Xu Hướng 9/2023 # Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử Lớp 8 Bài 30: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Từ Đầu Thế Kỉ Xx Đến Năm 1918 # Top 10 Xem Nhiều | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử Lớp 8 Bài 30: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Từ Đầu Thế Kỉ Xx Đến Năm 1918 # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử Lớp 8 Bài 30: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Từ Đầu Thế Kỉ Xx Đến Năm 1918 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 8

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 30

là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 8 hay được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn giải các câu hỏi trong vở bài tập Lịch sử 8 theo chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài Tập 1 trang 104 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập vào năm

A. 1901

B. 1902

C. 1903

D. 1904

Câu 2. Phong trào Đông Du tan rã vì

A. Phụ huynh đấu tranh đòi đưa con em họ về nước

B. Thực dân Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam

C. Phan Bội Châu nhận thấy việc học không có tác dụng

D. Phan Bội Châu bị bắt giam

Câu 3. Đông Kinh nghĩa thục là trường học được sáng lập bởi

A. Phan Bội Châu

B. Lương Văn Can

C. Cường Để

D. Phan Châu Trinh

Câu 4. Mục đính của Đông Kinh nghĩa thục là

A. Giáo dục lí luận cách mạng, chuẩn bị thành lập chính đảng ở Việt Nam

B. Truyền bá tư tưởng Tự do – Bình đẳng – Bác ái của đại cách mạng Pháp

C. Bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập, nếp sống mới.

D. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào tâng lớp thanh niên.

Câu 5. Đông Kinh nghĩa thục chấm dứt hoạt động vào

A. Tháng 7-1907

B. Tháng 8-1907

C. Tháng 9-1907

D. Tháng 11-1907

Câu 6. Phong trào chống thuế ở Trung Kì được bắt đầu từ tỉnh

A. Quảng Nam

B. Quảng Ngãi

C. Quảng Bình

D. Quảng Trị

Câu 7. Phong trào chống thuế ở Trung Kì diễn ra dưới ảnh hưởng trực tiếp của

A. Phong trào Đông du

B. Phong trào Duy Tân

C. Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục

D. Khởi nghĩa Thái Nguyên

Câu 8. Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để

A. Nhờ các nước phương Tây giúp đỡ Việt Nam giành độc lập

B. Liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài

C. Xem các nước phương Tây làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước

D. gồm cả A và B

Hướng dẫn làm bài:

Bài Tập 2 trang 105 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy nối thời gian với sự kiện cho đúng

Hướng dẫn làm bài:

Nối 1-C, 2-A, 3-D

Bài Tập 3 trang 106 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy điền các từ cho trước sau đây vào chỗ trống (….) cho đúng: Giải tán, trong thời gian ngắn, ngôn ngữ dân tộc, Lương Văn Can, kết quả rất lớn.

Tháng 11-1907, thức dân Pháp ra lệnh……. Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu và đồ dùng của nhà trường. ………………., Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoàng….bị bắt. Tuy chỉ hoạt động………………nhưng Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được…………….., đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hoá,……………..

Hướng dẫn làm bài

Tháng 11-1907, thức dân Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu và đồ dùng của nhà trường. Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoàng….bị bắt. Tuy chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được kết quả rất lớn, đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hoá, ngôn ngữ dân tộc.

Bài Tập 4 trang 106 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến Tranh thế giới thứ nhất. Vì sao có sự thay đổi đó?

Hướng dẫn trả lời:

Thực dân Pháp đẩy mạnh việc vơ vét sức người, sức của Đông Dương để phục vụ cuộc chiến tranh đế quốc: Bắt nông dân đi lính, thu hẹp diện tích trồng lúa để trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh, bắt nhân dân mua công trái để chi phí cho chiến tranh… khiến cho sản xuất giảm sút.

Thực dân Pháp là một nước tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bài Tập 5 trang 106 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong thời gian đầu của quá trình tìm đường cứu nước (1911-1918)

Hướng dẫn làm bài:

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Người quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.

Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Tại đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước. Người tham gia buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học. Người còn tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những biến chuyển mạnh mẽ.

