Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 9: Áp Suất Khí Quyển được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
VnDoc xin giới thiệu Giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 9: Áp suất khí quyển hướng dẫn các bạn học sinh giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong vở bài tập Vật lý 8. Hi vọng đây sẽ là lời giải hay môn Vật lý lớp 8 dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 9
Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Giải sách bài tập Vật lý 8 bài 9.1 trang 30
Bài 9.1 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Càng lên cao, áp suất khí quyển:
A. càng tăng
B. càng giảm
C. không thay đổi
D. Có thế tăng và cũng có thể giảm
Giải sách bài tập Vật lý 8 bài 9.2 trang 30
Bài 9.2 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
B. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
Giải sách bài tập Vật lý 8 bài 9.3 trang 30
Bài 9.3 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ?
Giải
Để rót nước dễ dàng. Vì có lỗ thủng trên nắp nên khí trong ấm thông với khí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn.
Giải sách bài tập Vật lý 8 bài 9.4 trang 30
Bài 9.4 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Lúc đầu để một ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng và sau đó để nghiêng (H.9.1). Ta thấy chiều dài của cột thủy ngân thay đổi còn chiều cao không thay đổi. Hãy giải thích.
Giải
Áp suất do cột thủy ngân trong ống gây ra phụ thuộc chiều cao của cột thủy ngân. Vì áp suất này luôn bằng áp suất khí quyển nên chiều cao cột thủy ngân trong ống không đổi.
Giải sách bài tập Vật lý 8 bài 9.5 trang 30
Bài 9.5 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m.
a) Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29kg/m 3.
b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng.
Giải
Thể tích phòng: V = 4.6.3 = 72m 3
a) Khối lượng không khí trong phòng m = VD = 72.1,29 = 92,88kg
b) Trọng lượng của khí trong phòng: p = 10m = 928,8 N
Giải sách bài tập Vật lý 8 bài 9.6 trang 30
Bài 9.6 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp?
Giải
Trong cơ thể con người, và cả trong máu của con người luôn có không khí.
Áp suất khí bên trong con người luôn bằng áp suất khí quyển. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể.
Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể rất nhỏ, có thể xấp xỉ = 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy và sẽ chết.
Áo giáp của nhà du hành vũ trụ có tác dụng giữ cho áp suất bên trong áp giáp có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.
Giải sách bài tập Vật lý 8 bài 9.7 trang 30
Bài 9.7 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li nếu không dùng thủy ngân có trọng lượng riêng 136000N/m 3 mà dùng rượu có trọng lượng riêng 8 000N/m 3 thì chiều cao của cột rượu sẽ là:
A. 1292M
B. 12,92m
C. 1,292m
D. 129,2m
Vì khi dùng thủy ngân áp suất khí quyển đo được 760mmHg.
Nếu dùng rượu:
Giải sách bài tập Vật lý 8 bài 9.8 trang 30
Bài 9.8 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra:
A. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút
B. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô-ri-xe-li
C. Khi được bơm, lốp xe căng lên
D. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại
Giải sách bài tập Vật lý 8 bài 9.9 trang 30
Bài 9.9 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm?
A. Chỉ vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm
B. Chỉ vì mật độ khí quyển càng giảm
C. Chỉ vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm
D. Vì cả ba lí do kể trên
Giải sách bài tập Vật lý 8 bài 9.10 trang 30
Bài 9.10 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Trên mặt một hồ nước, áp suất khí quyển bằng 75,8cmHg
a) Tính áp suất khí quyển trên ra đơn vị Pa. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136.10 3N/m 3.
b) Tính áp suất do nước và khí quyển gây ra ở độ sâu 5m. Lấy trọng lượng riêng của nước là 10.10 3N/m 3. Áp suất này bằng bao nhiêu cmHg?
Giải
a) pK q = d.h = 136.103.0,758 = 103088 Pa
b) Áp suất do nước gây ra ở độ sâu 5m là: p = d.h = 10.103.5 = 50 000N/m 2
Áp suất do cả nước và khí quyển gây ra ở độ sâu 5m:
p = 50 000 + 103 088 = 153 088N/m 2 = 112,6cmHg
Giải sách bài tập Vật lý 8 bài 9.11 trang 30
Bài 9.11 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75cmHg; ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N trông lượng riêng của thủy ngân là 136 000N/m 3 thì đỉnh núi cao nhiêu mét?
