Bạn đang xem bài viết Giải Bài 1, 2, 3, 4 Trang 4, 5 Sgk Vật Lí 9 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. a) Quan sát sơ đồ mạch điện hình 1.1, kể tên, nêu công dụng và cách mắc của từng bộ phận trong sơ đồ.
b) Chốt (+) của các dụng cụ đo điện có trong sơ đồ phải được mắc về phía điểm A hay B?
Hướng dẫn.
a) Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện chạy trong mạch, mắc ampe kế nối tiếp trong mạch cần đo cường độ dòng điện. Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế của mạch điện, mắc vôn kế song song vói mạch điện cần đo hiệu điện thế. Khóa K dùng để đóng, ngắt mạch điên.
b) Chốt dương của vôn kế, ampe kế trong sơ đồ phải được mắc về phí điểm A.
Bài 2 trang 4 sgk vật lí 9
2. Từ kết quả thí nghiệm, hãy cho biết, khi ta thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện thế?
Hướng dẫn.
Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng lên khi hiệu điện thế tăng, giảm đi khi hiệu điện thế giảm.
Bài 3 trang 5 sgk vật lí 9
3. Từ đồ thị 1.2 hãy xác định:
a) Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi hiệu điện thế là 2,5 V; 3,5 V.
b) Xác định giá trị U, I ứng với một điểm bất kì trên đồ thị đó.
Hướng dẫn.
a) Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi hiệu điện thế 2,5 V là 0,5 A; khi hiệu điện thế 3,5 V là 0,7 A.
b) Lấy một điểm M bất kì trên đồ thị, gióng xuống hai trục đồ thị, ta thấy M có hiệu điện thế 5 V, cường độ dòng điện là 1 A.
Bài 4 trang 5 sgk vật lí 9
4. Trong bảng 2 có ghi một số giá trị của U và I đo được trong một thí nghiêm với một dây dẫn. Em hãy dự đoán giá trị sẽ phải có trong các ô còn trống. (Giả sử phép đo trong thí nghiệm có sai số không đáng kể).
Hướng dẫn.
Điền một số giá trị còn thiếu vào bảng.
chúng tôi
Giải Bài 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 Trang 9 Sách Bài Tập Vật Lí 9
a. Vẽ sơ đổ mạch điện trên.
b. Cho R 1 = 5Ω, R = 10Ω, ampe kế chỉ 0,2A. Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB theo hai cách.
Trả lời
Sơ đồ mạch điện như hình dưới
Tính hiệu điện thế theo hai cách:
Cách 1: ({U_1} = {rm{I}}{{rm{R}}_1} = 1V;{U_2} = {rm{I}}{{rm{R}}_2} = 2V;{U_{AB}} = {U_1} + {U_2} = 1 + 2 = 3V)
Cách 2: ({U_{AB}} = {rm{I}}{{rm{R}}_{t{rm{d}}}} = 0,2 times 15 = 3V)
Bài 4.2 trang 9 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Một điện trở 10Ω được mắc vào hiệu điện thế 12V.
a. Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó.
b. Muốn kiểm tra kết quả tính ở trên, ta có thể dùng ampe kế để đo. Muốn ampe kế chỉ đúng giá trị cường độ dòng điện đã tính được phải có điều kiện gì đối với ampe kế ? Vì sao ?
Trả lời:
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là: (I = {U over R} = {{12} over {10}} = 1,2A)
Ampe kế phải có điện trở rất nhỏ so với điện trở của đoạn mạch, khi đó điện trở của ampe kế không ảnh hưởng đến điện trở của đoạn mạch. Dòng điện chạy qua ampe kế chính là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đang xét.
Bài 4.3 trang 9 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 4.1, trong đó điện trờ R 1 = 10Ω, R 2 = 20Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB bằng 12V.
a. Số chỉ của vôn kế và ampe kế là bao nhiêu ?
Trả lời:
Ta có: (I = {{{U_{AB}}} over {{R_{td}}}} = {{{U_{AB}}} over {{R_1} + {R_2}}} = {{12} over {30}} = 0,4A;U = I{R_1} = 0,4.10 = 4V)
Vậy số chỉ của vôn kế là 4V, ampe kế là 0,4A
b. Cách 1:
Giữ nguyên hai điện trở mắc nối tiếp nhưng tăng hiệu điện thế của đoạn mạch lên gấp 3 lần
Cách 2:
Chỉ mắc điện trở R 1 =10Ω ở trong mạch, giữ hiệu điện thế như ban đầu.
Bài 4.4 trang 9 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Cho mạch điện có sơ đổ như hình 4.2,trong đó điện trở R 1 = 5Ω, R 2 = 15Ω, vôn kế chỉ 3V
a. Số chỉ của ampe kế là bao nhiêu?
b. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch
Trả lời:
a. Số chỉ của ampe kế là: (I = {{{U_2}} over {{{rm{R}}_2}}} = {3 over {15}} = 0,2{rm{A}})
b. Hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch là:
chúng tôi
Bài 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6 Trang 12 Sbt Vật Lí 8
Bài 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6 trang 12 SBT Vật Lí 8
Bài 4.1 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8): Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Vận tốc không thay đổi.
