Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Vật Lí 11 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giải Bài Tập Vật Lí 11 – Bài 25: Tự cảm giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
C1 trang 153 SGK: Hãy thiết lập công thức :
Trả lời:
Xét cuộn dây có chiều dài l, tiết diện S, được quấn N vòng dây.
Khi có dòng điện i chạy qua cuộn dây, trong lòng cuộn dây xuất hiện từ trường B
Từ trường này gây ra từ thông xuyên qua ống dây.
Từ thông này chính là từ thông riêng của cuộn dây nên: Φ = L.i (2)
với L là độ tự cảm của cuộn dây.
Từ (1) và (2) suy ra độ tự cảm của cuộn dây:
C2 trang 155 SGK: Trong mạch điện vẽ trên hình 25.4 SGK, khóa K đang đóng ở vị trí a. Nếu chuyển K sang vị trí b thì điện trở R nóng nên. Hãy giải thích.
Trả lời:
– Khi K ở chốt a), không có dòng điện qua R.
– Khi ngắt K khỏi chốt a), cường độ dòng điện qua ống dây giảm đột ngột về 0, khi đó trong ống dây xảy ra hiện tượng tự cảm. Suất điện động cảm ứng xuất hiện có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó,tức là chống lại sự giảm cường độ dòng điện qua L. Trong ống dây xuất hiện dòng điện cảm ứng cùng chiều với i L ban đầu.
– Khi đó chuyển khóa K sang chốt b, dòng điện cảm ứng này chạy qua R làm điện trở R nóng lên.
C3 trang 156 SGK: Chứng tỏ rằng hai vế của phương trình sau có cùng đơn vị là Jun (J)
→ Độ tự cảm L có đơn vị là: (V.s)/A
Đơn vị [A.s] là đơn vị của điện lượng (q) ⇒ [V.(A.s)] = [V.C]
[V.C] là đơn vị của công nên [V.C] = J.
Vậy hai vế của biểu thức có cùng đơn vị là Jun (J)
Bài 1 (trang 157 SGK Vật Lý 11): Trong những trường hợp nào có hiện tượng tự cảm?
Lời giải:
Khi trong mạch điện có cường độ dòng điện biến thiên thì trong mạch sẽ có hiện tượng tự cảm :
– Trong mạch điện một chiều, hiện tượng tự cảm xảy ra khi đóng mạch hay mở mạch.
– Trong mạch điện xoay chiều, luôn xảy ra hiện tượng tự cảm.
Bài 2 (trang 157 SGK Vật Lý 11): Phát biểu định nghiã từ thông riêng, độ tự cảm của một mạch kín.
Lời giải:
– Một mạch kín (C) có dòng điện i. Dòng điện i gây ra một từ trường, từ trương này gây ra một từ thông Φ qua (C) gọi là từ thông riêng của mạch. Φ = Li.
– Độ tự cảm L của một mạch kín là một đại lượng chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín.
– Một ống dây điện chiều dài l, tiết diện S, gồm N vòng dây, có cường độ i,chạy qua, độ tự cảm của ống dây:
– Độ tự cảm của ống dây có nõi sắt:
μ : độ từ thẩm , đặc trưng cho từ tính của nõi sắt.
Bài 3 (trang 157 SGK Vật Lý 11): Độ lớn của suất điện động tự cảm phụ thuộc vào những đại lượng nào?
Độ lớn của suất điện động tự cảm phụ thuộc vào độ tự cảm của ống dây (L) và tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua ống dây Δi/Δt.
Bài 4 (trang 157 SGK Vật Lý 11): Chọn câu đúng
Một ống dây có độ tự cảm L, ống dây thứ hai có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là:
A. L.
B. 2L.
C. L/2.
D. 4L.
Lời giải:
Ta có độ tự cảm trong ống dây thứ nhất :
Độ tự cảm của ống dây thứ hai:
Đáp án: B
Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi.
A.dòng điện tăng nhanh.
B.dòng điện giảm nhanh.
