chỉ làm cho đời sống nhân dân ngày càng khó khăn mà còn kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước này.
Chọn: B Câu 23.
Phương pháp: sgk trang 50.
Cách giải:
Tình hình chính trị nổi bật của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, đó là: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lĩnh. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau.
Chọn: A Câu 24.
Phương pháp: sgk trang 50, suy luận.
Cách giải:
Hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai sau sự kiện mở đầu ở Pê-tơ-rô-grat thì đã nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Đây là đỉnh cao trong hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai năm 1917.
Chọn: C Câu 25.
Phương pháp: sgk trang 72.
Cách giải:
Trong các đạo luật thuộc Chính sách mới, đạo luật phục hưng công nghiệp là đạo luật quan trọng nhất.
Chọn: C Câu 26.
Phương pháp: sgk trang 62, suy luận.
Cách giải:
Các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Đó là định nghĩa về chủ nghĩa phát xít.
Chọn: A Câu 27.
Phương pháp: sgk tragn 62, suy luận.
Cách giải:
Có hai con đường giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) của các nước tư bản:
– Mĩ, Anh, Pháp: tiến hành cải cách kinh tế – xã hội.
– Đức, Italia, Nhật Bản: thiết lập chế độ độc tài phát xít.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ là nước phát triển cũng là quốc gia thắng trận. Vị thế của Mĩ trên trường quốc tế cao hơn nhiều so với các nước khác. Ví thế, chính sách đối ngoại của Mĩ là điều mà cả thế giới đều quan tâm. Việc Mĩ thể hiện thái độ trung lập trước những cuộc xung đột bên ngoài nước Mĩ làm cho chủ nghĩa phát xít hạn chế được rào cản lớn. Đây là hành động giá tiếp khuyến khích cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
Chọn: C B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 29.
Phương pháp: sgk trang 51.
Cách giải:
* Với nước Nga:
– Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
– Mở ra kỷ nguyên mới cho nước Nga: đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Với thế giới:
– Làm thay đổi cục diện thế giới…
– Tăng cường lực lượng cho Chủ nghĩa xã hội.
– Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới…
Câu 30.
Phương pháp: Liên hệ.
Cách giải: Những ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam:
– Tác động tới tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: luận cương của Lê Nin…
– Để lại nhiều bài học kinh nghiệm: con đường cách mạng vô sản, giành và giữ chính quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ giữa cách mạng và phong trào công nhân thế giới.
– Quan hệ Việt Nam – Nga đối tác chiến lược càng ngày gắn kết, năm nay Việt Nam tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm cấp quốc gia…
Nguồn: Sưu tầm chúng tôi
Đề Kiểm Tra Học Kì 1 Toán 11 Mới Nhất Có Đáp Án
Để các em có thể chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra học kì 1 toán 11, Kiến Guru đã tổng hợp và chọn lọc các đề kiểm tra học kì 1 toán 11 mới nhất kèm đáp án chi tiết của các trường THPT và sở Giáo dục – Đào tạo trên toàn quốc. Bộ đề kiểm tra học kì toán 11 là một tài liệu tham khảo rất hữu ích cho các bạn học sinh lớp 11, giúp các em ôn tập và nâng cao kiến thức toán 11 hiệu quả nhất.
I. Hệ thống kiến thức cần nắm để làm đề kiểm tra học kì 1 toán 11
Đề kiểm tra học kì 1 trong chương trình toán 11 sẽ bao gồm toàn bộ kiến thức các em được học trong học kì 11 và đại số – giải tích và hình học, cụ thể như sau:
1. Về kiến thức
– Hiểu được khái niệm về hàm số lượng giác
– Biết được phương trình lượng giác cơ bản và công thức tính nghiệm
– Biết các dạng và cách giải phương trình: bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác, asinx + bcosx = c, phương trình thuần nhất, một số phương trình lượng giác cơ bản
– Biết được quy tắc cộng, quy tắc nhân, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, công thức nhị thức Newton
– Biết được các khái niệm về biến cố hợp, biến cố xung khắc, biến cố đối, biến cố độc lập
– Biến định lý cộng, nhân xác suất
– Biết các khái niệm về biến ngẫu nhiên rời rạc, phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc. Kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn
– Định nghĩa về phép biến hình
2. Về kỹ năng
- Xác định được: tập xác định, tập giá trị, tính chẵn lẻ của hàm số, khoảng đồng biến, nghịch biến, tính tuần hoàn, chu kỳ của các hàm số lượng giác.
– Vẽ được các đồ thị của hàm số lượng giác
– Giải được các phương trình lượng giác cơ bản
– Bước đầu vận dụng được các hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp
– Tính được số các hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp
– Biết khai triển nhị thức Newton với một số mũ cụ thể cho trước
– Vận dụng các quy tắc cộng và quy tắc nhân trong bài tập
– Vận dụng dụng được phép dời hình và các liên hệ về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian.
