Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sgk Giáo Dục Công Dân 7 Bài 5 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 bài 5: Yêu thương con người được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 5 trang 16
a) Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự quan tâm, thông cảm và giúp đỡ của Bác Hồ đối với gia đình chị Chín?
Trả lời:
– Bác chọn gia đình có nhiều khó khăn (chồng chị Chín mất, để lại ba đứa con nhỏ).
– Bác đến bên các con của chị Chín, âu yếm xoa đầu rồi trao quà tết cho các cháu.
– Bác hỏi thăm về bữa cơm, bát cháo, hỏi về việc học hành, công việc của gia đình chị Chín.
– Bác chỉ thị cho uỷ ban thành phố có trách nhiệm tạo công ăn việc làm cho những người lao động gặp khó khăn như gia đình chị Chín.
b) Những chi tiết ấy biểu hiện đức tính gì của Bác Hồ?
Trả lời:
Những chi tiết đó thể hiện tấm lòng nhân ái và lòng yêu thương mọi người của Bác Hồ.
c) Em hiểu thế nào là yêu thương con người?
Trả lời:
– Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
– Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, biết hy sinh và tha thứ cho mọi người (kể cả với kẻ thù của mình).
Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 5 trang 16, 17
a) Em hãy nhận xét hành vi của những nhân vật nêu trong các tình huống sau đây:
– Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một số bạn cùng lớp đến thăm hỏi, chăm sóc mẹ bạn Hải.
– Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua, thấy vậy đã vào băng bó vết thương ở tay cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em.
– Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý, với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn.
– Trung hỏi vay tiền của Hồng để mua thuốc lá hút, Hồng không cho Trung vay mà còn khuyên Trung không nên hút thuốc lá.
Trả lời:
– Hành vi của Nam, Long, Hồng, tập thể lớp 7A thể hiện lòng yêu thương con người vì biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ cả với những người không thân thiết.
– Hành vi của Toàn là không có lòng yêu thương con người. Bởi vì, Toàn chỉ quan tâm, giúp đỡ với bạn thân, còn những người khác Toàn dè dặt và không thể hiện lòng yêu thương.
b) Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình thương yêu của con người đối với con người.
Trả lời:
– Lá lành đùm lá rách
– Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
– Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
– Tình yêu thương cũng như cơ thể của chúng ta là dòng chảy bất tận.
– Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều.
c) Hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng, người trên đường phố…)
Trả lời:
Trong xóm em có một bà cụ đã già nhưng lại không có con cái nương tựa. Thường ngày bà cụ hay buồn rầu, tuổi tác cũng làm cụ yếu đi nhiều, không thể thường xuyên làm việc nhà. Thấy thế, em cùng các bạn thường xuyên đến chơi với cụ, động viên, chăm sóc cụ, xu dọn làm việc nhà giúp cụ. Điều này khiến cụ rất vui và yêu quý chúng em hơn.
d) Em hãy kể về những tấm gương (trong lớp, trong trường hoặc nơi em ở) đã giúp người khác trong đời sống, trong học tập thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
Trả lời:
Đó là câu chuyện của Nguyễn Văn Nam – học sinh lớp 12 Trường THPT Đô Lương, Nghệ An. Nam còn trẻ, nhưng đã nhường sự sống của mình để cố gắng cứu vớt các bạn học sinh bị đuối nước.
Chiều 30/4, 8 học sinh ở xã Trung Sơn (Đô Lương, Nghệ An) rủ nhau ra sông Lam tắm. Trong lúc vui đùa, 5 em bị nước cuốn trôi.
Đi ngang qua, thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 12T7 trường THPT Đô Lương 1, lao xuống cứu. Sau khi đưa 4 em vào bờ an toàn, thấy còn Nguyễn Hữu Đô đang chấp chới, Nam dùng hết sức đẩy em vào bờ, còn mình bị kiệt sức và nước cuốn trôi. Một lúc sau, người dân chạy đến tìm cách cứu Nam nhưng quá muộn. Đến cuối buổi chiều, thi thể Nam được tìm thấy cách nơi xảy ra sự việc khoảng 100 m.