C.dòng điện có giá trị lớn.
D.dòng điện biến thiên nhanh.
Lời giải:
Vì suất điện động tự cảm phụ thuộc vào tốc độ biến thiên cường độ dòng điện, mà không phụ thuộc vào giá trị độ lớn của cường độ dòng điện.
Đáp án: C
Bài 6 (trang 157 SGK Vật Lý 11): Tính độ tự cảm của một ống dây hình trụ có chiều dài 0,5m gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có đường kính 20 cm.Lời giải:
Độ tự cảm của ống dây:
Đáp án: L=0,08 (H)
Bài 7 (trang 157 SGK Vật Lý 11): Suất điện động tự cảm 0,75V xuất hiện trong một cuộn cảm có L=25mH; tại đó cường độ dòng điện giảm từ giá trị ia xuống 0 trong 0,01s. Tính ia
Lời giải:
Ta có độ lớn suất điện động tự cảm trong cuộn dây.
Đáp án: i a=0,3A
Bài 8 (trang 11 SGK Vật Lý 11): Trong mạch điện hình 25.5, cuộn cảm L có điện trở bằng không. Dòng điện qua L bằng 1,2A; độ tự cảm L = 0,2H. Chuyển K sang vị trí b, tính nhiệt lượng tỏa ra trong R.
Tóm tắt
I = 1,2A; L = 0,2H
K chuyển sang b, tìm Q R = ?
Lời giải:
Khi dòng điện qua cuộn cảm, trong cuộn cảm tích lũy năng lượng:
Khi chuyển khóa K từ vị trí a sang vị trí b thì cường độ dòng điện trong cuộn cảm giảm, xảy ra hiện tượng tự cảm.
Năng lượng từ trường trong ống dây, chuyển sang cho điện trở R dưới dạng nhiệt năng, làm điện trở nóng lên.
Nhiệt lượng tỏa ra trên R: Q R = W = 0,144J
Giải Bài Tập Trang 49 Vật Lí 11, Điện Năng
Giải bài 1 trang 49 SGK Vật lý 11
Đề bài:
Điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ được đo bằng công do lực nào thực hiện? Viết công thức tính điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch khi có dòng điện chạy qua.
Lời giải:
Điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ được đo bằng công do lực điện trường thực hiện. Công thức tính điện năng tiêu thụ: A = Uq= Uit.
Công thức tính công suất điện:
Giải bài 2 trang 49 SGK Vật lý 11
a) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng.
b) Khi hoạt động biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng.
c) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.
d) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành năng lượng hóa học và nhiệt năng.
Lời giải:
a) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng.
– Lò vi sóng, bóng đèn điện
b) Khi hoạt động biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng.
– Bàn ủi (bàn là) điện
c) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.
– Quạt điện, mô-tơ điện.
d) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành năng lượng hóa học và nhiệt năng.
– Bình điện phân dùng trong mạ điện.
Giải bài 3 trang 49 SGK Vật lý 11
Đề bài:
Công suất tỏa nhiệt của một đoạn mạch là gì và được tính bằng công thức nào?
Lời giải:
Công suất tỏa nhiệt P của một đoạn mạch khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của một đoạn mạch đó được tính bằng nhiệt lượng tỏa ra ở của một đoạn mạch dẫn đó trong một đơn vị thời gian. Công thức:
Giải bài 4 trang 49 SGK Vật lý 11
Đề bài:
Công của nguồn điện có mối liên hệ gì với điện năng tiêu thụ trong mạch điện kín? Viết công thức tính công và công suất của nguồn điện.
Lời giải:
Công của nguồn điện bằng với công suất tiêu thụ điện năng trong toàn mạch. Công thức:
Giải bài 5 trang 49 SGK Vật lý 11
Đề bài:
Chọn câu đúng.
Điện năng tiêu thụ được đo bằng.
A. Vôn kế.
B. Công tơ điện.
C. Ampe kế.
D. Tĩnh điện kế.
Lời giải:
Đáp án B.
