Xu Hướng 3/2023 # Giải Bài Tập Sgk Gdcd 12 Bài 8: Pháp Luật Với Sự Phát Triển Của Công Dân # Top 3 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giải Bài Tập Sgk Gdcd 12 Bài 8: Pháp Luật Với Sự Phát Triển Của Công Dân # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sgk Gdcd 12 Bài 8: Pháp Luật Với Sự Phát Triển Của Công Dân được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giải bài tập môn GDCD lớp 12

Bài tập môn GDCD lớp 12 Pháp luật với sự phát triển của công dân

Câu 1

Bằng ví dụ minh họa, hãy chứng minh rằng quyền học tập của công dân Việt Nam hiện nay đang được thực hiện tốt?

GỢI Ý LÀM BÀI

Tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường đều có quyền học tập tại tất cả các loại hình trường lớp (trường công, trường tư…)

Chính sách của Nhà nước ta hiện nay là phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở, tiến tới phổ cập cấp THPT.

Trẻ em đi học được nhà nước hỗ trợ về học phí và về cơ sở vật chất.

Bên cạnh hệ thống trường lớp công lập, Nhà nước còn khuyến khích mọi đối tượng tham gia công tác xã hội hóa giáo dục (mở thêm nhiều loại hình trường lớp ngoài công lập) để tạo điều kiện tối đa cho các em trong độ tuổi đến trường được đi học.

Ngoài ra các đối tượng khác cũng được khuyến khích và tạo mọi điều kiện để được học tập nâng cao trình độ, được bồi dưỡng kiến thức không ngừng.

Cơ hội học tập ngày càng nhiều hơn, quyền được học và được tự do chọn lựa trường học, ngành học, thời gian học được khẳng định rõ trong luật giáo dục, luật dạy nghề…

Câu 2

Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta?

GỢI Ý LÀM BÀI

Không phải trong chế độ xã hội nào công dân cũng có quyền được học tập.

Ví dụ, ở nước ta trong xã hội phong kiến có tới hơn một nữa dân số mù chữ. Còn những người biết chữ cũng chủ yếu là học ở tiểu học.

Ngày nay, chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang từng bước phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là một bước tiến vượt bậc của đất nước, thể hiện chủ trương, quan điểm của đảng tất cả vì con người, thực hiện điều mong muốn của Bác Hồ “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đây chính là tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta.

Câu 3

Theo em, tại sao Hiến pháp và Luật Giáo dục nước ra quy định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau?

GỢI Ý LÀM BÀI

Hiến pháp và Luật Giáo dục nước ta quy định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau là căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người để mỗi công dân có thêm cơ hội học tập phù hợp với khả năng cuả bản thân, điều kiện hoàn cảnh của gia đình để có thể học thường xuyên, học suốt đời.

Câu 4

Em hãy nêu ví dụ chứng minh rằng công dân có quyền sáng tạo và phát triển?

GỢI Ý LÀM BÀI

Quyền sáng tạo: Anh Trịnh Quốc Tuấn ở Bình Dương đã sáng chế ra chiếc máy ấp trứng cho gia cầm từ phế thải, giá thành rẻ, hiệu quả cao, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. Năm 2010, anh đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng giải thưởng Sáng tạo trẻ.

Quyền phát triển: Trẻ em Việt Nam dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập, được hỗ trợ đi học. Những bạn học giỏi, đạt giải học sinh giỏi cấp Quốc gia được tuyển thẳng vào đại học. Những học sinh nghèo vượt khó học giỏi được hỗ trợ bằng học bổng để có thể tiếp tục quá trình học tập của mình (học bổng Panasonic, học bổng Lá xanh, học bổng Đèn Đom đóm,..)

Câu 5

Bằng kiến thức đã học và qua những hiểu biết của mình từ thực tiễn, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn quan tâm đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân?

GỢI Ý LÀM BÀI

Nhà nước ta luôn quan tâm, đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:

Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Ví dụ như Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trong nhiều văn bản pháp luật khác.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước có chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh là con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và các tác phẩm, công trình khoa học.

Nhà nước đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển,…

Câu 6

Linh và Lan là học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông X.M. Trong cuộc sống hàng ngày, hai bạn thường hay tâm sự với nhau, thường kể cho nhau nghe về những suy nghĩ, tình cảm của mình. Điều làm Linh băn khoăn mãi là liệu học sinh Trung học phổ thông có quyền viết bài để đăng báo hay không?

Em hãy giúp Linh giải quyết nỗi băn khoăn này và cho biết đây là quyền gì của công dân?

GỢI Ý LÀM BÀI

Học sinh Trung học phổ thông được quyền viết bài để đăng báo. Bạn Linh có quyền được sáng tác những tác phẩm, bài viết của mình và gửi đăng cho các báo mà mình mong muốn.

