Bạn đang xem bài viết Gdcd 10 Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
a. Nghĩa vụ là gì?
Nghĩa vụ là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
Ví dụ: Con cái có nghĩa vụ yêu thương, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, vâng lời ông bà, cha mẹ.
Các yêu cầu của đạo đức:
Cá nhân biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Phải biết hi sinh quyền lợi của mình (những giá trị thấp) vì lợi ích chung (những giá trị cao).
Xã hội phải bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.
b. Nghĩa vụ của Thanh niên Việt Nam hiện nay
Chăm lo rèn luyện đạo đức có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa.
Tích cực lao động sáng tạo sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
a. Lương tâm là gì?
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điểu chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các mối quan hệ với người khác và xã hội.
Hai trạng thái của lương tâm: thanh thản và cắn rứt.
Trạng thái thanh thản: thể hiện sự vui sướng, hài long về công việc gì đó mà mình đã làm được.
Trạng thái cắn rứt: thể hiện sự cắn rứt, hối hận lương tâm
b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm
Đối với mọi người:
Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, tự giác thực hiện hành vi đạo đức biến các hành vi đạo đức thành những thói quen đạo đức.
Bồi dưởng tư cách đẹp trong sáng trong quan hệ người với người.
a. Nhân phẩm là gì?
Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được đó là giá trị làm người của mỗi con người.
Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao, kính trọng và có vinh dự lớn.
Những biểu hiện của nhân phẩm:
Có lương tâm trong sáng.
Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.
Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.
Thực hiện tốt chuẩn mức đạo đức tiến bộ.
b. Danh dự là gì?
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tình thần, đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận.
Danh dự có giá trị rất lớn đối với mỗi con người, thúc đẩy con người làm điều thiện, điều tốt, ngăn ngừa những điều ác, điều xấu.
Khi mỗi cá nhân biết bảo về danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng.
c. Ý nghĩa nhân phẩm và danh dự
Nhân phẩm và danh dự có mối quan hệ với nhau.
Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần.
Tự trọng là người biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình.
Tự trọng khác xa hoàn toàn tự ái:
Người có tự trọng biết đánh giá đúng bản thân mình theo tiêu chuẩn khách quan.
Người tự ái chỉ biết đánh giá cao bản thân mình theo tiêu chuẩn chủ quan, chỉ nghĩ đến bản thân mình, họ đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, không muốn ai khuyên bảo mình.
a. Hạnh phúc là gì?Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.
b. Hạnh phúc của cá nhân và hạnh phúc của xã hội
Nói đến hạnh phúc trước hết là nói đến hạnh phúc cá nhân vì cảm xúc luôn gắn bó với cảm xúc cá nhân.
Hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người trong xã hội.
Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn bó mật thiết với nhau.
→ Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình phải biết thực hiện nghĩa vụ đối với người khác và đối với xã hội.
Giải Bài Tập Sgk Gdcd 10 Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học
Giải bài tập môn giáo dục công dân lớp 10
Bài tập môn GDCD lớp 10Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Câu 1: Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có nhận xét gì về cách sống này?
Hướng dẫn giải:
Em nhận thấy, người có quan niệm sống theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” là kiểu sống dành cho những người ích kỉ hẹp hòi.
Hiện nay, ở xã hội tồn tại kiểu sống này rất nhiều. Đây là những lối sống đáng phê phán, nó khiến cho nhiều mối quan hệ dễ bị rạn nứt và đổ vỡ. Họ chỉ biết lo cho gia đình mình yên ổn, sung túc, mà bỏ mặc những người xung quanh. Rõ ràng, mình không thể đi lo hết được cho thiên hạ, tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, thì mình vẫn cần phải có hàng xóm, cuộc sống có lúc này lúc khác, biết đâu đến lúc mình cần sự giúp đỡ của họ. Vì vậy, nên hài hòa giữa việc nhà và việc hàng xóm, có gì có thể giúp đỡ thì mình giúp đỡ, có đi có lại, ở đời không ai lấy không của ai cái gì. Như vậy tình cảm hàng xóm láng giềng cũng tình cảm hơn.
Câu 2: Vì sao người có tâm trong xã hội lại được đánh giá cao?