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử 8 Bài 30: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Từ Đầu Thế Kỉ Xx Đến Năm 1918

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập vào năm

A. 1901

B. 1902

C. 1903

D. 1904

Câu 2: Phong trào Đông Du tan rã vì

A. Phụ huynh đấu tranh đòi đưa con em họ về nước

B. Thực dân Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam

C. Phan Bội Châu nhận thấy việc học không có tác dụng

D. Phan Bội Châu bị bắt giam

Câu 3: Đông Kinh nghĩa thục là trường học được sáng lập bởi

A. Phan Bội Châu

B. Lương Văn Can

C. Cường Để

D. Phan Châu Trinh

Câu 4: Mục đính của Đông Kinh nghĩa thục là

A. Giáo dục lí luận cách mạng, chuẩn bị thành lập chính đảng ở Việt Nam.

B. Truyền bá tư tưởng Tự do- Bình Đẳng- Bác ái của đại cách mạng Pháp.

C. Bồi dương nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập, nếp sống mới.

D. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào tâng lớp thanh niên.

Câu 5: Đông Kinh nghĩa thục chấm dứt hoạt động vào

A. Tháng 7 – 1907

B. Tháng 8 – 1907

C. Tháng 9 – 1907

D. Tháng 11 – 1907

Câu 6: Phong trào chống thuế ở Trung Kì được bắt đầu từ tỉnh

A. Quảng Nam

B. Quảng Ngãi

C. Quảng Bình

D. Quảng Trị

Câu 7: Phong trào chống thuế ở Trung Kì diễn ra dưới ảnh hưởng trực tiếp của

A. Phong trào Đông du

B. Phong trào Duy Tân

C. Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục

D. Khởi nghĩa Thái Nguyên

Câu 8: Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để

A. Nhờ các nước phương Tây giúp đỡ Việt Nam giành độc lập

B. Liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài

C. Xem các nước phương Tây làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước

D. Gồm cả A và B

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã được học và nội dung chính được trình bày ở bài 30 về phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 để phân tích từng câu và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Ví dụ: Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập vào năm 1904

Hướng dẫn giải

1.D 2.B 3.B 4.C

5.D 6.A 7.B 8.C

Hãy nối thời gian với sự kiện cho đúng

Sự kiện:

1, Phong trào Đông Du

2, Đông Kinh nghĩa thục bắt đầu hoạt động.

3, Phong trào chống thuế ở Trung Kì

Thời gian:

A, Tháng 3-1907

B, Năm 1909

C, Từ năm 1905-1909

D, Năm 1908

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 2, mục 3 SGK Lịch sử 8 được trình bày ở trang 144, 145 để phân tích và lựa chọn mốc thời gian phù hợp với sự kiện.

Ví dụ: Phong trào Đông Du diễn ra từ năm 1905-1909

Hướng dẫn giải

1 – C

2 – A

3 – D

Hãy điền các từ cho trước sau đây vào chỗ trống (…) cho đúng: giải tán, trong thời gian ngắn, ngôn ngữ dân tộc, Lương Văn Can, kết quả rất lớn.

Tháng 11-1907, thực dân Pháp ra lệnh … Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu và đồ dùng của nhà trường. …, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoàng … bị bắt. Tuy chỉ hoạt động … nhưng Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được …, đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hoá, …

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 2. Đông Kinh nghĩa thục (1907) trang 144 SGK Lịch sử 8 để hoàn thành bài tập.

Tháng 11-1907, thực dân Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu và đồ dùng của nhà trường…

Hướng dẫn giải

Tháng 11-1907, thực dân Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu và đồ dùng của nhà trường. Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoàng….bị bắt. Tuy chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được kết quả rất lớn, đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hoá, ngôn ngữ dân tộc.

Nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao có sự thay đổi đó?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở trang 146 về chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến để phân tích những thay đổi về chính sách kinh tế ở Việt Nam.

Phân tích những thay đổi về mặt:

– Kinh tế: khai thác mỏ lấy kim loại

– Chính trị – văn hoá: bòn rút về tài chính.

– Xã hội: mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.

