Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý Đẩy Mạnh Công Cuộc Xây Dựng Đất Nước được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
(trang 35 sgk Lịch Sử 7): – Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long ?
Trả lời:
Tình hình đất nước thế kỉ XI đã vững mạnh, nề kinh tế phát triển. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) xa và hẻo lánh, trong khi đó Đại La (Thăng Long) có nhiều ưu điểm hơn :vị trí, địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước, “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
(trang 36 sgk Lịch Sử 7): – Tại sao nhà Lý giao những chức vụ thân cận cho những người thân cận
Trả lời:
– Lúc đó nền giáo dục vẫn chưa phát triển để có điều kiện tuyển lựa nhân tài.
– Nhà Lý mới thành lập cần tập trung quyền lực để xây dựng và củng cố chính quyền của mình.
→ Vì thế, nhà Lý giao những chức vụ quan trọng cho những người thân cận.
(trang 36 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Lý.
Trả lời:
(trang 37 sgk Lịch Sử 7): – Từ nhận xét trích trong “Đại Việt sử kí toàn thư” (SGK, trang 37), em hãy nêu sự cần thiết và tác dụng của bộ Hình thư thời Lý.
Trả lời:
– Trước đây, việc kiện tụng, xử phạt đều do quan lại đảm trách xử lí, nhiều khi xử quá khắc nghiệt, có người còn bị xử oan ức. Vì thế, vua nhà Lý thấy cần có quy định luật trong khi xét xử để đảm bảo công bằng cho mọi người.
– Bộ “Hình thư” ra đời khi nước ta lúc đó chưa có luật là cần thiết và có tác dụng lớn. Với những quy định chặt chẽ như việc bảo vệ nhà vua, bảo vệ của công và tài sản của nhân dâ, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, xử phạt nghiêm khắc những kẻ phạm tội. Bộ “Hình thư” đã góp phần làm ổn định trật tự xã hội, nâng cao uy tín của nhà Lý.
(trang 38 sgk Lịch Sử 7): – Quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào ?Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội thời Lý ?
Trả lời:
– Quân đội nhà Lý được chia làm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
+ Cấm quân: là quân đội được tuyển chọn kĩ càng về lí lịch và sức khỏe, có nhiệm vụ bảo vệ nhà vua và kinh thành.
+ Quân địa phương gọi là lộ quân, sương quân có nhiệm vụ canh phòng các lộ, phủ, áp dụng chính sách “ngụ binh ư nông”.
– Quân đội thời Lý bao gồm các binh chủng, thủy binh, kị binh và tượng binh, kỉ luật rất nghiêm minh, được rèn luyện chu đáo.
– Vũ khí có giáo mác, dao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá …
→ Quân đội nhà Lý được tổ chức khá chu đáo, quy củ và hùng mạnh.
(trang 38 sgk Lịch Sử 7): – Em nghĩ gì về chủ trương của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.
Trả lời:
– Vùng biên giới phía Bắc và Tây Bắc nước ta là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc ít người đã sát cánh với người Kinh để xây dựng và bảo vệ đất nước chống phong kiến phương Bắc, vì thế những việc làm của Lý Công Uẩn là để củng cố khối đoàn kết dân tộc, vì đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Nhà Lý tiếp tục giao bang với nhà Tống và các nước láng giêng, nhưng nhà Lý thực hiện một nguyên tắc không thể nhân nhượng đó là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nếu nguyên tắc lại bị vi phạm, nhà Lý cử người kiên quyết đòi lại, thậm chí đem quân đánh trả.
Bài 1 (trang 38 sgk Lịch sử 7): Nhà Lý được thành lập như thế nào ?
Lời giải:
– Sau khi Lê Hoàn mất (năm 1005), Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Long Đĩnh là một ông vua tàn bạo khiến cho trong triều, ngoài nội ai ai cũng căm giận.
– Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các quan lại trong triều tôn tướng Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý được thành lập.
Bài 2 (trang 38 sgk Lịch sử 7): Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao ?
Lời giải:
– Về mặt hành chính: cả nước chia thành 24 lộ, phủ. Dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương, xã.
