Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sgk Gdcd 8 Bài 1: Tôn Trọng Lẽ Phải được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giải bài tập SGK GDCD 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải
Giải bài tập môn GDCD lớp 8
Bài tập môn GDCD lớp 8
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Câu 1: Gợi ý câu hỏi tình huống
a) Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên?
Trả lời
Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một con người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
b) Theo em, trong những trường hợp trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp? Vì sao?
Trả lời
Để có cách xử sự đúng đắn, phù hợp trong những trường hợp trên, đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái.
Câu 2:
1) Em lựa chọn cách giải quyết nào trong trường hợp sau đây và giải thích vì sao?
Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ:
a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác
b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo
c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo
d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
Trả lời
Em lựa chọn cách giải quyết:
(c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.
Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiên đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.
2) Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao?
a) Bỏ qua như khônrg biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường
b) Xa lánh, không chơi với bạn
c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa.
Trả lời
Em lựa chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.
Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
3) Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
a) Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập
b) Chỉ làm những việc mà mình thích
c) Phê phán những việc làm sai trái
đ) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai
e) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải
g) Bực tức và phê phán gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.
Trả lời
Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
4) Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết?
Trả lời
Em hãy kể một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo.
5) Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải?
Trả lời
Thật vàng, không sợ lửa.
Nói phải củ cải cũng nghe.
Danh ngôn
“Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”
6) Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
Trả lời
Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.
Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.
Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.
Giải Vở Bài Tập Gdcd Lớp 8: Tôn Trọng Lẽ Phải
Giải Vở bài tập GDCD lớp 8: Tôn trọng lẽ phải được VnDoc đăng tải, đây là giải VBT có đáp án giúp các bạn học sinh tham khảo học tốt môn GDCD lớp 8 tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 5 VBT GDCD 8): Trả lời:
Những chi tiết thể hiện quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích là người chính trực là:
– Ông đặc biệt lưu ý diệt trừ nạn tham ô
– Điều tra và xử lại đúng vụ án sai của Tri huyện Thanh Ba, xử đúng người đúng tội, trả lại đất đai cho người nghèo
– Ông kiên quyết không nghe lời tỉnh cầu của Hình bộ thượng thư về việc tha lỗi cho Tri huyện Thanh Ba, đồng thời còn khẳng định rằng “Tôi và ông đều là quan triều đình, phải công bằng, chính trực, thẳng thắn”.
Câu 2 (trang 5 VBT GDCD 8): Trả lời:
Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải:
– Chấp hành nội quy nới mình sinh sống, học tập và làm việc.
– Phê phán, lên án những việc làm sai trái
– Biết lắng nghe, phân tích đúng sai và đưa ra ý kiến của bản thân
Biểu hiện không tôn trọng lẽ phải:
– Làm trái với những quy định của pháp luật, địa phương, cơ quan nơi mình sống, làm việc và học tập
– Tự ý làm những hành động sai trái bất chấp pháp luật
– Thấy việc làm sai phạm của người khác mà không dám phê phán, đưa ra ý kiến của mình.
Câu 3 (trang 5 VBT GDCD 8): Trả lời:
Thái độ bang quan của mọi người trước những hành động sai trái gây nên rất nhiều hệ quả đáng tiếc:
– Đối với xã hội: tạo nên một môi trường xã hội không văn minh, ích kỉ, trở thành mối hiểm họa với mọi cá nhân, ai cũng phải sống đề phòng và chỉ nghĩ đến bản thân mình.
– Đối với người bị hại: thiệt hại về tinh thần, kinh tế và mất niềm tin vào xã hội, từng bước trở thành người ích kỉ, không còn đấu tranh cho lẽ phải
– Đối với mỗi cá nhân chúng ta: không được sống vô tư khi xung quanh lẽ phải không được bảo vệ, mối nguy hiểm luôn thường trực đe dọa.
Câu 4 (trang 6 VBT GDCD 8): Trả lời:
Để trở thành một người biết tôn trọng lẽ phải, bản thân em cần:
– Nghe lời răn dạy của ông bà, cha me, thầy cô giáo
– Chấp hành pháp luật, nội quy, quy định của trường lớp
– Biết phân biệt đúng sai, đề cao lẽ phải, phê phán những hành động sai trái
– Dũng cảm tố cáo những hành vi trái với lẽ phải, không để những lời đe dọa hoặc những người có quyền lực làm sai lệch sự thật và lẽ phải
Câu 5 (trang 6 VBT GDCD 8): Trả lời:
Tôn trọng lẽ phải
Không tôn trọng lẽ phải
Gia đình
Nghe theo lời dạy của ông bà, cha mẹ, biết giúp đỡ người thân, yêu thương, quý trọng anh chị em trong gia đình,…
Không thờ cúng ông bà tổ tiên, cãi lời cha mẹ, ruồng bỏ anh chị em, nhất nhất bênh vực người thân dù họ có lỗi,..
