Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 6 Bài 8: Sống Chan Hòa Với Mọi Người được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 8: Sống chan hòa với mọi người
Giải bài tập môn GDCD lớp 6
Bài tập môn GDCD lớp 6
Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 8: Sống chan hòa với mọi người được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Bài tập 1: Hãy nêu một số biêu hiện và cho ví dụ về sống chan hoà với mọi người.
Trả lời
Vui vẻ, ân cần
Biết quan tâm giúp đỡ
Đoàn kết, nhường nhịn
Khiêm tốn, biết lắng nghe
Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
Bài tập 2: Sống chan hoà với mọi người có ý nghía như thế nào đối với mỗi người và đối với xã hội?
Trả lời
Sống chan hòa với mọi người sẽ được mọi người giúp đỡ, quý mến
Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người trong xã hội.
A. Sống giản dị
B. Sống thẳng thắn
C. Sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người
D. Sống khiêm tốn
Bài tập 4: Những biểu hiện nào sau đây là sống chan hoà với mọi người?
A. Thân thiện với mọi người xung quanh
B. Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn
C. Xa lánh mọi người
D. Cởi mở, vui vẻ trong giao tiếp
E. Chân tình, thông cảm với mọi người
G. Giữ kín tâm tư, không bao giờ tâm sự với người thân
H.Tham gia tích cực các hoạt động của lớp, của trường
I. Thường xuyên quan tâm tới mọi người xung quanh
K. Ngại tham gia ý kiến với người khác vì sợ mất lòng.
A. Trong cuộc sống chỉ nghĩ tới bản thân
B. Đố kị, ghen ghét những người hơn mình
C. Quan tâm tới những người xung quanh
D. Nói xấu bạn bè
E. Ngại ngần khi tham gia hoạt động chung
G. Chân tình, cởi mở với mọi người.
Trả lời
Câu 3: C
Câu 4: A, B, D, E, H, I
Câu 5: A, B, D, E
Bài tập 6: Thuý Anh chẳng những là học sinh giỏi mà còn sống rất chân thành, cởi mở, vui vẻ với bạn bè trong lớp, tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp, của trường. Có người nói, đấy là biểu hiện sống chan hoà với mọi người; nhưng cũng có người lại nói đấy chỉ là biểu hiện của tính vui vẻ, thật thà và tích cực, tự giác, chưa phải là sống chan hoà với mọi người.
Câu hỏi:
1/ Theo em, những biểu hiện của Thuý Anh có phải là sống chan hoà với mọi người không? Vì sao?
2/ Em có quý mến các bạn sống chan hoà với mọi người không? Vì sao?
Trả lời
1/ Những biểu hiện của Thuý Anh là sống chan hoà với mọi người, vì sống vui vẻ, hoà hợp, gắn bó với mọi người và với tập thể
2/ Em yêu quý các bạn sống chan hoà với mọi người, vì các bạn ấy góp phần xây dựng mối quan hộ tốt đẹp giữa mọi người.
Bài tập 7: Trong khu tập thể nhà em ai cũng khen và yêu mến bác Năm vì bác là người cởi mở và tốt bụng. Nhà giàu nhưng bác luôn gần gũi với những gia đình nghèo, luôn quan tâm và giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Không những thế, đôi lần bác còn tham gia hoà giải cho một số gia đình có mâu thuẫn với nhau.
Câu hỏi:
1/ Em có quý mến những người như bác Năm không? Vì sao?
2/ Em có muốn học tập theo tấm gương của bác Năm không? Vì sao?
Trả lời
1/ Em yêu quý những người như bác Năm vì bác ấy góp phần xây dựng mối quan hộ tốt đẹp giữa mọi người.
2/ Em có muốn học tập theo tấm gương bác Năm, em sẽ thường xuyên nói chuyện với bác ấy, nhờ bác ấy chỉ bảo điều còn chưa biết.
Bài tập 8: Trong lớp 6A có bạn H. là con một gia đình giàu có, bạn luôn tỏ ra kênh kiệu, không muốn chơi với ai và cũng chẳng ai muốn chơi với bạn ấy. Không như bạn H, bạn Nga cũng là con nhà giàu nhưng bạn rất tốt, luôn sống hoà hợp, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong cuộc sống.
Câu hỏi
1/ Em có cho rằng, nếu là con gia đình giàu có thì không cần phải hoà hợp, vui vẻ với bạn bè trong lớp không ? Vì sao?
