Xu Hướng 5/2023 # “Em Của Thời Niên Thiếu” Và Một Khúc Ca Buồn Về Tình Yêu Tuổi Trẻ # Top 14 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # “Em Của Thời Niên Thiếu” Và Một Khúc Ca Buồn Về Tình Yêu Tuổi Trẻ # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết “Em Của Thời Niên Thiếu” Và Một Khúc Ca Buồn Về Tình Yêu Tuổi Trẻ được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trailer phim Em của thời niên thiếu 

Em của thời niên thiếu không đơn thuần nói về tình yêu tuổi thanh xuân đẹp đẽ, ngây dại mà đó còn là một tấm gương phản ánh trần trụi hiện thực đời sống, là những vấn đề nhức nhối trong trường học và gia đình.

Nhờ tính hiện thực đó mà bộ phim đã lấy đi nước mắt của hàng triệu người xem trước sự bảo vệ thầm lặng mà kiên định của hai nhân vật chính dành cho nhau.

Sự tái xuất của Châu Đông Vũ kết hợp với lần đầu ra mắt của Dịch Dương Thiên Tỉ

Vai nữ chính của bộ phim là Trần Niệm (Châu Đông Vũ thủ vai) và nam chính là Lưu Bắc Sơn (Dịch Dương Thiên Tỉ thủ vai).

Cái tên Châu Đông Vũ từ lâu đã được biết đến với những vai diễn đong đầy cảm xúc và nổi tiếng qua nhiều bộ phim như: Us and Them, Thất Nguyệt và An Sinh, Chuyện tình cây táo gai, Cung tỏa trầm hương.

Chính gương mặt trong sáng, thanh thuần đã giúp cô ăn điểm trọn vẹn với vai diễn Trần Niệm, một cô học sinh ngây thơ, nhỏ nhắn đang vật lộn với kì thi quan trọng của cuộc đời.

Ngược lại, Em của thời niên thiếu lại là bộ phim đầu tay của Dịch Dương Thiên Tỉ, thành viên của nhóm nhạc đình đám TFBoys giờ đã lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh.

Dù vai diễn Tiểu Bắc đòi hỏi rất nhiều về khả năng bộc lộ cảm xúc và những phân cảnh bạo lực nhưng nam ca sĩ đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình.

Em của thời niên thiếu mở đầu với cái chết của Hồ Tiểu Điệp, một nữ sinh trong trường bị bắt nạt và không một ai nói lời giúp đỡ, số đông đã chọn cách im lặng để bảo vệ chính mình.

Vì lòng can đảm đứng ra dùng áo khoác của mình che cho bạn, Trần Niệm đã trở thành nạn nhân tiếp theo của bạo lực học đường.

Mẹ thì phải sống trong cảnh trốn nợ, kì thi đại học lại quá áp lực, Trần Niệm dường như rơi vào cảnh bế tắc không lối thoát. Chính cảnh sát cũng không thể giúp được cô trước những trò đùa khắc nghiệt của bạn bè trong lớp.

Như định mệnh đã sắp đặt từ trước, Trần Niệm gặp được Tiểu Bắc, một anh chàng lưu manh nhưng sâu trong đó là một tình yêu ấm áp và thầm lặng. Hai con người với biết bao vết thương lòng, là những kẻ bị dồn đến đường cùng lại nương tựa nhau mà sống.

Từ đó, ta luôn thấy phía sau Trần Niệm luôn có một Tiểu Bắc. Dù là sớm hay muộn, anh vẫn luôn ở đó để bảo vệ cô. Anh đem cô đến ngôi nhà rách nát, tồi tàn của mình để giấu cô khỏi bọn bắt nạt trong trường.

“Trần Niệm nợ Tiểu Bắc một lần… Tôi chưa nói nợ cái gì, có thể là cơm… Cũng có thể là cái khác.“

Điều khiến cho Em của thời niên thiếu trở nên đặc biệt đó chính là một tình yêu đầy sự hi sinh và thầm lặng của hai nhân vật chính.

Đó không phải là một tình yêu trong trẻo, thuần khiết thường thấy trong những thước phim thanh xuân mà là tình yêu đến từ những con người cô độc, họ tình cờ va phải nhau giữa những bộn bề của cuộc đời.

Tiểu Bắc tuy đã quá quen với việc đánh đập, nhưng anh đã rơi nước mắt vì xúc động khi Trần Niệm hỏi có đau không. Trần Niệm cứu anh một lần, anh liền dành cả đời để báo đáp cô.

Liệu rằng trong chúng ta, mấy ai đủ dũng khí để làm điều như vậy?

Trong một lần vô tình, Trần Niệm đã đẩy chết Nguỵ Lai, kẻ đã âm mưu bắt nạt cô và Hồ Tiểu Điệp, tra tấn, quay phim, đánh đập Trần Niệm hòng trả thù.

Cao trào của bộ phim là lúc Tiểu Bắc đứng ra nhận tội thay cho Trần Niệm. Anh chối bỏ mối quan hệ giữa hai người và tự nhận mình là người đã giết chết Nguỵ Lai.

“Tôi thích một cô gái, tôi chỉ muốn cho cô ấy một kết thúc tốt đẹp“

Có quá đau lòng không khi Tiểu Bắc đã hi sinh quá nhiều như thế? Anh đã cố chấp, đã đánh đổi những năm tháng tuổi trẻ của mình chỉ để người mình yêu có một kết cục tốt đẹp. Chỉ cần Trần Niệm hạnh phúc, anh sẽ nguyện lòng mà hi sinh tất cả.

Gam màu buồn bã bên trong cốt truyện Em của thời niên thiếu

Em của thời niên thiếu được quay với một gam màu thật buồn, xuyên suốt phim là một không gian u ám với những áp lực của bài vở, của những kẻ phải sống chui dưới đáy của xã hội, là những cuộc ẩu đả đẫm máu của những cậu bé mới chỉ là thanh thiếu niên.

Đó là những góc khuất đầy đau thương vẫn luôn tồn tại trong xã hội mà ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng đáng buồn là lại chẳng mấy ai dang tay ra mà giúp đỡ.

Ta hờ hững xem đó không phải là chuyện của mình, tự bảo vệ bản thân bằng cách lờ đi trước nỗi đau của những kẻ yếu thế. Ta chẳng bao giờ biết rằng chính mình đang tiếp tay cho kẻ xấu, đang để cho những tệ nạn kia hoành hành lên những đứa trẻ vô tội và đáng thương. 

“Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt.” – Martin Luther King

Thực tại bao giờ cũng khốc liệt hơn trên màn ảnh, bởi trong phim, Trần Niệm may mắn được Tiểu Bắc bảo vệ, nhưng ở ngoài kia, biết bao nhiêu người vẫn đang vật lộn để tìm cho mình một lối thoát, vẫn đang gào thét trong vô vọng. Để rồi một ngày, chúng sẽ phải giải thoát cho chính mình như cách mà Hồ Tiểu Điệp đã làm.