Hướng dẫn giải

Những thay đổi trong chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất:

– Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ lấy kim loại phục vụ chiến tranh,…

– Chính trị – văn hoá: lừa gạt nhân dân mua công trái để bòn rút về tài chính.

– Xã hội: Bắt lính thợ đẩy ra chiến trường. Tình trạng xã hội ngày càng rối ren, đời sống nhân dân càng cực khổ, mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.

→ Sự thay đổi này xuất phát từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhằm phục vụ cho chiến tranh, thực dân Pháp đã ra sức vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam.

Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong thời gian đầu của quá trình tìm đường cứu nước (1911 – 1918).

Phương pháp giải

Xem lại mục 3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước trang 148 SGK Lịch sử 8 để phân tích và trả lời.

Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trải qua các giai đoạn:

+ Ngày 5 – 6 – 1911 ra đi tìm đường cứu nước

+ Từ năm 1911-1917: quá trình hoạt động ở nước ngoài.

Hướng dẫn giải

– Ngày 5 – 6 – 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”, …

– Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu, … đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

– Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

→ Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Lịch Sử 8 Bài 6: Các Nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ Cuối Thế Kỉ Xix Đầu Thế Kỉ Xx

Tóm tắt lý thuyết

1. Anh

Kinh tế

Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới.

Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

Chính trị

Anh tồn tại chế độ quân chủ lập hiến với hai đảng tự do và bảo thủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

Đối ngoại

Thực hiện chính sách xâm lược thuộc địa → Anh được mệnh danh là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

2. Pháp

Kinh tế

Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô…

Sự ra đời của các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế nước Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng

Tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức cho vay nặng lãi → Lê Nin gọi Chủ nghĩa Đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa Đế quốc cho vay lãi”

Chính trị.

Tồn tại nền cộng hòa III, thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa. Vì vậy Pháp là nước có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh)

3. Đức

Kinh tế

Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới, nhưng từ khi hoàn thành thống nhất, công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp đứng hàng thứ hai thế giới.

Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ → hình thành các tổ chưc độc quyền nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép…chi phối nền kinh tế Đức.

Chính trị:

Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang

Thi hành chính sách đối nội đối ngoại phản động như đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường.

→ Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

4. Mỹ

Kinh tế:

Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới. Từ năm 1870 trở đi, kinh tế Mỹ phát triển nhảy vọt đứng đầu thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

Sản xuất công nghiệp phát triển vượt bậc dẫn đến tập trung tư bản cao độ → hình thành các tổ chức độc quyền, các ông “vua công nghiệp” lớn… chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ.

Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cấu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

Chính trị.

Tồn tại thể chế cộng hòa, đứng đầu là tổng thống, hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền. Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.

Cũng như Đức, Mĩ cũng là đế quốc trẻ, khi công nghiệp phát triển mạnh thì nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường trở nên cấp thiết. Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đông đô la để can thiệp vào khu vực Mĩ La tinh.

1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền

Điểm chung nổi bật trong đời sống kinh tế của Anh, Pháp, Đúc, Mỹ là sự hình thành các công ty độc quyền.

Các nước phương Tây tăng cường xâm lược thuộc địa để đáp ứng nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công.

Trước 1870: tự do cạnh tranh.

Sau 1870: các tổ chức độc quyền ra đời.

Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ (chữ trên hình mãng xà monopoly độc quyền)

Mô tả: con mãng xà khổng lồ, có đuôi rất dài quấn chặt và Nhà Trắng (trụ sở chính quyền), há to mồm đe dọa, nuốt sống người dân. Điều này thể hiện vai trò quyền lực của các công ty độc quyền Mỹ, cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản để thống trị và khống chế cuộc sống nhân dân.

3. Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới

Bước sang giai đoạn đế quôc chủ nghĩa do nhu cầu nguyên nhiện liệu, thị trường, nhân công, nên các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa

Mâu thuẫn chủ yếu giữa đế quốc già Anh, Pháp với đế quốc trẻ Đức Mỹ:đế quốc già Anh, Pháp có kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển chậm hơn đế quốc trẻ “Đức, Mỹ ” nhưng lại chiếm nhiều thuộc địa. Các đế quốc trẻ kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh nhưng lại có rất ít thuộc địa. Nên Mâu thuẫn giũa các đế quốc với nhau dẫn đến xu hướng chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỷ XX

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử 9 Bài 2: Liên Xô Và Các Nước Đông Âu Từ Giữa Năm 70 Đến Đầu Năm 90 Của Thế Kỉ Xx

1. Giải bài 1 trang 7 SBT Lịch sử 9

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

1. Tình hình Liên Xô cuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỉ XX là

A. sản xuất tiếp tực phát triển mạnh, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.

B. Xã hội ổn định, tuy nhiên tình trạng vị phạm pháp chế ở một bộ phận cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã ít nhiều làm giảm lòng tin của nhân dân.

C. Tình hình kinh tế -xã hội tương đối ổn định, tuy nhiên tệ quan liêu, tham những đã nảy sinh trong một số bộ phận các bộ, đảng viên.

D. đất nước Xô Viết lâm vào khủng hoảng toàn diện

2. Mục đích của công cuộc cải tổ ở Liên Xô là

A. đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn

B. khắc phục những sai lầm, đưa đất nước thoát khoi khủng hoảng và xây dựng XHCN đúng với bản chất và ý nghĩa nhân văn của nó

C. đưa nền kinh tế Liên Xô tiến nhanh, theo kịp các nước Công Nghiệp tiên tiến

D. đưa đất nước tiến nhanh lên chủ nghĩa cộng sản

3. Kết quả công cuộc cải tổ về kinh tế ở Liên Xô là

A. nền sản xuất trong nước bước đầu khôi phục

B. bước đầu đáp ứng được những mặt hàng thiết yếu cho nhân dân

C. nền kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hoảng

D. nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hình thành và bước đầu được củng cố

4. Sự kiện đánh dấu mốc chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô là

A. Cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 tai Mát-xcơ-va của một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô Viết

B. Đảng Cộng Sản Liên Xô bị đình chi hoạt động

C. Ngày 21-12-1991, cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập.

D. Ngày 25-12-1991, lá cờ Liên bang Xô viết được hạ xuống khỏi nóc điện Crem-li.

5. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng ở các nước Đông Âu là

A. Đảng Cộng Sản ở các nước Đông Âu phải chấm dứt từ bỏ quyền lãnh đạo đất nước, thực hiện đa nguyên chính trị

B. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu thắng cử trong cuộc tổng tuyển cử tự do

C. chế độ XHCN đã bị sụp đổ ở tất cả các nước Đông Âu, kết thúc sự tồn tại của hệ thống XHCN thế giới

D. nền kinh tế XHCN chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần sở hữu

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung về cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa của liên bang Xô Viết, các nước Đông Âu được trình bày ở bài 2 SGK Lịch Sử 9 để phân tích, đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Gợi ý trả lời

1.D 2.B 3.C 4.D 5.C

2. Giải bài 2 trang 8 SBT Lịch sử 9

Hãy điền chữ Đ (Đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau

1. ☐ Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, ban lạnh đạo Liên Xô và nước XHCN ở Đông Âu sớm nhận thức được sự cần thiết phải tiến hành cuộc cách mạng kinh tế xã hội.

2. ☐ Công cuộc cải tổ ở Liên xô, do không được chuản bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và đường lối chiến lược toàn diện, nên cang đưa đất nước lún sau vào khủng hoảng, rối loạn.

3. ☐ Ngày 25-12-1991, chế đỗ XHCN ở Liên Xô chấm dứt sau 69 năm tồn tại

4. ☐ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu dẫn đến sự giải thể của hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và tổ chức Liên Hợp Quốc Vác-sa-va.

5. ☐ Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ cửa chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung bài 2 SGK lịch sử 9 để trả lời

Gợi ý trả lời

– Đúng: 2,4

– Sai: 1,3,5

3. Giải bài 3 trang 9 SBT Lịch sử 9

Điền vào dấu… về quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

1. … : Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị ngày càng gay gắt.

