Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sgk Vật Lý Lớp 9 Bài 32: Điều Kiện Xuất Hiện Dòng Điện Cảm Ứng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
* Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín:
Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.
Bài C1 – Trang 87- SGK Vật lí 9C1. Hãy quan sát xem các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây như thế nào (tăng hay giảm) trong các trường hợp sau đây (Hình 32.1):
+ Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.
+ Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
+ Đưa nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc với thiết diện S của cuộn dây.
+ Để nam châm đứng yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm.
Trả lời:
+ Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với thiết diện S của cuộn dây: Số đường sức từ tăng.
+ Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây: Số đường sức từ không đổi.
+ Đưa nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây: Số đường sức từ giảm.
+ Để nam châm nằm yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm: Số đường sức từ tăng.
Bài C2 – Trang 88- SGK Vật lí 9C2. Đối chiếu kết quả thí nghiệm trên với việc khảo sát số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây, hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống của bảng 1.
Bài làm:
Bài C3 – Trang 88- SGK Vật lí 9C3. Từ bảng 1, nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín.
Hướng dẫn:
Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi (tăng hay giảm) thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.
Bài C4 – Trang 88- SGK Vật lí 9C4. Vận dụng nhận xét trên để giải thích vì sao trong thí nghiệm ở hình 31.3, khi đóng hay ngắt mạch của nam châm điện thì trong cuộn dây dẫn cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Hướng dẫn:
+ Khi đóng mạch điện, cường độ dòng điện tăng từ không đến có, từ trường của nam châm điện mạnh lên, số đường sức từ biểu diễn từ trường tăng lên, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây cũng tăng lên, do đó xuất hiện dòng điện cảm ứng.
+ Khi ngắt mạch điện, cường độ điện trường trong nam châm điện giảm về 0, từ trường của nam châm điện yếu đi, số đường sức từ biểu diễn từ trường giảm, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, do đó xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Bài C5 – Trang 89 – SGK Vật lí 9C5. Vận dụng kết luận vừa thu được để giải thích vì sao khi quay núm của đinamô thì đèn xe đạp lại sáng.
Trả lời:
Khi quay núm đinamô của xe đạp, nam châm trong đinamô quay theo. Khi một cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng. Dòng điện cảm ứng này làm cho đèn xe đạp sáng.
Bài C6 – Trang 89 – SGK Vật lí 9C6. Hãy giải thích vì sao khi cho nam châm quay như hình ở 31.4 thì trong cuộn dây kín lại xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Bài làm:
Khi cho nam châm quay thì số đường sức từ đi qua cuộn dây dẫn kín cũng biến thiên, do vậy trong cuộn dây dẫn kín cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng làm cho đèn LED sáng lên.
Bài viết khác
Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 9 Bài 32: Điều Kiện Xuất Hiện Dòng Điện Cảm Ứng
Bài 32.1 trang 71 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống:
a. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian có sự…..qua tiết diện S của cuộn dây.
b. Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến đổi thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện…
Trả lời:
a) Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong dây dẫn kín trong thời gian có sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
b) Khi số đường sức từ qua tiêt diện S của cuộn dây dẫn kín biến đổi thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Bài 32.2 trang 71 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
Trả lời:
Chọn C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
Bài 32.3 trang 71 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9Vì sao khi cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín như thí nghiệm ở hình 32.1 thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?
Trả lời:
Dòng điện cảm ứng xuất hiện vì nam châm quay thì số đường sức từ xuyên qua tiêt diện S của cuộn dây thay đổi.
Bài 32.4 trang 71 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9Dựa vào điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hãy vẽ sơ đồ thiết kế dụng cụ cho ta một dòng điện cảm ứng liên tục.
Trả lời:
Vẽ một thiết bị gồm một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.
Bài 32.5, 32.6 trang 72 Sách bài tập (SBT) Vật lí 932.5 Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn.
B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng.
C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây.
D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
32.6 Trên hình 32.2, thanh nam châm chuyển động như thế nào thì không tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây?
A. Chuyển động từ ngoài vào trong ống dây.
B. Quay quanh trục AB.
C. Quay quanh trục CD.
D. Quay quanh trục PQ.
Trả lời:
32.6 D 32.7 D
Bài 32.7 trang 72 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9Trên hình 32.3, khi cho khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng hay không? Vì sao?
