Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sgk Lịch Sử Lớp 6 Bài 2: Cách Tính Thời Gian Trong Lịch Sử được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giải bài tập Lịch sử lớp 6 bài 2
Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử. Lời giải bài tập Lịch sử 6 này sẽ là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử 6 của các bạn học sinh trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
1. Tại sao phải xác định thời gian?
Muốn hiểu và dựng lại Lịch sử phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.
Việc xác định thời gian là 1 nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học lịch sử.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
– Có 2 cách tính lịch:
+ Phương Đông: Dựa vào chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất (Âm lịch)
+ Phương Tây: Dựa vào chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trời (Dương lịch)
– Đơn vị tính: Ngày, tháng, năm
– Dương lịch được hoàn chỉnh và trở thành Công lịch.
– Công lịch là lịch chung cho các dân tộc trên thế giới.
– Năm đầu của Công nguyên được quy ước là năm Chúa Giê su ra đời, trước đó là năm trước Công nguyên (TCN)
+ 1 năm có 12 tháng = 365 ngày 6 giờ (năm nhuận thêm 1 ngày)
+ 1 thế kỷ = 100 năm,
+ 1 thiên niên kỷ = 1000 năm.
*HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI 1. Quan sát hình 1 và hình 2 của Bài 1, làm sao ta có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm? Trả lời:
Muốn xác định thời gian của nó, chúng ta phải căn cứ vào:
– Thời gian ra đời của tư liệu hiện vật được ghi lại trong sử sách hoặc trên tư liệu hiện vật đó.
– Trang phục hoặc kiến trúc xây dựng,… của những tư liệu, hiện vật đó.
2. Chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó không? Vì sao? Trả lời:
– Chúng ta cần thiết biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó vì không phải các Tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, phải có người trước, người sau, bia này có thể dựng cách bia kia rất lâu.
– Như vậy, người xưa đã có cách tính thời gian và cách ghi lại thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều. Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của lịch sử
3. Dựa vào đâu và bằng cách nào con người tính được thời gian? Trả lời:
– Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm và từ đó nghĩ cách tính thời gian.
– Con người sáng tạo ra cách tính thời gian bằng cách dựa vào các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại một cách thường xuyên như sáng rồi tối, hết mùa nóng lại đến mùa lạnh…. Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trăng, Mặt Trời. Cơ sở xác định thời gian được bắt đầu từ đấy.
(Theo thứ tự tháng âm lịch)
Trả lời:
– Bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn vị thời gian là: Ngày, tháng, năm và có hai loại lịch là Âm lịch và Dương lịch
– Ngày 2-1 Mậu Tuất (tính theo Âm lịch), tức là ngày 7-2-1418 (tính theo Dương lịch) đã diễn ra sự kiện Khởi nghĩa Lam Sơn
5. Vì sao có 2 cách tính Âm lịch và Dương lịch? Trả lời:
– Người phương Đông đã dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là Âm lịch.
– Người phương Tây đã dựa vào chu kì quay của Mặt Trời xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là Dương lịch.
6. Thời xưa thế giới có chung một thứ lịch chưa ? Trả lời:
Thời xưa, thế giới chưa có chung một thứ lịch. Các nước phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc,…. đều có lịch riêng trên cơ sở tính toán một năm có 360 ngày hay 365 ngày chia thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày. Để giải quyết số ngày dư thừa trong năm, mỗi nước lại có cách tính riêng. Trung Quốc thì thêm tháng nhuận, Ai Cập thì thêm 5 ngày đầu năm. Người phương Tây, đặc biệt người Rô-ma cổ đại, họ làm lịch với một cách tính một năm bằng 365 ngày (tháng 2 thêm 1 ngày)
7. Theo em, thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? Vì sao? Trả lời:
Thế giới rất cần một thứ lịch chung thống nhất vì xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu hợp tác giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng, nhu cầu thống nhất cách tính thời gian được đặt ra và đó là Công lịch.
* Công lịch:
– Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
– Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-su (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN)
8. Trình bày các đơn vị thời gian theo Công lịch? Trả lời:
– Một ngày có 24 giờ
– Một tháng có 30 hoặc 31 ngày
– Một năm có 12 tháng hay 365 ngày. Năm nhuận có thêm 1 ngày (có 366) ngày.