– Đứng đầu nhà nước là vua. Ban đầu, vua trực tiếp giữ quyền hành sắp xếp và sắp đặt quan lại, ban hành đạo luật xét xử, chỉ huy quân đội, tiếp sứ thần nước ngoài, về sai vua giao bớt cho các đại thần, chỉ giữ quyền quyết định chung. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.
Bài 3 (trang 38 sgk Lịch sử 7): Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ?
Lời giải:
– Tổ chức bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
– Ban hành bộ “Hình thư”.
– Xây dựng quân đội vững mạnh gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
– Thi hành chính sách ” ngụ binh ư nông”.
– Thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc thiểu số.
Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý Đẩy Mạnh Công Cuộc Xây Dựng Đất Nước
Tóm tắt lý thuyết
Năm 1009 Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý thành lập – Lý Thái Tổ.
Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La rồi đổi tên là Thăng Long (rồng bay).
Thăng Long có vị trí thuận lợi cho việc dời đô. Thăng Long là đô thị phồn vinh gồm hòang cung và phố chợ.
Năm 1054 nhà Lý đổi tên là Đại Việt.
Đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có các đại thần, bên dưới là các quan văn võ, đây là chính quyền quân chủ cử con cháu công thần giữ chức vụ quan trọng.
Hai bên thềm cung điện vua Lý treo chuông lớn, cho phép dân có gì oan ức thì đánh chuông xin vua xét xử.
Hoàng tử được nối ngôi, vua cho ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc sống cả nhân dân.
Cả nước chia thành 24 lộ phủ, có chức tri phủ, tri châu. Dưới lộ phủ có huyện và hương (Đinh-Tiền Lê là 10 lộ). Công việc ở lộ phủ giao cho cho các con cháu nhà vua hay các đại thần cai quản.
(Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Lý )
Luật pháp:
Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình Thư là bộ luật đầu tiên, nhằm bảo vệ vua, cung điện,bảo vệ của công, tài sản của nhân dân, nghiêm cấm mổ trộm trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, người phạm tội xử phạt rất nghiêm khắc
Quân đội gồm:
Cấm quân bảo vệ nhà vua và kinh thành.
Quân địa phương canh phòng ở các lộ phủ và tham gia những cuộc chiến trang giữ nước, thay phiên nhau luyện tập gọi là “ngụ binh ư nông “
Quân đội có quân bộ, quân thủy, kị binh, tượng binh, vũ khí thô sơ gồm giáo mác, dao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá.
Giảng Võ ở Thăng Long là nơi luyện võ nghệ của binh sĩ.
Để củng cố khối đoàn kết các dân tộc, nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.
Nhà Lý luôn giữ vững độc lập tự chủ, kiên quyết bảo vệ lãnh thổ biên giới
Năm 1068 nhà Tống xúi Chămpa đánh Đại Việt,bị nhà Lý đánh tan.
Quan hệ bình thường với Nhà Tống, Chăm pa, Chân lạp.
Nhà Lý tồn tại 200 năm đã xây dựng bộ máy nhà nước đầy đủ, quy củ hơn, củng cố khối đoàn kết các dân tộc, củng cố sự thống nhất lãnh thổ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ nền độc lập tổ quốc.
Các vua nhà Lý:
Lý Thái Tông
Thiên Thành (1028-1034) Thông Thụy (1034-1039) Càn Phù Hữu Đạo (1039-1042) Minh Đạo (1042-1044) Thiên Cảm Thánh Vũ (1044-1049) Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054)
Lý Phật Mã
1000-1054
1028-1054
Thọ Lăng
Lý Thánh Tông
Long Thụy Thái Bình (1054-1058) Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065) Long Chương Thiên Tự (1066-1068) Thiên Thống Bảo Tượng (1068-1069) Thần Vũ (1069-1072)
Lý Nhật Tôn
1023-1072
1054-1072
Ứng thiên Sùng nhân Chí đạo Uy khánh Long tường Minh văn Duệ vũ Hiếu đức Thánh thần Hoàng đế
Thọ Lăng
Lý Nhân Tông
Thái Ninh (1072-1076) Anh Vũ Chiêu Thắng (1076-1084) Quảng Hựu (1085-1092) Hội Phong (1092-1100) Long Phù (1101-1109) Hội Tường Đại Khánh (1110-1119) Thiên Phù Duệ Vũ (1120-1126) Thiên Phù Khánh Thọ (1127-1127)
Lý Càn Đức
1066-1127
1072-1127
Hiếu từ Thánh thần Văn vũ Hoàng đế
Thiên Đức Lăng
Lý Thần Tông
Thiên Thuận (1128-1132) Thiên Chương Bảo Tự (1133-1138)
Lý Dương Hoán
1116-1138
1128-1138
Quảng nhân Sùng hiếu Văn vũ Hoàng đế
Thọ Lăng
Lý Anh Tông
Thiệu Minh (1138-1140) Đại Định (1140-1162) Chính Long Bảo Ứng (1163-1174) Thiên Cảm Chí Bảo (1174-1175)
Lý Thiên Tộ
1136-1175
1138-1175
Thể thiên Thuận đạo Duệ văn Thần võ Thuần nhân Hiển nghĩa Huy mưu Thánh trí Ngự dân Dục vật Quần linh Phi ứng Đại minh Chí hiếu hoàng đế.