Hướng dẫn giải:
Nhưng người có tâm trong xã hội luôn được đánh giá cao là bởi vì:
Những người có tâm thường là những người có đạo đức, họ đủ nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng đâu là việc làm sai và sai thì phải sửa như thế nào. Và từ đó họ phát huy được tính tích cực trong hoạt động của mình góp phần phát triển xã hội. Do vậy, những người có tâm được rất nhiều người yêu quý và họ luôn nhận được sự giúp đỡ từ những người khác khi gặp phải khó khăn.
Câu 3: Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Vì sao những người nghiện ma túy khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình?
Hướng dẫn giải:
Như chúng ta đã biết, nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
Trong khi đó, danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
Từ đó ta nhận thấy rằng nhân phẩm và danh sự có quan hệ khăng khít với nền tảng giá trị của mỗi con người. Nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, giữ gìn danh dự và nhân phẩm được xem là sức mạnh tinh thần của một cá nhân có đạo đức.
Người nghiện ma túy thường không giữ được nhân phẩm và danh dự của mình là bởi vì:
Người nghiện ma túy làm những hành động trái với quy xã hội, những hành động bị xã hội lên án. Đồng thời, họ không kiểm soát được bản thân mình, khi đã lên cơn nghiện thuốc thì họ sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để có được thuốc. Do vậy, những người nghiện ma túy không chỉ không giữ được nhân phẩm, danh dự mà còn bị nhiều người xa lánh.
Câu 4: Phân biệt tự trọng và tự ái?
Hướng dẫn giải:
– Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.
– Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.
– Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
– Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.
– Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức
– Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.
Câu 5: Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Em không đồng ý với quan điểm hạnh phúc là “cầu được, ước thấy” bởi vì:
Hạnh phúc là một khái niệm rộng lớn. Trong khái niệm rộng lớn đó mỗi người có một cách nghĩ khác nhau. Có thể có người nghĩ gia đình vui vẻ, ấm no là hạnh phúc, hoặc có người nghĩ có nhiều tiền là hạnh phúc….
Vậy, thử hỏi đã mấy ai cầu được tiền là có tiền, cầu được con ngoan là có con ngoan. Có chăng chỉ có những trường hợp hiếm hoi, vô tình hoặc trùng hợp mới có được như vậy.
Mỗi người có một kiểu hạnh phúc riêng, và để có được hạnh phúc đó họ cần phải cố gắng chứ không ngẫu nhiên ai ban phát. Và đó mới chính là hạnh phúc bền vững, lâu dài. Vì vậy, cầu được ước thấy không mang lại hạnh phúc mà chỉ mang lại sự đơn điệu và nhàm chán, mất sự say mê và ham muốn phấn đấu. Nếu hạnh phúc quá dễ dàng, người ta khó lòng trân trọng những điều đó.
Câu 6: Theo em, hạnh phúc của học sinh trung học là gì?
Hướng dẫn giải:
Ở độ tuổi này, hạnh phúc mà các em, các bạn học sinh Trung học rất đơn giản và có thể thực hiện được như:
Luôn cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập không phụ lòng ông bà cha mẹ.
Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập cũng như hành động, cư xử của mình.
Được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện
Được thầy cô và bạn bè yêu mến, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân. Được chia sẻ với mọi người về những điều mà mình biết….
Câu 7: Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể cuả công dân đối với xã hội?
Hướng dẫn giải:
Sống chan hòa, biết chia sẻ với mọi người xung quanh.
Giữ gìn trật tự vệ sinh làng xóm, an toàn xã hội.
Tôn trọng mọi người.
Đoàn kết, đóng góp ý kiến để địa phương ngày càng phát triển…
Giải Bài Tập Sgk Gdcd 10 Bài 10: Quan Niệm Về Đạo Đức
Giải bài tập môn giáo dục công dân lớp 10
Bài tập môn GDCD lớp 10Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức là mục tiêu phát triển của xã hội được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Câu 1: Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người?
Hướng dẫn giải:
Ta có thể phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người như sau:
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là duy nhất. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.
Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuần theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.
Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo những thói quen, những trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hàng ngày. Có những phong tục tập quán không còn phù hợp, trái với đạo đức, cần phải thay đổi, loại trừ. Có những phong tục trở thành nét đẹp và được coi là những thuần phong mỹ tục, cần duy trì và phát huy.
Câu 2: Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốn than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là người lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốn than thì bị dư luận phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng.
Em giải thích thế nào về việc này?
Hướng dẫn giải:
Ngày nay việc làm đó được coi là tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường là thiếu ý thức. Vì: Rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho con người về giá trị kinh tế và điều hòa môi trường, con người khai thác bừa bãi, không hợp lý, hủy hoại rừng gây hậu quả không tốt cho con người và xã hội, họ là người vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật.
Câu 3: Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này em có thể rút ra được những điều gì?
Hướng dẫn giải:
Một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội:
Con cái không nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi vô lễ tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
Học trò vô lễ với thầy cô không phải là vi phạm pháp luật nhưng không đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Qua những ví dụ này em có thể rút ra được:
Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được điều chỉnh bằng văn bản của nhà nước, buốc các cá nhận, tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.
Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm về pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.
Câu 4: Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây?
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: d. Cả ba yếu tố trên
Giáo Án Đạo Đức Lớp 5
– Yêu mến quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
* Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Tuần 20 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ hai, ngày 4 tháng 1 năm 2010 Môn : Đạo đức Em yêu quê hương (tiết 2) KTKN : 84 SGK : 28 I. MỤC TIÊU - Biết làm những việc làm phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. - Yêu mến quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. * Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương. II. CHUẨN BỊ - Thẻ màu III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra - Đọc những câu thơ thể hiện tình yêu quê hương ? Nhận xét - đánh giá - HS làm BT1. B. Bài mới : * MuÏc tiêu : HS biết thể hiện tình cảm với quê hương. * Cách tiến hành : + Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ? - Nhận xét - tuyên dương - trình bày kết quả Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ (BT2 - SGK) * Cách tiến hành : - GV nêu lần lượt từng ý kiến. - Kết luận : + Tán thành : (a), (d) + Không tán thành : (b), (c). - đọc yêu cầu - bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu. - giải thích lí do. Hoạt động 3 : Xử lý tình huống - BT3. * Cách tiến hành : Kết luận : a. Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình ; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp ; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách... b. Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm. - đọc hai tình huống. - đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - HS đọc lại ghi nhớ - Chuẩn bị : tiết 2 - Nhận xét tiết học.Tài liệu đính kèm:
Tiet 20 Em yeu que huong ( tiet 2 ).doc
Cách Hướng Dẫn Học Sinh Giải Một Số Dạng Cơ Bản Môn Toán 6
Các bước hướng dẫn học sinh lớp 6 giải Toán cơ bản
Bước 1: Quan sát, tiếp thu
Giáo viên/ Cha mẹ giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu và quan trọng nhất. Cần kết hợp vừa giảng, vừa luyện, phân tích chi tiết để học sinh hiểu khái niệm không hình thức. Đồng thời cung cấp kiến thức mới, củng cố và khắc sâu thông qua ví dụ, chú ý phân tích các sai lầm thường gặp. Sau đó, tổng kết kiến thức có trong bài, đây là bước khó khăn nhưng quan trọng nhất, từ làm quen tiến tới hiểu kiến thức mới. Kết quả cho thấy khi hoàn thành tốt bước 1, học sinh sẽ tiếp thu hiệu quả hơn.
Bước 2: Làm theo hướng dẫn
Giáo viên/ Cha mẹ cho ví dụ tương tự để học sinh bước đầu làm theo hướng dẫn và có thể tự áp dụng. Dưới sự hướng dẫn đó, học sinh bước đầu vận dụng hiểu biết của mình vào giải Toán. Ở bước thứ 2 này, các em thường vẫn còn lúng túng và sai lầm do chưa hiểu sâu sắc nội dung vừa được học. Tuy nhiên, chúng ta không được mất bình tĩnh hay quát mắng khiến học sinh sợ sệt, cần nhẹ nhàng nhắc lại các em sẽ làm được và tự tin hơn.