– 100 năm là một thế kỉ
– 1000 năm là một thiên niên kỉ
9. Em hãy tính khoảng thời gian theo thế kỉ và theo năm của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 SGK so với năm 2013. Trả lời:
Năm hiện tại là năm 2013 thuộc thế kỉ XXI, vậy khoảng cách thời gian so với sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 SGK là:
– Năm 179 (TCN) thuộc thế kỉ II (TCN), Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách ngày nay là 2.192 năm
– Năm 111 (TCN), nhà Hán chiếm Âu Lạc, cách ngày nay là 2.124 năm
– Năm 40, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cách ngày nay là 1.973 năm
– Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu, cách ngày nay là 1.765 năm
– Năm 542, khởi nghĩa Lí Bí, cách ngày nay là 1.471 năm
10. 1000 TCN cách ngày nay bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian năm 1000 TCN? Trả lời:
Năm 1000 TCN cách ngày nay 3013 năm, ta lấy năm 1000TCN cộng với năm Công nguyên 1000 + 2013 = 3013 năm
Sơ đồ thời gian biểu diễn thời gian:
11. Một hiện vật bị chôn vùi năm 1000TCN. Đến năm 1995 hiện vật đó được đào lên. Hỏi nó đã nằm dưới đất bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian của hiện vật đó? Trả lời:
– Hiện vật đó đã nằm dưới đất là: 1000TCN + 1995 = 2995 năm
– Hiện vật đó đã nằm dưới đất: 2995 năm
Sơ đồ thời gian của hiện vật đó:
12. Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo tính toán của các nhà khảo cổ, bình gốm đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta đã phát hiện nó vào năm nào? Trả lời:
– Người ta đã phát hiện nó vào năm: 3877 – 1885 = 1992
Hiện vật đó được phát hiện vào năm 1992
13. Bài 2 trang 7 sgk Lịch Sử 6: Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta lại ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch? Trả lời:
Bởi vì, tổ tiên chúng ta ngày xưa dùng Âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ… chúng ta đều dùng ngày Âm lịch. Vì thế, cần phải ghi thêm ngày Âm lịch tương ứng với ngày Dương lịch.
Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử 6 Bài 2: Cách Tính Thời Gian Trong Lịch Sử
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1: Phải xác định thời gian để biết và dựng lại lịch sử quá khứ vì
A. các sự kiện đều xảy ra vào những thời gian khác nhau.
B. cần xác định niên đại của các cổ vật trong nghiên cứu lịch sử.
C. muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian
D. mọi sự vật đều có quá trình hình thành, phát triển và suy vong theo thời gian.
Câu 2: Con người sáng tạo ra cách tính thời gian là nhờ
A. trí thông minh của một số người nào đó.
B. qua quan sát, con người thấy các hiện tượng ngày, đêm, mùa nóng, mùa lạnh,… luôn lặp lại theo chu kì và có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng.
C. dựa vào chu kì quay của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.
Câu 3: Theo em, âm lịch là loại lịch
A. dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
B. dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. dựa theo chu kì quay của Trái Đất quanh trục của nó.
Câu 4: Trên các tờ lịch của chúng ta đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì
A. cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
B. ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song với nhau.
C. âm lịch là theo phương Đông, còn dương lịch là theo phương Tây.
D. nước ta đã dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.
Phương pháp giải
Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung bài 2 SGK Lịch sử 6 trang 5-7 để phân tích từng câu hỏi và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Ví dụ: Phải xác định thời gian để biết và dựng lại lịch sử quá khứ vì muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian
Hướng dẫn giải
1.C 2.B
3.A 4.D
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các ô ☐ đầu các câu sau.
Câu 1. Các sự kiện sau đây được ghi theo âm lịch hay dương lịch?
☐ Ngày 2-1 năm Mậu Tuất: khởi nghĩa Lam Sơn – ghi theo âm lịch.
☐ Ngày 2-9-1945: ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập – ghi theo dương lịch.
☐ Ngày 5-1 năm Kỉ Dậu: chiến thắng Đống Đa – ghi theo dương lịch.
☐ Tháng 2 năm Canh Tí: khởi nghĩa Hai Bà Trưng – ghi theo âm lịch.
Câu 2. Cách tính thời gian như sau là đúng hay sai?
☐ Năm 40 cách ngày nay 2050 năm.
☐ Năm 179 TCN cách ngày nay 2192 năm.
☐ Thiên niên kỉ I TCN cách ngày nay 1011 năm.
☐ Thế kỉ XV cách ngày nay 512 năm.
Phương pháp giải
Liên hệ kiến thức thực tế về cách tính thời gian để trả lời.
Ví dụ: Ngày 2-1 năm Mậu Tuất: khởi nghĩa Lam Sơn – ghi theo âm lịch → Đúng.
