Xu Hướng 5/2023 # Giải Địa Lí Lớp 5 Vnen Bài 7: Công Nghiệp # Top 6 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Giải Địa Lí Lớp 5 Vnen Bài 7: Công Nghiệp # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Giải Địa Lí Lớp 5 Vnen Bài 7: Công Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giải bài tập Địa lí lớp 5

Giải Địa lí lớp 5 VNEN bài 7: Công nghiệp có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Địa lí 5 trang 101 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Địa lí lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải Địa lí lớp 5 VNEN bài 7: Công nghiệp

A. Hoạt động cơ bản bài 7 VNEN

· Kể tên các ngành công nghiệp của nước ta và 5 sản phẩm của mỗi ngành (trừ điện).

· Nhận xét về các ngành công nghiệp của nước ta.

Đáp án

Tên các ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của mỗi ngành là:

· Khai thác khoáng sản: than, dầu mỏ, sắt, đồng, thiếc.

· Luyện kim: gang, thép, bạc, vàng, chì.

· Hóa chất: phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng, nước tẩy rửa, sơn.

· Chế biến lương thực, thực phẩm: gạo, đường, bánh kẹo, thịt đóng hộp, nước giải khát.

· Sản xuất hàng tiêu dùng: dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình, mỹ phẩm, bột giặt, điện thoại.

c. Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:

· Các hình ảnh thể hiện ngành công nghiệp nào?

· Nêu nhận xét về số lượng ngành công nghiệp nước ta

· Nêu vai trò của ngành công nghiệp.

Đáp án

c. Trả lời câu hỏi:

Các hình ảnh thể hiện ngành công nghiệp:

· Hình a: khai thác khoáng sản

· Hình b: cơ khí

· Hình c: dệt, may

· Hình d: luyện kim

· Hình e: hóa chất

· Hình g: chế biến thực phẩm.

Vai trò ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp tạo ra các sản phẩm máy móc, đồ dùng cần thiết giúp nâng cao năng suất lao động, đồng thời giúp cuộc sông của con người thoải mái, tiện nghi, hiện đại hơn. Ngoài ra, một số sản phẩm công nghiệp còn được xuất khẩu sang nước ngoài.

2. Tìm hiểu sự phân bố các ngành công nghiệp

b. Tìm những nơi có ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít; công nghiệp nhiệt điện, thủy điện trên lược đồ hình 3

c. Làm bài tập sau:

Ghép mỗi ý ở cột bên trái với các ý ở cột bên phải sao cho phù hợp với đặc điểm phân bố của các ngành công nghiệp.

1. Điện (nhiệt điện)

2. Điện (thủy điện)

3. Khai thác khoáng sản

4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm

a. ở nơi có nhiều khoáng sản

b. ở gần nơi có than, dầu khí

c. Ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng

d. ở nơi có nhiều thác ghềnh

Đáp án

b. Sự phân bố của một số ngành công nghiệp là:

· Khai thác than: Quảng Ninh.

· Khai thác dầu mỏ: Bà Rịa – Vũng Tàu.

· Khai thác a-pa-tít: Lào Cai.

· Nhiệt điện: Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu.

· Thủy điện: Yên Bái, Hòa Bình, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Biên Hòa.

c. Ghép ý ở cột bên trái với ý ở cột bên phải như sau:

· 1 – b: Điện (nhiệt điện) ở nơi có than, dầu khí

· 2 – d: Điện (thủy điện) ở nơi có nhiều thác ghềnh

· 3 – a: Khai thác khoáng sản ở nơi có khoáng sản

· 4 – c: Cơ khí, dệt may, thực phẩm ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng.

3. Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta

a. Quan sát lược đồ hình 3 và nêu:

· Tên trung tâm công nghiệp rất lớn.

· Tên ba trung tâm công nghiệp lớn.

· Tên ba trung tâm công nghiệp vừa.

Đáp án

Quan sát lược đồ hình 3 ta thấy:

· Trung tâm công nghiệp rất lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh

· Ba trung tâm công nghiệp lớn là: Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu

· Ba trung tâm công nghiệp vừa là: Thái Nguyên, Phúc Yên, Việt Trì

b. Quan sát sơ đồ hình 4:

· Đọc tên sơ đồ.

