Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 9 Bài 26: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (Tiếp Theo) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)(trang 95 sgk Địa Lí 9): – Vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Trả lời:
– Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về đều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
– Vùng đồi núi phía tây có nhiều cỏ tươi tốt tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò. Tất cá các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp với biển, và biển ở đây rất giàu về hải sản (cá, tôm), ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm, phà, tạo điều kiện thuận lợi đê phát triển và khai thác và nuôi trồng thủy sản (Nước mặn, nước lợ); khí hậu nhiệt đới ẩm, mang sắc thái của khì hậu xích đạo cho phép khai thác hải sản quanh năm, với sản lượng lớn.
(trang 95 sgk Địa Lí 9): – Quan sát hình 26.1 (SGK trang 96), hãy xác định các bãi tôm, bãi cá. Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản?
– Các bãi tôm, bãi cá: Đà Nẵng – Quảng Nam, Quảng Ngãi – Bình Định – Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận – Bình Thuận.
– Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối.
+ Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
+ Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
(trang 97 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 26.2 (SGK trang 97), hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.
Trả lời:
Thời kì 1995 – 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ khá cao, gấp 2,6 lần so với năm 1995, trong khi cả nước đạt (2,5 lần).
(trang 98 sgk Địa Lí 9): – Xác định trên hình 26.1 (SGK trang 96) vị trí của các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên?
Trả lời:
– Xác định trên lược đồ các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn(Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa).
– Các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên vì:
+ Thành phố Đà Nẵng: là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên. Nhiều hàng hoá và hành khách của Tây Nguyên được vận chuyển theo Quốc lộ 14 đến Đà Nẵng để ra ngoài Bắc hoặc một số địa phương của Duyên hải Trung Bộ. Một bộ phận hàng hoá qua cảng Đà Nẵng để xuất khẩu. Ngược lại, hàng hoá và hành khách nhiều vùng trong cả nước, chủ yếu từ ngoài Bắc và hàng hoá nhập khẩu qua cảng Đà Năng vào Tây Nguyên.
+ Thành phố Quy Nhơn: là cửa ngõ ra biển của Gia Lai, Kon Tum.
+ Thành phố Nha Trang bằng quốc lộ 26 trao đổi hàng hoá và dịch vụ trực tiếp với Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
+ Tuy Hoà (Phú Yên) giao thương với Gia Lai, Kon Tum bằng Quốc lộ 25.
+ Trong khuôn khổ hợp tác ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Chương trình phát triển kinh tế vùng ba biên giới Đông Dương đang được thiết kế và triển khai, bao gồm địa bàn 10 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông (Việt Nam); 3 tỉnh phía Hạ Lào và 3 tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia. Cùng với đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ trên kết nối các thành phố – cảng biển với các cửa khẩu biên giới: Bờ Y, Lệ Thanh, Bu Prang, tạo thành bộ khung lãnh thổ phát triển cho cả vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bài 1: Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thê nào?
Lời giải:
– Khai thác biển và nuôi trồng, chế biến thuỷ sản:
+ Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).
+ Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
+ Chế biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng với nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: mực, tôm, cá đông lạnh.
– Dịch vụ hàng hải: có các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang; đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất.
– Du lịch biển: có nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quãng Ngãi), Quy Nhơn (Bình ĐỊnh), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), các trung tâm du lịch lớn của vùng là Đà Nẵng, Nha Trang.
– Nghề làm muối khá phát triển, nổi tiếng là Sa Huỳnh, Cà Ná.
Bài 2: Dựa vào bảng số liệu trang 26.3 (trang 99 SGK ), vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét.
Lời giải:
Nhận xét: diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002) có sự chênh lệch khá lớn. Khánh Hòa là tỉnh có diện tích nuoi trồng thủy sản nhiều nhất (6 nghìn ha), tiếp theo là Quảng Ngãi 5,6 nghìn ha, Bình Định 4,1 nghìn ha, sau đó là Phú Yên 2,7 nghìn ha, Bình Thuận 1,9 nghìn ha, Ninh thuận 1,5 nghìn ha, Quảng Ngãi 1,3 nghìn ha, và thấp nhất là Đà Nẵng 0,8 nghìn ha.