Bước 3: Học sinh tự làm theo mẫu
Giáo viên/ Cha mẹ đưa ra một bài tập khác để học sinh tự làm theo mẫu đã được dạy. Lúc này, học sinh độc lập thao tác, nếu hiểu bài thì có thể hoàn thành nhanh chóng và chính xác, chưa hiểu bài còn lúng túng. Điều này giúp chúng ta biết được tình trạng của học sinh để có giải pháp hỗ trợ con nắm bắt kiến thức dễ hơn. Giáo viên có thể bao quát mức độ hiểu bài của cả lớp thông qua bước 3, từ đó đề ra biện pháp thích hợp cho từng học sinh.
Bước 4: Thực hành giải bài Toán
Giáo viên/ Cha mẹ cho bài tập tại lớp hay bài tập về nhà để học sinh tự thực hành. Các em sẽ áp dụng kiến thức được đã được học vào giải Toán mà không có sự hướng dẫn của ai hết. Bước cuối cùng này có tác dụng rèn luyện kỹ năng tự học, tự hành cho học sinh. Việc cho học sinh làm bài tập thêm sẽ giúp các em hiểu sâu kiến và nắm vững kiến thức.
Hiện nay có rất nhiều trường hợp học sinh chưa hiểu bài nhưng ngại hỏi, đây là một thực tế báo động. Điều này dẫn đến bản thân các em không thể vận dụng kiến thức vào giải Toán, kéo theo kết quả học tập kém và tâm lý lo sợ. Nếu phụ huynh chưa hiểu hết các bước hướng dẫn trên, hay muốn thuê gia sư Toán lớp 6 cho con. Vui lòng liên hệ với Gia Sư Việt qua số 096.446.0088 để được tư vấn và hỗ trợ 24 / 7
Tìm hiểu thêm:
♦ Những điều cần biết để hoàn thiện tư duy Toán học cho con
♦ Những ưu điểm khi đổi mới phương pháp dạy học môn Toán
Soạn Vnen Gdcd 9 Bài 4: Sống Có Đạo Đức, Kỉ Luật Và Tuân Theo Pháp Luật
A. Hoạt động khởi động
2. Suy ngẫm
a. Ai trong câu chuyện trên là người sống không có đạo đức, không tuân thủ kỉ luật và pháp luật? Tại sao? Nếu em là lí trưởng, em sẽ giải quyết như thế nào?
b. Em có suy nghĩ gì về những câu danh ngôn sau: “Kỉ luật là tự do”, “Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức”.
a. Trong câu chuyện trên, ông lí trường, cải và ngô đều là người sống không có đạo đức, không tuân thủ kỉ luật và pháp luật. Vì Cải và Bắp sai nên đã lấy tiền mua chuộc lí trưởng để mình không chịu phạt. Còn lý trưởng là quan nhưng lại ăn hối của Cải, Ngô và do cả hai đều hối lộ nên quan đã xử phạt người có tiền hối lộ ít hơn.
b. Câu danh ngôn “kỉ luật là tự do”: Với nhiều người, kỷ luật là một từ không mấy hay ho và nó đồng nghĩa với việc thiếu tự do. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Stephen R. Covey từng nói: “Những người không có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc, dục vọng, và đam mê”. Và xét về lâu dài, những người không có kỷ luật sẽ không có được sự tự do đi kèm với một số kỹ năng và năng lực cụ thể – chẳng hạn như khả năng chơi một loại nhạc cụ hay sử dụng một ngoại ngữ.
Câu danh ngôn “Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức”: Câu này ý khá rõ, nếu bạn thực hiện đúng pháp luật thì sẽ chẳng ai có thể bắt bẻ và làm phiền đến bạn. Đạo đức cũng vậy, sẽ không ai nói bạn có đạo đức nếu bạn vi phạm pháp luật. Bạn có đạo đức bạn sẽ thực hiện tốt pháp luật, bạn sống đúng chuẩn mực trong cuộc sống. Điều đó sẽ giúp bạn được nhiều người yêu quý, kính trọng thay vì làm hại bạn.
c. Những điều em biết về đạo đức, kỉ luật, pháp luật:
Đạo đức là từ dùng để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Kỉ luật là tuân theo quy định của cộng đồng. Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao.
Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Gdcd 10 Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!