· Kể tên các điều kiện giúp thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

Đáp án

Quan sát hình 4 ta thấy:

· Tên của sơ đồ là: Sơ đồ các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

· Các điều kiện giúp thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là:

Có hệ thống giao thông thuận lợi

Ở gần vùng có nhiều nguyên liệu, năng lượng

Trung tâm văn hóa, khoa học, kĩ thuật

Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, có trình độ

Có sự đầu tư của nước ngoài.

4. Tìm biểu về nghề thủ công

a. Quan sát hình 5 và ghi tên các nghề tương ứng với mỗi hình vào vở.

b. Đọc thông tin trang 151 SGK và trả lời câu hỏi:

Kể tên một số làng nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta và cho biết sản phẩm của các làng nghề đó.

Đáp án

a. Tên các nghề tương ứng với mỗi hình là:

· Hình a: nghề dệt chiếu cói Nga Sơn

· Hình b: nghề dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc

· Hình c: nghề đan tre, mây

· Hình d: nghề điêu khắc sản phẩm từ quả dừa

· Hình e: nghề chạm khắc đá Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

· Hình g: nghề gốm sứ Ninh Thuận.

Tên một số làng nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta và sản phẩm của các làng nghề đó là:

· Làng nghề Sơn Đồng ở Hà Nội: gỗ mĩ nghệ.

· Làng Đông Hồ ở Bắc Ninh: tranh dân gian.

· Làng gôm Phù Lãng ở Bắc Ninh: gốm mĩ nghệ.

· Làng Đồng Xâm ở Thái Bình: chạm bạc.

· Làng An Hội ở Thành phố Hồ Chí Minh: đúc đồng.

· Làng An Thái ở Hà Nội: giấy.

c. Hoàn thiện sơ đồ sau vào vở:

Đáp án

Hoàn thành bảng như sau:

5. Liên hệ thực tế

· Địa phương em có nghề thủ công nào? Sản phẩm của nghề đó được tiêu thụ ở đâu?

· Kể tên một số mặt hàng thủ công ở nước ta được xuất khẩu ra nước ngoài.

Đáp án

· Địa phương em có nghề thủ công làm gốm. Các sản phẩm gốm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

· Một số mặt hàng thủ công ở nước ta được xuất khẩu ra nước ngoài: nón, mũ, túi xách, khung hình, chậu hoa, sản phẩm làm từ rơm, gốm, đồ trang sức bằng đá mĩ nghệ.

B. Hoạt động thực hành bài 7 Địa lý lớp 5 VNEN

1. Làm bài tập

Viết tên các ngành công nghiệp, nghề thủ công vào bảng sau

Ô chữ dòng:

1) Tên một loại khoáng sản có nhiều ở Quảng Ninh.

2) Tên ngành công nghiệp tạo ra các loại máy móc và phương tiện giao thông.

3) Tên một sản phẩm của ngành công nghiệp có thiết bị làm lạnh để giữ cho các thứ bên trong (thường là thực phẩm) được ở trong trạng thái không bị hư hỏng trong khoảng thời gian nhất định.

4) Tên ngành công nghiệp sản xuất ra thuốc trừ sâu, phân bón, xà phòng.

5) Tên một loại phương tiện giao thông đường bộ được lắp ráp ở nước ta.

6) Tên sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến có vị ngọt, dùng trong nước giải khát hoặc làm gia vị.

7). Tên sản phẩm của ngành luyện kim, có màu xám, tính giòn và cứng.

Nhóm nào trả lời xong và tìm ra được nội dung ô chữ hàng dọc là nhóm thắng cuộc.

Đáp án

C. Hoạt động ứng dụng bài 7 Địa lý lớp 5 VNEN

1. Tìm hiểu về ngành công nghiệp

a. Hỏi người thân về ngành công nghiệp ở địa phương em (tên ngành, sản phẩm, nơi tiêu thụ)

b. Giới thiệu với các bạn trong lớp về ngành công nghiệp ở địa phương.

Đáp án

a. Địa phương em có ngành công nghiệp dệt may sản xuất ra vải, quần áo, chăn màn; được tiêu thụ ở chợ, siêu thị, các cửa hàng quần áo.

b. Ở địa phương mình có nhiều ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp phát triển nhất là dệt may. Sản phẩm của ngành công nghiệp này rất đẹp và chất lượng cao. Nhiều mẫu mã, màu sắc được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 10 Bài 34: Địa Lí Các Ngành Công Nghiệp

Dựa vào SGK, hình 32.3, 32.4 ban chuẩn hoặc hình 45.1, 45.2, 45.4 ban nâng cao, em hãy điền vào bảng sau các nội dung phù hợp thể hiện vai trò và tình hình phân bố ngành công nghiệp năng lượng:

Phương pháp giải

Dựa vào kĩ năng phân tích lược đồ để xác định vai trò và tình hình phân bố của ngành:

– Khai thác than

– Khai thác dầu

– Công nghiệp điện lực

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải

Dựa vào số liệu về sản lượng khai thác than để vẽ biểu đồ cột theo yêu cầu đề bài

Hướng dẫn giải

– Em hãy điền tiếp vào lược đồ số liệu khai thác dầu mỏ và sản lượng điện năng của các nước chủ yếu trên thế giới.