Bài 3: Nêu tầm quan trọng của vùng kỉnh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Lời giải:
– Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
– Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.
Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 9 Bài 26: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (Tiếp Theo)
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
Giải bài tập sách giáo khoa Địa lí 10
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 26VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo tài liệu . Việc hoàn thành các bài tập trong SGK sẽ giúp các bạn củng cố và khắc sâu những kiến thức đã được học trước đó.
Sự Phân Hóa Lãnh Thổ Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)(trang 95 sgk Địa Lí 9): Vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? Trả lời:
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về đều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
Vùng đồi núi phía tây có nhiều cỏ tươi tốt tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò. Tất cá các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp với biển, và biển ở đây rất giàu về hải sản (cá, tôm), ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm, phà, tạo điều kiện thuận lợi đê phát triển và khai thác và nuôi trồng thủy sản (Nước mặn, nước lợ); khí hậu nhiệt đới ẩm, mang sắc thái của khì hậu xích đạo cho phép khai thác hải sản quanh năm, với sản lượng lớn.
(trang 95 sgk Địa Lí 9): Quan sát hình 26.1 (SGK trang 96), hãy xác định các bãi tôm, bãi cá. Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối , đánh bắt và nuôi trồng hải sản? Trả lời:
Các bãi tôm, bãi cá: Đà Nẵng – Quảng Nam, Quảng Ngãi – Bình Định – Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận – Bình Thuận.
Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối.
Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
(trang 97 sgk Địa Lí 9): Dựa vào bảng 26.2 (SGK trang 97), hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước. Trả lời:
Thời kì 1995 – 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ khá cao, gấp 2,6 lần so với năm 1995, trong khi cả nước đạt (2,5 lần).
(trang 98 sgk Địa Lí 9): Xác định trên hình 26.1 (SGK trang 96) vị trí của các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên? Trả lời:
Xác định trên lược đồ các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa).
Các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên vì:
Thành phố Đà Nẵng: là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên. Nhiều hàng hoá và hành khách của Tây Nguyên được vận chuyển theo Quốc lộ 14 đến Đà Nẵng để ra ngoài Bắc hoặc một số địa phương của Duyên hải Trung Bộ. Một bộ phận hàng hoá qua cảng Đà Nẵng để xuất khẩu. Ngược lại, hàng hoá và hành khách nhiều vùng trong cả nước, chủ yếu từ ngoài Bắc và hàng hoá nhập khẩu qua cảng Đà Năng vào Tây Nguyên.
Thành phố Quy Nhơn: là cửa ngõ ra biển của Gia Lai, Kon Tum.
Thành phố Nha Trang bằng quốc lộ 26 trao đổi hàng hoá và dịch vụ trực tiếp với Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Tuy Hoà (Phú Yên) giao thương với Gia Lai, Kon Tum bằng Quốc lộ 25.
Trong khuôn khổ hợp tác ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Chương trình phát triển kinh tế vùng ba biên giới Đông Dương đang được thiết kế và triển khai, bao gồm địa bàn 10 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông (Việt Nam); 3 tỉnh phía Hạ Lào và 3 tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia. Cùng với đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ trên kết nối các thành phố – cảng biển với các cửa khẩu biên giới: Bờ Y, Lệ Thanh, Bu Prang, tạo thành bộ khung lãnh thổ phát triển cho cả vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bài 1 (trang 99 sgk Địa Lí 9): Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thê nào? Lời giải:
Khai thác biển và nuôi trồng, chế biến thuỷ sản:
Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).
Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
Chế biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng với nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là : mực, tôm, cá đông lạnh.
Dịch vụ hàng hải: có các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang; đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất.