Trả lời:
Khi khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây không có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vì khi nam châm quay quanh trục PQ thì số đường sức từ của nam châm xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không biến thiên, nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Bài 32.8 trang 72 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9Một HS nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại sao?
Trả lời:
Lời phát biểu trên là sai. Vì “điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là có chuyển động tương đối giữa nam châm và trong lòng cuộn dây”. Do vậy, lời phát biểu trên thiếu: trong lòng cuộn dây.
Bài viết khác
Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 9 Bài 31: Hiện Tượng Cảm Ứng Điện Từ
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
Bài 31.1 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
Trả lời:
Chọn D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
Bài 31.2 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9Đưa một cực của nam châm lại gần một cuộn dây dẫn kín (nghĩa là nam châm chuyển động tương đối so với cuộn dây) thì trong cuộn dây dẫn có dòng điện cảm ứng. Hãy làm thí nghiệm để tìm xem có trường hợp nào nam châm chuyển động so với cuộn dây mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện.
Trả lời:
Trường hợp nam châm quay quanh một trục trùng với trục cuộn dây thì trong cuộn dây dẫn có dòng điện cảm ứng.
Bài 31.3 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9Trong thí nghiệm ở hình 31.3 SGK, làm thế nào để có thể tạo ra dòng điện cảm trong cuộn dây dẫn kín nếu để công tắc của nam châm điện luôn đóng?
Trả lời:
Ta đưa nam châm điện chuyển động lại gần hay ra xa cuộn dây dẫn kín
Bài 31.4 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9Hãy nghĩ ra một cách khác so với so với những cách đã nêu trong SGK và trong các bài tập trên khi dùng nam châm điện (hoặc nam châm vĩnh cửu) để tạo ra dòng điện cảm ứng. Đến lớp kiểm tra lại bằng thí nghiệm.
Trả lời:
Cho nam châm điện hoặc cuộn dây quay.
Bài 31.5, 31.6, 31.7, 31.8 trang 69, 70 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.
B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.
C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.
D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.
A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U.
B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.
C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.
D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.
31.7 Làm cách nào để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?
A. Nối hai đầu của đinomô với hai cực của acquy.
B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.
C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.
D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.
31.8 Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?
A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm?
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.
Trả lời:
31.5 B 31.6 A 31.7 B 31.7 A
Bài viết khác
Giải Bài Tập Sgk Vật Lý Lớp 9 Bài 33: Dòng Điện Xoay Chiều
Dòng điện xoay chiều:
* Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
* Trước khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
Bài C1 – Trang 90 – SGK Vật lí 9C1. Làm thí nghiệm và chỉ rõ đèn nào sáng trong hai trường hợp:
+ Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.
+ Kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây.
Từ đó cho biết chiều của dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên có gì khác nhau.
Trả lời:
Mắc hai đèn LED đỏ và vàng song song ngược chiều nhau vào hai đầu của cuộn dây kín như hình 33.1 SGK:
+ Khi đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên, một đèn LED sáng lên.
+ Khi kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm, đèn thứ hai sáng lên.
Vậy dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn đổi chiều khi số đường sức từ đang tăng mà chuyển sang giảm.
Bài C2 – Trang 91 – SGK Vật lí 9C2. Hãy phân tích xem số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi thế nào khi cho thanh nam châm quay quanh một trục thẳng đứng trước cuộn dây dẫn. Từ đó suy ra dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có chiều biến đổi như thế nào khi nam châm quay.
Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
Trả lời:
Khi cực N của nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cực N ra xa cuộn dây, thì số đường sức từ qua S giảm. Khi nam châm quay liên tục quanh một trục thẳng đứng như trong hình thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S liên tục tăng giảm. Khi đó dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.
Bài C3 – Trang 91 – SGK Vật lí 9C3. Trên hình 33.3 vẽ một cuộn dây kín có thể quay quanh trục thẳng đứng trong từ trường của một nam châm. Hãy phân tích xem số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên như thế nào khi cuộn dây quay, từ đó suy ra nhận xét về chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn.
Trả lời:
Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 đến vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cuộn dây quay tiếp từ vị trí 2 thì số đường sức từ giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.
Bài C4 – Trang 92 – SGK Vật lí 9C4. Trên hình 33.4 vẽ một cuộn dây dẫn kín có thể quay trong từ trường của một nam châm. Hai đèn LED khác nhau, mắc song song ngược chiều vào hai đầu cuộn dây tại cùng một vị trí. Khi cho cuộn dây quay, hai bóng đèn bật sáng, vạch ra hai nửa vòng sáng đối diện nhau. Giải thích tại sao mỗi bóng đèn chỉ sáng trên nửa vòng tròn.
