Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sgk Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ Thời Phong Kiến được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Soạn Lịch sử lớp 7 bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
1.1. Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 5 trang 16 SGK: Các tiểu vương quốc đầu tiên đã được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ?
Trả lời:
– Khoảng 2500 năm TCN đã xuất hiện những thành thị – tiểu vương quốc của người Ấn Độ ở dọc hai bờ sông Ấn.
– Đến năm 1500 năm TCN một số thành thị khác được thành lập trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ấn Độ.
1.2. Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 5 trang 16 SGK: Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Sự phát triển của Vương quốc Ấn Độ dưới vương triều Gúp-ta được biểu hiện trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
– Đất nước thống nhất.
– Biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt, nghề luyện kim phát triển ở trình độ cao, các nghề thủ công cũng phát triển mạnh, dệt được những tấm vải mỏng, mềm, nhẹ…
– Có những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.
1.3. Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 5 trang 16 SGK: Em hãy nêu những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ.
Trả lời:
– Chính sách của người Hồi giáo: Quý tộc Hồi giáo ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, vừa thi hành cấm đoán đạo Hin – đu.
– Chính sách của người Mông Cổ: Thi hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa Ấn Độ.
1.4. Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 5 trang 17 SGK: Hãy kể tên những tác phẩm văn học nổi tiếng của người Ấn Độ mà em biết.
Trả lời:
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của người Ấn Độ có thể kể đến như:
Nổi tiếng nhất ở Ấn Độ thời cổ đại là hai bộ sư thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng, trong đó có vở Sơ-kun-tơ-la luôn là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong suốt 15 thế kỉ qua.
1.5. Bài 1 trang 17 SGK Lịch Sử 7: Em hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển của Lịch sử Ấn Độ.
Trả lời:
– Thời gian: 2500 năm TCN
Hình thành các tiểu vương quốc trên lưu vực sông Ấn
– Thời gian: 2500 năm TCN
Xuất hiện những thành thị trên lưu vực sông Hằng nước Ma – ga – đa ra đời.
– Thời gian: 1500 năm TCN đến thế kỉ III TCN
Ấn Độ bị chia cắt
– Thời gian: Từ đầu thế kỉ IV đến đầu thế kỉ VI
Vương triều Gúp – ta.
– Thời gian: Thế kỉ XII đến thế kỉ XVI
Vương triều hồi giáo Đê – li.
– Thời gian: Đầu thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Vương triều Mô – gôn.
1.6. Bài 2 trang 17 SGK Lịch Sử 7: Em hãy nêu những nghề thủ công truyền thống và những hàng thủ công nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết?
Trả lời:
Nghề thủ công truyền thống của Ấn Độ là: Nghề luyện sắt và đúc sắt; Nghề làm đồ gốm; Nghề dệt bông, đay, dệt tơ lụa..
Những mặt hàng thủ công nổi tiếng: Hàng len thô dệt bằng lông cừu; Vải trắng dệt sợi bông; Hàng dệt bằng tơ lụa; Đồ gốm: chén, bát, đĩa đạt trình độ cao.
1.7. Bài 3 trang 17SGK Lịch Sử 7: Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa?
Trả lời:
Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người:
– Chữ viết: chữ Phạn trở thành ngôn ngữ – văn tự để sáng tác văn học, thơ ca.
– Tôn giáo: Đạo Bà La Môn, đạo Hin – đu là tôn giáo phổ biết nhất ở đây.
– Văn học: Nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Ma- ha- bha – ra- ta, Ra- ma- ya- na và Sơ – kun – tơ – la.
– Kiến trúc:
+ Kiến trúc Hin – đu với những đền thờ hình tháp nhọn có nhiều tầng.
+ Kiến trúc phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.
2. File tải miễn phí lịch sử bài 5 lớp 7:
Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 5.Doc
Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 5.PDF
Giải Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ Thời Phong Kiến
Thành thị đã xuất hiện:
2. Ấn Độ thời phong kiến 3. Văn hóa Ấn Độ
Trả lời:
Khoảng 2500 năm TCN, dọc theo hai bờ sông Ấn, sông Hằng ở vùng Đông Bắc Ấn đã xuất hiện những thành thị của người Ấn.
Các thành thị tiểu vương quốc này liên kết với nhau hình thành nhà nước Ma – ga – đa rộng lớn ở hạ lưu sông Hằng. Đến cuối thế kỉ III TCN, dưới thời vua A – sô – ca, đất nước Ma – ga – đa phát triển hùng mạnh.
Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gup ta được biểu hiện như thế nào?
Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ờ miền Bắc Ấn Độ cả về kinh tế, xã hội và văn hoá.
Về kinh tế :
cư dân Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt, kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Nghề luyện kim đạt trình độ cao
Người Ấn Độ dệt được vải mềm, mòng và nhẹ nhiều màu sắc không phai màu
Biết chế tạo những đồ kim hoàn vằng vàng, bạc, ngọc.
Xã hội: xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.
Văn hoá : dưới thời Vương triều Gúp-ta, nền văn hoá Ấn đạt nhiều thành tựu to lớn, có những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo khắc trên ngà voi.
Em hãy nêu những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ?
Những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ:
Chính sách cai trị của người Hồi giáo: Qúy tộc Hồi giáo chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, cấm đoán đạo Hin – đu, khiến mâu thuẫn dân tộc trở nên sâu sắc.
Chính sách cai trị của người Mông Cổ: Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền hồi giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa.
Nổi tiếng nhất ở Ấn Độ thời cổ đại là hai bộ sư thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao của sân khấu và văn học An Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng, trong đó có vở Sơ-kun-tơ-la luôn là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong suốt 15 thế kỉ qua.
2500 năm TCN – Hình thành vương quốc trên lưu vực sông Ấn
TỪ 1500 năm TCN đến thế kỉ III TC – Xuất hiện những thành thị trên lưu vực sông Hằng nước Ma – ga – đa ra đời.
Từ thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV – Ấn Độ bị chia cắt. Đầu thế kỉ IV mới được thống nhất.
Từ đầu thế kỉ IV đến đầu thế kỉ VI – Sự thống trị của vương triều Gúp – ta.
Thế kỉ XII đến thế kỉ XVI – Sự thống trị của vương triều hồi giáo Đê – li.
Đầu thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX – Sự thống trị của vương triều Ấn Độ Mô – gôn.
Em hãy nêu những nghề thủ công truyền thống và những hàng thủ công nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết?
Nghề thủ công truyền thống của Ấn Độ là:
Nghề luyện sắt và đúc sắt
Nghề làm đồ gốm, có xưởng gốm mịn, tráng men màu thẫm, ngả từ màu xanh thép sang xám thẫm và đen bóng.
Nghề dệt bông, đay, dệt tơ lụa.
Nghề làm đồ gốm.
Những mặt hàng thủ công nổi tiếng:
Hàng len thô dệt bằng lông cừu
Vải trắng dệt sợi bông
Hàng dệt bằng tơ lụa
Đồ gốm: chén, bát, đĩa đạt trình độ cao.
Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
Cụ thể Ấn Độ đã gặt hái được những thành tựu:
Chữ viết: chữ Phạn có từ rất sớm, trở thành ngôn ngữ – văn tự để sáng tác văn học, thơ ca, các bộ kinh.
Tôn giáo: Đạo Hin – đu là tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ.
Văn học: Nền văn học Hin – đu với những tác phẩm nổi tiếng như: Ma- ha- bha – ra- ta, Ra- ma- ya- na và Sơ – kun – tơ – la.
Kiến trúc: Tháp Hin – đu có nhiều tầng và đỉnh tháp nhọn, kiến trúc phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.