Du lịch biển: có nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quãng Ngãi), Quy Nhơn (Bình ĐỊnh), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), các trung tâm du lịch lớn của vùng là Đà Nẵng, Nha Trang.
Nghề làm muối khá phát triển, nổi tiếng là Sa Huỳnh, Cà Ná.
Bài 2 (trang 99 sgk Địa Lí 9): Dựa vào bảng số liệu trang 26.3 (trang 99 SGK ), vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét. Lời giải:
– Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002
– Nhận xét: diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh , thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002) có sự chênh lệch khá lớn. Khánh Hòa là tỉnh có diện tích nuoi trồng thủy sản nhiều nhất (6 nghìn ha), tiếp theo là Quảng Ngãi 5,6 nghìn ha, Bình Định 4,1 nghìn ha, sau đó là Phú Yên 2,7 nghìn ha, Bình Thuận 1,9 nghìn ha, Ninh thuận 1,5 nghìn ha, Quảng Ngãi 1,3 nghìn ha, và thấp nhất là Đà Nẵng 0,8 nghìn ha.
Bài 3 (trang 99 sgk Địa Lí 9): Nêu tầm quan trọng của vùng kỉnh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Lời giải:
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.
Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp Theo)
Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
(trang 121 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 33.1 (SGK trang 121), hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.
Trả lời:
– Tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước gia đoạn 1995 – 2002: tổng mức bán lẻ hàng hoá, số lượng hành khách vận chuyển, khối lượng hàng hoá vận chuyển có xu hướng giảm.
– Tuy nhiên, so với cả nước, các chỉ tiêu dịch vụ trên của Đông Nam Bộ chiếm một tỉ trọng lớn, đặc biệt tổng mức bán lẻ hàng hoá và số lượng hành khách vận chuyển.
(trang 121 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 14.2 (SGK trang 52), hãy cho biết từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?
Trả lời:
Từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông: đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường hàng không.
(trang 121 sgk Địa Lí 9): – Căn cứ vào hình 33.1 (SGK trang 114) và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?
Trả lời:
– Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, vì:
+ Vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội.
+ Có các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thuận lơi phát triển kinh tế – xã hội: đất bazan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt, biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, thềm lục địa giàu dầu khí,
+ Là vùng kinh tế năng động có trình độ cao
+ Lao động dồi dào, lành nghề, năng động trong nền kinh tế thị trường.
+ Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
+ Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP 59,3% năm 2002. nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ 6,2%, nhưng giữ vai trò quan trọng. Khu vực kinh tế dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng.
(trang 122 sgk Địa Lí 9): – Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?
Trả lời:
– Có vị trí địa lý thuận lợi (nằm ở vùng Đông Nam Bộ, giáp biển Đông, giáp Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam).
– Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện và hiện đại, có cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất.
– Nhiều ngành kinh tế phát triển tạo ra khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu.
– Là nơi thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
(trang 123 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 33.2 (SGK trang 122), hãy nhận xét vai trò của vùng kỉnh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.
Trả lời:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 35,1% GDP cả nước, 56,6% GDP công nghiệp – xây dựng, 60,3% giá trị xuất khẩu. qua đó thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.
Bài 1: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
Lời giải:
– Có TP. Hồ Chí Minh là đầu môi giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.
– Dân số đông, mức sống người dân khá cao.
– Có nhiều đô thị lớn.
– Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh.- Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.
– Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng (bãi biển, vườn quốc gia,di tích văn háo – lịch sử). Hoạt động du lịch biển diễn ra sôi động quanh năm TP. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất trong cả nước.
Bài 2: Tại sao tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh nảm hoạt động nhộn nhịp
Lời giải:
Tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh nảm hoạt động nhộn nhịp vì:
– Về vị trí địa lí: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía nam.
– Đông Nam Bộ có dân số đông, có thu nhập cao.