2/ Em có thể khuyên nhủ bạn H. điều gì?
Trả lời
Là học sinh, ai cũng cần phải sống hoà hợp, vui vẻ với bạn bè trong lớp, không phân biệt gia đình giàu hay nghèo. Làm như vậy để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa mọi thành viên trong lớp, như vậy cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn
Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 6 Bài 7: Yêu Thiên Nhiên, Sống Hòa Hợp Với Thiên Nhiên
Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
Giải bài tập môn GDCD lớp 6
Bài tập môn GDCD lớp 6
Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Bài tập 1: Theo em, thiên nhiên bao gồm những gì?
Trả lời
Thiên nhiên bao gồm không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi, núi, động, thực vật,..
Bài tập 2: Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên? Nêu ví dụ
Trả lời
Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên là sống hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên, khắc phục hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra.
Bài tập 3: Tại sao phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên?
Trả lời
Vì:
Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Thiên nhiên cung cấp cho con người phương tiện, điều kiện để sinh sống như nước để uống, không khí để thở, rừng cây chắn gió, ngăn lũ,…
Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì cuộc sống của con người bị đe doạ.
Bài tập 4: Mỗi người chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
Trả lời
Trồng cây gây rừng, bảo vệ động vật, khai thác rừng, thủy hải sản phải có kế hoạch..
Những việc làm phá hoại thiên nhiên cần có những biện pháp ngăn chặn, khắc phục
Bài tập 5: Những việc làm và biểu hiện nào sau đây thể hiện tình yêu thiên nhiên?
A. Thích được đi tham quan danh lam thắng cảnh
B. Thường xuyên chăm sóc cây cối trong vườn
C. Bẻ cành, hái hoa trong công viên
D. Thích sưu tầm tranh, ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên
E. Khó chịu khi thấy có người vứt rác bừa bãi
G. Hứng thú cùng bạn bè cắm trại ngoài trời
H. Không quan tâm đến những vụ cháy rừng
I. Tham gia bình chọn di sản thiên nhiên trong nước và trên thế giới.
Bài tập 6: Những biểu hiện nào sau đây là sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên?
A. Săn bắn động vật hoang dã, quý hiếm
B. Xả nước thải chưa xử lí vào sông, hồ
C. Khai thác khoáng sản có kế hoạch
D. Tham gia tích cực phong trào bảo vệ rừng
E. Chăm sóc cây và hoa trong vườn trường
G. Vứt rác thải nơi công cộng
H. Vận động mọi người cùng bảo vệ thiên nhiên.
Trả lời
Bài tập 5: A, B, D, E, G, I
Bài tập 6: C, D E, H
Bài tập 7:
Hãy chọn câu nói thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Trên kính, dưới nhường
Mùa xuân là Tết trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Có công mài sắt có ngày nên kim
Trả lời
Đáp án C
Bài tập 8:
Mỗi khi nhà trường tổ chức đi tham quan phong cảnh trong và ngoài tỉnh, Dương đều đi và tận hưởng niềm vui của một ngày sống gắn bó với cảnh đẹp của thiên nhiên hùng vĩ. Còn Hoà thì lại khác hẳn, chẳng muốn đi đâu, vì Hoà cho rằng đi như thế mệt lấm, không giúp ích gì cho cuộc sống của mình.
Câu hỏi:
1/ Em đồng ý với việc làm của Dương hay Hoà? Vì sao?
2/ Em đã đi tham quan rừng núi, sông, hồ, biển nhiều chưa? Em thấy việc đó có cần thiết không?
Trả lời
1/ Em đồng ý với việc làm của Dương. Việc làm đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống gắn bó với thiên nhiên.
2/ Tham quan ở vườn bách thú, công viên, em thấy việc đó là rất cần thiết, có thể thư dãn đầu óc, học thêm được nhiều điều mới mẻ.
Bài tập 9:
Trên đường đi học về, Hiến và Cường cùng trao đổi với nhau về bảo vệ rừng.
– Hiến: Tớ rất lo vì hiện nay rừng nước mình bị khai thác bừa bãi quá. Con người cần phải biết giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, Cường ạ
– Cường: Theo tớ thì chẳng cần lo lắng gì, con người phải khai thác cho đủ nhu cầu chứ! Cây bị chặt nhiều thì cây lại mọc nhiều mà.
