Bạn đang xem bài viết Giải Câu 2 (Trang 22, 23 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1) được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giải câu hỏi 2 (Trang 22, 23 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1) – Phần soạn bài Thánh Gióng trang 22, 23 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1.
Câu 2: Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?
a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc. c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
Ý nghĩa của các chi tiết:
a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc:
– Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng; ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên.
– Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.
– Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ cũng như Gióng ba năm không nổi, chẳng cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.
b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc:
Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm, cà lại phải đưa cả thành tựu văn hóa, kĩ thuật là vũ khí (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.
c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
– Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.
– Nhân dân ta yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
– Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.
d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
Gióng lớn nhanh như thổi để đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy. Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:
Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí, mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc được.
e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:
– Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Bay lên trời. Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.
– Đánh giặc xong Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.
(BAIVIET.COM)
Soạn Bài Thánh Gióng Trang 22 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1
Thánh Gióng là một trong 4 nhân vật được suy tôn là “Tứ bất tử của Việt Nam”, các em cùng soạn bài Thánh Gióng trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1 để tìm hiểu nguồn gốc, công lao đóng góp của người anh hùng này và lí giải lí do tại sao nhân dân ta lại suy tôn như vậy.
Soạn bài Thánh Gióng, ngắn 1
-Truyện gồm các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Gióng, Sứ giả, nhà vua, dân làng
-Gióng là nhân vật chính của truyện
-Được xây dựng bởi các chi tiết kỳ ảo giầu ý nghĩa là:
+ Mẹ Gióng đẻ ra Gióng sau khi giẫm lên vết chân to lạ thường
+Gióng ba tuôit không biết nói cười, không biết đi đứng
+Tiếng nói đầu tiên chính là khi gặp được sứ giả
+Thánh Gióng ăn nhiều đến nỗi là làng cùng nấu cơm nuôi Gióng, Gióng trở lên cường tráng lạ thường
+Gióng anh dũng đánh giặc rồi bay về trời trên núi Sóc Sơn
a.Ý thức của anh hùng về đánh giặc, bảo vệ giang san
b.Thứ vũ khí của người anh hùng chính là ngựa và roi
c.Sức mạnh của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước; tình đoàn kết và khát vọng chiến tháng của nhân dân
d.Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, chung sức một lòng của nhân dân
e.Bảo vệ và đấu tranh là trách nghiệm cả mỗi người nhưng không cần lập công. Gióng chính là vị thần đến để bảo vệ nhân dân và ra đi khi làm tròn nhiệm vụ của mình.
Thánh Gióng là biểu tượng lớn của nhân tộc trong thời kỳ đầu tranh bảo vệ đất nước:
-Là sức mạnh lớn lao của nhân dân trong thời kỳ chiến đấu
-Là tinh thần đoàn kết mang vóc dáng cuả dân tộc, văn hoá, lịch sử
-Theo em, truyền thuyết của liên qan đến sự thật lịch sử thời đại các vị vua Hùng. Nhân dân ta còn trong giai đoạn bảo vệ đất nước, cần người tài và đặc biệt là tin thần trách nghiệm của nhân dân trong bảo vệ tổ quốc chống giặc ngoại xâm
– Hình ảnh đẹp trong truyền thuyết là hình ảnh Gióng ba năm không biết nói cười đột nhiên đứng dậy gọi sứ gỉa tham gia cuộc chiến bảo vệ tổ quốc
– Hội thi mang tên ” Hội khoẻ phù đổng” vì là cuộc thi cần nhiều sức khoẻ và tinh thần của các học sinh cúng như ẩn dụ cho hình ảnh người anh hùng cho thế hệ mới của dân tộc . Góp phần vào việc học tập, lao động xây dựng đất nước ở một tương lai không xa
Soạn bài Thánh Gióng, ngắn 2
Soạn bài Thánh Gióng, ngắn 3
Thạch Sanh là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 6, học sinh cần Soạn bài Thạch Sanh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.
Bên cạnh nội dung đã học, các em có thể chuẩn bị và tìm hiểu nội dung phần Em bé thông minh để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 6 của mình.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thanh-giong-38427n.aspx
Câu 1: Trang 121 Sgk Ngữ Văn 10 Tập 2
Câu hỏi
(2) Ví dụ như chuyện vợ chồng chàng Trương: Chàng Trương đi đánh giặc khi vợ mới có mang. Lúc trở về, con đã biết nói. Một hôm đùa với con tự xưng là bố, đứa con không nhận mà nói rằng bố nó tối tối vẫn đến. Trương buồn và ghen, đay nghiến vợ đến nỗi nàng phải tự vẫn. Một tối, ngồi bên đèn đùa với con, thấy nó chỉ lên bóng mình trên tường mà nói: “Bố đã đến kìa”. Lúc đó mới biết là mình lầm thì không kịp nữa.
Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó, nhưng dân chúng không chịu nhạn cái tình thế đau đớn ây, và cố gắng đem một nét huyền ảo để an ủi ta. Vì thế mới có đoạn thứ hai, kể chuyện chàng Trương gặp mặt vợ một lần nữa… (Theo Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao, cổ tích)
a, Xác định phần tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Mục đích tóm tắt ở (1) và (2) có gì khác nhau?
b) Cách tóm tắt ở (1) và (2) khác nhau như thế nào, vì sao?
Hướng dẫn giải
a, Phần tóm tắt và sự khác nhau là:
Bài tóm tắt (1) và (2) khác nhau ở chỗ: ở bài tóm tắt (1) là tóm tắt toàn bổ câu chuyện để người đọc có thể hiểu và nắm bắt được cốt truyện, còn bài tóm tắt (2) là tóm tắt dùng dẫn chứng để nêu ra ý kiến
b) Cách tóm tắt:
Bài tóm tắt (1): tóm tắt đầy đủ câu chuyện theo diễn biến của cốt truyện.
Bài tóm tắt (2): chỉ lựa chọn một số sự việc, chi tiết tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ ý kiến trong bài nghị luận của mình. Cách tóm tắt rất cô đúc, gọn, rõ và nổi bật được nội dung chính.
Các câu hỏi cùng bài học
Giải Câu 1 Luyện Tập (Trang 29 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
Giải câu hỏi 1 luyện tập (Trang 29 SGK ngữ văn 7 tập 2) – Phần soạn bài Câu đặc biệt trang 27 – 29 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2
a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Hồ Chí Minh)
b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, gương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!
c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi
(Nguyễn Trí Huân)
d) Chim sâu hỏi chiếc lá: – Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! – Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
(Trần Hoài Dương)
Tìm trong các đoạn văn sau những câu đặc biệt và câu rút gọn:
a.
– Không có câu đặc biệt.
– Câu rút gọn:
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b.
– Câu đặc biệt: Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!
– Không có câu rút gọn.
c.
– Câu đặc biệt: Một hồi còi.
– Không có câu rút gọn.
d.
– Câu đặc biệt: Lá ơi!
– Câu rút gọn:
+ Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
+ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
(BAIVIET.COM)
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Câu 2 (Trang 22, 23 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1) trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!