– Các thành phố Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển (khách sạn, khu vui chơi giải trí), bãi biển đẹp; quanh năm ấm và chan hoà ánh sáng mặt trời; khách du lịch đông.
Bài 3: Dựa vào bảng 33.4 (SGK trang 123), hãy vẽ biểu dồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.
Lời giải:
– Vẽ biếu đồ:
+ Xử lý số liệu:
Tỉ trọng diện tích dân số GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 (%)
– Nhận xét:
+ Trong ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 39,3% diện tích, 39,3% dân số nhưng chiếm tới 65% giá trị GDP.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước.
Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 9 Bài 27: Thực Hành: Kinh Tế Biển Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Nam Trung Bộ
Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
Bài 1: Dựa vào hình 24.3 (SGK trang 87) và hình 26.1 (SGK trang 96) hoặc Atlat địa lí Việt Nam, hãy xác định:
– Các cảng biển
– Các bãi cá, bãi tôm
– Các cơ sở sản xuất mới
– Những bãi biển có giá trị nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
– Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
Lời giải:
– Các cảng biển: Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang.
– Các bãi tôm, cá:
+ Các bãi cá: Bạch Long Vĩ, Thanh Hóa – Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình – Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận – Bình Thuận.
+ Các bãi tôm: Bạch Long Vĩ, Thanh Hóa – Nghệ An, Quảng Bình,Thừa Thiên – Huế – Đà Nẵng, Bình Định – Phú Yên, Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận.
– Các cơ sở sản xuất muối: Cà Ná, Sa Huỳnh.
– Các bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng:
+ Bắc Trung Bộ: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ: Non Nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lẵng, Nha Trang, Mũi Né.
– Nhận xét: ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác hải sản, sản xuất muối, du lịch, tham quan, nghĩ dưỡng.
Bài 2: Căn cứ vào bàng số liệu 27.1 (SGK trang 100)
– Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng?
Lời giải:
– So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng của vùng Bắc Trung Bộ lớn hơn duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Sản lượng thủy sản khai thác của vùng Bắc Trung Bộ nhỏ hơn duyên hải Nam Trung Bộ.
– Giải thích: Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều vũng, vịch, đầm phá, bãi triều và mặt nước nuôi thủy sản
+ Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có nguồn hải sản rất phong phú, người dân có truyền thống đánh bắt thủy sản.
Giải Vbt Địa Lí 9 Bài 27: Thực Hành: Kinh Tế Biển Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Nam Trung Bộ
Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
Bài 2 trang 69 VBT Địa lí 9: Nhận xét tóm tắt tiềm năng phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.
Lời giải:
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với tất cả các tỉnh đều giáp biên nên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển:
– Vận tải biển: Các cảng biển có nhiều các cảng nước sâu đóng vai trò quan trong không chỉ của vùng mà còn là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên như: Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang.
– Khai Thác và nuôi trồng thủy sản sản: Vùng có nhiều ngư trường cá có trữ lượng lớn là Hoàng Sa – Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận; Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy hải sản cũng rất lớn nhất là Quảng Nam.
– Khai thác muối: Các cơ sở sản xuất muối là Sa Huỳnh, Cà Ná.
– Du lịch biển: Vùng có các bãi biển nổi tiếng như : Mỹ Khê, Non Nước, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né…
Bài 1 trang 69 VBT Địa lí 9: Dựa vào các hình 24.3 và 26.1 trong SGK, hãy điền vào chỗ trống (…) các địa danh phù hợp để hoàn chỉnh sơ đồ.
Lời giải:
Bài 3 trang 70 VBT Địa lí 9: Cho bảng số liệu sau
a) So sánh sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ so với toàn vùng Duyên hải miền Trung, điền vào ô trống (…) trong bảng.
b) Đánh dấu (X) vào ý đúng
Lời giải:
a)
b) – Duyên hải Nam Trung Bộ khai thác thủy sản nhiều hơn Bắc Trung Bộ, không phải do:
A. có các ngư trường trọng điểm Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và Hoàng Sa, Trường Sa.
B. người dân có kinh nghiệm đánh bắt xa bờ nhiều ngày.
X
C. có công nghiệp chế biến thủy sản phát triển nhất nước.
– Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng nhiều hơn Duyên hải Nam Trung Bộ, không phải do
A. diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở Bắc Trung Bộ lớn gấp 1,5 lần so với Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. người dân có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.