Giáo Án Giáo Dục Công Dân 7
TUẦN DẠY: 11. 12 Ngày soạn:16/10/2014 TIẾT: 11. 12 Ngày day:21/10/2014 Bài 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA I/ Mục tiêu : 1/ Kiến thức : -Kể được những tiêu chuẩn chính của gia đình văn hóa . -Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa . -Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa . 2/Kĩ năng : -Biết phân biệt các hành vi đúng sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn háo ở gia đình . -Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa . -Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình . Các KNS cơ bản được áp dụng -Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa. -Kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em-HS trong gia đình. -Kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình. 3/Thái độ : -Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa . -Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa . 2/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 2.1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn giáo án. - SGK. - Bảng tiêu chuẩn gia đình văn hóa. 2.2/ Chuẩn bị của học sinh: - Học thuộc bài 8 - Chuẩn bị bài 9: + Đọc phần truyện đọc ở bài 9 (trong SGK GDCD 7) và tìm hiểu theo gợi ý. + Tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa ở địa phương. III/ Các hoạt động dạy- học : 1/ Ổn định : (1 phút). 2/ Kiểm tra bài cũ : (5 phút). a/ Khoan dung là gì ? → Khoan dung là rộng lòng tha thứ . Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm . b/Hãy nêu 1 vài việc làm thể hiện khoan dung . → Không giận bạn khi bạn vô ý va vào em ; bỏ qua lỗi cho bạn nếu bạn không cố ý ,.. 3/ Bài mới : Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung TIẾT 1: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (4') - Nêu câu hỏi : Theo em, gia đình như thế nào được công nhận gia đình văn hóa ? Nhận xét, chốt ý : Để hiểu thêm về gia đình văn hóa, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa : (20 phút) a. Mục tiêu: Tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa. Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật. Tích hợp bảo vệ môi trường c. Các bước của hoạt động -Mời 3 HS đọc truyện đọc : Một gia đình văn hóa . (SGK trang 26-27) . Nhóm 1: Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hòa ? Nhóm 2 : Mọi thành viên trong gia đình cô Hòa đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa ? Nhóm 3 : Theo em, gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ? * Tích hợp bảo vệ môi trường : -Nêu câu hỏi : Khoản 1 điều 5 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 Nhận xét, chốt ý : Bảo vệ môi trường là 1 trong các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa . Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa: (15 phút ) a. Mục tiêu: Tìm hiểu HS tìm hiểu ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa .Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật. b. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, c. Các bước của hoạt động: - Yêu cầu HS đọc và làm bài tập e SGK trang 29. - Nêu câu hỏi: Những gia đình có cha mẹ bất hòa, thiếu gương mẫu, con cái hư hỏng ảnh hưởng như thế nào đối với các thành viên trong gia đình ấy? Gia đình có cần thiết cho bản thân không, gia đình em có được công nhận là gia đình văn hóa? Trong gia đình, có người thân của em bị nghiện ma túy. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì? Chốt lại:ý đúng Giới thiệu điều 4 của Luật phòng chống ma túy năm 2000 - Nêu câu hỏi động não: Xây dựng gia đình văn hóa sẽ có ích gì cho bản thân em, củng như các thành viên trong gia đình mình? Vậy theo em, dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân, gia đình? Mỗi gia đình đều xây dựng gia đình văn hóa sẽ có ích gì đối với xã hội? - Chốt lại ý nghĩa đối với xã hội. TIẾT 2: Hoạt động 4: Hướng dẫn HS liên hệ với tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương ( 15 phút) a. Mục tiêu: GIúp HS biết tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương. b. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, c.Cách tiến hành: -Yêu cầu HS trình bày tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương mà các em sưu tầm được . - Nêu câu hỏi : Gia đình em đã thực hiện tốt các tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương em chưa ? Kết luận : Căn cứ vào các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa nói trên mà tùy theo điều kiện địa phương mà có những tiêu chuẩn gia đình văn hóa cho phù hợp. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa:( 26 phút ). a. Mục tiêu: GIúp HS tìm hiểu trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa.Tích hợp bảo vệ môi trường b.Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, c.Cách tiến hành: - Nêu câu hỏi : Hãy nêu 1 số kiểu gia đình đang tồn tại ở xã hội ta . -Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập b, d -Nhận xét, đưa ra đáp án đúng : Bài tập b: Không phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng có hạnh phúc . Bài tập d : Đồng ý :5 . Nhận xét, chốt ý : Gia đình văn hóa là sự kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần . Hãy nêu biểu hiện đúng, lành mạnh góp phần xây dựng gia đình văn hóa . Hãy nêu biểu hiện sai,thiếu, lành mạnh trong việc xây dựng gia đình văn hóa . Nhận xét, bổ sung . Vậy để xây dựng gia đình văn hóa, các thành viên trong gia đình cần phải làm gì ? -Yêu cầu HS làm bài tập c SGK trang 29 . -Nhận xét, đưa đáp án đúng : điều chỉnh thói quen của mình vì lợi ích chung của gia đình, không làm ảnh hưởng đến người khác . * Tích hợp bảo vệ môi trường : - Nêu câu hỏi : HS có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa không ? HS có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ? Em cần có thái độ như thế nào với việc xây dựng gia đình văn hóa ? Nhận xét, chốt ý : HS cần tham gia xây dựng gia đình văn hóa bằng những việc làm cụ thể, vừa sức , trong đó có việc bảo vệ môi trường -Yêu cầu HS liên hệ bản thân . Em đã làm tốt trách nhiệm của mình trong việc xây dựng gia đình văn hóa chưa ? -Tuyên dương biểu hiện tốt, uốn nắn các biểu hiện chưa tốt . Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ?( BT g SGK Trang 29 ) -Yêu cần HS giải thích câu danh ngôn trong SGK . Nhận xét , chốt ý : gia đình rất quan trọng trong việc giáo dục con cái, bên cạnh đó con cái cũng phải tự giác làm tốt trách nhiệm của mình với gia đình . - Suy nghĩ, phát biểu . → Hòa thuận, hạnh phúc, con cái học hành đầy đủ,... -3 HS đọc phần truyện đọc theo phân vai, HS còn lại theo dõi SGK . -Suy nghĩ, phát biểu. → Ngăn nắp, sinh hoạt có giờ giấc ổn định, mọi người chia sẻ lẫn nhau, đầm ấm, con cái ngoan ngoãn, học hành giỏi,... → Quan tâm giúp đỡ nhau trong công việc, hoàn thành tốt công việc của mình . Cha mẹ là tấm gương cho con, con cái chăm học hành, vợ chồng cô hòa đi đầu vận độngh bà con xây dựng nếp sống văn hóa , vệ sinh môi trường, chống tệ nạn xã hội, giúp đỡ làng xóm,... → Hòa thuận, hạnh phúc, kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân. -Suy nghĩ, phát biểu . → Tiêu chuẩn làm tốt nghĩa vụ công dân . - Làm bài tập e SGK trang 29 . - Suy nghĩ, phát biểu . → Các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy gia đình không phải là tổ ấm của mình và sẽ dẫn đến việc dễ sa vào tệ nạn, không phát triển nhân cách toàn diện . HS trả lời cá nhân HS trả lời cá nhân - Trình bày tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương mà các em sưu tầm được . - Suy nghĩ, phát biểu . → Có 2 hướng trả lời :Thực hiện tốt hoặc chưa tốt . -Suy nghĩ, phát biểu . →-Gia đình giàu có nhưng có cha mẹ bất hòa, con cái ăn chơi, đua đòi . -Gia đình giàu có nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu . -Gia đình có đông con, con cái khổ cực, thiếu học hành . - Gia đình tuy không giàu nhưng hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn . -Làm bài tập. → Tích cực học tập, tìm hiểu tình hình đất nước địa phương ; có nhu cầu, sở thích văn hóa lành mạnh như : đọc sách báo, xem phim ảnh, nghệt thuật khác..; thường xuyên giúp đỡ nhau thực hiện tốt bổn phận của mình với gia đình,... → Ăn chơi sa đọa, đua đòi, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém, sa vào tệ nạn xã hội, thiếu tình cảm trách nhiệm với gia đình, bạo lực gia đình,... →Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình ; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội . - Làm