Giải Lịch Sử Lớp 7 Bài 5: Ấn Độ Thời Phong Kiến
ÂN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN HƯỚNG DẪN HỌC Mục tiêu bài học Trình bày được những nội dung chính sau : Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỉ XIX. Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của Ân Độ thời phong kiến. Một số thành tựu của văn hoá An Độ thời cổ, trung đại. Kiến thức cơ bản Mục 1. Những trang sử đầu tiên Khoảng 2500 năm TCN đến 1500 TCN, dọc theo hai bờ sông Ấn, sông Hăng ở vùng Đông Bắc Ân đã xuất hiện những thành thị của người Ân. Các thành thị tiểu vương quốc này liên kết với nhau hình thành nhà nước Ma-ga-đa rộng lớn ở hạ lưu sông Hằng. Đến cuối thế kỉ III TCN, dưới thời vua A-sô-ca, đất nước Ma-ga-đa phát triển hùng mạnh. Từ sau thế kỉ III TCN trở đi, An Độ lại bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ. Đến đầu thế kỉ IV, lại được thống nhất dưới Vương triều Gúp-ta. Mục 2. An Độ thời phong kiên Ẩn Độ thời phong kiến trải qua ba vương triều tiêu biểu : Vương triều Gúp-ta : + Dưới Vương triều Gúp-ta, Ấn Độ trở thành một quốc gia phong kiến thống nhất, hùng mạnh của miền Bắc An Độ, công cụ sắt được sử dụng rộng rãi, kinh tế, xã hội và văn hoá phát triển. + Đến đầu thế kỉ VI, Vương triều Gúp-ta bị diệt vong, sau đó Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược, cai trị. - Vương triều Hồi giáo Đê-li : Thế kỉ XII, Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kì xâm lược, lập ra Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI). Các quý tộc Hồi giáo thi hành chính sách cướp đoạt ruộng đất của người Ân và cấm đoán đạo Hin-đu, mâu thuẫn dân tộc căng thẳng. A' Vương triêu An Độ Mô-gôn : + Thế kỉ XVI, người Mông cổ tấn công Ân Độ, lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập Vương triều Ân Độ Mô-gôn. Vua kiệt xuất là A-cơ-ba đã thực thi nhiều biện pháp nhằm xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ân Độ. + Giữa thê kỉ XIX, An Độ bị thực dân Anh xâm lược và trở thành thuộc địa của nước Anh. Mục 3. Văn hoá An Độ Chữ viết : chữ Phạn xuất hiện sớm - khoảng 1500 nãm TCN, là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, vãn tự để sáng tác văn học, thơ ca. Đây là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu. Tôn giáo : đạo Bà La Môn có bộ Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất ; đạo Hin-đu là một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay ; kinh Phật (kinh Tam tạng của đạo Phật). Nền văn học Hin-đu : phong phú với nhiều thể loại : giáo lí (trong các bộ kinh), chính luận (luận về chính trị), luật pháp (Luật Ma-nu, Luật Na-ra-đa), sử thi (Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na), kịch thơ (Sơ-kun-tơ-la)... có ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội. Nghệ thuật kiến trúc : ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo (Hin-đu, Phật giáo) với những công trình kiến trúc đền thờ, chùa độc đáo còn được lưu giữ đến ngày nay. An Độ là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại, có nền văn hoá lâu đời và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. K Cách học Mục 1. Để hiểu được khái quát quá trình phát triển lịch sử Ấn Độ thời cổ đại (trước khi có xã hội phong kiến), các em dựa vào nội dung mục 1, kết hợp với Bản đồ Ân Độ -Đông Nam Á. Trước hết, cần biết được vị trí địa lí của Ấn Độ : các tiểu vương quốc đầu tiên của Ấn Độ được hình thành trên lưu vực sông Ân và sông Hằng. Thời kì này có thể chia ba giai đoạn nhỏ : Từ 2500 nãm đến 2000 năm TCN : là thời kì hình thành các tiểu vương quốc ở lưu vực sông Ân (còn gọi là nền văn minh sông Ân). Từ 2000 năm đến 1500 năm TCN : người A-ri-a thuộc bộ tộc người Ấn - Âu đã xây dựng nhiều quốc gia của mình trên lưu vực sông Hằng. Trong đó, Vương quốc Ma-ga-đa hùng mạnh hơn cả. Từ sau thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ III Công nguyên, Ấn Độ lại bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ trước khi thống nhất dưới Vương triều Gúp-ta. Mục 2. Để hiểu rõ các giai đoạn phát triển của Ẩn Độ thời phong kiến, cần dựa vào nội dung SGK, mục 2 để trả lời. Cũng có thể lập bảng niên biểu về các vương triều thời phong kiến của Ân Độ theo mẫu sau : Vương triều Thời gian tồn tại Gúp-ta Thế kỉ IV - đầu thế kỉ VI Hồi giáo Đê-li Thế kỉ XII-thế kỉ XVI Hồi giáo Mô-gôn Thế kỉ XVI-thế kỉ XIX Từ đó, có thể hiểu được xã hội phong kiến Ấn Độ hình thành từ rất sớm (khoảng thế kỉ II). Đến thời Gúp-ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời An Độ Mô-gôn. Ngoài việc nắm được đặc trưng nổi bật của mỗi vương triều, các em cần so sánh để tìm ra những điểm khác biệt của 3 vương triều : Vương triều Gúp-ta : là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của chế độ phong kiến ở miền Bắc Ân Độ (kinh tế, xã hội và văn hoá). Vương triều Hồi giáo Đê-li: do người theo đạo Hồi ở Thổ Nhĩ Kì thống trị; thi hành chính sách cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu, mâu thuẫn dân tộc gay gắt. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn : do người Mông cổ thống trị ; thi hành chính sách xoá bỏ, kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo... Dưới thời vua A-cơ-ba, chế độ phong kiến Ân Độ đạt đến đỉnh cao. Mục 3. Để biết được những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Ân Độ thời phong kiến, các em dựa vào mục 3, SGK để trả lời, có thể lập bảng niên biểu để thống kê những thành tựu văn hoá trên các lĩnh vực (chữ viết, tôn giáo, văn học, nghệ thuật kiến trúc). Để hiểu rõ thành tựu nghệ thuật kiến trúc của ấn Độ thời phong kiến, các em có thể quan sát Hình 11 - cổng vào động một đền hang A-gian-ta và tìm hiểu giá trị của công trình này qua các tài liệu tham khảo. Cuối mục, các em cần lí giải được vì sao An Độ là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người. Một số khái niệm, thuật ngữ Bà La Môn (đạo) : Tôn giáo xuất hiện sớm nhất ở An Độ, vào khoang thiên niên kỉ II TCN. Lúc đầu thờ thần tối cao Brahma, sau thêm hai ngôi Visnu và Siva. Giáo lí Bà La Môn cho rằng, Brahma là đấng tối cao, sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Thê' giói vạn vật trong vũ trụ ấy là vĩnh viễn, bất di bất dịch, nghĩa là chế độ xã hội có giai cấp không thay đổi. Như vậy, đạo Bà La Môn ra sức biện hộ cho chế độ chủng tính (Vácna), thịnh hành ở Ân Độ thời cổ đại, khuyên người ta phải chịu đựng số phận, không được đấu tranh. Đạo Hin-đu (An Độ giáo) : Tôn giáo cổ xưa nhất và lớn nhất ở Ân Độ. 95% tín đồ sống ở An Độ, số còn lại ớ Pa-ki-xtan, Nê-pan, Bãng-la-đét... Ra đời vào khoảng thế kỉ đầu Công nguyên. Ban đầu, nó không phải là tôn giáo nguyên dạng và thuần khiết, mà là sự kết hợp của đạo Bà La Môn với đạo Phật. Bởi vậy, An Độ giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo đường trung tâm một cách chặt chẽ. An Độ giáo thờ chủ yếu 4 thần : bộ ba thần Visnu (thần Bảo hộ), thần Siva (thần Tàn phá), thần Brahma (thần Sáng tạo) và thần Inđra (thần Sấm sét). Giáo lí tập trung trong bộ kinh Vê-đa, khuyên bảo người ta phải sống từ bi, thân ái, nhẫn nại, tuân theo pháp luật... để đến kiếp sau có thể được đầu thai ở đẳng cấp cao hơn. Nét đặc trưng của đạo Hin-đu là quan niệm về tính vạn năng và tính phổ biến của vị thần tối cao. Phật giáo (đạo Phật) : một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, xuất hiện khoáng thê kí VI TCN ớ miên Băc An Độ. Người sáng lập là Hoàng tử Xítđácta Gôtama. Đạo Phật phát triển và trở thành quốc giáo ở nhiều nơi, trong đó Đông Dương là nơi tập trung số đông tín đồ Phật giáo của cả vùng Đông Nam Á. Giáo lí đạo Phật là một hệ thống nguyên tắc đạo đức, quan niệm rằng hoạt động của con người ở kiếp này là kết quả của kiếp trước (nhân1 quả, luân hồi), nên đề cao lòng từ bi, bác ái, làm điều thiện trong cuộc sống hằng ngày để đi tới giác ngộ, được siêu thoát nơi cõi Niết bàn. Đạo Phật chủ trương khoan dung và bình đẳng giữa người với người, không tán thành chế độ phân biệt đẳng cấp. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK Câu 1. Thời gian và địa điểm hình thành các tiểu vương quốc đầu tiên ở Ấn Độ : Dựa vào nội dung mục 1, SGK kết hợp với Bân đồ Ấn Độ cổ đại để trả lời. Trong đó, cần nhớ khoảng thời gian là thiên niên kỉ III TCN, ban đầu ở lưu vực sông Ấn, về sau chuyển sang lưu vực sông Hằng. Như vậy, Ấn Độ cũng giống như các quốc gia cổ đại phương Đông khác (Ai Cập, Trung Quốc...), nhà nước đều hình thành và phát triển ở lưu vực các dòng sông lớn, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp và tập trung dân cư. Câu 2. Sự phát triển của Ấn Độ dưới Vương triều Gúp-ta : Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ờ miền Bắc Ân Độ cả về kinh tế, xã hội và vãn hoá. Về kinh tế : cư dân Ân Độ đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt, kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Xã hội : xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thê' kỉ v.đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong. Vãn hoá : dưới thời Vương triều Gúp-ta, nền văn hoá An đạt nhiều thành tựu to lớn... (phần chữ in nghiêng nhỏ tr. 16, SGK). Câu 3. Những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông cổ ở Ấn Độ : Dựa vào nội dung mục 2, SGK để trả lời. Cần chỉ rõ sự khác biệt về việc thực thi chính sách của hai vương triều mặc dù, đều do người nước ngoài cai trị Ân Độ : Chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê-li (của người Hồi giáo) : quý tộc Hồi giáo chiếm đoạt ruộng đất của người Ân, cấm đoán đạo Hin-đu, khiến mâu thuẫn dân tộc trở nên sâu sắc. Chính sách cai trị của Vương triều Ấi Độ Mô-gôn (của người Mông cổ) : xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hổi giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá. Câu 4, Lập niên biếu các giai đoạn phát triển lịch sử của An Độ : Để hoàn thành bài tập này, các em cần dựa vào nội dung cả 3 mục trong SGK. Cần chú ý, bảng niên biểu phải thể hiện đủ các giai đoạn phát triển lịch sử của Ân Độ gồm cả thời cổ đại và trung đại (phong kiến). Có thể lập bảng theo mẫu sau : Thời cổ đại Thời phong kiến Niên đại Tiêu vương quốc Niên đại Vương triều 2500 năm TCN Xuất hiện thành thị của người Ân ở lưu vực sông Ân Thế kỉ IV - đầu thế kỉ VI Gúp-ta 1500 nămTCN Xuất hiện thành thị ở lưu vực sông Hằng, tiêu biểu là Vương quốc Ma-ga-đa Thế kỉ XII- thếkỉ XVI Hồi giáo Đê-li Sau thế kỉ III TCN - cuối thế kỉ III Ấn Độ lại bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ Thế kỉ XVI- thếkỉ XIX Hồi giáo Mô-gôn Câu 5. Người An Độ đã đạt được những thành tựu về văn hoá : Dựa vào nội dung mục 3, SGK để trả lời. Có thể lập bảng niên biểu (theo mẫu): Lĩnh vực Thành tựu Chữ viết Chữ Phạn xuất hiện sớm - khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu. Tôn giáo Là quê hương của đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu, đạo Phật. Văn học Phát triển phong phú với nhiều thể loại : giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ. Nghệ thuật kiến trúc Ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo (Hin-đu, Phật giáo) với những công trình kiến trúc đền, chùa độc đáo. Câu 6. Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại vì: Được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN). Có một nền văn hoá phát triển cao, phong phú, toàn diện (tự nhiên, xã hội). Trong đó, có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay. Có ảnh hưởng sâu rộng tới quá trình phát triển lịch sử và văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của quốc gia cổ đại ở Ấn Độ là sông An, sông Nin. sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, c. sông An, sông Hằng. D. sông Ti-grơ, sông ơ-phơ-rát. Trong lịch sử Ấn Độ cổ đại, nước Ma-ga-đa được hình thành ở khu vực thượng lưu sông Ất. c. hạ lưu sông Ất thượng lưu sông Hằng. D. hạ lưu sông Hằng. Sự phát triển cường thịnh của Vương quốc Ma-ga-đa gắn liền với tên tuổi của vị vua A-cơ-ba. c. Ka-li-đa-sa. A-sô-ca. D. Ba-bua. Câu 2. So sánh sự giống và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triêu An Độ Mô-gôn. Câu 3. Vãn hoá Ấn Độ có ảnh hưởng đối với các nước Đông Nam Á và Việt Nam như thế nào ?
Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ Thời Phong Kiến
Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Bài 1 trang 11 VBT Lịch Sử 7: Nhà nước Ma-ga-đa được hình thành như thế nào?
-Thời gian
-Địa điểm
Lời giải:
-Thời gian: Khoảng 1500 năm TCN.
-Địa điểm: Vùng hạ lưu song Hằng.
Bài 2 trang 12 VBT Lịch Sử 7: Lập bảng thống kê các triều đại phong kiến Ấn Độ: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn theo các nội dung sau:
Lời giải:
Bài 3 trang 12 VBT Lịch Sử 7: Tại sao nói vương triều Gúp – ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ở miền Bắc Ấn Độ cả về kinh tế, xã hội và văn hóa? Hãy nêu các biểu hiện đó qua các mặt:
-Kinh tế
-Xã hội
-Văn hóa
Lời giải:
-Kinh tế: cư dân Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt, nghề luyện kim phát triển, kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
-Xã hội: xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.