Nhưng cuộc sống luôn có những quy luật của riêng nó. Sau cơn mưa thì sẽ có cầu vồng, cuối đường hầm luôn có ánh sáng. Em của thời niên thiếu bên cạnh việc phản ánh những chiều sâu của xã hội, phim còn gửi một thông điệp đầy nhân văn đến những bạn trẻ.

“Bất kể cuộc sống có khó khăn đến đâu, bạn cũng cần giữ vững niềm tin chúng ta rồi cũng sẽ ổn.”

Dù bị cuộc đời vùi dập không biết bao nhiêu lần, nhưng cả Tiểu Bắc và Trần Niệm đều mang khát khao hướng đến một ngày mai tươi đẹp. Họ hi vọng rằng tương lai, hai người có thể đường đường chính chính sóng vai nhau đi trên phố và sống một cuộc đời như họ hằng mong ước.

Bộ phim đi đến hồi kết và để lại biết bao nuối tiếc trong lòng khán giả. Tiếc cho một tình yêu quá đỗi cao thượng và đẹp đẽ, tiếc cho những đứa trẻ đã và đang phải đối mặt với những điều xấu xa, bạo tàn.

Chúng ta ai cũng hi vọng rằng, ngày mai sẽ là một ngày tươi sáng. Trần Niệm, Tiểu Bắc và cả những người khác nữa, sẽ xứng đáng có một cuộc sống rực rỡ hơn.

Sức hút vang dội đến từ Em của thời niên thiếu

Em của thời niên thiếu với những thước phim đầy nghệ thuật đã tạo nên một cú hit vang dội trong nước và cả trên thế giới, được kì vọng sẽ gặt hái nhiều thành tựu ở các liên hoan phim quốc tế.

Chỉ sau một ngày công chiếu, doanh thu đến từ lượng vé đặt trước của bộ phim đã lên đến 50 triệu tệ, trở thành bộ phim đứng thứ chín phá kỉ lục 1 tỷ tệ trong năm 2019.

“We are in the gutter, but some of us are looking at the stars.”

Chúng ta, những ai đã và đang đối mặt với những điều tồi tệ trong cuộc sống, hãy thử xem Em của thời niên thiếu để có thể để lòng ngưng lại giữa những ngày cuối năm tất bật, để tìm lại cho mình một động lực để bước tiếp trên đường đời.

Khánh Nguyên

“Em Của Thời Niên Thiếu” Và Một Khúc Ca Buồn Về Tình Yêu Tuổi Trẻ

Trailet phim Em của thời niên thiếu

Em của thời niên thiếu không đơn thuần nói về tình yêu tuổi thanh xuân đẹp đẽ, ngây dại mà đó còn là một tấm gương phản ánh trần trụi hiện thực đời sống, là những vấn đề nhức nhối trong trường học và gia đình.

Nhờ tính hiện thực đó mà bộ phim đã lấy đi nước mắt của hàng triệu người xem trước sự bảo vệ thầm lặng mà kiên định của hai nhân vật chính dành cho nhau.

Sự tái xuất của Châu Đông Vũ kết hợp với lần đầu ra mắt của Dịch Dương Thiên Tỉ

Vai nữ chính của bộ phim là Trần Niệm ( Châu Đông Vũ thủ vai) và nam chính là Lưu Bắc Sơn ( Dịch Dương Thiên Tỉ thủ vai).

Cái tên Châu Đông Vũ từ lâu đã được biết đến với những vai diễn đong đầy cảm xúc và nổi tiếng qua nhiều bộ phim như: Us and Them, Thất Nguyệt và An Sinh, Chuyện tình cây táo gai, Cung tỏa trầm hương.

Chính gương mặt trong sáng, thanh thuần đã giúp cô ăn điểm trọn vẹn với vai diễn Trần Niệm, một cô học sinh ngây thơ, nhỏ nhắn đang vật lộn với kì thi quan trọng của cuộc đời.

Ngược lại, Em của thời niên thiếu lại là bộ phim đầu tay của Dịch Dương Thiên Tỉ, t hành viên của nhóm nhạc đình đám TFBoys giờ đã lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh.

Dù vai diễn Tiểu Bắc đòi hỏi rất nhiều về khả năng bộc lộ cảm xúc và những phân cảnh bạo lực nhưng nam ca sĩ đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình.

Em của thời niên thiếu mở đầu với cái chết của Hồ Tiểu Điệp, một nữ sinh trong trường bị bắt nạt và không một ai nói lời giúp đỡ, số đông đã chọn cách im lặng để bảo vệ chính mình.

Vì lòng can đảm đứng ra dùng áo khoác của mình che cho bạn, Trần Niệm đã trở thành nạn nhân tiếp theo của bạo lực học đường.

Mẹ thì phải sống trong cảnh trốn nợ, kì thi đại học lại quá áp lực, Trần Niệm dường như rơi vào cảnh bế tắc không lối thoát. Chính cảnh sát cũng không thể giúp được cô trước những trò đùa khắc nghiệt của bạn bè trong lớp.

Như định mệnh đã sắp đặt từ trước, Trần Niệm gặp được Tiểu Bắc, một anh chàng lưu manh nhưng sâu trong đó là một tình yêu ấm áp và thầm lặng. Hai con người với biết bao vết thương lòng, là những kẻ bị dồn đến đường cùng lại nương tựa nhau mà sống.

Từ đó, ta luôn thấy phía sau Trần Niệm luôn có một Tiểu Bắc. Dù là sớm hay muộn, anh vẫn luôn ở đó để bảo vệ cô. Anh đem cô đến ngôi nhà rách nát, tồi tàn của mình để giấu cô khỏi bọn bắt nạt trong trường.

“Trần Niệm nợ Tiểu Bắc một lần… Tôi chưa nói nợ cái gì, có thể là cơm… Cũng có thể là cái khác.”

Điều khiến cho Em của thời niên thiếu trở nên đặc biệt đó chính là một tình yêu đầy sự hi sinh và thầm lặng của hai nhân vật chính.

Đó không phải là một tình yêu trong trẻo, thuần khiết thường thấy trong những thước phim thanh xuân mà là tình yêu đến từ những con người cô độc, họ tình cờ va phải nhau giữa những bộn bề của cuộc đời.

Tiểu Bắc tuy đã quá quen với việc đánh đập, nhưng anh đã rơi nước mắt vì xúc động khi Trần Niệm hỏi có đau không. Trần Niệm cứu anh một lần, anh liền dành cả đời để báo đáp cô.

Liệu rằng trong chúng ta, mấy ai đủ dũng khí để làm điều như vậy?

Trong một lần vô tình, Trần Niệm đã đẩy chết Nguỵ Lai, kẻ đã âm mưu bắt nạt cô và Hồ Tiểu Điệp, tra tấn, quay phim, đánh đập Trần Niệm hòng trả thù.

Cao trào của bộ phim là lúc Tiểu Bắc đứng ra nhận tội thay cho Trần Niệm. Anh chối bỏ mối quan hệ giữa hai người và tự nhận mình là người đã giết chết Nguỵ Lai.