Nhà trường
Vâng lời thầy cô, chấp hành đúng nội quy nhà trường, biết giúp đỡ bạn bè, không làm trái đạo đức của một người học sinh,…
Không làm theo những bài học, lời khuyên tích cực của thầy cô, không bao giờ nghe theo lời góp ý của bạn bè,..
Xã hội
Chống lại những sai trái, tiêu cực, đấu tranh với tệ nạn xã hội, biết lắng nghe những lời góp ý tích cực từ mọi người, biết điều chỉnh hành vi của bản thân,..
Chỉ trích người khác mà không có lí do, cố tình bao biện cho việc làm sai trái của mình, sa vào các tệ nạn xã hội,…
Câu 6 (trang 6 VBT GDCD 8): Trả lời:
Nếu thấy ý kiến đó đúng, em sẽ đưa ra những lí lẽ thuyết phục để bênh vực ý kiến đó.
Câu 7 (trang 7 VBT GDCD 8): Trả lời:
Những câu ca dao nói về tôn trọng lẽ phải đó là:
A. Thương ai chữ nghĩa hơn vàng
Chữ nhân coi trọng chữ sang bình thường
C. Khó mà biết lẽ biết trời
Biết ăn biết ở hơn người giàu sang
E. Làm người suy chín xét xa
Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài
G. Khôn ngoan ba chốn bốn bề
Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai
b. Thái độ của Hùng là một thái độ tiêu cực và không có chính kiến. Hùng hoài nghi tất cả ý kiến của mọi người, không tin vào điều tốt đẹp chứng tỏ Hùng không có niềm tin vào cuộc sống, không tin vào khả năng của bản thân, không biết nhận định đúng sai phải trái.
Câu 9 (trang 8 VBT GDCD 8): Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
A. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình
B. Chống lại những quan điểm sai trái, tiêu cực
C. Luôn làm hài lòng những người xung quanh
D. Luôn phê phán những ai không cùng quan điểm với mình
Trả lời:
Chọn đáp án: B
II. Bài tập nâng cao
Câu 1 (trang 8 VBT GDCD 8): Trả lời:
Câu nói “bất hợp tác với điều xấu cũng là nghĩa vụ như hợp tác với người tốt” đã khẳng định ý nghĩa của việc biết lên án, phê phán những điều xấu trong xã hội. “Bất hợp tác” là thái độ lên án, phê phán chống lại cái xấu, cái ác, “hợp tác” là tôn trọng, tuân theo và nghiêm túc thực hiện điều tốt, điều thiện. Hai việc là này có ý nghĩa quan trọng tương đương với nhau, song hành với nhau thể hiện sự tôn trọng lẽ phải.
Câu 2 (trang 8 VBT GDCD 8): Trả lời:
Bạn Quân lớp em là con trai của thầy hiệu phó trong trường, tuy nhiên Quân là một học sinh hiếu động, không ham học lại thường xuyên có biểu hiện vi phạm nội quy lớp. Một lần, do xảy ra xích mích, Quân và Nam đã xảy ra xô xát với nhau. Mặc dù biết là Quân là con của thầy hiệu phó nhưng cô Loan lớp em đã có hình thức xử lí rất công bằng, không bao che, dung túng cho việc làm của bạn. Cô đã hạ hạnh kiểm và kỉ luật của hai bạn như nhau. Từ đó chúng em cảm thấy thêm yêu quý và phục cô hơn.
Câu 3 (trang 9 VBT GDCD 8): Trả lời:
Em không đồng tình với quan điểm của Hà. Chân lí không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ mạnh bởi lẽ những dẫn chứng mà bạn đưa ra lịch sử đã chứng minh và cho ta câu trả lời rằng những kẻ làm việc xấu, việc ác đến cuối cùng vẫn bị diệt vong.
Chân lí không thuộc về kẻ mạnh hay kẻ yếu mà chân lí thuộc về lẽ phải. Minh chứng là trong 2 cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, phải đối đầu với kẻ thù vô cùng mạnh thế nhưng với tinh thần chính nghĩa nước Việt Nam ta đã đánh đuổi được kẻ thù xâm lược giành lại độc lập cho non sông.