bài tập c SGK trang 29 . - Suy nghĩ, phát biểu . → HS có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa. → Chăm học, chăm làm, kính trọng , vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ; không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình, tham gia các việc làm vừa sức mình, bảo vệ môi trường ở gia đình và khu dân cư, tuyên truyền nếp sống văn hóa,... →Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa: quan tâm rèn luyện theo các tiêu chuẩn gia đình văn hóa ; tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa . -Liên hệ bản thân . →Chăm ngoan, học giỏi, không sa vào tệ nạn xã hội, giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà vừa sức mình, kính trọng ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ,... 1/Khái niệm: Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân. 2/ Ý nghĩa của việc xây dựng xây dựng gia đình văn hóa : -Đối với cá nhân: +Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục con người. +Hình thành con người phát triển toàn diện, sống có văn hóa, có đạo đức và chính họ giúp cho gia đình phát triển bền vững. -Đối với xã hội: -Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc. 3/ Trách nhiệm của mỗi người trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa : +Đối với mọi người nói chung: Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với gia đình, sống giản dị, không ham thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. + Đối với HS: Chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ; không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình . 4/ Củng cố: (2 phút) Yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi : - Gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ? - HS có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa . 5/Dặn dò : (2 phút) -Học bài . - Chuẩn bị bài 10 : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ . +Tìm hiểu phần truyện đọc và trả lời gợi ý. + Tìm hiểu phần nội dung bài học . + Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ em . +Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ em . +Tìm các việc làm nên làm và cần tránh để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ Duyệt, Ngày18/10/2014 Cô Thành Phận
Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7
Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 5: Yêu thương con người giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 28 VBT GDCD 7):
Trả lời:
Yêu thương con người là biết quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp, giúp người khi gặp khó khăn, hoạn nạn
Chúng ta phải biết yêu thương con người vì đây là truyền thống quý báu của dân tộc, người có lòng yêu thương con người sẽ được người khác quý trọng, cuộc sống của học sẽ thanh thản, nhẹ nhàng hơn
Câu 2 (trang 28 VBT GDCD 7):
Trả lời:
Biểu hiện của lòng yêu thương con người
Ví dụ về lòng yêu thương con người
Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn, làm từ thiện, giúp đỡ trẻ em, người già yếu, thông cảm với những người khó khăn, bất hạnh, không thờ ơ,, xa lánh với những người nghèo, yêu thương, kính trọng cha mẹ,…
Câu 3 (trang 28 VBT GDCD 7):
Trả lời:
– Đối với cá nhân: Giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, kính trọng, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và có ý nghĩa hơn
– Đối với xã hội: Xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp, mỗi quan hệ giữa người với người trở nên gắn bó hơn, xã hội lành mạnh, phát triển hơn
Câu 4 (trang 29 VBT GDCD 7):
Trả lời:
– Trong gia đình: Vâng lời ông bà, cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, chăm học chăm làm để cha mẹ vui lòng,…
– Ở trường lớp: Biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, vui mừng khi bạn có niềm vui, giúp đỡ bạ trong học tập để cùng tiến bộ, không chia bè phái trong lớp, đồng cảm khi bạn gặp chuyện buồn
Câu 5 (trang 29 VBT GDCD 7):
Trả lời:
Lòng yêu thương của con người không phải là lòng thương hại. Bởi vì: Lòng yêu thương xuất phát từ tình cảm chân thành, trong sáng còn lòng thương hại xuất phát từ động cơ vụ lợi cá nhân. Hơn nữa lòng yêu thương làm nâng cao giá trị con người trong khi lòng thương hại làm hạ thấp giá trị con người.