“Tôi thích một cô gái, tôi chỉ muốn cho cô ấy một kết thúc tốt đẹp”

Có quá đau lòng không khi Tiểu Bắc đã hi sinh quá nhiều như thế? Anh đã cố chấp, đã đánh đổi những năm tháng tuổi trẻ của mình chỉ để người mình yêu có một kết cục tốt đẹp. Chỉ cần Trần Niệm hạnh phúc, anh sẽ nguyện lòng mà hi sinh tất cả.

Gam màu buồn bã bên trong cốt truyện Em của thời niên thiếu

Em của thời niên thiếu được quay với một gam màu thật buồn, xuyên suốt phim là một không gian u ám với những áp lực của bài vở, của những kẻ phải sống chui dưới đáy của xã hội, là những cuộc ẩu đả đẫm máu của những cậu bé mới chỉ là thanh thiếu niên.

Đó là những góc khuất đầy đau thương vẫn luôn tồn tại trong xã hội mà ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng đáng buồn là lại chẳng mấy ai dang tay ra mà giúp đỡ.

Ta hờ hững xem đó không phải là chuyện của mình, tự bảo vệ bản thân bằng cách lờ đi trước nỗi đau của những kẻ yếu thế. Ta chẳng bao giờ biết rằng chính mình đang tiếp tay cho kẻ xấu, đang để cho những tệ nạn kia hoành hành lên những đứa trẻ vô tội và đáng thương.

“Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt.” – Martin Luther King

Thực tại bao giờ cũng khốc liệt hơn trên màn ảnh, bởi trong phim, Trần Niệm may mắn được Tiểu Bắc bảo vệ, nhưng ở ngoài kia, biết bao nhiêu người vẫn đang vật lộn để tìm cho mình một lối thoát, vẫn đang gào thét trong vô vọng. Để rồi một ngày, chúng sẽ phải giải thoát cho chính mình như cách mà Hồ Tiểu Điệp đã làm.

Nhưng cuộc sống luôn có những quy luật của riêng nó. Sau cơn mưa thì sẽ có cầu vồng, cuối đường hầm luôn có ánh sáng. Em của thời niên thiếu bên cạnh việc phản ánh những chiều sâu của xã hội, phim còn gửi một thông điệp đầy nhân văn đến những bạn trẻ.

“Bất kể cuộc sống có khó khăn đến đâu, bạn cũng cần giữ vững niềm tin chúng ta rồi cũng sẽ ổn.”

Dù bị cuộc đời vùi dập không biết bao nhiêu lần, nhưng cả Tiểu Bắc và Trần Niệm đều mang khát khao hướng đến một ngày mai tươi đẹp. Họ hi vọng rằng tương lai, hai người có thể đường đường chính chính sóng vai nhau đi trên phố và sống một cuộc đời như họ hằng mong ước.

Bộ phim đi đến hồi kết và để lại biết bao nuối tiếc trong lòng khán giả. Tiếc cho một tình yêu quá đỗi cao thượng và đẹp đẽ, tiếc cho những đứa trẻ đã và đang phải đối mặt với những điều xấu xa, bạo tàn.

Chúng ta ai cũng hi vọng rằng, ngày mai sẽ là một ngày tươi sáng. Trần Niệm, Tiểu Bắc và cả những người khác nữa, sẽ xứng đáng có một cuộc sống rực rỡ hơn.

Sức hút vang dội đến từ Em của thời niên thiếu

Em của thời niên thiếu với những thước phim đầy nghệ thuật đã tạo nên một cú hit vang dội trong nước và cả trên thế giới, được kì vọng sẽ gặt hái nhiều thành tựu ở các liên hoan phim quốc tế.

Chỉ sau một ngày công chiếu, doanh thu đến từ lượng vé đặt trước của bộ phim đã lên đến 50 triệu tệ, trở thành bộ phim đứng thứ chín phá kỉ lục 1 tỷ tệ trong năm 2019.

“We are in the gutter, but some of us are looking at the stars.”

Chúng ta, những ai đã và đang đối mặt với những điều tồi tệ trong cuộc sống, hãy thử xem Em của thời niên thiếu để có thể để lòng ngưng lại giữa những ngày cuối năm tất bật, để tìm lại cho mình một động lực để bước tiếp trên đường đời.

Thời Niên Thiếu Của Anh Và Em

Truyện gốc: Thời niên thiếu của anh và em/Thời niên thiếu tươi đẹp ấy Tác giả: Cửu Nguyệt Hi

Thể loại: Hiện đại Độ dài: 29 chương + 1 phiên ngoại

Nhân vật chính: Bắc Dã, Trần Niệm

Khác: thanh xuân vườn trường, ngược

Bộ này ta đọc trên wattpad, lấy tên là Thời niên thiếu tươi đẹp ấy, thế là ta háo hức ôm một bụng chờ mong đọc một truyện thanh xuân vườn trường xán lạn phơi phới.

Thế rồi cảm giác như bị đập nguyên tảng gạch vào mặt, ta a@%#Gdfd%^^$#!!!!!

٩(╬ʘ益ʘ╬)۶

Không có chỗ nào tươi sáng hết!

Không có chỗ nào ấm áp hết!

Không có chỗ nào vui vẻ hết!

Bài học xương máu, vẫn là ngàn vạn lần đừng để tên truyện hay văn án lừa tình!

Vì khai ra sự thật, Trần Niệm bị bọn “đại tỷ” kia ghim thù. Suốt một thời gian sau đó, cô phải xin thầy giáo rồi cảnh sát đưa mình về nhà sau khi tan học, nhưng công việc của họ bận rộn, cuối cùng vẫn bỏ mặc lại cô tự xoay xở một mình. Có một lần để trốn bọn côn đồ kia mà cô phải chui vào thùng rác, nhẫn nhịn mùi hôi hám và đủ thứ côn trùng cắn, quá nửa đêm mới dám bò ra.

Sau đó, không còn cách nào khác, cô buộc phải tìm đến Bắc Dã.

Một nữ sinh trung học yếu ớt nhút nhát, lúc nào cũng có thể bị người bắt nạt, và một tên côn đồ mới mười bảy tuổi đã khiến không ít người phải khiếp đảm dè chừng, nghĩ thế nào cũng không nên, và không thể có quan hệ. Nhưng khi mà nhà trường và xã hội đã không bảo vệ được chút thiện lương cuối cùng ấy nữa, thì cậu ta lại dang tay. Cậu ta dạy cô đọc hai chữ tên mình, không cho phép nói lắp nữa. Cậu ta ra mặt đòi lại tiền cho cô, mua cho cô bánh mỳ nóng mới ra lò. Cậu ta đem cô một đường chạy trốn trên bậc thang sân khấu trong cơn mưa, bàn tay nắm chặt bàn tay. Cậu ta ngày ngày bảo vệ cô trên đường đi học, không cho đám “đại tỷ” kia cơ hội lại gần.

Nhưng mà ngàn tránh vạn tránh, không tránh khỏi một lần sơ suất. Chỉ một lần Trần Niệm thoát khỏi tầm nhìn của Bắc Dã thôi, cô đã bị lôi đi, bị đánh đập, vũ nhục, cuối cùng trốn trong bụi cỏ không dám gặp người.