Hướng dẫn giải
Câu 1. Đ, Đ, S, Đ
Câu 2. S, Đ, S, S.
Hãy điền con số chính xác vào chỗ trống (…) trong các câu sau.
1. Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra năm 542, cách ngày nay … năm.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm 248, cách ngày nay … năm.
3. Năm 1418 là năm thuộc thế kỉ …
4. Năm 1750 TCN là năm thuộc thế kỉ …
5. Năm 728 TCN là năm thuộc thiên niên kỉ …
6. Năm 2009 là năm thuộc thiên niên kỉ …
Phương pháp giải
Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung bài 2. Cách tính thời gian trong lịch sử SGK Lịch sử 6 để tính toán.
Ví dụ:
Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra năm 542, cách ngày nay (2020) 1478 năm.
Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm 248, cách ngày nay (2020) 1772 năm.
Hướng dẫn giải
1. Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra năm 542, cách ngày nay (2020) 1478 năm.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm 248, cách ngày nay (2020) 1772 năm.
3. Năm 1418 là năm thuộc thế kỉ XV.
4. Năm 1750 TCN là năm thuộc thế kỉ XVIII TCN.
5. Năm 728 TCN là năm thuộc thiên niên kỉ I TCN.
6. Năm 2009 là năm thuộc thiên niên kỉ 3.
Theo em, âm lịch và dương lịch khác nhau ở những điểm nào?
Phương pháp giải
Xem lại mục 2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào? được trình bày ở trang 6 SGK Lịch sử 6 để phân tích, trả lời.
Hướng dẫn giải
Âm lịch và dương lịch khác nhau về cách tính thời gian trong năm: Dương lịch dựa vào chu kỳ vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời nên chính xác hơn.
– Năm 179 TCN – nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm.
– Năm 40 – khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
– Năm 938 – chiến thắng Bạch Đằng.
– Năm 1010 – Chiếu dời đô.
– Năm 1930 – thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp giải
Vẽ sơ đồ theo thứ tự các năm tăng dần.
Hướng dẫn giải
Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 6 Bài 1: Sơ Lược Về Môn Lịch Sử
Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử
(trang 3 sgk Lịch Sử 6): – Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?
Trả lời:
– Lịch sử loài người: những hoạt động chủ yếu (ở các lĩnh vực chính trị, xã hội, học thuật,…) của một cá nhân.
– Lịch sử xã hội loài người: toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
(trang 3 sgk Lịch Sử 6): – Nhìn lớp học ở hình 1(trang 3 SGK), em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào? Em có hiểu vì sao có sao có sự khác nhau đó không?
Trả lời:
– Lớp học ngày xưa và ngày nay có sự khác nhau:
+ Lớp học ngày xưa: đơn sơ, học sinh trải chiếu để ngồi, số lượng vài ba trò,…
+ Lớp học ngày nay: cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi hơn, phòng học khang trang với hệ thống điện, quạt, máy tính, bàn ghế,… số lượng học sinh đông hơn
– Có sự khác nhau như vậy là do con người tạo nên. Trong quá trình phát triển con người lao động, sáng tạo không ngừng để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho như cầu cuộc sống.
(trang 4 sgk Lịch Sử 6): – Theo em, chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó?
Trả lời:
Chúng ta rất cần biết những thay đổi đó bởi vì đó là cả một quá trình lao động, xây dựng của tổ tiên, của cha ông chúng ta.
(trang 4 sgk Lịch Sử 6): – Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử.
Trả lời:
– Gia phả, đền thờ, đình làng, hội làng,… có từ bao giờ, được hình thành như thế nào.
– Các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, nghệ nhân… của làng mình là ai, là người như thế nào mà được nhân dân tôn thờ.
(trang 5 sgk Lịch Sử 6): – Thử kể những loại tư liệu truyền miệng mà em biết.
Trả lời:
– Những câu chuyện kể về sự tích cây đa, bến nước, một ngôi chùa, sự hình thành một sự vật, hiện tượng nào đó…
– Những câu chuyện kể về tấm gương của những người có thành tích nổi trội, có công đối với quê hương, đất nước.
(trang 5 sgk Lịch Sử 6): – Quan sát hình 1 và 2, theo em, đó là những loại tư liệu nào?
Trả lời:
– Hình 1: Đó là tư liệu hiện vật ( bàn ghế cổ, thầy trò, nhà cửa..,)
– Hình 2: Đó là bia đá, bia tiến sĩ.