Câu 6 (trang 30 VBT GDCD 7)
Trả lời:
Trong cuộc sống, em thường xuyên quan tâm đến những người xung quanh. Biểu hiện:
– Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ người khác
– Hỏi han, chia sẻ với người khác những vui buồn trong cuộc sống
– Biết lắng nghe người khác
– Ngoan ngoãn, chăm chỉ vâng lời ông bà, cha mẹ
– Giúp đỡ bạn bè trong học tập
– Kính trọng, vâng lời thầy cô
Câu 7 (trang 30 VBT GDCD 7):
Trả lời:
Câu 8 (trang 30 VBT GDCD 7):
Trả lời:
a. Việc làm và hành động của Hưng vừa thể hiện sự thiếu trung thực, vừa vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết, vừa không có tấm lòng nhân ái, yêu thương con người. Suy nghĩ và hành động đó đáng trách, đáng lên án
Câu 9 (trang 31 VBT GDCD 7)
Trả lời:
– Thương người như thể thương thân
– Lá lành đùm lá rách
– Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
– Một miếng khi đói bằng một gi khi no
– Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
– Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
II. Bài tập nâng cao
Câu 1 (trang 31 VBT GDCD 7)
Trả lời:
Yêu thương con người và lòng thương hại khác nhau. Tại vì: Lòng yêu thương xuất phát từ tình cảm chân thành, vô tư trong sáng, tình cảm làm nâng cao giá trị của con người. Lòng thương hại xuất phát từ động cơ vụ lợi, làm hạ thấp giá trị con người
Câu 2 (trang 31 VBT GDCD 7):
Trả lời:
Bác Nga cạnh nhà em vốn là một giáo viên nay về hưu, hằng ngày đi chợ, thấy mấy đứa trẻ bán vé số bác thấy thương vô cùng. Hỏi thăm ra thì được biết hoàn cảnh của chúng đều vô cùng tội nghiệp. Thấy bọn trẻ cuộc sống khó khăn lại không được học hành, bác Nga đã quyết định mở lớp học tình thương miễn phí cho những đứa trẻ ấy, không những thế bác còn mua bút thước, đồ dùng học tập cho chúng đi học. Những đứa trẻ lần đầu biết đến con chữ nên vô cùng thích thú. Hành động của bác Nga khiến tất cả mọi người đều mến phục
Câu 3 (trang 32 VBT GDCD 7):
Trả lời:
a. Biểu hiện của Thái thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm, không có lòng thương người.
b. Theo em, trong trường hợp này Huân nên đứng lại chỉ đường cho người phụ nữ đó, sau đó giải thích cho Thái hiểu về ý nghĩa hành động của mình, họ không biết đường, họ đang cần sự giúp đỡ mà trong khả năng có thể thì chúng ta nên giúp họ. Đó cũng chính là biểu hiện cử lòng yêu thương con người.
III. Truyện đọc, thông tin
Câu a (trang 33 VBT GDCD 7):
Trả lời:
Lòng yêu thương con người của Bác Hồ được thể hiện:
– Bác tắm rửa, kì cọ cho từng đứa trẻ, vừa tắm vừa đùa cợt cùng chúng
– Dỗ dành khi đứa trẻ kêu xót đầu
– Nhắc nhở người lớn phải chú ý giữ gìn vệ sinh cho các cháu
– Lấy áo sạch cho trẻ mặc, mang quần áo bẩn đi giặt, khâu lại quần áo rách
– Mời cháo ngon cho người già
Câu b (trang 33 VBT GDCD 7):
Trả lời:
Tấm lòng của Bác đối với cụ già và em nhỏ thể hiện tấm lòng, tình cảm yêu thương con người sâu sắc mà Bác dành cho đồng bào ta. Tình cảm đó xuất phát từ tấm lòng cao quý chân thành của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
Giải Bài Tập Sgk Giáo Dục Công Dân 9 Bài 1
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 9 bài 1: Chí công vô tư được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo
Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 1 trang 4:
a) Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành?