– Em hãy nêu nhận xét dựa trên số liệu và lược đồ đã hoàn thành

Phương pháp giải

Dựa vào kĩ năng phân tích bảng số liệu và khai thác lược đồ để:

– Điền số liệu khai thác dầu mỏ và sản lượng điện năng

– Nhận xét: quốc gia có sản lượng điện lớn là những quốc gia có nền công nghiệp phát triển

Hướng dẫn giải

– Những khu vực, quốc gia có sản lượng dầu mỏ lớn là nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn: Bắc Mỹ, Trung Đông, Trung Quốc và LB Nga. Sản lượng dầu mỏ lớn nhất là Ảrập Xêút (515, 3 triệu tấn), tiếp theo là LB Nga (488,5 triệu tấn).

– Những quốc gia có sản lượng điện lớn là những quốc gia có nền công nghiệp phát triển, dẫn đầu là Hoa Kì với 4167,0 tỉ kwh, tiếp theo là Trung Quốc với 3256,0 tỉ kwh, Nhật Bản, LB Nga,…

Dựa vào bảng số liệu “Tình hình sản xuất thép trên thế giới”, em hãy vẽ biểu đồ cột để thể hiện rõ sự phát triển của ngành này qua các năm:

Phương pháp giải

Từ bảng số liệu về sản lượng sản xuất thép trên thế giới qua các năm để vẽ biểu đồ cột

Hướng dẫn giải

Dựa vào nội dung SGK và hình 32.5 ban chuẩn hoặc hình 45.6 ban nâng cao, em hãy nhận xét về tình hình khai thác quặng sắt và sản xuất thép trên thế giới:

– Những nước vừa khai thác quặng sắt, vừa sản xuất thép…………………………

– Những nước khai thác nhiều quặng sắt………………………………………..

– Những nước sản xuất nhiều thép……………………………………

Phương pháp giải

Dựa vào kĩ năng quan sát lược đồ để xác định:

– Những nước vừa khai thác quặng sắt, vừa sản xuất thép: Trung Quốc, Braxin,…

– Những nước khai thác nhiều quặng sắt: Trung Quốc, Braxin,…

– Những nước sản xuất nhiều thép: Nhật Bản, Trung Quốc,…

Hướng dẫn giải

– Những nước vừa khai thác quặng sắt, vừa sản xuất thép: Trung Quốc, Braxin, Hoa Kì, Ucraina, LB Nga, Ấn Độ, Đức, Pháp,…

– Những nước khai thác nhiều quặng sắt: Trung Quốc, Braxin, Ôxtrâylia, Ucraina, LB Nga, Ấn Độ, Thụy Điển, Nam Phi,…

– Những nước sản xuất nhiều thép: Nhật Bản, Trung Quốc, LB Nga, Hoa Kì, Ucraina, Hàn Quốc, Đức, Italia,…

Dựa vào nội dung SGK (mục công nghiệp luyện kim màu), em hãy giải thích vì sao việc sản xuất kim loại màu chỉ tập trung chủ yếu ở các nước có nền công nghiệp phát triển?

Phương pháp giải

Để giải thích vì sao việc sản xuất kim loại màu chỉ tập trung chủ yếu ở các nước có nền công nghiệp phát triển ta dựa vào:

– Quy trình chế luyện phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật cao, vốn đầu tư lớn

– Tính chất đa kim, quặng

Hướng dẫn giải

Việc sản xuất kim loại màu chỉ tập trung chủ yếu ở các nước có nền công nghiệp phát triển vì:

– Do quy trình chế luyện phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật cao, vốn đầu tư lớn,… bởi vì nguyên liệu dùng để luyện kim màu là các quặng có hàm lượng kim loại thường thấp và lại ở dạng đa kim, nên trong quá trình luyện kim, quặng phải qua giai đoạn làm giàu sơ bộ (còn gọi là tuyển quặng), nghĩa là phải lọc bỏ bớt các chất nạp, làm cho hàm lượng kim loại cao hơn.