II. Ma trận đề kiểm tra học kì 1 toán 11
Đề kiểm tra học kì 1 thường gồm có 2 phần trắc nghiệm và tự luận
1. Phần trắc nghiệm
Phần trắc nghiệm thường chiếm 4 – 7 điểm bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập vận dụng nhanh của cả phần đại số – giải tích và hình học. Một số ví dụ về phần trắc nghiệm như sau:
Bài 1: Tất cả các nghiệm của phương trình sinx = -1 là:
A. x = π /2 + k, k ∈ Z
B. x = π/2 + k2π, k ∈ Z
C. x = kπ, k ∈ Z
D. x = -π/2 + k2π, k ∈ Z
Hướng dẫn: Vẽ đường tròn lượng giác, xác định nghiệm của phương trình sinx = -1 là
x= -π/2 + k2π, k ∈ Z. Chọn đáp án: D
Bài 2: Từ một thực đơn có sẵn của nhà hàng có 5 món khai vị, 6 món chính và 4 món tráng miệng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 3 món ăn cho một bữa tiệc bao gồm cả ba món khai vị, món chính và món tráng miệng?
A. 60
B. 120
C. 100
D. 90
Hướng dẫn: Áp dụng quy tắc nhân, ta có số cách chọn 3 món ăn cho bữa tiệc bao gồm cả ba món khai vị, món chính, món tráng miệng là: 5*6*4 = 120 (cách chọn). Chọn đáp án: B
Bài 3: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nếu phép tịnh tiến biến điểm A(3,2) thành điểm A1(1,6) thì nó biến điểm B(-1,4) thành điểm B1 có tọa độ
A. (-3,8)
B. (-2,4)
C. (2,-4)
D. (1,0)
Hướng dẫn: Từ điểm A và A1 ta xác định được phép tịnh tiến này theo vecto v→ = (-2,4). Từ đó tính được B’(-3,8). Chọn đáp án: A
2. Phần tự luận
Phần tự luận của đề kiểm tra học kì 1 toán 11 thường sẽ chiếm 3 – 6 điểm, thường gồm 2 – 3 bài tập có đại số giải tích về lượng giác và tổ hợp xác suất, phần hình học sẽ có 1 bài tập về hình học không gian. Phần này yêu cầu học sinh trình bày và lý luận chặt chẽ để giải bài tập.
Ví dụ: Giải phương trình lượng giác: cos2x – 3sinx= 2
Hướng dẫn:
Ta có phương trình:
cos2x – 3sinx= 2
⇒ 2sin2x+ 3sinx+1=0 ( Do cos2x = 1 – 2sin2x)
⇒ sinx=-1 hoặc sinx=-1/2
⇒ x= π+ k2π hoặc x= -/6 +k2π hoặc x=7π/6 +k2π (k∈Z)
Vậy phương trình có nghiệm: x= π+ k2π hoặc x=V-π/6 +k2π hoặc x=7π/6 +k2π (k∈Z)
III. Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 toán 11
1. Đề kiểm tra học kì 1 toán 11 của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam
a. Đề bài
2. Đề kiểm tra học kì 1 toán 11 của Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng
3. Đề kiểm tra học kì 1 toán 11 của trường Chuyên Amsterdam – Hà Nội
Tài liệu trên là tổng hợp các đề kiểm tra học kì 1 toán 11. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả nhất để chuẩn bị cho kì thi học kì 1. Chúc các em đạt kết quả tốt nhất.
Đề Kiểm Tra Học Kì 1 Lớp 8 Môn Sinh Học
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 8 MÔN SINH HỌC
Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Toán – Đề 1 Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 trường THCS Lê Hồng, Bến Tre năm học 2016 – 2017 Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 – 2017
Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Sinh học số 1
A. MA TRẬN (BẢNG 2 CHIỀU) B. NỘI DUNG ĐỀ I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (1,5đ)
1. Màng xương 2. Mô xương cứng 3. Tủy xương 4. Mạch máu 5. Sụn đầu xương 6. Sụn tăng trưởng
a. Nuôi dưỡng xương b. Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn c. Giúp cho xương dài ra d. Giúp cho xương lớn lên về chiều ngang e. Làm giảm ma sát trong khớp xương g. Chịu lực, đảm bảo vững chắc f. Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (2,5đ)
1. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:
A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ
D. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ
2. Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì:
A. Cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng
B. Xương có tủy xương và muối khoáng
C. Xương có chất hữu cơ và có màng xương
D. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ
3. Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ:
A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều
B. Do dinh dưỡng thiếu hụt.
C. Do lượng cacbonic quá cao.
D. Lượng ôxy trong máu thiếu nên tích tụ lượng axit trong cơ
4. Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:
A.Sức đẩy của tim và sự co giãn của động mạch
B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim
C. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim
D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch
5. Trong hệ thống tuần hoàn máu lọai mạch quan trong nhất là
A. Động mạch. B. Tĩnh mạch. C. Mao mạch. D. Mạch bạch huyết
6. Vai trò của khoang xương trẻ em là:
A. Giúp xương dài ra
B. Giúp xương lớn lên về chiều ngang
C. Chứa tủy đỏ
D. Nuôi dưỡng xương
7. Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là
A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ trái. D. Tâm thất trái.
8. Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu chủ yếu ở
A. Khoang miệng. B. Ruột non C. Dạ dày D. Ruột già
9. Môi trường trong của cơ thể gồm:
A. Máu, nước mô và bạch cầu.
B. Máu, nước mô và bạch huyết.
C. Huyết tương, các tế bào máu và kháng thể.
D. Nước mô, các tế bào máu và kháng thể.
10. Khi nhai kỹ cơm cháy trong miệng ta thấy có vị ngọt vì
A. Cơm cháy và thức ăn được nhào trộn kỹ
B. Cơm cháy đã biến thành đường
C. Nhờ sự hoạt động của amilaza.
D. Thức ăn được nghiền nhỏ
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 3: Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt khi cấp cứu người chết đuổi. (2,5đ)
Câu 4: Lấy một ví dụ về phản xạ và phân tích cung phản xạ đó. (1đ)
Câu 5: Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim.(1,5đ)
Câu 6: Trình bày vai trò của gan.(1đ)
Đề thi học kì 1 lớp 8 các môn năm học 2018 – 2019
Đề Kiểm Tra Sinh Học Lớp 6 Học Kì 2
Đề thi Sinh học lớp 6 kì 2
Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học lớp 6 dành cho học sinh lớp 6 bao gồm 3 đề thi là đề thi cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 6 qua các năm. Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Sinh này dành cho các bạn học sinh lớp 6 ôn tập chương trình Sinh học lớp 6 được chắc chắn nhất với các câu hỏi lý thuyết và bài tập. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6
Đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất: 2019 – 2020
Câu 1: (1,5 điểm) Hạt gồm những bộ phận nào?
Câu 2: (3.0 điểm) Thực vật hạt kín có những đặc điểm chung nào?
Câu 3: (2.0 điểm) Thực vật có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ đất và nguồn nước?
Câu 4: (3,5 điểm) Nấm có vai trò như thế nào đối với tự nhiên và con người? Khi ăn phải nấm độc cần phải xử lí như thế nào?
Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020
Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
– Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm
– Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ
Hạt kín là nhóm thực vật có hoa. Chúng có một số đặc điểm chung như sau:
– Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép…), trong thân có mạch dẫn phát triển.
– Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả là một ưu thế của cây Hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
– Môi trường sống đa dạng, đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.
Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức cản của nước do mưa lớn gây ra, nên có vai tròng trong việc chóng xói mòn, sạc lở đất, hạn chế lũ lụt, giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
* Vai trò của nấm:
– Nấm có ích:
+ Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
+ Sản xuất, chế biến thực phẩm
+ Làm thức ăn
+ làm thuốc
– Nấm có hại
+ Nấm kí sinh trên thực vật gây bệnh cho cây trồng
+ Nấm ký sinh trên người gây bệnh cho người
+ Một số nấm rất độc, ăn phải có thể gây chết người
* Biện pháp xử lí khi bị ngộ độc nấm: Không ăn nấm lạ để tránh ăn phải nấm độc, khi bị ngộ độc nấm cần phải kịp thời đưa ngay đến bệnh viện để điều trị
Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2020
1. Phần trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu A, B, C, D trả lời em cho là đúng: Câu 1. Quả thịt có đặc điểm:
A. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng
B. Khi chín thì vỏ dày, cứng
C. Khi chín thì vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả
D. Khi chín thì vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả
Câu 2. Nhóm quả gồm toàn quả khô là:
A. quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua.
B. quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải.
C. quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi
D. quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan
Câu 3. Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái được gọi là:
A. sinh sản vô tính.
B. sinh sản sinh dưỡng .
C. sinh sản hữu tính.
D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Câu 4. Nhóm cây gồm toàn cây một lá mầm là:
A. Cây dừa cạn, cây rẻ quạt
B. Cây dừa cạn, cây tre
C. Cây rẻ quạt, cây xoài
D. Cây rẻ quạt, cây tre
Câu 5. Nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là:
A. Cây xoài, cây lúa
B. Cây lúa, cây ngô
C. Cây mít, cây xoài
D. Cây mít, cây ngô
Câu 6: Cây trồng có nguồn gốc từ:
A. Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại
B. Cây trồng rất đa dạng
C. Cây trồng có nguồn gốc nhập ngoại
D. Cây trồng nhiều hơn cây dại
Câu 7. Các bộ phận của hạt gồm có:
A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
C. vỏ và phôi.
B. vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ.
D. phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Câu 8. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
A. Đài, tràng, nhị, nhuỵ
B. Bầu nhuỵ và noãn sau khi được thụ tinh
C. Bao phấn, hạt phấn, bầu và đầu nhuỵ
D. Cả A, B, C sai.
Câu 9. Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử?