Thọ Lăng
Lý Cao Tông
Trinh Phù (1176-1186) Thiên Tư Gia Thụy (1186-1202) Thiên Gia Bảo Hựu (1202-1204) Trị Bình Long Ứng (1204-1210)
Lý Long Trát (Lý Long Cán)
1173-1210
1175-1210
Thọ Lăng
Lý Chiêu Hoàng
Thiên Chương Hữu Đạo (1224-1225)
Lý Phật Kim (Lý Thiên Hinh)
1218-1278
1224-1225
Cửa Mả Lăng
Giải Sbt Lịch Sử Lớp 7 Bài 10: Nhà Lý Đẩy Mạnh Công Cuộc Xây Dựng Đất Nước
Giải bài tập môn Lịch sử lớp 7
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 7 hay được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn giải các câu hỏi trong vở bài tập Lịch sử 7 theo chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo.
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 10
Bài tập 1 trang 30 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Quê hương của Lý Công Uẩn ở
A. Thuận Thành (Bắc Ninh).
B. Quế Võ (Bắc Ninh),
C. Từ Sơn (Bắc Ninh)
D. Đông Anh (Hà Nội).
2. Người đổi tên thành Đại La thành Thăng Long Là
A. Lý Bí.
B. Lê Long Việt.
C. Lý Công uẩn.
D. Lý Nhân Tông.
3. Nhà Lý chia cả nước thành
A. 10 đạo. B. 12 đạo. C 12 lộ D. 24 lộ, phủ.
4. Quốc hiệu Đại Việt có từ thời
a. Tiền Lê.
B. Lý Nam Đế.
c. Lý.
D. Trần.
5. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có từ thời
A. Đinh. B. Tiền Lê. C. Lý. D. Trần.
Trả lời
1. C 2. C 3. D 4. C 5. C
Bài tập 2 trang 30 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô □ trước các câu sau.
□ 1. Lý Công Uẩn là con nuôi nhà sư Vạn Hạnh.
□ 2. Lý Thái Tổ là người viết Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
□ 3. Kinh thành Thăng Long thời Lý còn rất hoang sơ
□ 4. Các cung điện thời Lý đều được làm bằng gỗ, lợp ngói ống…
□ 5. Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”, cho quân lính thay phiên nhau về cày ruộng.
□ 6. Thời Lý, dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã.
Trả lời
Đúng: 2, 4, 5, 6;
Sai: 1, 3.
Bài tập 3 trang 31 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Trả lời
Bài tập 4 trang 31 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Trả lời
Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa).
Theo sử cũ, luật pháp thời Lý quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc
Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.
Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá.
Bài tập 5 trang 31 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình Trung ương và các đơn vị hành chính địa phương thời Lý
Các cấp hành chính địa phương: Lộ, phủ (tri phủ, tri châu) – huyện – hương – xã.
Bài tập 6 trang 32 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long có ý nghĩa gì?
Trả lời
Dời đô về Thăng Long với vị trí trung tâm đất nước có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước về nhiều mặt và bảo vệ đất nước hơn ở Hoa Lư…
Bài tập 7 trang 32 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời từ thời Lý theo em có tác dụng như thế nào?