Đây là điều được Nhà nước rất khuyến khích, thể hiện quyền sáng tạo của công dân.

Câu 7

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây?

Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:

Mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ.

Mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.

Mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu.

Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng.

GỢI Ý LÀM BÀI

Đáp án: b và d

Câu 8

Hãy kể về những tấm gương thực hiện tốt quyền học tập của công dân?

GỢI Ý LÀM BÀI

Nhà giáo, nhà văn, nhà tư vấn tâm lý Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt đôi tay nhưng vẫn vượt khó, dùng đôi chân để viết và trở thành một tấm gương lớn cho tất cả chúng ta.

Lê Đức Duẩn – Phú Xuyên, Hà Nội – nhà nghèo, sức khỏe yếu vì suy dinh dưỡng nhưng vẫn quyết tâm đến trường, cố gắng, đỗ thủ khoa Đại học Dược Hà Nội.

Em Lưu Thị Trúc Hương – Cần Đước, Long An – nhà nghèo vượt khó học giỏi, đã được trao tặng học bổng Đèn Đom đóm để hỗ trợ,…

Giải Bài Tập Sgk Giáo Dục Công Dân 8 Bài 5: Pháp Luật Và Kỷ Luật

a) Theo em, Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?

Trả lời:

– Tổ chức đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia Siêng Phênh.

– Buôn bán, vận chuyển hàng tạ thuốc phiện.

– Dụ dỗ các cán bộ nhà nước tham gia tiếp tay, che giấu tội ác.

b) Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả như thế nào?

Trả lời:

– Gieo rắc “cái chết trắng”.

– Lợi dụng lòng tin của người khác, dụ dỗ lôi kéo để hủy hoại nhân cách con người.

– Khiến nhiều người rơi vào cuộc sống tăm tối, đau đớn.

c) Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì?

Trả lời:

– Thực hiện pháp luật công minh chính trực.

– Tôn trọng kỉ luật, đạo đức nghề nghiệp.

– Không ngại khó khăn, gian khổ.

d) Người học sinh có cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Tại sao? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Người học sinh cần có kỉ luật và tôn trọng pháp luật. Vì sẽ góp phần xây dựng trường học lành mạnh, xã hội ổn định.

VD: Không đi học muộn, không sử dụng tài liệu, quay cóp khi thi cử, tôn trọng tính mạnh, sức khỏe danh dự nhân phẩm của thầy cô, bạn bè.

Giải bài tập Giáo dục công dân 8 bài 1 trang 15: Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

Quan điểm trên hoàn toàn sai. Bởi vì pháp luật bảo vệ cho quyền và lợi ích của tất cả mọi người chứ không của riêng ai. Tất cả mọi người, không phân biệt nếu vi phạm pháp luật đều bị xử lí nghiêm minh.

Bài 2 trang 15 Giáo dục công dân 8: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao?

Trả lời:

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không được coi là pháp luật. Bởi vì, pháp luật do nhà nước ban hành và được áp dụng cho tất cả mọi người, còn nội quy trên chỉ do cơ quan đó ban hành và chỉ cơ quan đó phải thực hiện.

Bài 3 trang 15 Giáo dục công dân 8: Trong những buổi sinh hoạt Đội, có một số bạn đến chậm:

a) Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó là thiếu kỉ luật Đội.

b) Các bạn nói trên giải thích lại: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến chậm là thiếu kỉ luật.

Em đồng tình với hành vi của Chi đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến chậm? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến của chi đội trưởng, bởi vì tất cả các nhóm, tổ chức, cơ quan hoạt động đều phải có tính kỉ luật, đó thể hiện sự tôn trọng tập thể.

Trả lời:

Trong các nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông thì nguyên nhân từ phía con người là chủ yếu như: đi lạng lách, đánh võng, đi hàng hai, hàng ba, đua xe, đi lên vỉa hè, đi ngược chiều…

Biện pháp để khắc phục: tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành luật giao thông; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông; các cán bộ điều phối giao thông phải thực hiện xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật giao thông.

Gdcd 10 Bài 6: Khuynh Hướng Phát Triển Của Sự Vật &Amp; Hiện Tượng

Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng nào đó.

a. Phủ định siêu hình

Là sự phủ định do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

b. Phủ định biện chứng

Khái niệm: Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới.

Đặc điểm của phủ định.

Tính khách quan: mang tính tất yếu, tức là cái vốn có của sự vật hiện tượng.

Nó mang tính khách quan vì tự thân nó phủ định.

Mang tính kế thừa: sự vật hiện tượng mới ra đời từ sự vật hiện tượng cũ có kế thừa chọn lọc những yếu tố tích cự và loại bỏ yếu tố tiêu cực, lỗi thời và tính kế thừa cũng là tất yếu khách quan.

a. Phủ định của phủ định

Phủ định lần 1 Phủ định lần 2

Phủ định của phủ định

Quả trứng → con gà → quả trứng → con gà

(1) (2) (3)

Chiếm hữu nô lệ → Xã hội phong kiến → Tư bản chủ nghĩa → Xã hội chủ nghĩa

(1) (2) (3)

b. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.