(trang 5 sgk Lịch Sử 6): – Hình 1 và 2 giúp em hiểu thêm được những gì?
Trả lời:
Mọi vật đều thay đổi theo thời gian. Dấu tích ngày xưa còn được giữ gìn, lưu lại để những thế hệ sau hiểu được thế hệ trước sống và làm việc như thế nào.
Bài 1: Trình bày một cách ngắn gọn lịch sử là gì?
Lời giải:
Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
Bài 2: Lịch sử giúp em hiểu biết những gì?
Lời giải:
– Hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông bà, quê hương, đát nước và dân tộc…
– Hiểu được quá trình lao động cần cù, sáng tạo của ông cha ta để tạo nên những thành quả ngày này, do vậy chúng ta cần phải biết ơn, trân trọng giữ gìn, phát huy những gì chúng ta hiện có.
Bài 3: Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?
Lời giải:
– Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai, mình thuộc dân tộc nào, con người đã làm những gì để được như ngày hôm nay…
– Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.
Vbt Lịch Sử 6 Bài 1: Sơ Lược Về Môn Lịch Sử
VBT Lịch Sử 6 Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử
Bài 1 trang 7 VBT Lịch sử 6: a) Ở lớp 5, học môn Lịch sử và Địa lí, phần Lịch sử em đã biết được các câu chuyện lịch sử của đất nước ta ở những thời kì nào?
b) Câu chuyện Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước kể về ai? Thuộc thời kì nào?
c) Giả sử nếu yêu cầu sắp xếp các giai đoạn lịch sử: Kháng chiến chống Mĩ và xây dựng đất nước, chín năm kháng chiến chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước, em hãy sắp xếp các giai đoạn lịch sử ấy theo thứ tự (trước sau) và ghi mốc thời gian.
Trả lời:
a) Phần lịch sử lớp 5 chúng ta đã biết câu chuyện lịch sử đất nước thời kì đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược và thời kì nước ta xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
b) Câu chuyện Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước kể về Bác Hồ (lúc bấy là Văn Ba), thuộc thời kì đầu tranh chống thực dân Pháp.
c) – Chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
– Kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 – 1975)
– Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (1975 – nay)
Bài 2 trang 7 VBT Lịch sử 6: Em hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu (ý) mà em cho là đúng.
[ ] Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết lịch sử của dân tộc mình.
[ ] Học lịch sử giúp ta hiểu được cội nguồn của dân tộc, biết được công lao, sự hi sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước.
[ ] Nhờ có học lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng, có ý thức giữ gìn những gì tổ tiên ta để lại. Ta có thêm bài học kinh nghiệm để xây dựng hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.
[ ] Lịch sử là chuyện xa xưa chẳng cần phải biết, có biết cũng chẳng làm được gì vì nó đã đi qua.
Trả lời:
[X] Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết lịch sử của dân tộc mình.
[X] Học lịch sử giúp ta hiểu được cội nguồn của dân tộc, biết được công lao, sự hi sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước.
[X] Nhờ có học lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng, có ý thức giữ gìn những gì tổ tiên ta để lại. Ta có thêm bài học kinh nghiệm để xây dựng hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.
Bài 3 trang 8 VBT Lịch sử 6: Trong các truyện mà em đã được học như: Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sự tích Hồ Gươm, Thạch Sanh.
– Truyền thống làm thủy lợi chống thiên tai
– Phản ánh phong tục tập quán
– Giải thích nguồn gốc dân tộc
– Truyền thống chống giặc ngoại xâm
– Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa
Trả lời:
– Truyền thống làm thủy lợi chống thiên tai: Sơn Tinh – Thủy Tinh
– Phản ánh phong tục tập quán: Bánh chưng bánh giầy
– Giải thích nguồn gốc dân tộc: Con Rồng cháu Tiên
– Truyền thống chống giặc ngoại xâm: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm
– Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa: Thạch Sanh
Bài 4 trang 8 VBT Lịch sử 6: a) Để hiểu được lịch sử và dựng lại bức tranh lịch sử, chúng ta dựa vào các nguồn tài liệu chính là?
b) Ở địa phương em có những gì thuộc về tài liệu lịch sử?
Trả lời:
a) Nguồn tư liệu chính là: tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.
b) Ở địa phương em có: các sách nói về lịch sử địa phương được lưu trữ ở các thư viện, các di tích lịch sử….
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sgk Lịch Sử Lớp 6 Bài 2: Cách Tính Thời Gian Trong Lịch Sử trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!