Công tơ điện là dụng cụ đo điện năng tiêu thụ.
Giải bài 6 trang 49 SGK Vật lý 11
Đề bài:
Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Jun (J).
B. Oat (W)
C. Niutơn (N).
D. CuLông (C).
Lời giải:
Đáp án B.
Công suất điện được đo bằng đơn vị Oat (W).
Giải bài 7 trang 49 SGK Vật lý 11
Đề bài:
Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 1A chạy qua dây dẫn trong một giờ, biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây là 6V.
Lời giải:
Giải bài 8 trang 49 SGK Vật lý 11
Đề bài:
Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220V – 1000W.
b) Sử dụng ấm điện với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 250C. Tính thời gian đun nước, biết hiệu suất của ấm là 90% và nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K)
Lời giải:
a) Ý nghĩa các số ghi trên ấm:
+ 220V là hiệu điện thế định mức của ấm. Khi đặt vào hai đầu ấm hiệu điện thế 220V thì ấm hoạt động bình thường.
+ 1000W là công suất tiêu thụ điện của ấm điện khi sử dụng ấm ở hiệu điện thế 220V
b)
Giải bài 9 trang 49 SGK Vật lý 11
Đề bài:
Một nguồn điện có suất điện động 12V. Khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 0,8A. Tính công của nguồn điện này sản ra trong thời gian 15 phút và tính công suất của nguồn điện khi đó.
Lời giải:
Trong chương trình học Vật lí 11Chương I, Điện tích, Điện trường các em sẽ học Dòng điện không đổi, nguồn điện. Cùng Giải bài tập trang 44, 45 Vật lí 11 để học tốt bài học này.
Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch là phần học tiếp theo của Chương I, Điện tích, Điện trường Vật lí 11 lớp 11 cùng xem gợi ý Giải bài tập trang 62 Vật lí 11 để nắm vững kiến thức cũng như học tốt Vật lí 11.
https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-bai-tap-trang-49-vat-li-11-dien-nang-cong-suat-dien-39475n.aspx
Giải Bài 11, 12, 13, 14, 15 Trang 45 Sách Giáo Khoa Vật Lí 11
CHƯƠNG II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Giải bài tập trang 44 bài 7 dòng diện không đổi nguồn điện Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 11. Câu 11: Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây…
Bài 11 trang 45 – Sách giáo khoa vật lí 11Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Culông (C).
B. Vôn (v).
C. Hec (Hz).
D. Ampe (A).
Giải:
Chọn B
Bài 12 trang 45 – Sách giáo khoa vật lí 11
Tại sao có thể nói Acquy là một pin điện hóa?
Acquy hoạt động như thế nào để có thẻ sử dụng nhiều lần.?
Giải:
Acquy gồm 2 bản cực ngâm trong chất điện phân
Ví dụ: Acquy chì : bản cực dương làm bằng chì điôxít và bản cực âm bằng chì, chất điện phân là dung dịch axit sunfuric loãng.
Acquy hoạt động theo nguyên tắc phản ứng hóa học thuận nghịch: Nó tích trữ năng lượng lúc nạp điện và giải phóng năng lượng này khi phát điện.
Một acquy có thể sử dụng nhiều lần.
Bài 13 trang 45 – Sách giáo khoa vật lí 11
Một điện lượng 6,0 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 0,2 s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.
Giải:
Ta có cường độ dòng điện: (I = frac{Delta q}{Delta t}=frac{6.10^{-3}}{2}= 0,003A= 3 (mA))
Bài 14 trang 45 – Sách giáo khoa vật lí 11
Trong khoảng thời gian hoạt động đóng công tắc để chạy một tủ lạnh thì cường dộ dòng điện trung bình đo được là 6A. Khoảng thời gian dòng công tắc là 0,50 s. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nói động cơ của tủ lạnh.
Giải:
Điện lượng dịch chuyển: ∆q= I.∆t= 6.0,5 = 3 C
Bài 15 trang 45 – Sách giáo khoa vật lí 11
Suất điện động của một pin là 1,5V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2 C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện.