2. Tháng 3/1985: …

3. Cuối năm 1989: …

4. …: Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Liên Xô đã tiến hành đảo chính, nhằm lật đổ tổng thống Gooc-ba-chốp

5. Ngày 28-6-1991:…

6. …: Tổ chức Liên Hợp Quốc Vác-sa-va tuyên bố giải thể

7. Ngày 21-12-1991:…

8. Ngày 25-12-1991: …

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô viết và mục 2. Sự khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu được trình bày ở bài 2 SGK Lịch Sử 9 để phân tích, đưa ra sự kiện và mốc thời gian phù hợp.

Gợi ý trả lời

1. Tháng 3-1985: Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị ngày càng gay gắt.

2. Tháng 3/1985: Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô

3. Cuối năm 1989: Sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Âu

4. Ngày 19-8-1991: Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Liên Xô đã tiến hành đảo chính, nhằm lật đổ tổng thống Gooc-ba-chốp

5. Ngày 28-6-1991: Khối SEV ngừng hoạt động.

6. Ngày 1-7-1991: Tổ chức Liên Hợp Quốc Vác-sa-va tuyên bố giải thể

7. Ngày 21-12-1991: Cộng đồng các Quốc gia Độc lập ra đời

8. Ngày 25-12-1991: Chính thức cáo chung của chế độ Cộng Sản.

4. Giải bài 4 trang 9 SBT Lịch sử 9

Nội dung chính của cuộc cải tổ ở Liên Xô vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX là gì? Theo em, công cuộc cải tổ có đem lại kết quả mong muốn không? Hãy nêu dẫn chứng cụ thể?

Phương pháp giải

Dựa vào mục 1. Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết được trình bày ở bài 2 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

* Nội dung chính của công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp:

– Về chính trị: Thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng.

– Về kinh tế: Thực hiện nền kinh tế thị trường nhưng trong thực tế chưa thực hiện được.

* Công cuộc cải tổ không đem lại kết quả như mong muốn:

* Biểu hiện:

– Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.

– 11 nước cộng hoà tách khỏi Liên bang, Liên bang Xô Viết tan rã.

– Ngày 25-12-1991, Tổng thống Goóc-ba-chổp từ chức, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

5. Giải bài 5 trang 10 SBT Lịch sử 9

Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã dẫn đến những hậu quả ra sao?

Phương pháp giải

Xem lại bài 2 SGK lịch sử 9 để phân tích những hậu quả của sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu

Gợi ý trả lời

Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã dẫn đến những hậu quả:

– Ngày 25 – 12 – 1991, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tan rã.

– Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập, ra đời một loạt các quốc gia độc lập.

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử 9 Bài 1: Liên Xô Và Các Nước Đông Âu Từ Năm 1945 Đến Năm 70 Thế Kỉ Xx

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

1. Ý không phản ánh đúng tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Nhân dân Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến tranh với tư thế người chiến thắng.

B. Đất nước phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề về người và của

C. Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại đến 10 năm

D. Liên Xô nhờ sự giúp đỡ của Mĩ để khôi phục đất nước sau Chiến tranh

2. Nhiệm vụ chính của nhân dân Liên Xô tròn kế hoạch 5 năm 1946-1950

A. Khôi phục và phát triển kinh tế đất nước

B. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

C. Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

D. tất cả các nhiệm vụ trên.

3. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã khẳng định

A. Vị trí cường quốc số một thế giới về vũ khí nguyên tử của Liên Xô

B. Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công vũ khí nguyên tử

C. Liên Xô phá chế ra độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ

D. Sự lớn mạnh vượt bậc của hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN)

4. Trong những năm 50-60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô phát triển mạnh mẽ, chiếm 20%

A. Sản lượng công nghiệp của toàn thế giới

B. Sản lượng nông nghiệp của toàn thế giới

C. Sản lượng điện của toàn thế giới

D. Sản lượng khai thác than của toàn thế giới

5. Lãnh đạo của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Giai cấp tư sản

B. Giai cấp vô sản

C. Giai cấp vô sản liên minh với giai cấp tư sản

D. Tầng lớp tri thức yêu nước

6. Sự hình thành chính thức hệ thống XHCN đước đánh dấu bằng sự kiện

A. Liên bang Xô Viết được thành lập, chiếm 1/6 diện tích thế giới

B. Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời sau chiến tranh thế giới thứ Hai

C. Hội động tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập 8-1-1949.

D. Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân , bắt tay xây dựng CNXH (năm 1949).

7. Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập nhằm mục đích

A. Đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN

B. Tăng cường sự cạnh tranh với các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa (TBCN)

C. Đối phó với chính sách cấm vận, bao vây kinh tế Mĩ.

D. Tất cả các mục đích trên.

8. Tổ chức liên hợp quốc Vác-sa-va là một liên minh

A. Kinh tế – quân sự giữa các nước XHCN

B. Quân sự giữa các nước XHCN

C. Mang tính chất phòng thủ về chính trị – quân sự giữa các nước XHCN Đông Âu.

D. Kinh tế – chính trị – văn hoá – quân sự giữa các nước XHCN ở Châu Âu

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục Liên Xô, Đông Âu và sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa được trình bày ở bài 1 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và đưa ra nhận định chính xác nhất.

Gợi ý trả lời

1.D 2.A 3.C 4.A

5.B 6.C 7.A 8.C

Hãy nối ô bên I với ô bên II sao cho phù hợp với nội dung lịch sử Liên Xô

Cột I:

1. Từ năm 1946 đến năm 1950

2. Năm 1949

3. Từ năm 1951 đến năm 1960

4. Từ năm 1956 đến năm 1960

5. Năm 1967

6. Từ năm 1959 đến năm 1965

7. Năm 1961

Cột II:

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử

B. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4

C. Khôi phục, phát triển kinh tế sau chiến tranh

D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ

E. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ năm

G. Phóng tàu “Phương Đông”, đưa con người đầu tiên bay vòng quanh trái đất

H. Thực hiện kế hoạch 7 năm.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung mục 1. Liên Xô được trình bày ở bài 1 SGK Lịch Sử 9 để phân tích,đưa ra lựa chọn chính xác nhất

Gợi ý trả lời

1.C 2.A 3.B

4.E 5.D 6.H 7.G

Trong công cuộc xây dựng XHCN từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên xô đã đạt được những thành tựu chủ yếu nào?

Phương pháp giải

Dựa vào mục 1.Liên Xô được trình bày ở bài 1 SGK Lịch Sử 9 để phân tích, trả lời thông qua các thành tựu chủ yếu về kinh tế, khoa học – kỉ thuật và đối ngoại.

Gợi ý trả lời

Liên Xô tiến hành các kế hoạch dài hạn và đạt nhiều thành tựu to lớn

Về kinh tế:

– Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…

– Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm 16%.

Về khoa học – kỹ thuật:

– Năm 1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ t vệ tinh nhân tạo của Trái Đất

– Năm 1961, phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người

Về đối ngoại:

– Là trụ cột của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

– Là chỗ dựa cho hòa bình và cách mạng thế giới.

Phương pháp giải

Dựa vào sách, báo lịch sử, Internet để trả lời

Gợi ý trả lời

Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Ga-ga-rin trở thành người đầu tiên vào vũ trụ vào ngày 12 – 4 – 1961, ngày này bây giờ trở thành một ngày lễ ở Nga và một số nước. Ông bay vòng quanh Trái Đất trong 108 phút.

Cho dù trên con tàu Vostok 1, hầu như mọi thao tác đều do máy móc tự động thực hiện, nhưng Gagarin đã thực sự là một “người hùng” khi phải trải qua mọi khó khăn và thử thách trong chuyến bay đáng nhớ ấy.

Ngày 12-4-1961, một nữ nông dân cùng con gái đã ngạc nhiên chứng kiến cảnh một người – trong trang phục kỳ lạ của các nhà phi hành – nhảy dù xuống một cánh đồng tại vùng ven thành phố mang tên Engels ở tỉnh Saratov (Liên Xô).

