Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Gdcd 8 Bài 3. Tôn Trọng Người Khác được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC Đặt vân để * Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách cư xử, thái độ và làm việc cửa Mai? Hướng dẫn trả lời: Mai là học sinh giỏi 7 năm liền, gia đình khá giả, nhưng Mai không kiêu căng, coi thường người khác. Mai lễ phép, chan hòa, cởi mở, giúp đỡ nhiệt tình, vô tư, gương mẫu chấp hành nội quy. Mai được mọi người tôn trọng, quý mến Câu hỏi: Nhận xét về cách cư xử, thái độ và làm việc của Hải? Hướng dẫn trả lời: Hải bị các bạn chế diễu, châm chọc vì màu da của Hải đen. Hải không cho là xấu mà còn tự hào, yêu màu da vì được hưởng màu da của cha. Hải biết tôn trọng cha mình. Câu hỏi: Nhận xét về việc làm của Quân và Hùng? Việc làm đó thể hiện điều gì? Hướng dẫn trả lời: Quân và Hùng đọc truyện, cười rúc rích trong giờ học ngữ văn lúc thầy giáo giảng bài. Việc làm đó chứng tỏ Quân và Hùng thiếu tôn trọng người khác. Câu hỏi: Theo em, trong những hành vi đó, hành vi nào đúng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phê phán? Vì sao? Hướng dẫn trả lời: Trong những hành vi đó hành vi của Mai, của Hải đáng để chúng ta học tập; hành vi của Quân và Hùng cần phê phán. Bởi vì, hành vi của Mai và Hải thể hiện họ là những người sông có văn hóa, biết tôn trọng người khác, vì thế được mọi người quý mến và học tập. Hành vi của Quân và Hùng cư xử thiếu tế nhị, không tôn trọng thầy giáo đáng phê phán. Câu hỏi: Hướng dẫn trả lời: ' Chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ; không công kích, chê bai người khác khi họ khác mình về hình thức hoặc sở thích là biểu hiện của hành vi của những người biết cư xử có văn hóa, đàng hoàng, đúng mực khiến người khác cảm thấy hài lòng, dễ chịu và vì thế sẽ nhận được sự tôn trọng quý mến của mọi người. h Câu hỏi: Theo em, điều kiện, cơ sở để xác lập và củng cố mô'i quan hệ tô't đẹp, lành mạnh giữa mọi người với nhau là gì? Hướng dẫn trả lời: Điều kiện, cơ sở để xác lập và củng cô' mô'i quan hệ tô't đẹp, lành mạnh giữa mọi người với nhau đó là sự tôn trọng lẫn nhau. Vì vậy, tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đô'i với tất cả mọi người ở mọi nơi mọi lúc. Nội dung bài học Câu hỏi: Em hãy tìm ví dụ những hành vi biểu hiện sự tôn trọng người khác và thiếu tôn trọng người khác ở gia đình, ở trường và những nơi công cộng? Hướng dẫn trả lời: Ở gia đình: Tôn trọng người khác: + Biết vâng lời bô' mẹ, kính trọng ông bà, yêu thường nhường nhịn anh chị em. Không tôn trọng người khác: + Xấu hổ không muôn các bạn biết nhà mình nghèo, mẹ làm công nhân vệ sinh. Ở trường: Tôn trọng người khác: + Kính trọng thầy, cô giáo; + Thương yêu quý mến bạn bè; + Giúp đỡ bạn khi bạn có khó khăn. Không tôn trọng người khác: + Chỉ trích, miệt thị khi bạn có khuyết điểm; + Làm việc riêng trong lúc cô giáo giảng bài; + Cãi lại thầy, cô giáo khi không vừa ý... + Coi thường bạn. Ngoài xã hội, nơi công cộng: Tôn trọng người khác: + Giúp đỡ người già cả, em bé khi qua dường; + Không chen lấn khi sắp hàng mua vé xem phim hoặc vé tàu xe; + Nhường chỗ cho người già hoặc phụ nữ mang thai, có em bé... Không tôn trọng người khác: + Chửi tục, nói thề; + Chen lấn, không nhường nhịn người khác khi lên xe, lên tàu; + Hút thuốc lá ở những nơi công cộng... Câu hỏi: Thế nào là tôn trọng người khác? Hướng dẫn trả lời: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lôi sông có văn hóa của mỗi người. Câu hỏi: Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác? Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác đôi với đời sông hằng ngày? Hướng dẫn trả lời: Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh trong sáng và tốt đẹp hơn. Câu hỏi: Chúng ta phải rèn luyện đức tính tôn trọng người khác như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sông. Rèn luyện thói quen, tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, thể hiện sự tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, hành động và lời nói. Câu hỏi: Hướng dẫn trả lời: Bài tập Bài tập 1 Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác? Vì sao? Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện; Chỉ làm thèo sở thích của mình không cần biết mọi người xung quanh; Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học; Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp các đám tang; đ) Bật nhạc to khi đã quá khuya; Châm chọc, chế giễu người khuyết tật; Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh; Coi thường, miệt thị những người nghèo khó; Lắng nghe ý kiến'của mọi người; k) Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình; Bắt nạt người yếu hơn mình; m) Gây gổ, to tiếng với người xung quanh; n) Vứt rác ở nơi công cộng; o) Đổ lỗi cho người khác. Hướng dẫn trả lời: Các hành vi: (a), (i) là thể hiện sự tôn trọng người khác. Các hành vi: (b), (c), (d), (đ), (e), (g), (h), (k), (1), (m), (n), (o) đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác Bài tập 2 Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình. Muốn người khác tôn trọng mình thì phải biết tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình. Hướng dẫn trả lời: Em không tán thành ý kiến (a), em đồng tình với ý kiến (bực). Bởi vì, tôn trọng người khác là như sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác chứ không phải hạ thấp mình. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đõì với mình. Tôn trọng người khác là thể hiện của lôi sông có văn hóa của mỗi người. Bài tập 3 Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sông để có cách ứng xử thế hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau: Ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo). ớ nhà (trong quan hệ với ông bà, bô' mẹ, anh chị em...) ở ngoài đường, nơi công cộng. Hướng dẫn trả lời: ơ trường: + Đô'i với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng. + Đốì với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau... Ở nhà: + Đô'i với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời. + Đô'i với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến ở nơi công cộng: + Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực mình. Bài tập 4 Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác? Hướng dẫn trả lời: Ca dao: Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Khó mà biết lẽ, biết lời Biết ăn, biết ở, hơn người giàu sang. Cười người chớ vội cười lâu Cười người hôm trước hôm sau người cười. Tục ngữ: Kính già yêu trẻ. Áo rách côl cách người thương.Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 Bài 3: Tôn Trọng Người Khác
– Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống .
– Vì sao cần phải tôn trọng lẫn nhau
– Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
trọng người khác, phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng .
KĨ NĂNG SỐNG
Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
– Sách giáo khoa, Sách giáo viên giáo dục công dân 8
– Dẫn chứng biểu hiện hành vi tôn trọng người khác.
– Thơ, ca dao, tục ngữ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
– Kết hợp phương pháp giảng giải, đàm thoại, nêu gương.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH LỚP:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
– Thế nào là Liêm Khiết ? Ý nghĩa của đức tính Liêm Khiết ?
Sơ lược đáp án:
– Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ (5 điểm)
– Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người .(5điểm)
n nhau 2. Kĩ năng: - Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống. 3.Thái độ: trọng người khác, phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng . KĨ NĂNG SỐNG Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, Sách giáo viên giáo dục công dân 8 - Dẫn chứng biểu hiện hành vi tôn trọng người khác. - Thơ, ca dao, tục ngữ. III. PHƯƠNG PHÁP: - Kết hợp phương pháp giảng giải, đàm thoại, nêu gương. IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Thế nào là Liêm Khiết ? Ý nghĩa của đức tính Liêm Khiết ? Sơ lược đáp án: - Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ (5 điểm) - Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người .(5điểm) 3. BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG 1: Cô giáo mới tốt nghiệp về dạy, buôỉ đầu vào lớp làm quen với học sinh. các em hãy cho cô biết cha mẹ các em làm nghề gì? - Thưa cô bố mẹ em đều là công nhân nhà máy điện ạ! - Thưa cô bố em là kĩ sư, mẹ em là giáo viên ạ! Đến lượt Hà thưa cô bố mẹ em là công nhân vệ sinh. Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười, mặt Hà đỏ bừng, cô giáo đến bên Hà và nói không có nghề gì là tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng, vô công mới đáng xấu hổ.Một em đứng dậy : thưa cô chúng em thật có lỗi. chúng em xin lỗi cô, xin lỗi bạn Hà. Em hãy phân tích thái độ thiếu tôn trọng người khác của một số học sinh trong câu chuyện trên. Khi nhận ra lỗi lầm của mình, họ đã làm gì ? HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG2: Biểu hiện của tôn trọng người khác Nhóm 1+ 2: Em có nhận xét gì về cách sử xự thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên ? Nhóm 3 + 4: Theo em những hành vi đó hành vi nào đáng để cho chúng ta học tập ? Hành vi nào cần phải phê phán? Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các bạn trong nhóm ghi ra giấy, các nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung nhận xét. Giáo viên chốt lại ý chính. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác GV: Đưa ra một số ví dụ về việc thiếu tôn trọng người khác - Ở trường thấy bạn học kém thường khinh bỉ - Thấy người già bị ngã cười chế nhạo - Bạn học lớp em bị dị tật, em hay treo chọc, khinh bỉ - Có thái độ lao động chưa tốt không chấp hành nôi qui - Hay quay cóp xem bài bạn trong lớp GV: Cho học sinh nhận xét các biểu hiện trên Qua việc xử lý tình huống trên giáo viên cần giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ môi trường cho học sinh HOẠT ĐỘNG 4 GV: Hướng dẫn học sinh phát niểu khắc sâu khái niệm tôn trọng người khác và ý nghĩa trong cuộc sống ? Thế nào là tôn trọng người khác ? ? Vì sao cần tôn trọng người khác ? ? Em suy nghĩ xem bản thân có thiếu xót gì thường vấp phải trong tôn trọng người khác? Sữa chữa như thế nào? Ca dao: - Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Khó mà biết lẽ biết lời Biết ăn biết ở hơn người giàu sang 4.CỦNG CỐ: Luyện tập củng cố kiến thức: Bài tập 1: Giáo viên cho học sinh đọc bài 1 sách giáo khoa . Giáo viên đưa thêm vài tình huống để lựa chọn Bài tập 2: + Ở trường: Lễ phép nghe lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè + Ở nhà: Kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ nhường nhịn thương yêu em nhỏ. + Nơi công cộng: Tôn trọng nội qui. * Nhóm 2: lên trình bày trò chơi đóng vai I-ĐẶT VẤN ĐỀ: Học sinh đọc sách giáo khoa GV: Chốt lại: Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi nơi mọi lúc. Tôn trọng người khác phải thể hiện hành vi có văn hoá, đấu tranh, phê bình cái sai không coi khinh miệt thị, xúc phạm danh dự hay lời nói thô bạo thiếu tế nhị II-NỘI DUNG BÀI HỌC: 1) Khái niệm: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người 2) Ý nghĩa:Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh . III-BÀI TẬP: 1) Hành vi b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác 2) Khẳng định thái độ đồng tình ý kiến b và c. 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Về nhà làm bài tập 4 Sách giáo khoa - Chuẩn bị tốt bài 4 " Giữ chữ tín" - Nhóm 3 viết kịch bản trò chơi đóng vai của nhóm mình cho tiết sau. V. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................. Ký duyệt: Tuần:4 Tiết: 4 Ngày soạn:07/9/2014 Ngày dạy: Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN I MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín. - Vì sao cần phải giữ chữ tín 2. Kĩ năng: - Phân biệt hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín - Rèn luyện thói quen luôn biết giữ chữ tín 3.Thái độ: - Học tập và rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín KĨ NĂNG SỐNG: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8 - Biểu hiện hành vi giữ chữ tín, sưu tầm đoạn thơ, danh ngôn, ca dao. III.PHƯƠNG PHÁP: - Giảng giải đàm thoại, nêu gương . IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Thế nào là tôn trọng người khác ? Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác ? Sơ lược đáp án: - Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người (5điểm) - Ý nghĩa: Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh .(5 điểm) 3. BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG 1 : Trong đời sống để tạo dựng và cũng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau đó là lòng tin, nhưng làm thế nào để có được lòng tin của mọi người ? Điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc làm và cách xử sự của mỗi chúng ta. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài 4 " Giữ chữ tín" HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Nhóm 1 + 2: ? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta phải làm gì? Nhóm 3 + 4: ? Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín là giữ lời hứa em có đồng tình với ý kiến đó không ? Vì sao ? Nhóm 5 + 6: ? Vì sao cần phải giữ chữ tín ? Các nhóm cử đại diện lên trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến Giáo viên chốt lại ý chính HOẠT ĐỘNG 3: Tìm biểu hiện sự khác nhau giữa không giữ chữ tín với việc không thực hiện lời hứa do hoàn cảnh khách quan mang lại GV: Gợi mở để học sinh tự tìm và nêu ra biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín + Trong gia đình: Bạn an mãi xem ti vi quên cả làm bài tập, học bài + Ở trường lớp: Hà đọc truyện trong lớp không chú ý nghe thầy giảng bài + Ngoài xã hội: Vì không muốn làm mất lòng người khác ông Vĩnh giám đốc công ty thường nhận lời động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhà nhờ, mặt dù biết không thể làm được HOẠT ĐỘNG 4 Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu khắc sâu khái niệm giữ chữ tín, sự cần thiết của việc giữ chữ tín trong cuộc sống GV: Khắc sâu khái niệm khi hứa với ai phải suy nghĩ và thực hiện đúng ? Thế nào là giữ chữ tín ? ? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín? ? Muốn giữ được lòng tin chúng ta phải làm gì ? 4.CỦNG CỐ: Luyện tập củng cố kiến thức: GV: nhận xét và sửa bài Bài tập 2 Gọi học sinh cho ví dụ Nhóm 3 lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình I-ĐẶT VẤN ĐỀ: - Muốn giữ được lòng tin phải giữ đúng lời hứa, đúng hẹn " Nói và làm phải đi đôi " - Thể hiện ý chí trách nhiệm và quyết tâm của mình (chất lượng, hiệu quả, sự tin cậy của mọi người.....trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh) - Có những trường hợp không thực hiện đúng lời hứa không phải do cố ý mà do hoàn cảnh khách quan ( Bố mẹ ốm, bị hư xe giữa đường, bị tai nạn giao thông) II-NỘI DUNG BÀI HỌC: 1) Khái niệm: Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng 2) Ý nghĩa: Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết 3) Cách rèn luyện: Cần làm tốt chức trách nhiệm vụ giữ đúng lời hứa, đúng hẹn III-BÀI TẬP: 1) Tình huống b + Bố Trung không phải là người không giữ chữ tín vì do trường hợp hoàn cảnh khách quan mang lại, phải đi công tác đột xuất nên không thực hiện được lời hứa của mình + Các tình huống còn lại đều biểu hiện hành vi không giữ chữ tín vì đều không giữ đúng lời hứa ( Có thể là cố tình hay vô tình)hoặc có hành vi không đúng khi thực hiện lời hứa ( Tình huống a) 2) "Một ông bạn già hẹn tới thăm một người bạn trẻ gần tới giờ hẹn, trời bỗng ập mưa. Ông bạn già tần ngần cuối cùng quyết định mặt áo tơi đội nón lên đường tới nơi đúng hẹn. Người bạn trẻ vừa sững sốt, vừa cảm phục cái đức giữ lời hứa của Bác bề trên ..." Ca dao: - Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười - Nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê - Tin nhau buôn bán cùng nhau Thiệt hơn, hơn thiệt trước sau như lời Uy tín quí hơn vàng, khách hàng là thượng đế 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: -Về nhà học bài thật kỉ, làm bài tập 3,4 SGK - Nhóm 4 Chuẩn bị tốt trò chơi đóng vai bài 5 " Pháp luật và kỉ luật" V. RÚT KINH NGHIỆM: .........................................Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 Tuần 3 Bài 3: Tôn Trọng Người Khác
– Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác ; sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình và mình phải biết tôn trọng người khác.Biểu hiện của tôn trọng người khác ; ý nghĩa của sự tôn trọng người khác; có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng người khác.
– Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày; có thói quen tự rèn luỵện và kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp; thể hiện thái độ tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi.
GV : SGK,tư liệu tham khảo.
III- Các bước lên lớp:
1-Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số hs; Kiểm tra vệ sinh lớp; Kiểm tra đồ dùng học tập học sinh.