Giải:
Công của lực lạ khi đó là: A = ξq= 3 J
chúng tôi
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 49 Sách giáo khoa Vật lí 11
Giải bài tập trang 49 bài 8 điện năng công suất điện Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 11. Câu 1: Viết công thức tính điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch khi có dòng điện chạy qua…
Giải bài 6, 7, 8, 9 trang 49 Sách giáo khoa Vật lí 11
Giải bài tập trang 49 bài 8 điện năng công suất điện Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 11. Câu 6: Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây…
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 54 Sách giáo khoa Vật lí 11
Giải bài tập trang 54 bài 9 định luật ôm đối với toàn mạch Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 11. Câu 1: Định luật Ôm cho toàn mạch đề cập tới loại mạch đỉện kín …
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 58 Sách giáo khoa Vật lí 11
Giải bài tập trang 58 bài 10 ghép các nguồn điện thành bộ Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 11. Câu 1: Dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện có chiều như thế nào…
Giải Bài Tập Vật Lí 7
Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 8: Gương cầu lõm giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Bài C1 (trang 22 SGK Vật Lý 7): Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh gì? So với cây nến thì lớn hơn hay nhỏ hơn?
Lời giải:
Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn). So với cây nến thật thì ảnh lớn hơn.
Bài C2 (trang 22 SGK Vật Lý 7): Hãy bố trí một thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng. Mô tả cách bố trí thí nghiệm. Nêu kết quả so sánh.
Lời giải:
* Bố trí thí nghiệm: Đặt hai cây nến giống nhau thẳng đứng ở phía trước và cách đều hai gương (gương phẳng và gương cầu lõm) một khoảng bằng nhau.
* Kết quả thí nghiệm: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng.
* Kết luận: đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
Bài C3 (trang 23 SGK Vật Lý 7): Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì?
Lời giải:
* Quan sát thấy chùm tia phản xạ trên gương cầu lõm giao nhau (hội tụ) tại một điểm ở trước gương.
Kết luận: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ (hội tụ) tại một điểm trước gương.
Bài C4 (trang 23 SGK Vật Lý 7): Hình 8.3 là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên.
Lời giải:
Mặt trời ở rất xa nên chùm sáng từ mặt trời tới gương cầu lõm coi như chùm tia tới song song mang năng lượng nhiệt, cho chùm tia phản xạ hôi tụ tại một điểm ở phía trước gương.
Do vậy ánh sáng mặt trời được tập trung nhiệt lượng tại điểm hội tụ và làm cho vật đặt tại đó nóng lên.
Bài C5 (trang 23 SGK Vật Lý 7): Bằng cách di chuyển đèn pin, hãy tìm vị trí của S để thu được chùm phản xạ là một chùm sáng song song.
Lời giải:
Các bạn học sinh tự làm thí nghiệm để tìm vị trí của đèn, vị trí này tùy thuộc vào gương mà các em dùng trong phòng thí nghiệm.
Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song.
Bài C6 (trang 24 SGK Vật Lý 7): Xoay pha đèn đến vị trí thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiếu ra.
Giải thích vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ?
Lời giải:
* Nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ vì:
+ Ngọn đèn phát ra nguồn sáng là chùm phân kỳ, loe rộng ra xa, khi đó năng lượng ánh sáng sẽ phân bố trên vùng rộng, không tập trung theo một phương hướng cần chiếu sáng. Nhưng nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song được tạo ra từ chùm phân kỳ của nguồn sáng, khi đó đa phần năng lượng của ngọn đèn chỉ tập trung theo một phương cần chiếu sáng nên đèn pin có thể chiếu sáng đi xa mà vẫn sáng rõ.
Bài C7 (trang 24 SGK Vật Lý 7): Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương?
Lời giải:
Thực nghiệm cho thấy muốn được chùm tia phản xạ hội tụ, ta phải xoay pha đèn sao cho bóng đèn ra xa gương
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Vật Lí 11 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!