Trả lời:
Khi khung quay nửa vòng tròn thì số đường sức từ qua khung tăng, một trong hai đèn LED sáng. Trên nửa vòng tròn sau, số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ hai sáng. Khi khung quay nhanh, hai bóng đèn vạch ra hai nửa vầng sáng đối diện nhau.
Bài viết khác
Giải Bài Tập Dòng Điện Xoay Chiều Sbt Vật Lý 9
Bài 33.1, 33.2 trang 73 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9
33.1 Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:
A. luôn luôn tăng. B. luôn luôn giảm.
C. luân phiên tăng, giảm. D. luôn luôn không đổi
33.2 Trong thí nghiệm bố trí như hình 33.1, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:
A. nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.
B. nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ.
C. nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc.
D. nam châm đứng yên, cuộn dây dẫn quay quanh trục AB.
33.1 C 33.2 D
Bài 33.3 trang 73 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9Trên hình 33.2 vẽ một khung dây dẫn kín đặt trong từ trường. Giải thích vì sao khi cho khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều.
Vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn không biến đổi.
Bài 33.4 trang 74 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9Treo một thanh nam châm bằng một sợi dây mềm rồi thả cho nam châm đu đưa quanh vị trí cân bằng OA (hình 33.3). Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là dòng điện xoay chiều hay có chiều không đổi (một chiều)? Tại sao?
Là dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Bài 33.5, 33.6, 33.7 trang 74 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.
C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng cuộn dây rồi rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.
D. Đặt thanh nam châm hình trụ trước một cuộn dây, vuông góc với tiết diện cuộn dây rồi cho thanh nam châm quay quanh trục của nó.
A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường.
C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu dây dẫn kín.
D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi chon nam châm quay quanh trục đó.
33.7 Khi nào dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?
A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.
B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.
33.5 B 33.6 D 33.7 C
Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 7 Bài 21: Sơ Đồ Dòng Điện, Chiều Dòng Điện
Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 21: Sơ đồ dòng điện, chiều dòng điện
Bài 21.1 trang 48 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7Trả lời:
Bóng đèn – 4
Nguồn điện – 6
Dây dẫn – 1
Công tắc đóng – 5
2 nguồn điện mắc liên tiếp – 3
Công tắc ngắt – 2
Bài 21.2 trang 48 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7Hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 21.1, hình 21.2 và vẽ thêm mũi tên vào mỗi sơ đồ để chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch đó khi công tắc đóng.
Trả lời:
Sơ đồ 1:
Sơ đồ 2
Bài 21.3 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7Ở nhiều xe đạp, người ta lắp một nguồn điện (đinamô) để thắp sáng đèn. Nếu quan sát, ta chỉ thấy có một dây dẫn nôi từ đinamô tới bóng đèn.
a) Vì sao đèn vẫn sáng khi đinamô hoạt động?
b) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện từ đinamô tới đèn trước của xe đạp
Giải
a) Dây thứ 2 chính là khung xe đạp (thường bằng sắt) nối cực thứ 2 của đinamô (vỏ của đinamô) với đầu thứ 2 của đèn.
b) Chú ý đinamô có cực dương và âm thay đổi luân phiên (nguồn điện xoay chiều)
Bài 21.4 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7Sơ đồ của mạch điện là gì?
A. Là ảnh chụp mạch điện thật
B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phậi mạch điện
C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó
D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ
Bài 21.5 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm cùm nguồn điện.
Bài 21.6 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7Trả lời:
Chọn A
Bài 21.7 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7Xét mạch điện kín với các dây dẫn bằng đồng. Hỏi:
a) Khi có dòng điện chạy trong mạch kín này thì các êlectron tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực nào sang cực nào của nguồn điện?
b Chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron trong câu trên là cùng nào? cùng chiều hay ngược chiều với quy ước của dòng điện?
Trả lời:
a) Các êlectrôn tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực âm qua các vật sang cực dương của nguồn điện.
b) Chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn trong câu trên là ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sgk Vật Lý Lớp 9 Bài 32: Điều Kiện Xuất Hiện Dòng Điện Cảm Ứng trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!