2-Kiểm tra bài cũ.
– Em hãy kể về một mẩu chuyện về tính liêm khiết (sự việc diễn ra trong gia đình,nhà trường , xã hội)
– Đọc một vài câu ca dao , tục ngữ nói về đức tính liêm khiết.
3- Giảng bài mới.
Giới thiệu bài: Trong c/s mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. Hôm nay chúng ta nghiên cứu bài ‘Tôn trọng người khác’.
Tuần 3. Ngày soạn:25/8/2014 Tiết 3 Ngày dạy: Bài 3:TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC I- Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác ; sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình và mình phải biết tôn trọng người khác.Biểu hiện của tôn trọng người khác ; ý nghĩa của sự tôn trọng người khác; có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng người khác. 2. Kỹ năng : - Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày; có thói quen tự rèn luỵện và kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp; thể hiện thái độ tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi. 3. Thái độ : II- Chuẩn bị: GV : SGK,tư liệu tham khảo. HS : Bảng phụ. III- Các bước lên lớp: 1-Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số hs; Kiểm tra vệ sinh lớp; Kiểm tra đồ dùng học tập học sinh. 2-Kiểm tra bài cũ. - Em hãy kể về một mẩu chuyện về tính liêm khiết (sự việc diễn ra trong gia đình,nhà trường , xã hội) - Đọc một vài câu ca dao , tục ngữ nói về đức tính liêm khiết. 3- Giảng bài mới. Giới thiệu bài: Trong c/s mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. Hôm nay chúng ta nghiên cứu bài 'Tôn trọng người khác'. Hoạt động dạy và học. Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. Ghi bảng. Hoạt động 1: GV gọi 3 học sinh đọc các tình huống SGK. Câu 1. Nhận xét về cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai ? Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như thế nào ? Câu 2. Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với Hải? Hải đã có những suy nghĩ như thế nào ? Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì? Câu 3. Nhận xét việc làm của Quân Và Hùng . Việc làm đó thể hiện đức tính gì ? GV nhận xét , bổ sung . GV: Kết luận: chúng ta phải biết lắng nghe ý kiến người khác, kính trọng người trên , nhường nhịn và không chê bai, chế giễu người khác; cư xử đúng đắn, đúng mực tôn trọng .....phê phán sai trái.... - Em hãy lấy vdụ về hvi thiếu tôn trọng người khác? Gv: Trong c/s tôn trọng lẫn nhau là điều kiện, là cơ sở để xác lập và củng cố MQH tốt đẹp, lành mạnh giữa mọi người với nhau. HS đọc tình huống. - Mai là học sinh giỏi 7 năm liền nhưng Mai không kiêu căng và coi thường người khác. - Lễ phép , cởi mở , chan hoà , nhiệt tình , vô tư , gương mẫu. - Mai được mọi người tôn trọng và yêu quý. - Các bạn trêu trọc Hải vì em là người da đen. - Hải không cho rằng da đen là xấu mà Hải còn tự hào vì được hưởng màu da của cha. - Hải biết tôn trọng cha mình. - Quân và Hùng đọc truyện , cười đùa trong lớp . - Quân và Hùng thiếu tôn trọng người khác. - HS ghi nhớ thông tin. Vd: ở trường Ở bệnh viện Ở đám tang Với người già cả, bệnh tật, ốm đau, bất hạnh... I.Đặt vấn đề. 1.Bạn Mai là hs sống có văn hoá. Chúng ta cần học tập. 2.Các bạn chế giểu Hải là thiếu tôn trọng bạn. 3.Quân và Hùng thiếu tôn trọng bạn và lớp học. Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi: + Thế nào là tôn trọng người khác? + Tôn trọng người khác có ý nghĩa gì trong cuộc sống? - GV: - Tôn trọng người khác được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong cả cử chỉ, thái độ, hành động và lời nói. - HS dựa vào kiến thức thu được ở HĐ 1,2 trả lời câu hỏi. Ko mà cũng phải đấu tranh, phê bình họ khi sai nhưng ko coi khinh, miệt thị, xúc phạm đến danh dự hay dùng lời nói thô tục, thiếu tế nhị để chỉ trích họ, mà cần phân tích cho họ thấy cái sai... HS trình bày. - HS ghi nhớ kiến thức ở NDBH. - HS nghe II.Nội dung bài học. 1.Khái niệm: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác... 2.Ý nghĩa: -Được người khác tôn trọng lại mình. -Làm cho quan hệ xh trở nên lành mạnh, tong sáng và tốt đẹp. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2 SGK +hành vi tôn trọng người khác? +Tán thành ý kiến nào? Gợi ý bài tập 3: + Ở trường : - Với thầy cô giáo phải lễ phép, kính trọng, nghe lời. - Với bạn bè phải đoàn kết, chan hoà, chia sẻ + Ở nhà : Kính trọng Ông, Bà, Cha mẹ. + Ở nơi công cộng phải tôn trọng nội quy. HS làm bài tập 1 và 2 Hai HS trình bày. Ghi gợi ý và về nhà làm. III.Bài tập. Bài tập 1. - Đáp án đúng là : a,g và i Bài tập 2. - Đáp án : - Tán thànhvới ý kiến b,c - Không tán thành với ý kiến a. 4.Củng cố * Tục ngữ: Áo rách cốt cách người thương ; Ăn có mời , làm có khiến. Kính già yêu trẻ * Danh ngôn: Yêu mọi người , tin vài người và đừng xúc phạm đến ai. - GV nói: Các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường là coi trọng cuộc sống của mình và mọi người, là thể hiện sự tôn trọng người khác. - Việc làm bảo vệ môi trường có phải là tôn trọng người khác không? Vì sao? 5.Hướng dẫn về nhà. Làm bài tập còn lại. Chuẩn bị bài tiếp theo. V. Rút kinh nghiệm: 1) Ưu điểm: .................................................................................................................................................................................................................................... 2) Hạn chế: .................................................................................................................................................................................................................................... Nhận xét DuyệtGiải Vở Bài Tập Gdcd Lớp 8: Tôn Trọng Lẽ Phải
Giải Vở bài tập GDCD lớp 8: Tôn trọng lẽ phải được VnDoc đăng tải, đây là giải VBT có đáp án giúp các bạn học sinh tham khảo học tốt môn GDCD lớp 8 tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năngCâu 1 (trang 5 VBT GDCD 8): Trả lời:
Những chi tiết thể hiện quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích là người chính trực là:
– Ông đặc biệt lưu ý diệt trừ nạn tham ô
– Điều tra và xử lại đúng vụ án sai của Tri huyện Thanh Ba, xử đúng người đúng tội, trả lại đất đai cho người nghèo
– Ông kiên quyết không nghe lời tỉnh cầu của Hình bộ thượng thư về việc tha lỗi cho Tri huyện Thanh Ba, đồng thời còn khẳng định rằng “Tôi và ông đều là quan triều đình, phải công bằng, chính trực, thẳng thắn”.