Giải
* Áp suất ở độ cao h1 là 102 000N/m 2
* Áp suất ở độ cao h2 là 97 240N/m 2
* Độ chênh lệch áp suất ở hai độ cao: 102 000 – 97 240 = 4 760N/m 2
Vậy h 2 − h 1 = 4760/12,5 = 380,8m
Giải sách bài tập Vật lý 8 bài 9.12 trang 30
Bài 9.12 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một bình cầu được nối với một ống chữ U có chứa thủy ngân (H.9.2)
a) Áp suất không khí trong bình cầu lớn hơn hay nhỏ hơn áp suất khí quyển?
b) Nếu độ chênh lệch giữa hai mực thủy ngân trong ống chữ U là 4cm thì độ chênh lệch giữa áp suất không khí trong bình cầu và áp suất khí quyển là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m 3.
Giải
a) Áp suất không khí trong bình cầu lớn hơn áp suất của khí quyển
b) 5 440N/m 3 = 5 440Pa
Giải Bài Tập Sgk Vật Lý Lớp 8 Bài 9: Áp Suất Khí Quyển
Giải bài tập SGK Vật lý lớp 8 bài 9: Áp suất khí quyển
Giải bài tập SGK Vật lý lớp 8 trang 32, 33, 34 SGK
Bài 9: Áp suất khí quyển
. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo 1. Câu 1 – trang 32 SGK vật lý 8
Hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.
Hãy giải thích tại sao.
Giải:
Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng áp dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía
2. Câu 2 – trang 32 SGK vật lý 8
Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ra khỏi nước.
Nước có chảy ra khỏi ống nước hay không? Tại sao?
Giải: Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước (áp lực của không khí bằng trọng lượng của cột nước cao 10,37 m).
3. Câu 3 – trang 32 SGK vật lý 8
Nếu bỏ ngón tay bịt kín ra khỏi ống (thí nghiệm ở câu 2) ra thì xảy ra hiện tượng gì? Giải thích tại sao?
Giải:
Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì nước sẽ chảy ra khỏi ống, vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khi trong ống thông với áp suất khí quyển áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy nước chảy từ trong ống ta.
4. Câu 4 – trang 33 SGK vật lý 8
Năm 1654, Ghê rich(1602-1678), thị trường thành phố Mác đơ buốc của đức đã làm thì nghiệm sau:
Ông lấy hai bán cầu đóng rỗng, đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được sau đó dung máy bơm rút không khí bên trong quả cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dùng hai đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo rời hai bán cầu rời ra.
Hãy giải thích tại sao.?
Giải:
Vì khí rút hết không khí ra thì áp suất trong quả cầu bằng không, trong khi đó vỏ quả cầu chịu áp suất khí quyển từ mọi phía làm cho hai bán cầu ép chặt vào với nhau.
5. Câu10 – trang 34 SGK vật lý 8
Nồi áp suất khí quyển bằng 76 cmhg có nghĩa là thế nào? Tính áp suất này ra N/m 2.
Giải:
Nồi áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76 cm.
Tính áp suất này ra N/m 2 ( xem C7).
6. Câu 5 – trang 34 SGK vật lý 8
Các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) có bằng nhau không? tại sao?
Giải:
Áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và áp suất tác dụng lên B ở trong ống bằng nhau vì hai điểm này cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng
7. Câu 6 – trang 34 SGK vật lý 8
Áp suất tác dụng lên A là áp suất nào? Áp suất tác dụng lên B là áp suất nào?
Giải:
Áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển, áp suất tác dụng lên B (ở trong ống) là áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76 cm.
8. Câu 7 – trang 34 SGK vật lý 8
Hãy tính áp suất tại B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân (hg) là 136 000 N/m 3. Từ đó suy ra độ lớn của áp suất khí quyển.
Giải:
Áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76 cm tác dụng lên B được tính theo công thức: p = h.d = 0,76.136000 = 103360 N/M 2.
9. Câu 8 – trang 34 SGK vật lý 8: Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài. Giải:
Ta thấy áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên nước không chảy ra ngoài.
10. Câu 9 – trang 34 SGK vật lý 8: Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. Giải:
Bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra được; bẻ hai đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng.
Tác dụng của ống nhỏ giọt, tác dụng của lỗ nhỏ trên nắp ấm trà …
11. Câu 11 – trang 34 SGK vật lý 8
Trong thí nghiệm Tô re xe li, giả sử không dung thùy ngân mà dùng cột nước thì nước trong ống cao bao nhiêu? Ống Tô ri xe li phải dài ít nhất là bao nhiêu?.
Giải:
Trong thí nghiệm của Tô ri xe li, giải sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì chiều cao của cột nước tính như sau:
P là áp suất khí quyển tính ra N/m 2
d là trọng lượng riêng của nước.