Câu hỏi
1/ Em đồngý với ý kiến của Hiến hay Cuờng? Vì sao?
2/ Tại sao chúng ta cần phải báo vệ rừng?
Trả lời
Đồng ý với ý kiến của Hiến. Suy nghĩ của Hiến là đúng, vì bảo vệ thiên nhiên hiện nay là việc làm cần thiết, là yêu cầu đối với mọi người.
Chúng ta cần phải bảo vệ rừng vì rừng rất cần thiết cho con người và xã hội.
Bài tập 10:
Chủ nhật tuần trước, Minh được bố mẹ cho đi tham quan khu hổ nước tự nhiên của tỉnh nhà. Cả gia đình ăn bữa trưa ngay cạnh hồ. Ăn xong, Minh thu dọn mấy tờ giấy báo và thức ăn còn lại định ném cá xuống hồ. Thấy vậy, Bình (anh của Minh) vội vã can ngăn, không đế Minh kịp vứt xuống hổ
Câu hỏi:
1/Em nhận xét gì về hành vi cứa hai anh em Bình và Minh?
2/ Chúng ta có cần phái giữ gìn vệ sinh cho hồ nước tự nhiên không? Vì sao?
Trả lời
Anh Bình có ý thức báo vệ thiên nhiên, giữ gìn để bảo vệ không khí trong lành của thiên nhiên. Minh không có ý thức bảo vệ thiên nhiên, không yêu thiên nhiên.
Cần giữ gìn hồ nước tự nhiên để bảo vệ sự trong sạch của hồ nước. Làm như vậy là thể hiện tình yêu thiên nhiên và biết sống hoà hợp với thiên nhiên.
Bài tập 11: Em hãy kế lại những việc làm của em nham báo vệ thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên?
Trả lời
Những việc làm: trồng cây bảo vệ rừng,
Khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách có kế hoạch, hợp lý
Lên án những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên
Vận động các bạn trong lớp yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn.
Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 9 Bài 4: Bảo Vệ Hòa Bình
Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình
Giải bài tập môn GDCD lớp 9
Bài tập môn GDCD lớp 9
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ
Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 3: Dân chủ và kỷ luật
Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Bài 1: Em hiểu thế nào là hoà bình? Thế nào là bảo vệ hoà bình?
Trả lời
Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên; dùng thương lượng, đàm phán đễ giải quyết mọi mâu thuẫn xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
Bài 2: Theo em, vì sao cần phải bảo vệ hoà bình?
Trả lời
Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người;
Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán.
Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. Là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và toàn nhân loại Vì ngày nay các thế lực phản động, hiếu chiến, đang âm mưu phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xung đột vũ trang tại nhiều nơi trên thế giới.
Là dân tộc yêu chuộng hoà bình, chúng ta đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình và công lí trên toàn thế giới.
Bài 3: Bảo vệ hoà bình có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời
Chúng ta phải bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh vì ko ai muốn chiến tranh xảy ra. Chiến tranh ko những gây mất đoàn kết giữa các nước mà còn phá hoại đất nước, nhà cửa và làm hao tổn nhiều của cải, vật chất. Không những thế, một khi chiến tranh xảy ra, những người dân hi sinh vô tội là điều xảy ra hiển nhiên. Ai sinh ra trong cuộc đời này cũng có quyền được sống và được bảo vệ mạng sống của mình. Vậy ai cho chiến tranh có quyền cướp đi những mạng sống quý giá đó
Bài 4: Em hãy nêu các biểu hiện của sống hoà bình trong cuộc sổng?
Trả lời
Biểu của lòng yêu hòa bình:
Giữ gìn cuộc sống bình yên.
Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.
Không để xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang.
Bài 5: Hãy chọn ý đúng và đánh dấu x vào cột tương ứng.
(Yên bình, đau thương, bệnh tật, ấm no, hạnh phúc, đói nghèo, chết chóc, tang thương, đoàn tụ, phát triển, chậm tiến, thảm hoạ, khát vọng, thân thiện)
Nhận xét.
A. Đàm phán để giải quyết mâu thuẫn
B. Tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau
C. Đối xử thân thiện với mọi người
D. Ép buộc người khác theo ý mình
E. Giải quyết bất đồng bằng thương lượng
G. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc
H. Thông cảm và chia sẻ với mọi người
I. Nói xấu lẫn nhau
Bài 8: Hà Nội được UNESCO công nhận là thành phố vì hoà bình vào năm nào?