Câu 2 (trang 5 VBT GDCD 8): Trả lời:
Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải:
– Chấp hành nội quy nới mình sinh sống, học tập và làm việc.
– Phê phán, lên án những việc làm sai trái
– Biết lắng nghe, phân tích đúng sai và đưa ra ý kiến của bản thân
Biểu hiện không tôn trọng lẽ phải:
– Làm trái với những quy định của pháp luật, địa phương, cơ quan nơi mình sống, làm việc và học tập
– Tự ý làm những hành động sai trái bất chấp pháp luật
– Thấy việc làm sai phạm của người khác mà không dám phê phán, đưa ra ý kiến của mình.
Câu 3 (trang 5 VBT GDCD 8): Trả lời:
Thái độ bang quan của mọi người trước những hành động sai trái gây nên rất nhiều hệ quả đáng tiếc:
– Đối với xã hội: tạo nên một môi trường xã hội không văn minh, ích kỉ, trở thành mối hiểm họa với mọi cá nhân, ai cũng phải sống đề phòng và chỉ nghĩ đến bản thân mình.
– Đối với người bị hại: thiệt hại về tinh thần, kinh tế và mất niềm tin vào xã hội, từng bước trở thành người ích kỉ, không còn đấu tranh cho lẽ phải
– Đối với mỗi cá nhân chúng ta: không được sống vô tư khi xung quanh lẽ phải không được bảo vệ, mối nguy hiểm luôn thường trực đe dọa.
Câu 4 (trang 6 VBT GDCD 8): Trả lời:
Để trở thành một người biết tôn trọng lẽ phải, bản thân em cần:
– Nghe lời răn dạy của ông bà, cha me, thầy cô giáo
– Chấp hành pháp luật, nội quy, quy định của trường lớp
– Biết phân biệt đúng sai, đề cao lẽ phải, phê phán những hành động sai trái
– Dũng cảm tố cáo những hành vi trái với lẽ phải, không để những lời đe dọa hoặc những người có quyền lực làm sai lệch sự thật và lẽ phải
Câu 5 (trang 6 VBT GDCD 8): Trả lời:
Tôn trọng lẽ phải
Không tôn trọng lẽ phải
Gia đình
Nghe theo lời dạy của ông bà, cha mẹ, biết giúp đỡ người thân, yêu thương, quý trọng anh chị em trong gia đình,…
Không thờ cúng ông bà tổ tiên, cãi lời cha mẹ, ruồng bỏ anh chị em, nhất nhất bênh vực người thân dù họ có lỗi,..
Nhà trường
Vâng lời thầy cô, chấp hành đúng nội quy nhà trường, biết giúp đỡ bạn bè, không làm trái đạo đức của một người học sinh,…
Không làm theo những bài học, lời khuyên tích cực của thầy cô, không bao giờ nghe theo lời góp ý của bạn bè,..
Xã hội
Chống lại những sai trái, tiêu cực, đấu tranh với tệ nạn xã hội, biết lắng nghe những lời góp ý tích cực từ mọi người, biết điều chỉnh hành vi của bản thân,..
Chỉ trích người khác mà không có lí do, cố tình bao biện cho việc làm sai trái của mình, sa vào các tệ nạn xã hội,…
Câu 6 (trang 6 VBT GDCD 8): Trả lời:
Nếu thấy ý kiến đó đúng, em sẽ đưa ra những lí lẽ thuyết phục để bênh vực ý kiến đó.
Câu 7 (trang 7 VBT GDCD 8): Trả lời:
Những câu ca dao nói về tôn trọng lẽ phải đó là:
A. Thương ai chữ nghĩa hơn vàng
Chữ nhân coi trọng chữ sang bình thường
C. Khó mà biết lẽ biết trời
Biết ăn biết ở hơn người giàu sang
E. Làm người suy chín xét xa
Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài
G. Khôn ngoan ba chốn bốn bề
Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai
b. Thái độ của Hùng là một thái độ tiêu cực và không có chính kiến. Hùng hoài nghi tất cả ý kiến của mọi người, không tin vào điều tốt đẹp chứng tỏ Hùng không có niềm tin vào cuộc sống, không tin vào khả năng của bản thân, không biết nhận định đúng sai phải trái.