Như vậy ống Tô ri xe li ít nhất dài 10,336 m.
12. Câu 12 – trang 34 SGK vật lý 8
Tại sao không thể đo trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h.?
Giải:
Không thể tính trức tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = h.d vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
Giải Bài Tập Vật Lý 8 Bài 9 Áp Suất Khí Quyển Chi Tiết
Giải vật lý 8 bài 9 Áp suất khí quyển là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn lý. Đảm bảo chính xác, dễ hiểu giúp các em nắm được các bước làm và giải bài tập vật lý 8 bài 9 nhanh chóng, dễ dàng.
Giải bài tập vật lý 8 bài 9 Áp suất khí quyển thuộc: Chương 1: Cơ học
Hướng dẫn giải bài tập vật lý 8 bài 9 Áp suất khí quyển
Khi hút bớt không khí như vậy thì áp suất không khí bên trong hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất bên ngoài. Khi đó vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ bên ngoài vào làm cho nó bị bẹp đi theo mọi phía.
Do áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước nên nước không chảy ra khỏi ống.
Bài C4 (trang 33 SGK Vật Lý 8):
Thí nghiệm 3: Năm 1654, Ghê – ric (1602 – 1678), Thị trưởng thành phố Mac – đơ – bua của Đức đã làm thí nghiệm sau (H.9.4): Ông lấy hai bán cầu bằng đồng rỗng, đường kính 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được.
Sau đó ông dùng máy bơm rút không khí bên trong quả cầu ra ngoài qua một van gắn vào một bán cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dùng hai đàn ngựa, mỗi đàn tám con mà cũng không kéo được hai bán cầu rời ra. Hãy giải thích tại sao?
Rút hết không khí bên trong quả cầu ra thì áp suất không khí bên trong quả cầu không còn, khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm cho hai bán cầu ép chặt vào nhau. Chính vì vậy mà lực của hai đàn ngựa, mỗi đàn 8 con vẫn không kéo được hai bán cầu rời ra.
Bài C5 (trang 34 SGK Vật Lý 8):
Nhà bác học Tô-ri-xen-li (1608-1647) người I-ta-li-a là người đầu tiên đo được độ lớn của áp suất khí quyển. Ông lấy một ống thủy tinh dài khoảng 1 m, đố đầy thủy ngân vào như hình 9.5. Lấy ngón tay bịt miệng ống rồi quay ngược ống xuống. Sau đó, nhúng chìm miệng ống vào một chậu đựng thủy ngân rồi bỏ ngón tay bịt miệng ống ra. Ông nhận thấy thủy ngân trong ống tụt xuống, còn lại khoảng 76 cm tính từ mặt thoáng của thủy ngân trong chậu. Các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) có bằng nhau không? Tại sao?
Ta thấy hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng ngang trên mặt chất lỏng nên các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) là bằng nhau.
Bài C6 (trang 34 SGK Vật Lý 8): Trong thí nghiệm Tôrixenli (ở C5), áp suất tác dụng lên A là áp suất nào? Lên B là áp suất nào?
Lời giải:
+ Áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển.
+ Áp suất tác dụng lên B là áp suất gây bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76 cm trong ống.
Bài C8 (trang 34 SGK Vật Lý 8): Giải thích hiện tượng nêu ở đề bài.
Đầu bài (trang 32 sgk Vật Lý 8): Khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước(H9.1) thì nước có chảy ra ngoài được hay không? Vì sao?
Lời giải:
Ta thấy áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên nước không chảy ra ngoài.
Bài C9 (trang 34 SGK Vật Lý 8): Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Lời giải:
– Trên nắp các bình nước lọc thường có một lỗ nhỏ thông với khí quyển để lấy nước dễ dàng hơn.
– Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển, như thế sẽ rót nước dễ hơn.
Bài C10 (trang 34 SGK Vật Lý 8): Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg nghĩa là thế nào? Tính áp suất này ra N/m2.
Lời giải:Nghĩa là áp suất khí quyển bằng áp suất gây bởi trọng lượng của một cột thủy ngân cao 76cm.
Ta có: p = h.d = 0,76.136000 = 103360 N/m 2.
Xem Video bài học trên YouTubeLà một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất
Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 7: Áp Suất
Giải bài tập môn Vật lý lớp 8
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 7
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 7: Áp suất hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong vở bài tập Vật lý 8. Hi vọng đây sẽ là lời giải hay môn Vật lý lớp 8 dành cho quý thầy cô và các em học sinh tham khảo.