Trả lời
Sự ra đời của bộ luật thành văn đầu tiên có tác dụng bảo vệ và củng cố vương triều, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, ổn định xã hội, xây dựng đất nước hùng mạnh.
Bài tập 8 trang 32 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Những công việc nhà Lý đã làm có gì khác và mới so với nhà Đinh, Tiền Lê?
Trả lời
Nhà Lý có những việc làm khác và mới rất có ý nghĩa trong xây dựng và đổi mới đất nước như: dời đô về Thăng Long, đổi quốc hiệu, ban hành bộ luật thành vãn đầu tiên, tổ chức bộ máy chính quyền các cấp có quy củ, chặt chẽ và hệ thống hơn thời Đinh – Tiền Lê.
………………….
Vbt Lịch Sử 9 Bài 24: Cuộc Đấu Tranh Bảo Vệ Và Xây Dựng Chính Quyền Dân Chủ Nhân Dân (1945
VBT Lịch Sử 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)
Bài 1 trang 85-86 VBT Lịch sử 9:
Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam
Trên cả nước
– Quân Anh mở đường cho quân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam.
– hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.
b. Hãy cho biết những khó khăn về kinh tế, xã hội và văn hóa của nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
– Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: bị chiến tranh tàn phá nặng nề; nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 chưa được khắc phục; diện tích đất bỏ hoang nhiều; thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra.
+ Công nghiệp: sản xuất đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt.
+ tài chính:
+ Ngân sách nhà nước trống rỗng; kho bạc nhà nước chỉ còn hơn 1 triệu đồng, trong đó, hơn một nửa đã bị rách, nát không thể sử dụng được.
+ Chính quyền cách mạng chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương.
+ Quân Tưởng Giới Thạch tung ra thị trường các loại tiền mất giá (ví dụ: Quan Kim, Quốc tệ) khiến cho nền tài chính Việt Nam thêm rối loạn.
– Văn hóa, xã hội:
+ Hơn 90% dân số mù chữ.
+ Các tệ nạn xã hội như: mê tín dị đoạn, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút,… tràn lan.
Bài 2 trang 86 VBT Lịch sử 9:
6/1/1946
Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bầu cử những người xứng đáng vào cơ quan quyền lực của nhà nước – Quốc hội
2/3/1946
Tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã lập ra bản dự thảo hiến pháp và thông qua danh sách chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu
b. Để giải quyết nạn đói, nhân dân ta đã làm gì?
Để giải quyết nạn đói, nhân dân ta đã:
+ Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người: lập các hũ gạo cứu đói; tổ chức ngày đồng tâm; không dùng gạo, ngô để nấu rượu…
+ tích cực tăng gia sản xuất.
Bài 3 trang 86 VBT Lịch sử 9:
Trả lời:
a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu không biểu thị đúng việc chính quyền cách mạng đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
x
Đầu tư máy móc, cong cụ sản xuất cho các hợp tác xã nông nghiệp.
b. Chính phủ và nhân dân ta đã làm gì để giải quyết nạn dốt và khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách.
– Giải quyết nạn dốt:
+ Chính phủ thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.
+ Đổi mới nội dung giáo dục theo tinh thần dân tộc và dân chủ.
– Giải quyết khó khăn về tài chính:
+ Phát hành tiền Việt Nam.
Bài 4 trang 87 VBT Lịch sử 9:
Trả lời:
a. Hãy điền vào bảng sau những sự kiện chứng tỏ thực dân Pháp và Anh gây hấn ở Nam Bộ cho phù hợp với mốc thời gian.
Ngày 2/9/1945
Khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít ting chào mừng “Ngày Độc lập”, Thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.
Ngày 6/9/1945
Quân Anh đến Sài Gòn, kéo theo sau là 1 đại đội quân Pháp. chúng yêu cầu ta phải giải tán lực lượng vũ trang, thả hết tù binh Pháp, cho quân Pháp chiếm đóng nhiều vị trí quan trọng trong thành phố
Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945
Quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn
Ngày 5/10/1945
Tướng Lơ-cơ-léc đến Sài Gòn cùng nhiều đơn vị bộ binh và xe bọc thép mới từ Pháp sang. Quân Pháp phá vòng vây Sài Gòn – Chợ Lớn, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
b. Trước tình hình trên, Đảng, chính phủ và nhân dân ta đã làm gì?