Câu 9 (trang 8 VBT GDCD 8): Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
A. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình
B. Chống lại những quan điểm sai trái, tiêu cực
C. Luôn làm hài lòng những người xung quanh
D. Luôn phê phán những ai không cùng quan điểm với mình
Trả lời:
Chọn đáp án: B
II. Bài tập nâng caoCâu 1 (trang 8 VBT GDCD 8): Trả lời:
Câu nói “bất hợp tác với điều xấu cũng là nghĩa vụ như hợp tác với người tốt” đã khẳng định ý nghĩa của việc biết lên án, phê phán những điều xấu trong xã hội. “Bất hợp tác” là thái độ lên án, phê phán chống lại cái xấu, cái ác, “hợp tác” là tôn trọng, tuân theo và nghiêm túc thực hiện điều tốt, điều thiện. Hai việc là này có ý nghĩa quan trọng tương đương với nhau, song hành với nhau thể hiện sự tôn trọng lẽ phải.
Câu 2 (trang 8 VBT GDCD 8): Trả lời:
Bạn Quân lớp em là con trai của thầy hiệu phó trong trường, tuy nhiên Quân là một học sinh hiếu động, không ham học lại thường xuyên có biểu hiện vi phạm nội quy lớp. Một lần, do xảy ra xích mích, Quân và Nam đã xảy ra xô xát với nhau. Mặc dù biết là Quân là con của thầy hiệu phó nhưng cô Loan lớp em đã có hình thức xử lí rất công bằng, không bao che, dung túng cho việc làm của bạn. Cô đã hạ hạnh kiểm và kỉ luật của hai bạn như nhau. Từ đó chúng em cảm thấy thêm yêu quý và phục cô hơn.
Câu 3 (trang 9 VBT GDCD 8): Trả lời:
Em không đồng tình với quan điểm của Hà. Chân lí không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ mạnh bởi lẽ những dẫn chứng mà bạn đưa ra lịch sử đã chứng minh và cho ta câu trả lời rằng những kẻ làm việc xấu, việc ác đến cuối cùng vẫn bị diệt vong.
Chân lí không thuộc về kẻ mạnh hay kẻ yếu mà chân lí thuộc về lẽ phải. Minh chứng là trong 2 cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, phải đối đầu với kẻ thù vô cùng mạnh thế nhưng với tinh thần chính nghĩa nước Việt Nam ta đã đánh đuổi được kẻ thù xâm lược giành lại độc lập cho non sông.
………………………………………
Giải Bài Tập Gdcd 7 Bài 6: Tôn Sư Trọng Đạo
Bài 6 TÔN Sư TRỌNG ĐẠO Truyện đọc Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình i âu * Tìm hiểu nội dung truyện đọc Câu hỏi: Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có điều gì đặc biệt về thời gian? Hướng dẫn trả lời: Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có điều đặc biệt về thời gian là sau 40 năm xa cách (từ ngày chia tay thầy trò lúc tốt nghiệp cấp 2) mà các học trò cũ vẫn nhớ, tôn trọng và biết ơn thầy. Câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ sự kính trọng và biết ơn của những học sinh cũ đối với thầy Bình? Hướng dẫn trả lời: Mọi người vây quanh chào hỏi thầy thắm thiết Tặng thầy những bó hoa tươi thắm Không khí thật cảm động Thầy trò tay bắt mặt mừng Câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ sau 40 năm những học sinh của thầy Bình vẫn tôn trọng, biết ơn thầy? Hướng dẫn trả lời: Mời thầy lên bục giảng 32 học sinh về ngồi đúng chỗ của mình Ôn lại những kỉ niệm thầy trò Báo cáo với thầy công việc của mỗi người Lớp trưởng cũ thay mặt các bạn phát biểu bày tỏ tình cảm chân thành, cảm ơn thầy đã cho họ kiến thức và tình yêu trong cuộc đời Câu hỏi: Từng học sinh kể lại những kỉ niệm thầy trò đã nói lên điều gì? Hướng dẫn trả lời: Nói lên trong lòng mỗi người luôn dành cho thầy tình cảm tôn kính và lòng biết ơn công lao thầy đã dạy dỗ. Câu hỏi: Em hãy kể những việc làm của mình biểu hiện sự biết ơn thầy cô giáo cũ đã dạy em ở tiểu học? Hướng dẫn trả lời: Thăm thầy cô giáo cũ vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 Thăm hỏi cô giáo vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 Thăm hỏi thầy cô giáo cũ khi ốm đau Chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô giáo cũ Quyết tâm liên tục học giỏi, rèn luyện đạo đức tốt để không phụ lòng mong muốn của thầy cô và cha mẹ Câu hỏi: Em hãy nhận xét hành vi sau đây? Trong giờ học GDCD, Khuê đã đưa bài tập lịch sử ra làm; khi cô giáo dạy GDCD nhắc nhở, Khuê đã trả lời cô: "ở nhà em chưa làm kịp bài tập lịch sử, giờ em mới tranh thủ làm". Hướng dẫn trả lời: Hành vi đó của Khuê vi phạm ý thức kỉ luật và đạo đức của người học sinh. Làm việc riêng trong giờ học, biểu hiện của người không có tính kỉ luật. Giờ GDCD đưa bài tập lịch sử ra làm, không tôn trọng cô giáo dạy GDCD. Trả lời cô trống không là thái độ vô lễ. Hành vi đó của Khuê đáng bị chê trách. Nội dung bài học Câu hỏi: Qua câu chuyện trên em thấy tôn sư là gì? Trọng đạo là gì? Hướng dẫn trả lời: Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những thầy giáo, cô giáo, những người đã dạy mình Trọng đạo là coi trọng và làm theo đạo lí tốt đẹp, học tập được qua thầy cô Câu hỏi: Tôn sư trọng đạo là gì? Hướng dẫn trả lời: Tôn sư trọng đạo là: tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. Câu hỏi: Biểu hiện của tôn sư trọng đạo? Hướng dẫn trả lời: Những tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo. Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy giáo, cô giáo. Đó cũng chính là sự đền ơn, đáp nghĩa đối với người đã dạy mình. Câu hỏi: Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? Hướng dẫn trả lời: Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, chúng ta cần phát huy. Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Con người sống có nhân nghĩa, thuỷ chung trước sau như một đó là đạo lí của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Câu hỏi: Vì sao phải tôn sư trọng đạo? Hướng dẫn trả lời: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, cha mẹ có công ơn sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, những kiến thức để chúng ta bước vào đời, công ơn đó chúng ta không bao giờ quên được. Đó là đạo lí tốt đẹp bao đời của người Việt Nam chúng ta. Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy - không bao giờ được quên. "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Câu hỏỉ: Khi em thấy một bạn có hành vi vô lễ với thầy cô giáo, em có thái độ như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Em phê phán những hành vi vô lễ đối với thầy cô giáo, em sẽ góp ý để bạn nhận ra lỗi của mình. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi sau đây? Khuê và Lan là hai người bạn thân nhưng học khác lớp. Một hôm Khuê và Lan đang trên đường đi học, đến cổng trường gặp cô giáo dạy GDCD lớp Lan, Lan lễ phép chào cô giáo, còn Khuê im lặng không nói gì. Khi Lan hỏi sao cậu không chào cô giáo, Khuê trả lời: "Cô có dạy tớ đâu"... Hướng dẫn trả lời: Hành vi của Lan thể hiện Lan là một học sinh ngoan, lễ phép, kính trọng cô giáo, là một học sinh lịch sự và có văn hóa. Hành vi của Khuê thể hiện sự thiếu lễ phép, thiếu lịch sự và không có văn hóa. Câu hỏi: Nêu biểu hiện tôn sư trọng đạo của một số học sinh hiện nay? Hướng dẫn trả lời: Vâng lời thầy cô giáo Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo Thăm hỏi khi thầy cô giáo đau ốm Giữ gìn kỉ luật trật tự khi thầy cô giáo giảng bài Trung thực khi làm bài kiểm tra Viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ nhân ngày 20-11 Khi mắc lỗi được thầy cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa chữa Câu hỏi: Hãy nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo trong học sinh hiện nay? Hướng dẫn trả lời: Có thái độ vô lễ đối với thầy cô: gặp không chào hỏi, nói không thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường những môn học mà mình cho là môn học phụ... Ra vào lớp không xin phép thầy cô giáo. Không làm bài tập và học bài cũ Sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài Không thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra... Câu hỏi: Theo em, quan niệm của thời đại ngày nay về truyền thống tôn sư trọng đạo là gì? Hướng dẫn trả lời: Phải có thái độ tôn kính, biết ơn những thầy giáo, cô giáo, những người đã dạy mình Thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Từ đó học sinh coi trọng và làm theo đạo lí tốt đẹp học tập được qua thầy cô. Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học để xứng đáng con ngoan trò giỏi, xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy cô. Bài tập Bài tập li Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? Hành vi nào cần phê phán? Vì sao? Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ, Năm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô. Thầy Minh ra bài tập toán cho học sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập. Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, anh đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1 Giờ trả bài tập làm văn, An bị điểm kém, vừa nhận được bài từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn. Hướng dẫn trả lời: Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo là hành vi (1); (3): Năm đã có hành vi tôn trọng, lễ phép khi gặp cô giáo cũ: đứng nghiêm và bỏ mũ chào cô. (3) Anh Thắng viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy từ hồi cấp 1 chứng tỏ anh Thắng đã không quên công ơn dạy dỗ của cô giáo cũ đã dạy mình từ hồi còn là lớp 1, mặc dù bây giờ anh đã là sinh viên. Hành vi cần phê phán là hành vi (2); (4): Hoa đã không làm bài tập khi thầy giáo giao cho, Hoa không biết vâng lời thầy, chăm lo học hành. (4) An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo. Bài tập 2: Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ, nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo cô giáo. Hướng dẫn trả lời: Ca dao : Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy Tục ngữ : Không thầy đố mày làm nên Châm ngôn : Nhất tự vi sư, bán tự vi sư Bài tập 3: Ân trả, nghĩa đền Không thầy đố mày làm nên Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư) Hướng dẫn trả lời: Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo trong những câu trên là câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư)
Giải Vbt Gdcd 7 Bài 6: Tôn Sư Trọng Đạo
Giải Vở bài tập GDCD lớp 7
Giải VBT GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo được giới thiệu trên chúng tôi bao gồm đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong Vở bài tập môn GDCD lớp 7. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Bài tập môn GDCD lớp 7 có đáp án I. Bài tập GDCD 7 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Câu 1 (trang 34 VBT GDCD 7):Trả lời:
Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo mọi lúc mọi nơi, coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy và có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô.