B. Vận tốc tăng dần.
C. Vận tốc giảm dần.
D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.
Lời giải:
Chọn D
Nếu lực tác dụng lên vật là lực kéo thì sẽ làm cho vận tốc của vật tăng dần, nhưng nếu là lực cản thì sẽ làm cho vận tốc của vật giảm dần.
Bài 4.2 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8): Nêu hai ví dụ chứng tỏ hai lực làm thay đổi vận tốc, trong đó có một ví dụ lực làm thay đổi vận tốc, một ví dụ làm giảm vận tốc.
Lời giải:
Một chiếc xe đang đổ dốc, nếu không có lúc hãm thì lực hút của Trái Đất sẽ làm tăng vận tốc của xe.
Xe đang chuyển động trên đoạn đường ngang, nếu không có lực tác động nữa, lực cản của không khí sẽ làm giảm tốc độ xe.
Bài 4.3 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8): Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Khi thả vật rơi, do sức…………. vận tốc của vật………….. Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do……………. của cát nên vận tốc của bóng bị………..
Lời giải:
Khi thả vật rơi, do sức hút của Trái Đất, vận tốc của vật tăng.
Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng bị giảm.
Bài 4.4 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8): Diễn tả bằng lời các yếu tó của các lực vẽ ở hình 4.1a, b:
Lời giải:
Hình a: Vật chịu tác dụng của hai lực: lực kéo F k có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 5.50=250N. Lực cản F c có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 3.50 = 150N.
Hình b: Vật chịu tác dụng của hai lực: trọng lực P có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, cường độ 2.100= 200N. Lực kéo F k nghiêng một góc 30 o với phương nằm ngang, chiều hướng lên trên, cường độ 3.100=300N.
Bài 4.5 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8): Biểu diễn các vectơ lực sau đây:
a) Trọng lực của một vật là 1500N ( tỉ lệ xích tùy chọn).
b) Lực kéo một sà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N.
Lời giải:
Bài 4.6 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8): Khi bắn tên, dây cung tác dụng lên mũi tên lực F = 100N. Lực này được biểu diễn bằng vectơ F , với tỉ xích 0,5 cm ứng với 50N. Trong 4 hình sau (H.4.2), hình nào vẽ đúng lực F?
Lời giải:
Chọn B
Vì lực dây cung tác dụng lên mũi tên sẽ có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, điểm đặt của lực tại dây cung. Mặt khác lực F = 100N với tỉ lệ xích 0,5cm ứng với 50N thì 1cm ứng với100N nên đáp án B đúng.
Bài 5.1, 5.2, 5.3, 5.4 Trang 15 Sbt Vật Lí 7
Bài 5.1, 5.2, 5.3, 5.4 trang 15 SBT Vật Lí 7
A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật
B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật
C. không hứng được trên màn và lớn bằng vật
D. hứng được trên màn và lớn hơn vật
Lời giải:
Đáp án: C
Vì ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên mà và có độ lớn bằng vật.
Bài 5.2 trang 15 SBT Vật Lí 7: Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 5cm.
1. Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách
a. áp dụng tính chất của một vật tạo bởi gương phẳng
b. áp dụng định luật phán xạ ánh sáng
2. Ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không?
Lời giải:
Vẽ như hình bên:
a. Vẽ SS’ ⊥ gương và SH = S’H
b.
– Vẽ SI, SK và các pháp tuyến IN 1 và KN 2
– Sau đó vẽ i = i’ thì ta có hai tia phản xạ IR 1 và KR 2 kéo dài gặp nhau ở đúng điểm S’ mà ta đã vẽ trong câu a.
2. Ảnh vẽ theo hai cách trên trùng nhau.
Bài 5.3 trang 15 SBT Vật Lí 7: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng ( hình 5.1). Góc tạo bởi vật và mặt phẳng gương bằng 60°. Hãy vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương và tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương.
Lời giải:
Vẽ hình như hình bên:
AA’ ⊥ gương, AH = A’H, BB’ ⊥ gương, BK = B’K
Từ đó ta có AB và A’B’ gặp nhau ở I trên mặt gương
Góc tạo bởi ảnh A’B’ và mặt gương bằng 60° vì góc tới bằng 60° nên góc phản xạ cũng bằng 60°.
Bài 5.4 trang 15 SBT Vật Lí 7: Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng
a. Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh).
b. Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương (hình 5.2).
Lời giải:
a. Vẽ như hình bên: SS’ ⊥ gương cắt gương tại H sao cho SH = S’H
b. Các tia phản xạ kéo dài đều đi qua ảnh S’. Vẽ S’A cắt gương ở I. SI là tia tới cho tia phản xạ IR đi qua A.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài 1, 2, 3, 4 Trang 4, 5 Sgk Vật Lí 9 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!