………………………………………
Giải Vbt Gdcd 6 Bài 5: Tôn Trọng Kỷ Luật
VBT GDCD 6 Bài 5: Tôn trọng kỷ luật
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1:
Trả lời:
Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà còn bảo vệ lợi ích cá nhân, bởi vì tôn trọng kỉ luật kiến cho cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội có kỉ cương nề nếp, bản thân mỗi người sẽ được đảm bảo về lợi ích đây là cơ hội để rèn rũa bản thân, mỗi người sẽ cảm thấy thanh thản thoải mái hơn.
Câu 2:
Trả lời:
Hành vi tôn trọng kỉ luật
Hành vi không tôn trọng kỉ luật
– Đi học đúng giờ
– Chấp hành luật giao thông
– Vượt đèn đỏ
– Hút thuốc nơi công cộng.
– Thường xuyên đi học muộn
Trả lời:
C.Tự giác chấp hành những quy định chung và sự phân công của tập thể
Câu 4:
Trả lời:
Câu 5:
Trả lời:
– Bức ảnh thể hiện sự tôn trọng kỉ luật: 2; 4
– Bức ảnh không thể hiện sự tôn trọng kỉ luật: 1; 3
Câu 6:
Trả lời:
a. Hành vi của Trang là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng kỉ luật, thiếu tôn trọng người khác
b. Khi vào thư viện cần tuân thủ những quy định
– Đi nhẹ, nói khẽ không gây ồn ào
– Không vẽ bậy lên sách, không làm rách sách
– Giữ gìn vệ sinh chung
– Không tự ý sao chụp sách mượn
– Vào thư viện cần mang theo thẻ đọc
Câu 7:
Trả lời:
a. Hành vi của các bạn trong lớp Nhung thể hiện sự vô ý thức, không tôn trọng nội quy lớp học, mất vệ sinh lớp, phá hoại tài sản chung, lời nói thiếu tôn trọng với bạn bè.
b. Nếu là Nhung nếu nhắc nhở các bạn không được em sẽ nói chuyện với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm ra biện pháp xử lí.
Câu 8:
Trả lời:
Nhập gia tùy tục
Đất có thổ công, sông có hà bá
Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước
II. Bài tập nâng cao
Câu 1:
Trả lời:
“Kỉ luật rèn luyện con người có thể đối đầu với hoàn cảnh”, câu nói khẳng định vai trò của kỉ luật đối với con người. Kỉ luật với những khuôn khổ khắt khe buộc con người phải tuân theo, thực hiện, nếu như được rèn luyện trong một môi trường có kỉ luật con người sẽ trở nên vững vàng, tự tin, mạnh mẽ hơn từ đó có thể đương đầu với mọi hoàn cảnh, thậm chí sóng gió trong cuộc đời
Câu 2:
Trả lời:
Theo em, kỉ luật không làm cho con người mất tự do vì khi chấp hành kỉ luật con người sẽ trở nên có nề nếp, sẽ biết tự sắp xếp cuộc sống của mình, nhà nước có kỉ cương, mọi người sẽ hòa đồng, con người vẫn có thể thoải mái thể hiện chính mình trong một khuôn khổ cho phép.
III. Truyện đọc, thông tin
Hành vi của những thanh niên và những người lái xe hiện nay trong việc chấp hành quy định chung rất đáng lên án, phê phán. Học không biết tôn trọng kỉ luật, không tự giác chấp hành quy định chung, ngoài ra còn đó còn thể hiện hành vi của những người vô văn hóa, kém hiểu biết.
Các bài giải vở bài tập Giáo dục công dân lớp 6 (VBT GDCD 6) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bài 3: Tôn Trọng Người Khác
Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác ?
Tôn trọng người khác l à đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá lợi ích người khác, thể hiện lối sống có văn hoá.
Bài 2 trang 11 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Bài tập 2: Tìm những biểu hiện của sự tôn trọng người khác?
Biểu hiện của sự tôn trọng người khác:
+ Lắng nghe ý kiến của người khác
+ Đi nhẹ, nói khe ở những nơi công cộng: Bệnh viện, bảo tàng.
+ Kính trọng thầy cô giáo, vâng lời cha mẹ
+ Không phân biệt đối xử.
Bài 3 trang 11 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Bài tập 3: Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống và trong quan hệ với mọi người ?
Ý nghĩa: Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau giúp cho mối quan hệ xã hội trở lên tốt đẹp hơn.