Bắc Dã tìm cô cả đêm, khi tìm được đã không nhận ra nổi người con gái mặc áo đồng phục, váy trắng tinh khôi như ngày đầu gặp gỡ nữa.

Chuyện đã đến nước đó rồi, ả “đại tỷ” kia còn chưa buông tha. Ả hẹn gặp mặt Trần Niệm ở sau núi, dọa sẽ tung clip quay lại hôm đó, khiến cho Trần Niệm thân bại danh liệt mới thôi.

Đọc đến khúc này ta cũng phải rùng mình. Còn chưa đến mười tám tuổi, tâm địa một con người sao lại méo mó ngoan độc đến mức này?

Trong cơn hoảng loạn, Trần Niệm lỡ vung dao đâm vào người cô ả, cho rằng mình ngộ sát cô ả rồi liền hốt hoảng chạy về. Bắc Dã biết được, lập tức trấn an cô, sau đó thiêu hủy cái áo dính máu cô đang mặc trên người, lại một mình đi ra phía sau núi kiểm tra. Phát hiện ả kia đã chết, Bắc Dã bèn ngụy tạo hiện trường, ném thi thể xuống đầm lầy ven sông.

Khi bị cảnh sát bắt, Bắc Dã nhận hết mọi tội trạng, bao gồm cả những vụ án liên hoàn đã xảy ra trước đó.

Bao gồm cả những việc cậu ta không làm.

Chỉ để người cậu muốn bảo vệ, được bình yên, vượt qua kì thi Đại học rồi, sẽ an an ổn ổn đến Bắc Kinh, hoặc là một nơi khác, thoát khỏi thành phố cặn bã này…

Ta a@%#Gdfd%^^$#!!!!!

Ta không muốn đọc thể loại này một tí nào T.T Một chút cũng không muốn!

Kể cả cuối cùng cậu ta có được giải oan, nhưng bảy năm tù… không thấy HE chỗ nào hết!!!

Ta vốn là muốn đọc thanh xuân vườn trường tươi sáng ấm áp kia mà! Lại vớ phải cái gì vậy trời!!! Viết xong review rồi ta chỉ mong ném nó ra khỏi đầu, không bao giờ nhớ là mình từng đọc một bộ truyện như thế này nữa…

Trời ơi là trời… (눈_눈)

Thời niên thiếu không thể quay lại ấy (Đồng Hoa)

Hạ hữu kiều mộc nhã vọng thiên đường (Tứ Nguyệt) còn có tên khác là Thiên đường nơi em

‘Em Của Thời Niên Thiếu’: Một Thanh Xuân Dữ Dội Và Dịu Êm

Em của thời niên thiếu ra mắt vào ngày 25/10/2019 tại Trung Quốc và trở thành cơn sốt phòng vé, thu về những phản hồi tích cực từ phía khán giả mặc dù nguyên tác là cuốn tiểu thuyết Thời niên thiếu tươi đẹp ấy của Cửu Nguyệt Hy dính nghi án đạo văn. Bỏ qua những tranh cãi, nghi vấn của cốt truyện gốc thì phiên bản chuyển thể của đạo diễn Tăng Quốc Cường rất đáng xem và suy ngẫm. Tác phẩm điện ảnh man mác nỗi buồn này đã phơi bày hiện thực học đường khốc liệt, vạch trần những góc khuất đen tối trong đời sống giới trẻ.

Câu chuyện bắt đầu tại một ngôi trường nọ khi những học sinh cuối cấp đang miệt mài học hành để chuẩn bị cho kỳ thi đại học thì có một nữ sinh tên Hồ Tiểu Điệp đã nhảy lầu tự sát. Khi mọi người đang bủa vây để quay phim, chụp ảnh cái xác đó thì Trần Niệm, cô gái bé nhỏ đã cởi áo che đi thân thể dập nát của người đã mất. Bi kịch cũng bắt đầu từ đó, Trần Niệm trở thành đối tượng bị bắt nạt mà cầm đầu là Ngụy Lai, đứa con gái xinh đẹp nhưng tâm hồn đã bị quỷ dữ xâm chiếm. Nó vui vẻ, khoái chí khi hành hạ Trần Niệm, cười cợt trên nỗi đau của bạn bè.

Trong sự thờ ơ, lạnh lùng của mọi người, không có ai giúp đỡ, Trần Niệm đã gặp Tiểu Bắc, một tên lưu manh xa lạ. Hai người bắt đầu làm quen từ nụ hôn ép buộc để rồi cùng nhau nắm tay đi trên một đoạn đường đầy rẫy đau thương. Nhờ Tiểu Bắc mà những năm tháng thanh xuân còn lại của Trần Niệm trở nên ấm áp, một cô gái bị bạn bạo hành có mẹ đi làm ăn phi pháp; một chàng trai đầu gấu, bị mẹ bỏ rơi, đã tình cờ gặp gỡ trong hoạn nạn, nương tựa vào nhau để tìm kiếm một chút hạnh phúc nhỏ nhoi giữa dòng đời khắc nghiệt.

Thế nhưng sự đời vốn tuyệt tình, tàn nhẫn; mối tình đầu “chưa học được cách ôm đã phải buông bỏ”; Trần Niệm đã bị lũ bạn khốn nạn ép đến đường cùng, chúng tra tấn, quay phim, đánh đập và làm nhục em đến nỗi em không thể tiếp tục chịu đựng. Rồi chuyện xảy ra, Trần Niệm đã lỡ tay, vô tình giết chết Ngụy Lai nhưng Tiểu Bắc đã dàn xếp để nhận tội thay. Vì cậu từng nói rằng: “Tôi thích một cô gái, tôi chỉ muốn cho cô ấy một kết thúc tốt đẹp chỉ vậy mà thôi”. Thế nên cậu hy sinh, cậu cố chấp, kiên cường vì người con gái mình yêu mà sẵn sàng từ bỏ tương lai.

Người lớn nghi ngờ, nhận xét về hành động bồng bột của hai đứa trẻ:

– Không có ai nguyện ý đánh đổi cả tương lai của mình để bảo vệ người khác cả.

– Chúng ta sẽ không, nhưng bọn họ vẫn là thiếu niên.

Vì Tiểu Bắc và Trần Niệm vẫn còn thiếu niên, quá nhỏ để tự học cách trưởng thành, quá tổn thương để chịu thêm đau đớn. Một đứa học sinh giỏi và một tên lưu manh vẫn cố gắng đến cùng để chiến thắng số mệnh, cuối cùng Trần Niệm đã bảo vệ được thế giới, còn Tiểu Bắc đã bảo vệ được Trần Niệm.

Một câu chuyện thanh xuân thật buồn, bi thương, có quá nhiều nước mắt và thấm đẫm những triết lý nhân văn sâu sắc về cuộc sống. Không gian phim phim trở nên u ám, căng thẳng bởi thi cử, bởi những cuộc ẩu đả kinh dị không có hồi kết của người trẻ, chúng nhẫn tâm tự trừng phạt, hủy diệt sự sống của những người bạn yếu ớt; cộng đồng thì lạnh lùng nhìn sự bạo hành diễn ra hằng ngày như một điều tất yếu, thậm chí đem những hành động xấu lên trên mạng xã hội để bàn tán, khoe khoang.