A. 1999 B. 2000 C. 2001 D. 2002
Bài 9: Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố nào sau đây của Nhật?
A. Tô-ky-ô B. Hi-rô-shi-ma C. O-sa-ka D. Na-gôi-a
Bài 10: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của ai ?
Những nước có tiềm lực quân sự mạnh
Những nước giàu có
Toàn nhân loại
Những nước đã từng bị chiến tranh
Trả lời:
Bài 5
Chiến tranh chính nghĩa: A, C, D, E
Chiến tranh phi nghĩa: B, G
Bài 6
Hòa bình: Yên bình, ấm no, hạnh phúc, đoàn tụ, phát triển, khát vọng, thân thiện
Chiến tranh: đau thương, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc, tang thương, chậm tiến, thảm họa
Bài 7: A, B, C, E, H
Bài 8: A
Bài 9: B
Bài 10: C
Bài 11: Hùng là một học sinh có thân hình cao to trong lớp. Cậu ta hay tò chức nhóm bạn sang gây gổ với các bạn lớp khác. Có hôm, Hùng đánh một bạn bị chảy máu mũi, thầy hiệu trưởng phải gọi Hùng lên văn phòng để kiểm điểm, các thầy cô giáo rất lấy làm phiền lòng, còn các bạn trong lớp thì dần xa lánh Hùng.
Câu hỏi:
1 / Em hãy nêu nhận xét của mình về Hùng.
2/ Nếu là bạn cùng lớp với Hùng, em sẽ góp ý gì cho Hùng?
Trả lời
1/ Hùng có biểu hiện hay dùng vũ lực trong quan hệ với bạn bè, trái với biểu hiện sống hoà thuận mà mỗi học sinh cần phải rèn luyện.
2/ Em sẽ khuyên Hùng là bạn bè với nhau thì nên sống hòa thuận, vui vẻ, cùng tiến bộ, giúp đỡ nhau trong học tập.
Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 7 Bài 5: Yêu Thương Con Người
Giải bài tập môn GDCD lớp 7
Bài tập môn GDCD lớp 7
Giải bài tập SBT GDCD 7 bài 5: Yêu thương con người được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7.. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 2: Trung thực Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 3: Tự trọng Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo
Bài tập 1: Em hiểu thế nào là yêu thương con người?
Trả lời
Lòng yêu thương con người là phẩm chất quý báu đem lại nhiều tác động, ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống con người… Trước hết cần hiểu về lòng yêu thương con người là gì? Lòng yêu thương con người được hiểu là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, giúp đỡ giữa con người với nhau.
Bài tập 2: Hãy nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người và những biểu hiện trái với lòng yêu thương con người trong cuộc sống
Trả lời
Biểu hiện của lòng yêu thương con người
Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau, nhường nhịn em nhỏ.
Sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ
Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam
Hiến máu nhân đạo
Biết tha thứ khi người khác mắc lỗi
Biết hy sinh bản thân mình vì người khác.
Có lòng nhân ái, vị tha…
Biểu hiện trái với lòng yêu thương con người trong cuộc sống
Thờ ơ, lạnh nhạt
Căm ghét, căm thù
Thương hại
Làm những điều có hại cho người khác
Bài tập 3: Lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người và đối với xã hội?
Trả lời
Yêu thương con người là phẩm chất đạo đức của mỗi con người
Là truyền thống của nhân dân Việt Nam
Người biết yêu thương con người sẽ được kính trọng, được mọi người yêu quý.
Bài tập 4: Em đã làm gì thể để thể hiện lòng yêu thương con người của mình?
Trả lời
Giúp bạn đến trường
Tặng các chú bộ đồ dùng như bàn chải , kem đánh răng , mì gói
Chép bài giùm bạn khi bạn bị bệnh
Giảng lại bài cho bạn nếu bàn không hiểu
Quyên góp tiền bạn cho người cơ nhỡ
Thăm trẻ em trong trải trẻ mồ côi.
Quan tâm, giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm.
Luôn nghĩ tốt và bênh vực tất cả mọi người, kể cả những người làm điều xấu, điều ác.
Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không mong sự trả ơn
Giúp đỡ người khác để được giúp đỡ lại.
Chỉ cần yêu thương ông bà, bố mẹ và những người thân của mình.