Trả lời:
– Khi chọn người thay thế việc nước, Tô Hiến Thành đã chọn Trần Trung Tá chứ không chọn Vũ Tán Đường.
– Bởi Trần Trung Tá là người xông pha trận mạc, giết giặc bảo vệ đất nước (trách nhiệm chung); còn Vũ Tán Đường tuy tận tụy chăm sóc ông song đó là việc cá nhân.
– Chứng tỏ Tô Hiến Thành là người công bằng, làm tròn trách nhiệm của một người tể tướng; giải quyết công việc luôn xuất phát từ lợi ích chung.
b) Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?
Trả lời:
– Cả cuộc đời Bác chỉ có một mục tiêu cao cả là: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
– Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Bác đi nhiều nơi, làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng để tìm cách đưa đất nước thoát khỏi xiềng xích nô lệ, trở thành một nước độc lập, tự do; người dân ai ai cũng được tự do, hạnh phúc.
– Trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, Bác là vị lãnh tụ kính yêu và vĩ đại – nhà Người Cha già của cả dân tộc Việt Nam. Dù Bác đã đi xa, song Bác vẫn luôn luôn bất tử trong lòng mỗi con người đất Việt.
c) Em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng?
Trả lời:
– Chí công vô tư là sự ứng xử và hành động một cách công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.
– Người chí công vô tư luôn được mọi người tin tưởng và kính trọng; phẩm chất này mang lại lợi ích chung cho tập thể và cộng đồng, góp phần phát triển xã hội.
Giải bài tập Giáo dục công dân 9 bài 1 trang 5: Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư? Vì sao?
a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân;
b) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình;
d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn cỏ đủ tiêu chuẩn đã đề ra;
đ) Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới;
e) Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.
Trả lời:
– Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư:
+ Việc làm của Lan (d), (đ) thể hiện sự công bằng, đúng người đúng yêu cầu.
+ Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích riêng của bản thân.
– Những hành vi (a), (b), (c) thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích riêng của mỗi cá nhân nên giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng.
Bài 2 trang 5-6 Giáo dục công dân 9: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao?
a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư;
b) Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình;
c) Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư;
d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân;
đ) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
Trả lời:
– Tán thành với quan điểm (d), (đ).
– Không tán thành với các quan điểm:
+ Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cần có đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng một ai.
+ Quan điểm (b): Người sống chí công vô tư biết vì người khác, không ngại khó, ngại khổ; vì vậy đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội.
+ Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư cần được rèn luyện và trau rèn ngay từ khi còn nhỏ, thông qua mọi cử chỉ, lời nói và hành động của bản thân với chính ta và với tất cả mọi người.
Bài 3 trang 6 Giáo dục công dân 9: Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy?
a) Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.
b) Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.
c) Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.
Trả lời:
– Trường hợp (a): Em sẽ phản đối. Ông Ba làm nhiều việc sai trái, dù rất biết ơn ông nhưng em không thể trở thành kẻ xấu xa và đồng lõa với hành vi của ông Ba.
– Trường hợp (b), (c): Em sẽ nêu quan điểm riêng của mình với các bạn trong lớp. Dù không thích bạn Trung và Trang, các bạn trong lớp không nên vì sự ích kỉ và hay bị phê bình mà phản đối hai bạn.
→ Bất kì ai cũng có khuyết điểm và thiếu sót, được người khác chỉ ra giúp mình đó là một may mắn, nó giúp chúng ta tiến bộ hơn. Ý kiến đúng và vì lợi ích chung của tập thể nên được ghi nhận và biểu dương. Vì vậy cần bảo vệ cho Trung và Trang.
Bài 4 trang 6 Giáo dục công dân 9: Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết.
Trả lời:
(Học sinh tự nhìn nhận và đưa ra ví dụ theo hiểu biết của mình)
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sgk Giáo Dục Công Dân 7 Bài 5 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!