– Trung ương Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Quyết tâm lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược.
+ Tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước của Pháp.
– Nhân dân Việt Nam:
+ Hàng vạn thanh niên hăng hái ra nhập các đoàn quân “Nam tiến”.
Bài 5 trang 87-88 VBT Lịch sử 9:
Trả lời:
a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý thể hiện việc quân Tưởng Giới Thạch chống phá cách mạng nước ta.
Đối sách với quân Tưởng
Đối sách với bọn tay sai
Bài 6 trang 88 VBT Lịch sử 9:
Trả lời:
a. Vì sao chính phủ ta phải kí hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)?
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận kí với Pháp hiệp định sơ bộ và Tạm ước, vì:
– Sau khi chiếm đóng các đô thị iwr Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Thực dân Pháp âm mưu đưa quân ra Bắc để thôn tính toàn bộ Việt Nam.
– Để thực hiện được âm mưu tiến quân ra Bắc, Pháp đã điều đình với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc → 28/2/1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết.
– Nhận thấy 2 kẻ thù của ta (Pháp – Tưởng) đã xích lại gần nhau, nếu ta cầm súng chiến đấu, ắt sẽ phải chống lại cả Pháp lẫn Tưởng → Ban thường vụ trung ương Đảng đã quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến”: tạm thời hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.
b. Hãy trình bày những nội dung của Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) theo bảng sau.
Hiệp định sơ bộ (6/3/1946)
Tạm ước (14/9/1946)
– chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, nghị viện và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
c. So sánh sách lược của Đảng và chính phủ ta trước và từ ngày 6/3/1946.
Bài Tập Ở Nhà Trang 148 Lịch Sử 7
STT
Tên cuộc khởi nghĩa
Người lãnh đạo
Thời gian
Tóm tắt diễn biến chính
Ý nghĩa
1
Khởi nghĩa của Trần Tuân
Trần Tuân
1511
Đóng quân ở Sơn Tây, nghĩa quân có tới hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm, uy hiếp kinh thành Thăng Long.
Các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt nhưng góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
5
Khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng
Nguyễn Dương Hưng
1737
Nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân Đàng Ngoài.
Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
8
Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu
Nguyễn Hữu Cầu
1741 – 1751
Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn, Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam,vào Thanh Hóa, Nghệ An.
Nghĩa quân lấy khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.
10
Khởi nghĩa Tây Sơn
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ
1771
– Căn cứ chính ở Tây Sơn, xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân.
– Nghĩa quân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế nên nghĩa quân nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của nhân dân và các dân tộc thiểu số.
– Tạo dựng được lòng tin của nhân dân, tạo tiền đề cho phong trào Tây Sơn phát triển, thống nhất nước nhà.
11
Khởi nghĩa Phan Bá Vành
Phan Bá Vành
1821- 1827
– Nghĩa quân hoạt động rộng khắp ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
– Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình.
– Năm 1827, nhà Nguyễn huy động lực lượng tấn công nghĩa quân, Phan Bá Vành bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
– Góp phần làm lung lay triều đình nhà Nguyễn.
12
Khởi nghĩa Nông Văn Vân
Nông Văn Vân
1833 – 1835
– Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Việt Bắc.
– Hai lần đẩy lùi cuộc càn quét lớn của triều đình.
– Lần thứ ba, quân triều đình tấn công dữ dội, Nông Văn Vân chết trong rừng, khởi nghĩa bị dập tắt.
13
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi
Lê Văn Khôi
1833-1835
– Tháng 6 – 1833, Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An, tự xưng Bình Nam Đại nguyên soái.
– Cả 6 tình Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa.
– Tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình, Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh qua đời.
– Nghĩa quân bị đàn áp khốc liệt.
14
Khởi nghĩa Cao Bá Quát
Cao Bá Quát
1854 -1856
– Tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy ở Hà Nội.
– Năm 1855, Cao Bá Quát hi sinh.
– Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến cuối năm 1856 thì bị dập tắt.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý Đẩy Mạnh Công Cuộc Xây Dựng Đất Nước trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!