Họ biết rằng chính sự vô tâm đó đã cổ vũ những con quỷ trẻ người non dại thực hiện hành vi độc ác, đồi bại của chúng để đẩy người vô tội vào địa ngục. Trần Niệm may mắn có Tiểu Bắc ở bên cạnh để được chở che, thấu hiểu còn những đứa trẻ bị bắt nạt không có Tiểu Bắc ở bên thì sao? Những người đang một mình chịu đựng, gào thét, vùng vẫy giữa nỗi đau mà không ai biết đến thì sao? Rồi sẽ có kết cục như Hồ Tiểu Điệp? Bạo lực học đường không phải là bi kịch của riêng một người mà là vấn đề nhức nhối của trường học, của gia đình và xã hội.

Em của thời niên thiếu đã phản ánh sự thật trần trụi đó bằng những thước phim điện ảnh giàu chất nghệ thuật, được xây dựng chân thực, gần gũi. Dẫu thế giới trong phim tăm tối thì đâu đó vẫn ánh lên tia sáng ấm áp về hy vọng, niềm tin đến tương lai, như Trần Niệm và Tiểu Bắc dẫu gặp biết bao đau khổ vẫn kiên định về những điều tốt đẹp ở phía trước để tiếp tục tồn tại, vì “Bất kể cuộc sống có khó khăn đến đâu, bạn cũng cần giữ vững niềm tin chúng ta rồi cũng sẽ ổn”. Một tác phẩm ý nghĩa dành tặng cho khán giả trẻ, những người đang học cách trưởng thành.

Phim rất hay mà cái hay đó được lột tả đầy cảm xúc một phần lớn nhờ diễn xuất của bộ đôi Châu Đông Vũ và Dịch Dương Thiên Tỷ, hai diễn viên trẻ đã có một sự kết hợp ăn ý và ấn tượng trên màn ảnh rộng. Thiên Tỷ đã khiến khán giả phải nhớ đến cậu ngay từ tác phẩm điện ảnh đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất. Thiên Tỷ đã thể hiện được sự gai góc, lầm lì hoang dã, ẩn chứa nội tâm phức tạp của Tiểu Bắc.

Bên cạnh cậu là đàn chị Châu Đông Vũ, ngôi sao nữ tuy vóc dáng mảnh mai, nhỏ bé nhưng thực lực diễn xuất lại vô cùng to lớn, dày dặn kinh nghiệm. Đông Vũ dường như khắc họa được nỗi đau, sự bi thương, uất ức và mạnh mẽ, đầy bản lĩnh của nhân vật Trần Niệm. Lối diễn của Châu Đông Vũ và Dịch Dương Thiên Tỷ đồng điệu, hài hòa vào nhau trong từng ánh mắt, biểu cảm để viết nên một tình yêu đầu đẹp đẽ trong năm tháng thanh xuân bi thương của Trần Niệm và Tiểu Bắc.

Em của thời niên thiếu sẽ khiến chúng ta khóc, ám ảnh, day dứt về những nỗi đau tuổi trẻ và nuôi dưỡng hy vọng về ngày mai, về ánh sáng nơi cuối đường hầm.

Góc Review • Better Days • Em Của Thời Niên Thiếu (2019) – Làm Sao Để Trưởng Thành?

Lâu lắm rồi tớ không cày phim Trung, cũng phải hơn năm rồi, hôm bữa nổi hứng chọn một bộ xem thử. Phải công nhận, khả năng pick phim randomly của tớ đỉnh thật :v Và không để các cậu chờ lâu hơn nữa, bộ phim mà tớ sẽ review ngày hôm nay có tên là “Em của thời niên thiếu” (tên tiếng anh là “Better days”) chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Cửu Nguyệt Hi, với sự tham gia của diễn viên Châu Đông Vũ và Dịch Dương Thiên Tỉ.

Mở đầu phim là cảnh một cô giáo đang giảng bài cho học sinh. Trái ngược với tông màu vàng vốn luôn mang đến cảm giác ấm áp, bầu không khí có chút kì lạ. Người giáo viên đó gương mặt trầm tĩnh, khó dò. Tuy đang giảng bài cho học sinh, lại chỉ chăm chăm hướng mắt đến một bạn nhỏ, hồi tưởng lại quá khứ. Cứ nhìn mãi, nhìn mãi như thế rồi phim bắt đầu chuyển cảnh, chầm chậm quay về rất nhiều năm về trước. Cô tên Trần Niệm, lúc bấy giờ còn là học sinh cấp 3, đang chuẩn bị bước vào “chiến trường sinh tử” – kỳ thi đại học. Các cô cậu học sinh ngồi trong lớp, trước mặt là đống sách vở. Mọi người đều tập trung ôn bài, có người còn ngủ gục trên mặt bàn. Không gian vô cùng bức bối, chật chội, so với nhà tù cũng không có sự khác biệt quá lớn. Bên cạnh Trần Niệm còn có một người con gái khác, dường như đang giận dỗi gì em. Sau đó phim cũng không đề cập đến cô bé ấy nữa.

Thế rồi, có tiếng la hét vang lên. Cô gái kia tự tử rồi. Trần Niệm biết tin hốt hoảng chạy xuống. Bốn bề xung quanh toàn người với người, bọn họ ai nấy đều bận rộn chỉ chỉ nói nói, người chụp ảnh nhắn tin nhiều đếm không xuể. Vài thanh niên còn chút lương tâm sót lại chua chát kêu: “nhảy thật à”, “áp lực quá lớn”,… Nhưng trong đám đông ồn ào đến phiền phức đó, không một ai dám lại gần cô bé ngoại trừ em. Trần Niệm trong ánh mắt có chút căm phẫn, lặng lẽ cởi áo khoác che chắn cho bạn rồi quay đầu nhìn xa xăm. Cô bé kia tìm đến cái chết, có thật là do áp lực học tập? Hay biết đâu, chính những con người mà Trần Niệm đang nhìn kia mới là những “kẻ sát nhân” thật sự?…

Tớ muốn kể thêm nhiều lắm, mà kể nữa chắc sẽ spoil cả bộ phim mất. Cảnh này không quá dài, đủ để người xem mường tượng ra câu chuyện bi thương đang chờ đợi ở phía trước. Lạ ở chỗ, tớ xem bộ này không khóc được như những người khác, chỉ thấy thực trống rỗng và phẫn nộ, còn đan xen chút sợ hãi. Nếu tớ là Trần Niệm, chắc cũng không cầm cự được lâu như thế. Càng nghĩ lại càng thấy thương, càng thấy nể phục em hơn.

Trần Niệm không phải một cô bé mạnh mẽ. Song ở hoàn cảnh của em, không phải cứ nói muốn là có thể mạnh mẽ được. Mẹ em vay nợ khắp nơi, để lại cho em áp lực không nhỏ. Nhìn thấy em vừa nghe thấy tiếng người ngoài chửi rủa đã vội chui vào một góc, tớ không khỏi đau lòng. Ở nhà đã vậy, đến trường lại càng không yên. Em bị người ta bắt nạt, chèn ép kinh khủng, đến độ nhiều lúc đang xem tớ phải dừng lại tự hỏi, liệu bọn họ có còn là con người không…

“Ở đây không cần kết giao bạn bè gì cả.”