X
C. Năng suất thủy sản nuôi trồng cao nhất cả nước.
Các bài giải vở bài tập Địa Lí lớp 9 (VBT Địa Lí 9) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Tập Bản Đồ Địa Lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp Theo)
Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Bài 1 trang 45 Tập bản đồ Địa Lí 9: Dựa vào bảng số liệu 33.1 trong SGK, em hãy:
– Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2002.
– Cho biết vì sao tổng mước bán lẻ hàng hóa và số lượng hành khách vận chuyển ở vùng Đông Nam Bộ lại chiếm tỉ trọng cao so với cả nước.
Lời giải:
– Là khu vực tập trung đông dân cư.
– Người dân có mức sống cao hơn so với các vùng khác do vậy nhu cầu mua hàng và đi lại cũng như du lịch sẽ cao hơn.
– Là khu vực công nghiệp phát triển năng động nên sẽ có có sự giao lưu sâu rộng với các vùng và các nước khác do vậy mà hành khách vận chuyển chiếm tỉ lệ cao hơn.
– Sự đa dạng phong phú trong các mặt hàng, cộng với sự hiện đại tiện nghi của vùng do vậy mà tổng mức bán lẻ hàng hóa và số lượng hành khách vận chuyển cao hơn.
Bài 2 trang 45 Tập bản đồ Địa Lí 9: Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy:
– Nêu tên các mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu cả nước của vùng Đông Nam Bộ.
– Các mặt hàng nhập khẩu chính của vùng Đông Nam Bộ.
Lời giải:
– Các mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu cả nước của vùng Đông Nam Bộ: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ…
– Các mặt hàng nhập khẩu chính của vùng Đông Nam Bộ: máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.
Bài 3 trang 46 Tập bản đồ Địa Lí 9: Vùng Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để thu hút đầu tư nước ngoài.
Lời giải:
– Về vị trí địa lý:
+ Liền kề với đồng bằng sông Cửu Long là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước.
+ Giáp Tây Nguyên là vùng nguyên liệu công nghiệp, lâm sản.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng cung cấp nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp.
+ Các vùng trên vừa là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Đông Nam Bộ.
+ Nằm ở vị trí đầu nút các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á.
– Về nguồn tài nguyên:
+ Đất: đất đỏ bazan màu mỡ, đất xám phù xa cổ thích hợp với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả trêm quy mô lớn.
+ Khí hậu: cận xích đạo
+ Tài nguyên khoáng sản: vùng dầu khí ở thềm lục địa giàu có.
Tài nguyên biển: có các ngu trường lớn và nhiều điểm du lịch nổi tiếng.
– Về nguồn lao động: tập chung nhiều lao động có tay nghề cao, có chuyên môn kỹ thuật, năng động, nhạy bén.
– Về chính sách thu hút đầu tư: ưu đãi đầu tư đối với nước ngoài
Bài 4 trang 46 Tập bản đồ Địa Lí 9: Em hãy kể tên 3 tỉnh, thành phố ở Đông Nam Bộ có đóng góp lớn nhất triong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.
Lời giải:
Tp.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.
Bài 5 trang 46 Tập bản đồ Địa Lí 9: Dựa vào số liệu ở bảng 33.2 trong SGK, em hãy:
Vẽ biểu đồ thể hiện một số chỉ tiêu của vùng kinh tế trọng điểm phía nam so với cả nước năm 2002 (cả nước = 100%).
Lời giải:
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 9 Bài 26: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (Tiếp Theo) trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!