– Mặt khác, do tính chất đa kim, quặng đòi hỏi phải được sử dụng tổng hợp, nhằm rút ra tối đa các nguyên tố quý có trong quặng.

Dựa vào SGK và các kiến thức đã học, em hãy điền vào chỗ trống và sơ đồ những nội dung phù hợp về ngành công nghiệp cơ khí

– Vai trò của ngành công nghiệp cơ khí trong hệ thống các ngành công nghiệp và nền kinh tế quốc dân?

– Sơ đồ các phân ngành công nghiệp cơ khí và sản phẩm của nó.

Phương pháp giải

Để trả lời các ý trên cần nắm được kiến thức về:

– Vai trò của ngành công nghiệp cơ khí: là “quả tim của công nghiệp nặng”

– Các ngành cơ bản: cơ khí thiết bị toàn bộ, cơ khí máy công cụ, cơ khí hàng tiêu dùng, cơ khí chính xác

Hướng dẫn giải

– Vai trò của ngành công nghiệp cơ khí trong hệ thống các ngành công nghiệp và nền kinh tế quốc dân:

+ Ngành công nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp, là “quả tim của công nghiệp nặng”.

Đảm bảo sản xuất các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu cầu xã hội.

Giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống.

– Sơ đồ các phân ngành công nghiệp cơ khí và sản phẩm của nó.

Dựa vào nội dung SGK, em hãy hoàn thành sơ đồ sau đây thể hiện các sản phẩm cụ thể của các phân ngành công nghiệp điện tử – tin học.

Phương pháp giải

Để hoàn thành sơ đồ cần nắm được kiến thức về các sản phẩm cụ thể của ngành công nghiệp điện tử – tin học:

– Máy tính

– Thiết bị điện tử

– Điện tử tiêu dùng

– Thiết bị viễn thông

Hướng dẫn giải

Dựa vào SGK, em hãy điền vào chỗ trống và sơ đò những nội dung phù hợp về ngành công nghiệp hóa chất.

Vai trò của công nghiệp hóa chất……………………………………..

Sơ đồ phân ngành công nghiệp hóa chất và sản phẩm của nó.

Phương pháp giải

Cần nắm được kiến thức về công nghiệp hóa chất để xác định:

– Vai trò: ngành mũi nhọn, tạo ra nhiều chất mới, bổ sung cho nguồn nguyên liệu,…

– Các ngành cơ bản: hóa chất cơ bản, hóa tổng hợp hữu cơ, hóa dầu

Hướng dẫn giải

– Vai trò của ngành công nghiệp hóa chất:

+ Là ngành mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới

+ Tạo ra được nhiều chất mới, chưa có ở trong tự nhiên

+ Bổ sung cho nguồn nguyên liệu tự nhiên, vừa có giá trị sử dụng cao.

+ Góp phần sử dụng các tài nguyên thiên nhiên hợp lí và tiết kiệm hơn.

– Sơ đồ phân ngành công nghiệp hóa chất và sản phẩm của nó:

Dựa vào SGK (mục công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng), em hãy nêu rõ vai trò của ngành công nghiệp này và giải thích vì sao ngành dệt – may được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển?

Phương pháp giải

– Dựa vào kiến thức về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để nắm được vai trò: sản phẩm đa dạng, phong phú,…

– Để giải thích ngành dệt – may được phân bố rộng rãi, ta dựa vào: Nguồn nguyên liệu, nguồn lao động, thị trường, thúc đẩy các ngành khác

Hướng dẫn giải

– Vai trò ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là: Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh

– Ngành dệt – may được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển vì:

+ Ngành dệt may sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo phong phú (bông, lanh, lông cừu, sợi tổng hợp, len nhân tạo,…)

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn

+ Phát triển công nghiệp dệt – may có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hóa chất phát triển.

Dựa vào SGK (mục công nghiệp thực phẩm), trả lời câu hỏi theo gợi ý sau:

– Vai trò của công nghiệp thực phẩm…………………………….

– Nêu rõ các sản phẩm cụ thể của công nghiệp thực phẩm:

+ Chế biến từ các sản phẩm trồng trọt………………………….

+ Chế biến các sản phẩm chăn nuôi…………………………

+ Chế biến thủy, hải sản………………………………..

