Xu Hướng 6/2023 # Giải Bài Tập Bài 8 Trang 20 Sgk Gdcd Lớp 6 # Top 15 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Giải Bài Tập Bài 8 Trang 20 Sgk Gdcd Lớp 6 # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Bài 8 Trang 20 Sgk Gdcd Lớp 6 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

LG a a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những hành vi thể hiện việc sống chan hoà với mọi người. Lời giải chi tiết:

Đánh dấu X vào ô trống các câu: a, b, c, d, h

LG b b) Tìm những biểu hiện biết sống chan hoà và chưa biết sống chan hoà. Lời giải chi tiết: – Biết sống chan hoà:

+ Cởi mở, vui vẻ, ân cần với mọi người.

+ Chia sẻ với bạn khi gặp khó khăn.

+ Tham gia tốt các hoạt động xã hội, các hoạt động do trường, lớp tổ chức.

– Chưa biết sống chan hoà:

+ Miễn cưỡng hoặc từ chối tham gia các hoạt động tập thể.

+ Ít quan tâm đến người khác.

+ Sống khép mình, ít cởi mở.

+ Trong học tập dù biết cũng im lặng, ít phát biểu xây dựng bài.

+ Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng.

LG c c) Để sống chan hoà với mọi người, em thấy cần phải học tập, rèn luyện như thế nào ? Lời giải chi tiết: Để sống chan hòa với mọi người, em cần phải học tập, rèn luyện:

– Luôn sống vui vẻ, cởi mở với mọi người trong gia đình và bạn bè.

– Phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn.

– Tham gia tích cực các hoạt động của lớp cũng như của trường, các hoạt động xã hội

– Luôn gần gũi với bạn bè.

– Chống lối sống ích kỉ;

– Học tập những tấm gương tốt biết sống và quan tâm vì người khác…

LG d d) Em hãy tìm hiểu những tấm gương về sống chan hoà với mọi người? Lời giải chi tiết: Tấm gương sống chan hòa với mọi người với em đó chính là Bác Hồ. Bởi vì:

+ Bác luôn quan tâm, chia sẻ với người khác

+ Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người khác

+ Bác luôn nghĩ đến người khác trước khi nghĩ cho bản thân mình.

+ Bác luôn coi mọi người như là những người thân trong gia đình của mình, không tạo khoảng cách, không xa lạ….

chúng tôi

Giải Bài Tập Bài 14 Trang 38 Sgk Gdcd Lớp 6

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

LG a a) Em hãy nhận xét hành vi cùa những người trong các bức tranh sau Lời giải chi tiết:

– Chăn, dắt thả trâu bò trên đường sắt: vi phạm quy định về an toàn đường sắt.

– Đi xe đạp hàng ba dàn hàng ngang vi phạm quy định về đi đường của người đi xe đạp.

– Biển báo 206 và 304: cho phép người đi xe đạp được đi.

LG c c) Hãy tìm hiểu những quy định về vượt nhau và tránh nhau trên đường. Lời giải chi tiết:

– Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

– Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

– Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

– Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.

+ Khi xe điện đang chạy giữa đường.

+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

– Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

+ Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 điều này.

+ Trên cầu hẹp có một làn xe.

+ Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dô”c và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế.

+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt.

+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt.

+ Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

LG d d) Hãy nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Lời giải chi tiết:

Nơi em ở còn tồn tại một số vấn đề về trật tự giao thông sau:

– Vượt đèn vàng, đèn đỏ;

– Không đội mũ bảo hiểm;

– Chở quá số người qui định;

– Đi lên lề đường ….

Từ đó, để đảm bảo chấp hành luật lệ giao thông, em hứa chấp hành luật lệ giao thông đúng quy định, không đi hàng ba, hàng bốn trên đường, khi có đèn đỏ phải dừng lại, tuyên truyền đến bạn bè, hàng xóm thực hiện tốt an toàn khi tham gia giao thông.