Bài 7.1 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
A. Người đứng cả hai chân.
B. Người đứng co một chân,
C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.
D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
Giải
Chọn D
Bài 7.2 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép
C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
Giải
Chọn B
Bài 7.3 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Có hai loại xẻng vẽ ở hình 7.1. Khi tác dụng cùng một lực thì xẻng nào nhấn vào đất được dễ dàng hơn? Tại sao?
Giải
Loại xẻng có đầu nhọn nhấn vào đất dễ dàng hơn vì diện tích bị ép nhỏ hơn loại xẻng có đầu bằng, khi tác dụng cùng 1 áp lực thì áp suất của xẻng có đầu nhọn lớn hơn áp suất của xẻng có đầu bằng.
Bài 7.4 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Ở cách đặt nào thì áp suất, áp lực của viên gạch ở hình 7.2 là nhỏ nhất, lớn nhất?
Giải:
Áp lực bằng nhau ở cả 3 trường hợp.
Ở vị trí a) áp suất lớn nhất vì diện tích bị ép nhỏ nhất.
Ở vị trí c) áp suất nhỏ nhât vì diện tích bị ép lớn nhất.
Bài 7.5 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích, của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
Giải
Trọng lượng của người: P = F= p.s = 1,7×104 *0.03= 17 000*0,03 = 510N
Trong kiến thực Vật Lý 6 chúng ta đã được học
M là khối lượng
P lớn là trọng lượng
Khối lượng bằng trọng lượng x 10
Suy ra trọng lượng bằng khối lượng chia 10
Do đó, Khối lượng của người: m = P/10 = 51 kg
Bài 7.6 trang 24 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm 2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
Giải:
Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:
Bài 7.7 trang 24 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Câu so sánh áp suất và áp lực nào sau đây là đúng?
A. Áp suất và áp lực có cùng đơn vị đo.
B. Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép
C. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích.
D. Giữa áp suất và áp lực không có mốì quan hệ nào.
Giải
Chọn C
Bài 7.8 trang 24 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/N2 lên diện tích bị ép có độ lớn:
Giải:
Chọn A
Bài 7.9 trang 24 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Hai người có khối lượng lần lượt là m 1 và m 2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S 1, người thứ hai đứng trên tấm ván diện tích S 2. Nếu m 2 = 1,2m 1 và S 1 = 1,2S 2, thì khi so sánh áp suất hai người tác dụng lên mặt đất, ta có:
Giải
Chọn C
Vì:
Bài 7.10 trang 24 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Khi xe máy đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang thì áp lực do xe tác dụng lên mặt đất có độ lớn bằng:
A. trọng lượng của xe và người đi xe
B. lực kéo của động cơ xe máy
C. lực cản của mặt đường tác dụng lên xe
D. không
Giải
Chọn A
Bài 7.11 trang 24 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Áp lực của một vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng tác dụng lên mặt phẳng này có cường độ:
A. bằng trọng lượng của vật
B. nhỏ hơn trọng lượng của vật
C. lớn hơn trong lượng của vật
D. bằng lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng
Giải:
Chọn B
Bài 7.12 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Người ta dùng một cái đột đế đục lồ trên một tấm tôn. Nếu di tích của mũi đột là 0,4mm 2, áp lực búa tác dụng vào đột là 60N, thì suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là
Giải
Chọn B
Bài 7.13 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Áp suất ở tâm Trái Đất có trị số vào khoảng 4.10 11 Pa. Để có suất này trên mặt đất phải đặt một vật có khối lượng bằng bao nhiêu lên một mặt nằm ngang có diện tích 1m 2.
Giải
F = p.S = 4.10 11.1N = P;
Bài 7.14 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dù một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi?
Giải
Để tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường nên khi không bị lún.
Bài 7.15 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn?
Giải
Mũi kim nhọn làm giảm diện tích tiếp xúc nên tăng áp suất, nên dễ dàng đâm xuyên qua vải
Chân ghế chịu áp lực lớn nên phải có diện tích tiếp xúc lớn, đế suất tác dụng lên mặt sàn nhỏ, ghế không bị gãy.
Bài 7.16 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một vật khối lượng 0,84kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang. Hãy tính áp lực và áp suất vật tác dụng lên mặt sàn trong từng trường hợp và nhận xét về các kết quá tính được.
Giải:
Áp lực trong cả ba trường hợp: P = 0,84.10 = 8,4N
Nhận xét: Áp lực do vật tác dụng lên sàn trong cả ba trường hợp đều như nhau nhưng áp suất trong các trường hợp khác nhau
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 9: Áp Suất Khí Quyển trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!