Có ai sống trên đời lại không cần bạn bè chứ? Chỉ là những người vốn nên được coi là “bạn bè” lại đi hãm hại, trù dập người ta không thương tiếc, ai dám cả gan tin vào hai tiếng ấy nữa?

Mới đầu tớ còn mong đến khi em “chuyển mình lột xác”, đứng lên đấu tranh cho bản thân hay chí ít là kêu gọi sự hỗ trợ từ giáo viên, nhà trường hay bất cứ một người nào đó. Nhưng càng xem lại càng thấy thực khó. Có những thứ không phải cứ nói ra là sẽ giải quyết được và đặt trong tình cảnh của em, nhỏ tuổi như vậy, đứng trước thế giới đầy rẫy hiểm nguy, dối gạt này, biết đặt niềm tin vào ai bây giờ…

“Ai có thể giúp tôi?Kẻ quay clip của tôi sao?Kẻ đứng xem náo nhiệt sao?Hay là những kẻ hỏi tại sao chỉ có cô bị chọn?”

May mắn thay, em tìm được Bắc Dã. May mắn thay, trong hành trình trưởng thành khắc nghiệt và đau đớn ấy, em gặp được một người con trai cũng đang vật lộn như em, nguyện ý bảo hộ cho em. Bắc Dã nhìn bề ngoài như một tên côn đồ, lưu manh vô sản (siêu cấp đẹp trai) nhưng thân tâm lại là một thiếu niên lương thiện vô cùng. Cậu tìm thấy Trần Niệm tựa như tìm thấy một bến đỗ, bám riết em không buông. Phải chăng là vì cậu cũng là lần đầu tiên được người khác tin tưởng, lần đầu được người ta hỏi han và thực lòng quan tâm nên mới nhất quyết “theo đuôi” người ta?

Tớ, cũng giống như những thiếu nữ xem phim khác, cực kỳ cực kỳ thích Bắc Dã. Ở cậu có cảm giác rất đỗi bình yên, khiến người ta cư nhiên muốn bản thân yếu đuối một chút mà dựa vào. Yếu tố đầu tiên có thể kể đến là nụ cười. Thành thật mà nói, tớ có hơi bất ngờ :v Vốn nghĩ Tiểu Bắc hẳn là bad boy lạnh lùng, vô tâm, “tôi không đối tốt với mọi người nhưng nhất định sẽ đối tốt với em” =]] Vậy mà tớ lầm thật. Lần đầu cậu cười là khi dẫn Trần Niệm đi sửa điện thoại, nụ cười thực ấm áp, không hiểu sao lại khiến tớ nghĩ đến mặt trời, trong ánh mắt còn mang vài nét ngây ngô. Lúc đó tớ biết, Tiểu Bắc nhất định sẽ có vai trò rất quan trọng trong cuộc đời Trần Niệm. Lần thứ hai cậu cười là khi Trần Niệm ngoan cố, không muốn để cậu rời xa. Cậu cười nhạt thôi, nhưng tớ dám chắc cậu đang cảm thấy hạnh phúc lắm. Người con trai đó vẫn luôn đứng sau em, âm thầm bảo vệ em. Bắt con gái nhà người ta ghi “Trần Niệm nợ Tiểu Bắc một lần” như thể có thể sẽ đòi nợ bất cứ lúc nào nhưng từ lâu đã chẳng toan tính thiệt hơn, kề bên em, bảo hộ em, tất cả đều là tự nguyện.

Trong phim ngôn tình, nhân vật chính dù có ác cũng là ác có nguyên do, luôn có nội tình phía sau khiến người xem thấy thương cảm cho nhân vật, thậm chí là vừa yêu vừa hận. Bắc Dã cũng được xây dựng dựa trên motip ấy, nhưng về mặt bản chất mà nói, Bắc Dã không xấu, thậm chí còn tốt hơn nhiều người. Cũng giống như Trần Niệm, Tiểu Bắc có một nỗi ám ảnh lớn. Dù bản thân là người nghiêm chỉnh lại vẫn luôn tự ti, cảnh giác, nhìn thấy camera là vội chùm mũ kín mặt. Ở độ tuổi lẽ ra phải được ăn chơi, vô tư vô lo ấy, cớ sao lại phải sống chốn lui chốn lủi, sống không ra sống vậy chứ. Lúc Tiểu Bắc tâm sự với Trần Niệm, khoé mắt ươn ướt, nước mắt vừa lăn là quay người lại, tớ đã sững người đôi chút. Nghe bảo hành động này nằm ngoài trong kịch bản lại càng kích động hơn. Tựa hồ người trong màn ảnh kia không phải Dịch Dương Thiên Tỉ mà là Lưu Bắc Sơn bằng xương bằng thịt đang khóc vậy.

“Trần Niệm. Cậu là người đầu tiên hỏi tôi có đau không.”

Tiểu Bắc và Trần Niệm, có thật sự là yêu không?

Câu hỏi này quá mơ hồ, có khi còn dẫn đến một phạm trù khác, chi bằng nói Tiểu Bắc và Trần Niệm thương nhau.

Sở dĩ nói thương là vì giữa cuộc sống khắc nghiệt này, họ an ủi, đồng cảm và che chở, đùm bọc đối phương. Giữa một xã hội lạnh lùng và vô cảm ấy, họ sưởi ấm cho nhau, vì nhau mà sống tiếp. Lúc Trần Niệm tùy ý để Bắc Dã dẫn về nhà, tớ không biết nên khen em liều lĩnh hay hồ đồ nữa. Thậm chí còn chơi lớn tới độ ở nhà người ta, ăn mỳ người ta nấu mà dám lớn tiếng mắng chửi.

Cảnh “cãi nhau tay đôi” này lại có vai trò rất quan trọng, bộc lộ nhiều thứ, tiêu biểu là nỗi bất an của cả hai. Trần Niệm bị người ta cô lập, ghét bỏ nên chán ghét với thế giới, từng câu từng chữ đều muốn bức người khác đến đường cùng. Bắc Dã từ nhỏ đã thiếu thốn tình yêu thương, thấy đối phương “hết lòng” đặt ra khoảng cách với mình thì cay đắng nói “thấy nhà tôi rách nát quá à?”

Nhưng đau đớn nhất hẳn là khi bị hỏi “Có ai dạy cậu cách nói năng không?”. Thật sự đấy, bản thân tớ, cho dù không phải người trong cuộc, chưa từng trải qua tình cảnh ấy, nghe Trần Niệm nói xong mà lòng cũng chợt quặn lại. Cậu đến một người thân còn không có, tự mình mưu sinh, còn tồn tại đến giờ phút này quả thực chính là “lớn lên rất khá”, nói gì đến một người dạy cậu cách nói năng chứ. Không khác gì nói người ta vô học. Từ ngữ quá đỗi cay nghiệt. Trần Niệm quả thực cũng quá nhẫn tâm rồi.