Hai mẹ con ngỡ ngàng và hơi hoảng sợ trước những gì được thấy, nhưng họ đã yên lòng phần nào khi người đàn ông tiến đến gần họ và nói bằng tiếng Nga, rằng anh là người Xô viết, vừa trở về từ vũ trụ, và cần gọi điện khẩn cấp về Moscow.

Sự trở về của Gagarin đánh dấu một bước tiến mới của Liên Xô trong cuộc đua công nghiệp vũ trụ với Hoa Kỳ, sau thắng lợi vào đầu tháng 11-1957, khi Moscow đưa thành công vệ tinh Sputnik-2 cùng vật nuôi đầu tiên trên thế giới – cô chó Laica – lên vũ trụ.

* Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV):

* Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va:

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 3. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa được trình bày ở bài 1 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

* Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

– Thành lập: ngày 8 – 1 – 1949, với sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu là: Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hungari, Tiệp Khắc, Rumani; Năm 1950, kết nạp thêm Cộng hòa dân chủ Đức.

– Mục tiêu: tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân

* Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va

– Thành lập: ngày 14 – 5 – 1955 gồm 8 nước Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Anbani, Bungari, Rumani.

– Mục tiêu:

+ Giữ gìn hoà bình an ninh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, duy trì hoà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới, cũng cố tình hữu nghị, sự hợp tác của các nước chủ nghĩa xã hội.

+ Tăng cường sức mạnh quân sự cho các nước Đông Âu giữ gìn hoà bình, an ninh của Liên Xô và các nước Đông Âu. Đối phó với mọi âm mưu gây chiến của bọn đế quốc. Tạo thế cân bằng chiến lược về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa với các nước đế quốc.

Vbt Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi Nghĩa Yên Thế Và Phong Trào Chống Pháp Của Đồng Bào Miền Núi Cuối Thế Kỉ 19

VBT Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ 19

Bài 1 trang 80 VBT Lịch sử 8: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

a) Nguyên nhân cơ bản làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là

A. Nhân dân Yên Thế bất mãn với chế độ phong kiến.

B. Thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng đến vùng Yên Thế.

C. Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

D. Xuất phát từ tinh thần yêu quê hương, đất nước và bảo vệ cuộc sống của mình.

b) Trước sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

A. Ủng hộ tiền cho Hoàng Hoa Thám để xây dựng căm cứ.

B. Tìm đến Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám.

C. Tham gia lãnh đạo khởi nghĩa.

D. Không có phản ứng gì.

Trả lời:

a) Nguyên nhân cơ bản làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là

D. Xuất phát từ tinh thần yêu quê hương, đất nước và bảo vệ cuộc sống của mình.

b) Trước sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

B. Tìm đến Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám.

Trả lời:

Bài 3 trang 81 VBT Lịch sử 8: a. Em hãy kể tên các phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX.

b. Em có suy nghĩ gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi ở giai đoạn này?

Trả lời:

a) – Cuộc khởi nghĩa của người Thái từ 1884-1890 dưới sự lãnh đạo của Đèo Văn Trì, Nông Văn Quang, Cầm Văn Thanh, Cầm Văn Hoan.

– Cuộc khởi nghĩa đồng bào Mông ở Hà Giang từ 1894-1896 do Hà Quốc Thượng đứng đầu.

– Cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên do: Nơ-trang Gư, Ama Con, Ama Giơ-hao… lãnh đạo từ năm 1889 – 1905

b) Thứ nhất: Các phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Hàng chục cuộc khỏi nghĩa lớn, nhỏ đã nổ ra.

Thứ hai: Mặc dù diễn ra sôi nổi, song các phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đều lần lượt thất bại. Nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh này là do:

– Sự chênh lệch về lực lượng, vũ khí, kĩ thật giữa đồng bào miền núi và Pháp.

– Các phong trào đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào mang tính toàn quốc → dễ dàng bị kẻ thù tập trung lực lượng để đàn áp.

Thứ ba: Mặc dù thất bại, song các cuộc đấu tranh này đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của nhân dân các dân tộc Việt Nam; làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào yêu nước sau đó.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử Lớp 8 Bài 30: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Từ Đầu Thế Kỉ Xx Đến Năm 1918 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!