Bài 4,5,6 trang 11 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Bài tập 4: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác ?
A. Ngồi ghếch chân lên ghế khi trò chuyện
B. Chăm chú lắng nghe người đối diện trao đổi
C. Lớn tiếng phủ nhận lỗi của bản thân và đổ lỗi cho người khác.
D. Khi cô giáo phê bình bạn thì cười to tiếng
Bài tập 5: Em không đồng ý với ỷ kiến nào sau đây ?
A. Chỉ cần tôn trọng người lớn tuổi hơn mình.
B.Tôn trọng người khác là hành vi của người có văn hoá.
c. Muốn người khác tôn trọng mình thì trước tiên mình cần phải tôn trọng mọi người
D. Tất cả mọi người đều phải học cách tôn trọng người khác.
Bài 7 trang 12 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Bài tập 7: Đầu giờ truy bài, Sao Đỏ đến chấm điểm thi đua của lớp 8E thì thấy Tân đang đùa nghịch, chạy nhảy khắp lớp. Sao Đỏ nhắc nhở thì Tân liền đấm ngay vào mặt bạn Sao Đỏ và còn chế nhạo bạn là tay sai, là người giúp việc.
Câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về hành động của Tân trong tình huống trên?
2/ Em sẽ ứng xử và hành động như thế nào nếu chứng kiến tình huống đó ?
1/ Tân đã có hành vi không tôn trọng Sao Đỏ khi đánh và chế nhạo bạn đó.
2/ Em sẽ khuyên Tân nên xin lỗi bạn Sao Đỏ và giải thích cho bạn hiểu nên tôn trọng người khác.
Bài 8 trang 12 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Bài tập 8: Nhiều bạn học sinh xả rác bừa bãi nơi công cộng, cười đùa lớn tiếng ngoài đường, trong bệnh viện và thậm chí cả ở đám tang… Em có suy nghĩ gì về những hành vi trên ? Từ đó em có lời khuyên như thế nào với những bạn có hành vi ấy ?
Những hành vi của các bạn học sinh này là biểu hiện cư xử không đúng mực, thiếu lịch sự, không tôn trọng tập thể, không tôn trọng người khác.
Bài 9 trang 12 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Bài tập 9: Có ý kiến cho rằng : “Tôn trọng người khác là phải nhún nhường và luôn cố gắng làm vừa lòng họ bằng mọi cách”. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao ?
Em không đồng ý với ý kiến trên, Hiểu vế tôn trọng người khác như thế là không đúng. Tôn trọng người khác không phải là nhún nhường mà phải biết lắng nghe, thấu hiểu.
Bài 10 trang 12 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Bài tập 10: Em thường nhận được sự tôn trọng của những ai ? Khi đó em cảm thấy như thế nào ? Từ cảm xúc đó của bản thân, em thấy mình cần phải có thái độ như thế nào với mọi người ?
Em thường nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh: bạn bè, người thân
Khi đó em cảm thấy mình được tôn trọng, được lắng nghe, được chia sẻ với những người thân yêu
Từ đó em thấy em cần phải tôn trọng những người khác như người khác tôn trọng em.
Lớp 7A và bạn Tuấn đã biểu hiện không tôn trọng thầy giáo như thế nào?
Thầy Hùng là một giáo viên mới về dạy lớp. Chân thầy đi khập khiễng. Chính vì thế mà các bạn trong lớp đã cười thầy. Thầy đã đến cửa lớp mà tiếng cười, tiếng ồn ào vẫn không ngớt. Các bạn học sinh còn gán cho thầy rất nhiều cái tên với dáng vóc của thầy. Bạn Tuấn đã nói những câu nói xúc phạm thầy và làm thầy giáo buồn.
Tại sao thầy giáo lại đánh rơi viên phấn từ tay mình và buồn bã đi về bàn giáo viên ?
Trong khi giảng bài “Động nghĩa – trái nghĩa” thầy đặt câu hỏi : “Em nào cho thầy biết từ trái nghĩa với “chân thật” là gì ?”.
Bạn Tuấn thưa : “Thưa thầy chân giả ạ”.
Những tiếng cười vang lên khắp lớp, viên phấn từ từ lăn khỏi tay thầy. Dáng thầy như một dấu chấm hỏi đi về phía bàn giáo viên. Thầy hùng rất buồn khi nghĩ về hoàn cảnh của mình và sự châm trọc của học sinh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sgk Gdcd 8 Bài 1: Tôn Trọng Lẽ Phải trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!