A. Tảo
B. Dương xỉ
C. Rêu
D. Hạt trần
Câu 10: Thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả vì:
A. Có nhiều cây to và sống lâu năm
B. Có sự sinh sản hữu tính
C. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.
D. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng; có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất.
Câu 11. Vai trò của các chất hữu cơ do TV chế tạo:
A. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xây dựng
B. cung cấp thức ăn cho động vật người.
C. cung cấp nguyên liệu làm thuốc
D. Cả A, B, C
Câu 12: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc trưng nhất đối với cây Hạt trần.
A. Lá đa dạng
B. Có sự sinh sản hữu tính
C. Có hạt hở, chưa có hoa, chưa có quả.
D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.
Câu 1 (1,5đ) Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất?
Câu 2. (2,5đ) So sánh điểm khác nhau của cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm? Cho 2-3 ví dụ về cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm?
Câu 3. (3đ). Tại sao người ta nói “thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán”?
Em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi ở và trường học?
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 môn Sinh học số 1
TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,25 điểm:
TỰ LUẬN
* Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
→ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
Câu 2: (2,5 điểm)
Câu 3:(3 điểm)
* Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:
+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối…góp phần tránh hạn hán.
+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng…góp phần hạn chế lũ lụt.
* Trồng cây đi đôi với bảo vệ, chăm sóc….
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới các em học sinh tham khảo đề cương ôn tập các môn sau đây
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 học số 2
A. MA TRẬN (BẢNG 2 CHIỀU) B. NỘI DUNG ĐỀ I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Câu 1: Hãy chọn nội dung cho cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để viết các chữ (a,b,c,…) vào cột trả lời. Vi dụ: 1.c (1đ) Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (4đ) 1. Nhóm quả gồm toàn quả khô là:
A. Quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua
B. Quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải
C. Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi
D. Quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan
2. Đặc điểm của rêu là:
A. Sinh sản bằng hạt có thân, lá
B. Chưa có rễ thật, có thân lá, chưa có mạch dẫn
C. Thân phân nhánh, có mạch dẫn
D. Nón đực nằm ở ngọn cây, có rễ, thân, lá
3. Nhóm gồm toàn những cây Một lá mầm là:
A. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây đậu tương
B. Cây tre, cây lúa mì, cây tỏi, cây táo
C. Cây mía, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn
D. Cây trúc, cây lúa, cây ngô, cây tỏi
4. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
A. Hoa thường tập trung ở ngọn cây, có hương thơm, mật ngọt
B. Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao
phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ nhẹ
C. Hoa thường to, sặc sỡ, tập trung ở ngọn cây, có hương thơm, mật ngọt, hạt
phấn nhiều, nhỏ nhẹ
D. Hoa thường tập trung ở gốc cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao
phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ nhẹ
5. Điểm đặc trưng nhất của cây hạt trần là
A. Hạt nằm trên lá noãn hở, chưa có hoa, chưa có quả
B. Sinh sản hữu tính
C. Lá đa dạng, có hạt nằm trong quả
D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn
6. Thực vật điều hòa khí hậu bằng cách:
A. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng CO 2
B. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng gió mạnh
C. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng O 2, giảm gió mạnh
D. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng CO 2, giảm gió mạnh
7. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách
A. Giảm bụi và VSV gây bệnh, tăng CO 2
B. Giảm bụi và khí độc, tăng CO 2
C. Giảm bụi, khí độc và giảm VSV gây bệnh, tăng O 2
D. Giảm bụi, khí độc, giảm VSV gây bệnh, giảm O 2
8. Cách dinh dưỡng của vi khuẩn:
A. Đa số sống kí sinh
B. Đa số sống hoại sinh
C. Đa số sống tự dưỡng
D. Đa số sống dị dưỡng, một số sống tự dưỡng
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 3: Trình bày ích lợi của vi khuẩn (1đ)
Câu 4: Tại sao người ta nói thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán (1đ)
Câu 5: Trình bày và giải thích thí nghiệm về nước cân cho hạt nảy mầm (2đ)
Câu 6: Giải thích vì sao hoa thụ phấn nhờ gió, hạt phấn thường nhỏ, nhiều và nhẹ. (1đ).
Tham khảo đề thi học kì 2 lớp 6 khác
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Kiểm Tra Học Kì 1 Sử 11 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!