-Văn hóa: dưới thời Vương triều Gúp-ta, nền văn hoá Ấn đạt nhiều thành tựu to lớn, Ka-li-đa-sa – ngôi sao sân khấu và văn học Ấn Độ…
Bài 4 trang 13 VBT Lịch Sử 7: Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại. Hãy nêu một vài thành tựu chính về:
-Chữ viết
-Văn học
-Nghệ thuật
Lời giải:
-Chữ viết: chữ Phạn có từ rất sớm, trở thành ngôn ngữ – văn tự để sáng tác văn học, thơ ca, các bộ kinh.
-Văn học: Nền văn học Hin – đu với những tác phẩm nổi tiếng như: Ma- ha- bha – ra- ta, Ra- ma- ya- na và Sơ – kun – tơ – la.
-Nghệ thuật: Tháp Hin – đu có nhiều tầng và đỉnh tháp nhọn, kiến trúc phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.
Lời giải:-Đạo Bà La Mô và đạo Hin – đu
-Đạo Phật
Giải Bài Tập Sgk Lịch Sử 10 Bài 5: Trung Quốc Thời Phong Kiến
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 10
Giải bài tập môn Lịch sử lớp 10
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô – Ma
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
(trang 30 sgk Lịch Sử 10): Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần
Trả lời:
(trang 30 sgk Lịch Sử 10): Những biểu hiện sự thình trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?
Trả lời:
Kinh tế:
Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:
Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,… làm cho năng suất tăng.
Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.
Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
Chính trị:
Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
(trang 31 sgk Lịch Sử 10): Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh đã xuất hiện như thế nào?
Trả lời:
Sự xuất hiện của công trường thủ công quy mô lớn, có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ và người làm thuê là chủ xuất vốn, thợ xuất sức.
Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn liếng và thu sản phẩm gọi là hình thức bao mua.
Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh : Bắc Kinh, Nam Kinh.
(trang 33 sgk Lịch Sử 10): Ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào?
Trả lời:
Các chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh làm mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu. Sự suy yếu của nhà Thanh tạo điều kiện cho các nước phương Tây xâm lược Trung Quốc.
(trang 36 sgk Lịch Sử 10): Hãy tìm hiểu thêm về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến?
Trả lời:
Bốn phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến là giấy, cách in, la bàn, thuốc súng.
Giấy: Thế kỉ II TCN, nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ. Nến năm 105, một viên hoạn quan thời Đông Hán là Thái Luân phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách… để làm giấy. Từ đó nghề sản xuát giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc. Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung QUốc được truyền sang Arap và nhiều nước khác.
Kĩ thuật in: bắt đầu phát minh từ thời Đường nhưng bấy giờ người ta chỉ biết in bản khắc trên gỗ. Đến giữa thế kỉ XI, một người dân thường là Tất Thăng phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. Phát minh này là một tiến bộ nhảy vọt của nghề in.
La bàn: Vào thế kỉ X, người Trung QUốc bắt đầu biết mài lên đá nam châm để hút từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn. La bàn lúc bấy giờ còn rất thô sơ người ta cắt miếng sắt có từ tính để nổi vào bát nước hoặc treo vào dây ở chỗ kín gió.
Phát minh ra thuốc súng: Từ xua người Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. Cho đến thời Đường, mục đích chính của họ không đạt được mà lại thường xuyên gây ra những vụ nổ, do tình cờ người ta đã tìm ra một chất liệu mới là thuốc súng.
Câu 1 (trang 36 sgk Sử 10): Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?
Lời giải:
Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng
Dưới thời Tần các giai cấp mới được hình thành:
Những quan lại và một số nông dân đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó một giai cấp mới hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.
Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.
Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến kiến hiện. Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.
Câu 2 (trang 36 sgk Sử 10): Sự thình trị của chế độ phong kiến thời Đường được biểu hiện như thế nào?
Lời giải:
Kinh tế:
Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:
Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,… làm cho năng suất tăng.
Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.
Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
Chính trị:
Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
Câu 3 (trang 36 sgk Sử 10): Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?
Lời giải:
Tư tưởng:
Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường
Sử học
Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên
Thời Đường, Sử quán được thành lập
Văn học
Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…
Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,…
Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,….
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sgk Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ Thời Phong Kiến trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!