Tôn trọng quá khứ, tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn, cản trở sự tiến bộ.

Giải Bài Tập Sgk Gdcd 10 Bài 13: Công Dân Với Cộng Đồng

Giải bài tập môn giáo dục công dân lớp 10

Bài tập môn GDCD lớp 10

Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 13: Công dân với cộng đồng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Môi hở răng lạnh Máu chảy ruột mềm Nhường cơm sẻ áo Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Hướng dẫn giải:

Ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

Môi hở răng lạnh:

Những người thân thuộc phải biết giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau, là sự gắn bó khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc.

Máu chảy ruột mềm:

Những người trong máu mủ, họ hàng khi gặp hoạn nạn thì anh em, họ hàng cũng cảm thấy thương xót, đau đớn.

Nhường cơm sẻ áo:

San sẻ, giúp đỡ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống khi thiếu thốn, khó khăn

Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn:

Con người phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tuy không cùng một mẹ sinh ra nhưng cũng cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên, là anh em một nhà.

Câu 2: Hãy tìm hiểu về những hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta?

Hướng dẫn giải:

Để thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta, trường, lớp, địa phương em đã có những hoạt động tích cực đó là:

Ở lớp, ở trường:

Giúp đỡ các bạn có hoàn cành khó khăn trong lớp.

Giúp các bạn học kém trong lớp để bạn cố gắng học tập

Ủng hộ các bạn học sinh miền núi sách vở, đồ dùng học tập

Ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng thiên tai của bão lũ…

Ở địa phương:

Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với các anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng.

Tham gia các chương trình hiến máu nhân đạo do phường/ xã tổ chức….

Hướng dẫn giải:

Kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường em.

Đầu tiên, khảo sát, tìm hiểu và lên danh sách 20 bạn có hoàn cảnh khó khăn nhất trường để giúp đỡ.

Sau khi lên danh sách xong, viết đơn xin nhà trường xem xét để giảm học phí cho các bạn.

Nhờ sự can thiệp của một số thầy cô để kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài của các mạnh tường quân.

Giờ sinh hoạt cuối tuần kêu gọi các bạn học sinh trong trường quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo còn sử dụng được để giúp đỡ các bạn.

Câu 4: Thế nào là sống hòa nhập? Điều gì sẽ xảy ra đối với người sống không hòa nhập với cộng đồng, xã hội? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

Với những người sống không hòa nhập với cộng đồng, xã hội thì sẽ bị cảm thấy cô độc, lẻ loi và cuộc sống tẻ nhạt thiếu niềm vui, không được nhiều người quan tâm.

Bởi vì: Những người sống không hòa nhập sẽ không có nhiều bạn bè và những người chơi thân cận. Vì vậy, ít có người để chia sẻ mọi chuyện về gia đình, cuộc sống, học tập.

Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung.

Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.

Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.

Việc của ai, người nấy biết

Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.

Hướng dẫn giải:

a) Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung.

Em đồng ý vì khi làm một công việc chung, muốn thành công cần phải sự cố gắng của các thành viên chứ không phải đơn thuần là một vài người.

b) Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.

Em không đồng ý vì đó là lối sống ích kỉ, chỉ biết đến cái lợi của bản thân. Và nếu hành động như vậy thì chỉ có một lần và sẽ không có lần thứ hai.

c) Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.

Em không đồng ý vì ai cũng cần phải hợp tác để làm việc. Bởi môi trường làm việc có sự liên kết với nhau, chỉ là tùy thuộc vào công việc để sự hợp tác đó nhiều hay ít mà thôi. Tuy nhiên, xét đến cùng, sự hợp tác sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn và hiệu quả công việc tốt hơn.

d) Việc của ai, người nấy biết

Em không đồng ý vì đúng là công việc của ai người đó phải lo trước. Tuy nhiên, cũng nên cần có sự hòa nhập, giúp đỡ, chia sẻ lầ nhau thì công việc sẽ hiệu quả hơn và mọi người cũng siết lại gần nhau hơn.

e) Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.

Em đồng ý vì mức độ hiểu biết của mỗi người một khác nhau và ở một thế mạnh khác nhau. Vì vậy, nên hòa nhập để nhận được sự giúp đỡ cũng như học hỏi nhiều hơn từ mọi người.

Câu 6: Hãy tìm và giới thiệu về một thành quả của sự hợp tác giữa các bạn trong lớp, trong trường hoặc địa phương em với các địa phương khác?

Hướng dẫn giải:

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sgk Gdcd 12 Bài 8: Pháp Luật Với Sự Phát Triển Của Công Dân trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!