Mối quan hệ “toxic” thế mà cuối cùng lại biến chuyển khôn lường. Ngày Trần Niệm bị nguy hại, người em thật lòng tin tưởng hoá ra lại là cậu ấy. Tuy sợ nhưng vẫn cả gan nhờ vả chuyện “đại sự” với người ta =)).

Một cảnh khác mà tớ cũng thấy cực đắt là đoạn sau, khi hai người lần đầu nằm chung phòng với nhau. Cả hai đều bụng vốn đầy tâm sự, dĩ nhiên đều không ngủ nổi. Trần Niệm quay mặt vào tường, xoay lưng lại với Tiểu Bắc. Chàng thấy nàng chưa ngủ mở lời trước, nghe em hỏi “đáp trả” cũng chỉ biết cười (lại đẹp traiiii) rồi bắt em “ghi nợ”.

Thoạt đầu tớ không hiểu, rốt cuộc hành động này có ý nghĩa gì chứ, sau này ngẫm nghĩ rất lâu mới ngộ ra. Tiểu Bắc có lẽ chẳng cầu gì cao siêu, vật chất gì đó căn bản không phải thứ cậu để tâm. Chỉ là dùng hình thức “ghi nợ” như một lời cam kết, bọn họ coi như trao đổi công bằng, có qua có lại, có lẽ sẽ khiến Trần Niệm an tâm hơn một chút. Thế rồi, lúc quay lại giường nằm, Trần Niệm thực sự đã xoay người lại, chầm chậm mở lòng đón nhận cậu…

Hai người họ tất nhiên vẫn có khoảng cách. Thậm chí còn được nhấn mạnh rất nhiều, ngay từ những phân cảnh đầu tiên. Trần Niệm có điều kiện học tập, thành tích cũng rất xuất sắc. Còn Tiểu Bắc thì sao chứ, đến “ra đề” còn không rõ, học tập với cậu liệu có tác dụng hay sao? Tiểu Bắc mỗi ngày đều thương tích đầy mình, ở ngoài lăn lộn đấu đá, Trần Niệm nào hay biết.

Tựa như hai thế giới hoàn toàn riêng biệt, Trần Niệm ở ngoài sáng còn cậu ở trong tối. Bạn cậu bảo những người học đại học nhất định có thể kiếm rất nhiều, đến độ cậu có nghĩ cũng không dám mơ tới. Và có lẽ cũng chính tư tưởng này đã khiến cậu có hành động tiêu cực về sau.

Một số chi tiết ẩn dụ trong phim thể hiện khá rõ sự khác biệt giữa hai người, chẳng hạn như cảnh Trần Niệm chạy. Em chạy rất nhanh, đường lại đông, trong phút chốc Tiểu Bắc đuổi không kịp. Có cảm giác như một ánh sao băng, sáng chói đẹp đẽ, nếu không bắt kịp sẽ vụt qua rất nhanh. Tớ chợt nghĩ, thôi xong rồi, thế này chẳng lẽ phim sẽ kết thúc buồn.

Nhưng quả nhiên, đạo diễn không khiến tớ thất vọng, những cảnh sau đó đều được lồng ghép khéo léo những chi tiết gợi mở về một tương lai tươi sáng. Hai người họ tuy có khác biệt, vẫn luôn hướng đến nhau, vẫn luôn lựa chọn tin tưởng nhau.

– Cậu có muốn đi cùng nhau không?– Đi thế nào?– Sẽ có cách thôi mà. Chúng ta nhất định có thể quang minh chính đại đứng trước mặt người ta mà giới thiệu.

Tiểu Bắc dù chạy chậm hơn Trần Niệm, vẫn luôn cố gắng chạy, dõi theo em từ đằng sau. Cậu ngắm em học, còn nhắc nhở em tập trung học bài. Trần Niệm từ chỗ cảnh giác, dần dần bước vào thế giới của Tiểu Bắc, cùng nhau hù doạ người khác. Khi ở bên nhau, bọn họ thực hạnh phúc làm sao. Chính là kiểu cho dù thiếu thốn cũng vẫn thấy đủ đầy.

Đoạn khiến tớ nổi da gà nhất là khi cả hai bị thẩm tra. Dưới một loạt những câu hỏi dồn dập như vậy, họ vẫn có thể giữ vững lòng tin, không để người khác làm lung lay tư tưởng. Như thể, giữa bọn họ có một mối liên kết nhất định, không cách nào chia cắt. Như thể, trong thế gian này, bọn họ chỉ có thể liều mình tin tưởng đối phương, bất kể xảy ra chuyện gì cũng chỉ tin đối phương mà thôi. Thứ tình cảm đặc biệt này không phải thứ ngày một ngày hai đã có được, cần bồi đắp rất nhiều thời gian lẫn công sức nhưng một khi được hình thành và phát triển thì quả khiến người ta khiếp sợ.

“Người như tôi không là gì cả, không có đầu óc, không có tiền, cũng không có tương lai. Nhưng tôi thích một người. Tôi muốn cô ấy có kết thúc tốt đẹp nhất.”

Nói vậy không có nghĩa là tớ hoàn toàn đồng tình với hai bạn Trần Niệm và Tiểu Bắc nha, cũng có lúc tớ thấy các cậu ấy ngốc thật, còn là ngốc đến điên rồ. Thậm chí nói các cậu hành động ngông cuồng phi lý cũng không sai. Nhưng mà biết làm sao đây, như lời anh cảnh sát nói, chính bởi vì bọn họ còn là thiếu niên, nên mới ngông cuồng và phi lý đến vậy. Chính bởi vì còn là thiếu niên, nên mới cực đoan từ chối mọi lời đề nghị giúp đỡ của người khác, tuyệt vọng gặm nhấm nỗi đau của mình.

Bên cạnh câu chuyện của Tiểu Bắc và Trần Niệm là hàng vạn hàng vạn câu chuyện của những thiếu niên khác, bọn họ đều đang lạc lối trên hành trình trưởng thành của mình. Người đáng trách có nhiều lắm, ai cũng có “phần” cả.

Nhưng tớ nghĩ, bộ phim không thật sự muốn truy cứu trách nhiệm của ai hết. Những người bắt nạt tuy chẳng khác “thú săn mồi” là bao, lại như lời Trần Niệm nói, là vì “trong lòng chúng sợ hãi, mới dùng ánh mắt đó nhìn thế giới này”.

Có lẽ cậu đọc đến đây sẽ tự hỏi, chúng rốt cuộc sợ hãi điều gì chứ? Nhưng nếu đã xem phim thì hẳn cậu cũng đã có câu trả lời. Nỗi sợ kia có lẽ chính là nỗi sợ phải trưởng thành, phải tự mình đứng lên đối mặt với thế giới ngoài kia. Không có lựa chọn nào khác.

“Thi đại học xong chúng ta sẽ trở thành người lớn. Nhưng, chưa có tiết học nào dạy chúng ta làm thế nào để trở thành người lớn.”