LG đ đ) Hãy tự liên hệ xem bản thân đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an Lời giải chi tiết: toàn giao thông chưa. Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

Bản thân em chưa thực hiện đúng 100% những quy định về trật tự an toàn giao thông. Việc chưa thực hiện đúng đó là đi học về còn dàn hàng đôi hàng ba, thi thoảng có thi đua xe với các bạn làm ảnh hưởng đến những người khác tham gia giao thông.

chúng tôi

Để chấp hành tốt quy định về trật tự an toàn giao thông em sẽ cố gắng thực hiện đúng và nhắc nhở các bạn nếu các bạn không may mắc phải.

Giải Bài Tập Bài 18 Trang 47 Sgk Gdcd Lớp 6

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

LG a a) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào ? Lời giải chi tiết:

– Quyền được bảo đảm đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp nước ta (Điều 73, Hiến pháp 1992).

– Quyền được bảo đảm đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.

LG b b) Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín ? Lời giải chi tiết:

– Bóc và đọc trộm thư của người khác;

– Nghe trộm điện thoại của người khác;

– Bố mẹ bóc thư, nghe trộm điện thoại của con;

– Cô giáo kiểm tra thư của học sinh.

– Giấu thư của bạn.

LG c c) Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào ? Lời giải chi tiết:

Bị phạt cảnh cáo, bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ 1 năm.

LG d d) Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau : – Nhặt được thư cửa người khác ? – Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác ? – Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em ? Lời giải chi tiết:

– Nếu gặp phải tình huống này, em sẽ tìm gặp người mất thư để trả lại. Nếu không tìm được em sẽ giao lại cho bưu điện hoặc cơ quan công an gần đó.

– Em sẽ giải thích cho bạn hiểu về việc làm đó là vi phạm pháp luật và khuyên bạn nên trả lại thư cho người đó.

– Em sẽ nói với bố mẹ, anh chị và nhắc nhở mọi người đó là hành vi vi phạm bí mật thư tín của người khác. Kể cả người thân cũng không được đọc thư của em nếu em chưa đồng ý.

chúng tôi

Giải Bài Tập Bài 13 Trang 34 Sgk Gdcd Lớp 6

Nội dung bài giảng

a) Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

b) Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

c) Người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam.

d) Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.

e) Người Việt Nam dưới 18 tuổi

Trả lời

Những trường hợp đánh dấu X vào ô trống tương ứng là câu: b, d, e.

b) Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ : “Mình có phải là công dân Việt Nam không ?” Theo em, Hoa có phải là công dân Việt Nam không ? Vì sao ? Trả lời

Hoa là công dân Việt Nam, vì Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Gia đình Hoa thường trú ở Việt Nam đã nhiều năm

c) Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết. Trả lời

– Quyền công dân: Quyền của công dân do pháp luật quy định theo các hình thức khác nhau, như quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuỳ từng lĩnh vực, các quyền này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, khả năng thực hiện quyền mà công dân chỉ có thể có được khi đủ các điều kiện mà pháp luật quy định (ví dụ: quyền bầu cử chỉ có khi công dân đủ 18 tuổi; quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội chỉ có khi công dân đủ 21 tuổi trở lên; Những người mất trí hoặc phạm tội hình sự có thể bị hạn chế hoặc tước quyền công dân).

– Nghĩa vụ công dân: nghĩa vụ học tập, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng, nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ đóng thuế.

– Các quyền và bổn phận của trẻ em:

+ Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh…

+ Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ phẩm giá, giúp đỡ đặc biệt

+ Quyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội…

+ Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến…

+ Trẻ em hiểu sự quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.

+ Đền đáp lại công ơn đó bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình: cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước; thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân.

d) Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam. Trả lời

Em có thể kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao mà em đã biết trên tivi, báo chí, đài radio mà em đọc được, nghe được đã đem lại vinh quang cho dân tộc.

đ) Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước ? Trả lời

– Rèn luyện trong học tập, trau dồi, nắm chắc kiến thức.

– Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người học sinh ngoan

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Bài 8 Trang 20 Sgk Gdcd Lớp 6 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!