Câu 2 (trang 34 VBT GDCD 7):Trả lời:
Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo
– Đối với bản thân: Giúp ta tiến bộ, trưởng thành hơn, thể hiện nhân cách của mỗi người, khiến ta trở thành người có ích cho gia đình, xã hội
– Đối với xã hội: Là truyền thống quý báu của dân tộc cần được phát huy, giúp cho thầy cô hoàn thành tốt trách nhiệm nặng nề mà vẻ vàng của mình, khiến xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 3 (trang 34 VBT GDCD 7):Trả lời:
Chăm học chăm làm, lễ phép với thầy cô, thực hiện theo lời thầy cô dạy, kính trọng, biết ơn công lao thầy cô, làm cho thầy cô vui lòng, thường xuyên hỏi thăm, quan tâm thầy cô,…
Cãi lời thầy cô, nói dối thầy cô, gặp thầy cô không chào, lười làm bài tập, không làm theo những điều hay lẽ phải thầy cô dạy dỗ,…
Câu 4 (trang 35 VBT GDCD 7):Trả lời:
Học sinh cần thể hiện sự tôn sư trọng đạo với thầy cô bằng cách:
– Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học
– Vâng lời thầy cô
– Lễ phép với thầy cô
– Không nói dối, không làm thầy cô buồn lòng
– Luôn ghi nhớ công ơn của thầy cô
– Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi thầy cô
Câu 5 (trang 35 VBT GDCD 7):Trả lời:
Bản thân em đã thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo:
– Chăm chỉ học tập, đạt nhiều điểm tốt để thầy cô vui lòng
– Luôn luôn lễ phép trước thầy cô, chào hỏi khi gặp thầy cô, thưa gửi mỗi khi nói chuyện với thầy cô
– Không cãi lời thầy cô
– Luôn luôn lắng nghe những lời dạy bảo của thầy cô
– Ngày 20- 11, tri ân các thầy cô bằng những bông hoa điểm tốt,, bằng lời ca tiếng hát,..
Trả lời:
Học sinh phải kính trọng và biết ơn thầy cô giáo bởi vì: Đây là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta cần được gìn giữ và phát huy. Thầy cô là người dìu dắt, cho ta kiến thức dạy ta kĩ năng, cách sống và cách làm người. Biết kính trọng thầy cô thể hiện là một người có nhân cách, có đạo đức của mỗi người.
Câu 7 (trang 35 VBT GDCD 7):Trả lời:
Trong trường, trong lớp hầu hết các bạn đã biết kính trọng các thầy cô, nhưng bên cạnh đó còn có một số bạn chưa có ý thức tôn sư trọng đạo. Một số vấn đề cần khắc phục đó là vẫn còn hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô, nói trống không, gặp thầy cô không chào hỏi, thường xuyên vi phạm các nội quy của trường, của lớp khiến thầy cô buồn lòng.
Câu 8 (trang 36 VBT GDCD 7):Trả lời:
Câu 9 (trang 36 VBT GDCD 7):Trả lời:
Suy nghĩ và biểu hiện của Vân Anh thể hiện sự thiếu lễ phép, không có lòng tôn sư trọng đạo. Đã là thầy cô giáo, dù có đang dạy dỗ mình hay không cũng cần phải được tôn trọng. Em hoàn toàn không đồng tình với suy nghĩ và biểu hiện của Vân Anh
Câu 10 (trang 36 VBT GDCD 7):Trả lời:
– Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
– Không thầy đố mày làm nên
– Nhất tự vi sư bán tự vi sư
– Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy
– Cơm cha, áo mẹ, công thầy/Nghĩa sao cho bõ những ngày ước ao
II. Bài tập nâng cao GDCD 7 Câu 1 (trang 37 VBT GDCD 7):Trả lời:
Cô Trang là người tôi yêu quý và kính trọng nhất trong cuộc đời. Những ân tình, công ơn mà cô dành cho tôi suốt đời tôi không bao giờ quên. Nhớ những ngày tháng tôi gặp khó khăn nhất, vì nhà nghèo tôi suýt phải nghỉ học chính cô đã ở bên tôi, động viên, giúp đỡ, dìu dắt tôi qua những tháng ngày đen tối. Với tôi cô không chỉ là một người thầy mà còn là một người bạn, người thân. Cô không chỉ cho tôi kiến thức mà cô còn dạy tôi biết bao bài học ứng xử, cách sống, cách làm người. Giờ đây khi đã lớn khôn, xa cô, xa mái trường nhưng lòng biết ơn mà tôi dành đến cô sẽ mãi không thay đổi.
Câu 2 (trang 37 VBT GDCD 7):Trả lời:
1. Tình huống gợi cho em suy nghĩ đến tình thầy trò ân tình, ân nghĩa. Thầy vì thương trò, dạy dỗ trò nên người nên mới dùng roi đánh. Trò ăn năn, hối hận về bản thân vì không thành trò ngoan
2. Điều khiến người học trò hối hận vì sức khỏe của thầy ngày càng yếu đi vì phải nhọc nhằn dạy bảo trò hư, vậy mà hôm nay thấy thầy không thể đánh trò đau như trước thì trò mới nhận ra lỗi lầm của mình.
Câu 3 (trang 38 VBT GDCD 7):Trả lời:
Em hoàn toàn không đồng tình với ý kiến này. Công lao của các thầy cô đối với học sinh là không gì có thể đong đến được, không thể dùng trách nhiệm để đặt ngang bằng với công lao của thầy cô
III. Truyện đọc, thông tin Câu a (trang 39 VBT GDCD 7):Trả lời:
Trong câu chuyện trên, các bạn Mai, Tiến, Bình đã thể hiện tôn sư trọng đạo bằng cách trồng những bông hoa hồng đỏ – loài hoa cô Mai Lan yêu quý nhất để tặng cô nhân ngày sinh nhật, các em mong muốn được tặng cô bó hoa hồng đỏ thật to, thật đẹp
Câu b (trang 39 VBT GDCD 7):Trả lời:
Việc làm trên của các bạn có ý nghĩa lan tỏa tình yêu thương, tấm lòng tôn sư trọng đạo đến với những người xung quanh và cả xã hội.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Gdcd 8 Bài 3. Tôn Trọng Người Khác trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!