Lấy Ngụy Lai và những cô bạn của mình làm ví dụ. Tuy không được khắc hoạ quá rõ nhưng vẫn đủ để thấy bọn họ cũng không được sống hạnh phúc như vẻ bề ngoài. Bố mẹ Ngụy Lai gia giáo, lại rất khôn ngoan, không từ thủ đoạn. Anh cảnh sát chưa kịp nói câu nào đã bị bà chặn hết đường đi nước bước. Chính là kiểu thoạt nghe đã biết là giảo biện cũng không cách nào nói người ta không có lí. Đồng bọn của Ngụy Lai cũng chịu hoàn cảnh tương tự. Có đứa là vì sợ bị bắt nạt mới hùa theo. Nhìn cảnh ông bố mới đầu còn quỳ lạy cầu xin thầy tha thứ, lát sau lại quay sang tát với chửi mắng con, tớ thực không biết phải nói gì cho phải.

Thầy giáo Trần Niệm cũng là người rất tốt, đoạn thầy nghỉ việc, trước khi đi còn cẩn thận an ủi, dặn dò em khiến tớ cảm động vô cùng. Các đồng chí cảnh sát, cũng là những người được bộ phim ưu ái nhắc đến nhiều lần. Các chú không ai không muốn bảo vệ người dân cả. Nhưng “nói thì dễ, làm thì khó”. Có những chuyện, có những việc, hoặc là quá trễ để thay đổi, hoặc là chỉ có thể bất lực buông xuôi, cho dù có đau xót đến tê tâm phế liệt cũng chẳng thể làm gì.

Nhưng nhìn về mặt tích cực mà nói, “Better days” quả giống với cái tên của mình, thiên về việc gửi gắm cho người xem một niềm hy vọng. Đó có thể là niềm tin rằng Trần Niệm và Tiểu Bắc rồi sẽ vượt qua tất cả. Niềm tin rằng cho dù sau này nạn bạo lực học đường không chấm dứt hoàn toàn thì miễn là khi những người tốt như thầy giáo hay anh cảnh sát Trịnh Dịch còn tồn tại, vấn nạn sẽ được giải quyết phần nào. Và rằng những cô cậu lạc lối như bọn họ có thể tìm thấy bến đỗ của riêng mình, tìm thấy một người nguyện vì họ mà đánh đổi lợi ích của bản thân.

“Chúng ta sinh sống dưới đáy xã hội, nhưng có người vẫn luôn ngước nhìn lên bầu trời đầy sao.”

Thành công của bộ phim có sự đóng góp không nhỏ của hai diễn viên chính của chúng ta: Châu Đông Vũ và Dịch Dương Thiên Tỉ. Nhắc đến Châu Đông Vũ chắc các mọt phim Trung cũng biết, hoặc chí ít cũng nghe tên nàng qua bộ “Chúng ta của sau này” đóng với Tỉnh Bách Nhiên như tớ. Cũng rất hay, các cậu nếu có dịp nên xem thử. Bởi đã được chiêm ngưỡng diễn xuất của chị một lần nên trước khi xem tớ tin chị nhất định đóng rất hợp, xem rồi lại càng chắc chắn hơn, Trần Niệm nhất định là “đo ni đóng giày” cho Châu Đông Vũ, không sai đi đâu được. Cho dù là hạnh phúc, cao hứng hay nội tâm giằng xé, Châu Đông Vũ vẫn luôn diễn rất tốt, điểm này không cần bàn cãi gì thêm nữa.

Nhân tố khiến tớ chấn động nhất là Dịch Dương Thiên Tỉ. Tớ biết đến TFBoys từ hồi còn học cấp 2. Tuấn Khải và Vương Nguyên quá nổi, tớ không phải fan cũng nghe tên họ nhiều lần. Đáng tiếc thay, tớ không biết nhiều về thành viên còn lại là Thiên Tỉ cho lắm, cũng không có hứng thú tìm hiểu thêm. Ấy vậy mà nhiều năm trôi qua, cậu thiếu niên ấy ngày một trưởng thành, trổ mã đẹp trai đến không nhận ra nữa =]] Nghe nói diễn xuất cậu càng ngày càng lên tay, tớ cũng bán tín bán nghi, trước khi xem cũng không kỳ vọng gì nhiều. Nhưng Thiên Tỉ đã chứng minh cho tớ và mọi người thấy, cậu ấy thành công rồi, kết quả còn tốt ngoài mong đợi. Fan cậu nói vai diễn Tiểu Bắc lần này Thiên Tỉ thực ra không diễn mà khoảng thời gian đó, cậu thực sự đã sống là Tiểu Bắc, phong thái có chút tùy hứng, hoàn toàn không giống Thiên Tỉ ngày thường. Đọc xong cũng thấy rất bội phục, diễn viên nếu để nhân vật tiến vào quá sâu sẽ để lại dư chấn rất lớn, khó tránh bị ám ảnh. Nhưng tất nhiên cũng vô cùng đáng khen, rất có triển vọng, không biết sau này còn có thể khiến người khác trầm trồ đến mức nào nữa.

Nửa đầu phim, mạch phim không quá nhanh, chủ yếu tập trung khắc hoạ bối cảnh nên có hơi khó xem. Nhưng nửa sau phim trở đi, tình tiết được đẩy lên cao trào, tạo cảm xúc cho người xem. Dù tớ xem xong phim vẫn yên ổn thì khuyến cáo các cậu, nhất là những bạn nữ có trái tim mềm yếu dễ khóc xem phim nên chuẩn bị khăn giấy =))

Với tớ, bộ phim không cố gượng ép người xem phải khóc, chỉ đơn giản là khiến người ta ngẫm nghĩ một chút. Về nhân sinh, về quá trình trưởng thành cùng nhiều thứ khác.

“Trưởng thành giống như nhảy cầu. Nhắm mắt lại, đừng nghĩ gì hết, nhảy xuống sông. Trong nước sông có cát, có đá và cả vỏ trai. Chúng ta đều trưởng thành như vậy đấy.”

Tớ cũng sắp 18, vừa hay cũng chính là độ tuổi bộ phim muốn gửi gắm thông điệp đến. Tớ không có áp lực phải thi đại học như các bạn ấy. Sắp sửa bước vào giai đoạn mới của cuộc đời trong lòng có chút phấn khích, cũng có chút sợ hãi. Nhưng xem xong phin không hiểu sao lại có chút yên lòng, bỗng dưng lại thấy yêu cuộc sống hơn. Tớ muốn tin vào cuộc sống một chút, tin vào bản thân tớ một chút. Hy vọng thời niên thiếu của tớ cũng sẽ có một kết thúc viên mãn. Cũng chúc cho các cậu, những người đang đọc bài cảm nhận này của tớ có thể “chạm đến bầu trời sao” của mình.

Cảm ơn vì đã đọc.

Người viết: Yoongie Phạm

Nguồn ảnh: Internet

P/s: Phúc lợi cho mấy cậu :v Ảnh tớ tốn không ít công sức mới kiếm được đó :v

Chia sẻ:

Tweet

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Cập nhật thông tin chi tiết về “Em Của Thời Niên Thiếu” Và Một Khúc Ca Buồn Về Tình Yêu Tuổi Trẻ trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!