Người biết yêu thương con người sẽ không làm hại đến người khác.
Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện là thể hiện lòng yêu thương con người.
Sự ban ơn và lòng thương hại làm giảm giá trị con người.
Yêu thương con người là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
A. Thương người như thể thương thân
B. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
C. Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
D. Lời nói, gói vàng
E. Trâu buộc ghét trâu ăn
G. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
H. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
I. Lá lành đùm lá rách
Trả lời
Câu 5: C
Câu 6
Tán thành: B, C, E
Không tán thành: A, D
Câu 7: A, C, G, I
Bài tập 8: Trong khu tập thể, bác Thu là một người khoẻ mạnh và tốt bụng. Nhưng trong một lần bị tai nạn giao thông, bác bị thương ở chân và từ đó bác phải đi tập tễnh. Một số trẻ con trong khu tập thể thường chế giễu, nhại dáng đi của bác và gọi bác là “bà chấm phẩy”.
Câu hỏi:
1/ Em suy nghĩ gì về hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể của bác Thu?
2/ Em sẽ góp ý cho các bạn ấy như thế nào?
Trả lời
1/ Hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể như vậy là không tốt, cần phải phê phán và nhắc nhở
2/ Em sẽ khuyên nhủ các bạn là nên thông cảm và yêu thương bác ấy hơn, bác ấy đã không may mắn nên mới xảy ra tai nạn giao thông, bác ấy cần sự cảm thông và chia sẻ yêu thương từ mọi người
Câu hỏi:
Theo em, các bạn phê bình Nam như vậy có đúng không? Vì sao?
Trả lời
Yêu thương, giúp đỡ người khác là xuất phát từ tấm lòng chân thành của mình, mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác, có thể chỉ là lời động viên, an ủi… chứ không phải cứ giúp đỡ nhiều về vật chất mới là yêu thương con người.
Câu hỏi:
1/ Lí do gì khiến nhân vật trong tình huống trên thấy phải giúp đỡ người đàn ông tội nghiệp?
2/ Hành động đó có phải xuất phát từ lòng yêu thương con người không? Vì sao?
Trả lời
Hành động của nhân vật trong tình huống không thể hiện lòng yêu thương con người chân chính, vì nhân vật muốn giúp đỡ người đàn ông chỉ vì lo sợ đấng tối cao trừng phạt, bị bỏ rơi, bơ vơ.
Bài tập 11: Ông ta nằm ngã gục ở dưới gốc cây bàng, mồm sùi bọt, quần áo bẩn kết đất cát. Bọn tôi ngồi trong cửa hàng, cũng có đứa trong bọn định chạy ra nhưng lại thôi. Ông ta trông bẩn và kinh quá. Lát sau con bé nhà bên cạnh ngó ra, nó hét lên, ngay lập tức nó kéo ông cùng nó và gọi xích lô, khiêng ông ta đến bệnh viện. Một ông già và một đứa trẻ con, trong khi bọn tôi toàn thanh niên lộc ngộc. Kể cũng ngượng, nhưng… giá mà ông ta trông sạch sẽ một tí, đỡ ghê tay !
Câu hỏi:
Em hãy nêu nhận xét và so sánh hành vi của các nhân vật trong tình huống trên để thấy ai có lòng yêu thương con người chân chính?
Trả lời
Cứu người trong lúc nguy khốn là rất cần thiết, là điều mà ai cũng phải làm. Là thanh niên khoẻ mạnh mà không cứu người vì sợ bẩn là hành vi đáng lên án.
Bài tập 12: Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu thương con người trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta?
Trả lời
Một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu thương con người
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Lá lành đùm lá rách Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Bài tập 13: Em hãy kể lại một việc làm thể hiện lòng yêu thương con người của em hoặc của người khác mà em biết và nói lên cảm nghĩ của mình?
Trả lời
Trong một lần đi học về, em có thấy một bé gái tầm 6 tuổi đang đi bộ trên đường, em đi học bằng xe đạp, em hỏi địa chỉ nhà em bé ở đâu và trở em ấy về tận nhà. Sau đó em mới đi về nhà em.
Cảm nghĩ của em rất là tốt, được giúp đỡ mọi người, được giúp em nhỏ tránh khỏi những kẻ xấu
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 6 Bài 8: Sống Chan Hòa Với Mọi Người trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!