Phương pháp giải

Cần có kiến thức về công nghiệp thực phẩm để trình bày về:

– Vai trò: Cung cấp sản phẩm, tăng giá trị, tích lũy vốn, nâng cao đời sống,…

– Các sản phẩm cụ thể:

+ Chế biến từ các sản phẩm trồng trọt: Rau quả sấy và đóng hộp,…

+ Chế biến các sản phẩm chăn nuôi: Thịt đóng hộp, trứng,…

+ Chế biến thủy, hải sản: Tôm cá đông lạnh, nước mắm…

Hướng dẫn giải

– Vai trò của công nghiệp thực phẩm:

+ Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

+ Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Làm tăng giá trị của sản phẩm.

+ Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

– Các sản phẩm cụ thể của công nghiệp thực phẩm:

+ Chế biến từ các sản phẩm trồng trọt: Rau quả sấy và đóng hộp, rượu, bia, cà phê, thuốc lá, chè, đường mía, dầu ăn…

+ Chế biến các sản phẩm chăn nuôi: Thịt đóng hộp, trứng, xúc xích, bơ, sữa…

+ Chế biến thủy, hải sản: Tôm cá đông lạnh, nước mắm…

Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 12 Bài 26: Cơ Cấu Ngành Công Nghiệp

Trang 116 sgk Địa Lí 12: Dựa vào hình SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta.

Trả lời:

– Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

+ Ở Băc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học), Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ (hoá chất – giấy), Hà Đông – Hoà Bình (thuỷ điện), Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (dệt, điện, xi măng).

+ Ở Nam Bộ hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

+ Dọc theo duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang….

+ Ở các khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán

Câu 1: Chứng minh rằng cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.

Lời giải:

– Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

– Một số ngành công nghiệp trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực – thực phẩm, dệt – may, hoá chất – phân bón – cao su, vật liệu xây dựng, cơ khí – điện tử,…

Câu 2: Tại sao cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch?

Lời giải:

Trong xu hướng toàn cầu hoá, nước ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực, cơ cấu ngành của công nghiệp có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.

Câu 3: Chứng minh rằng ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hoá đó?

Lời giải:

– Hai khu vực tập trung công nghiệp của nước ta là Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đông Nam Bộ và phụ cận. Ngoài ra, dọc Duyên hải miền Trung rải rác có một số trung tâm công nghiệp. Ở các khu vực còn lại, mức độ tập trung công nghiệp rất thấp.

– Sự phân hoá công nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố.

+ Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.

+ Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

Câu 4: Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta.

Lời giải:

– Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Khu vực kinh tế Nhà nước có: Trung ương và địa phương.

+ Khu vực ngoài Nhà nước có: tập thể, tư nhân, cá thể.

Xu hướng chung của sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế là: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 9 Bài 12: Sự Phát Triển Và Phân Bố Công Nghiệp

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

(trang 42 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 12.1 (SGK trang 42), hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ.

Trả lời:

– Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ lần lượt là : chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, điện tử; khai thác nhiên liệu; hoá chất; vật liệu xây dựng; dệt may; điện.

(trang 44 sgk Địa Lí 9): – Hãy xác định trên hình 12.2 (SGK trang 43) các mỏ than và dầu khí đang được khai thác.

Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định:

– Các Mỏ than đang được khai thác: Đông Triều, Cẩm Phả, Hòn Gai.

– Các Mỏ dầu đang được khai thác: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.

– Mỏ khí: Tiền Hải, Lan Đỏ, Lan Tây.

(trang 46 sgk Địa Lí 9): – Tại sao các thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?

Trả lời:

TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định là những trung tâm dệt may lớn nhất nước là do có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

(trang 46 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 12.3 (SGK trang 45), hãy xác định hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Kể tên một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực trên.

– Hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ.

– Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu:

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long,…

+ Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một…

Bài 1: Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.

Lời giải:

– Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

– Có các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.

– Đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm: khai thác nhiên liệu, điện; cơ khí, điện tử; hoá chất; vật liệu xây dựng; chế biến lương thực, thực phẩm; …

Bài 2: Dựa vào hình 12.3 (SGK trang 45) và hình 6.2 (SGK trang 21), hãy xác định các trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho các vùng kỉnh tế ở nước ta.

Lời giải:

– Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hạ Long, Thái Nguyên, Việt Trì.

– Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Yên, Hà Đông,…

– Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Vinh, Huế.

– Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

– Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một

– Đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Địa Lí Lớp 5 Vnen Bài 7: Công Nghiệp trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!