Xu Hướng 9/2023 # Giải Hóa Lớp 8 Bài 12: Sự Biến Đổi Chất # Top 15 Xem Nhiều | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Giải Hóa Lớp 8 Bài 12: Sự Biến Đổi Chất # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giải Hóa Lớp 8 Bài 12: Sự Biến Đổi Chất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giải Hóa lớp 8 bài 12: Sự biến đổi chất Bài 1: Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí? Lời giải: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí là sự xuất hiện của chất mới. Bài 2: …

Giải Hóa lớp 8 bài 12: Sự biến đổi chất

Bài 1:

Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí?

Lời giải:

Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí là sự xuất hiện của chất mới.

Bài 2:

a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khi lưu huỳnh đioxit).

b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

c) Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển đến thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

d) Cồn để trong lọ không khí khi bay hơi.

Lời giải:

Hiện tượng hóa học (a) và (c).

Hiện tượng vật lí (b) và (d).

Bài 3:

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.

Lời giải:

Hiện tượng vật lý diễn ra ở giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc và giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi, trong giai đoạn này nếu (chất paraffin) chỉ biến đổi về trạng thái.

Hiện tượng hóa học diễn ra ở giai đoạn nến cháy trong không khí, khi đó chất parafin đã biến đổi thành chất khác.

Parafin + Oxi → Khí cacbon đioxit + Nước.

Từ khóa tìm kiếm:

giải hoá 8 bài 12

giải bài 3 sự biến đổi chất (hóa học 8)

bai bien doi chat giai lop 8

giải bài 12 hóa học sự biến đổi chất

giai bai tap su bien doi chat

Giải Bài Tập Hóa 8 Bài 12: Sự Biến Đổi Chất

12. Sự BIẾN Đổl CHẤT KIÊN THỨC TRỌNG TÂM Với các chất có thê xảy ra những biến đối thuộc hai loại hiện tượng : Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác (tức vẫn giữ nguyên là chất ban đầu). Ví dụ : Nước đá chảy thành nước lỏng, đun sôi nước chuyên thành hơi và ngược lại ; dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh ; Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác. Ví dụ : Đun nóng đường trắng chuyến dần thành chất màu đen là than và hơi nước ; vành xe đạp bằng sắt bị phú một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ ; ... Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lí là sự xuất hiện củá chất mới. HƯỚNG DẪN GIẢI BẢI TẬP TRONG SGK Bài 1. Dấu hiệu chính là sự xuất hiện cúa chất mới. Bài 2. Hiện tượng hoá học a) và c) (lưu huỳnh rắn cháy, biến đổi thành khí lưu huỳnh dioxit, canxi cacbonat biến đổi thành hai chất khác). Hiện tượng vật lí: b) và d) (thuỷ tinh, cồn vẫn giữ nguyên là chất ban đầu). Bài 3. Hiện tượng vật lí diễn ra ở giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc và giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi, trong hai giai đoạn này chát parafin chỉ biến đổi về trạng thái. Hiện tượng hoá học diễn ra ớ giai đoạn nến cháy trong không khí, khi đó chất parafin đã biến đổi thành hai chất khác. c. BÀI TẬP BỔ SƯNG VÀ HƯỚNG DAN giải BÀI TẬP Bài 1. Thành ngữ "nước chảy đá mòn" dùng để chi hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, khi khí cacbonic trong khí quyển tan vào nước tạo thành axit cacbonic (H,CO3) có thể hoà tan dá vôi. Đây là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học ? Bài 2. Hãy điền chữ Đ vào I I trước câu đúng và chữ s vào I I trước câu sai : I Ị Nến chảy lỏng chuyên thành hơi là hiện tượng vật lí. I I Thức ăn bị ôi thiu là hiện tượng vật lí. I I Rượu nhạt lên men thành giâm là hiện tượng hoá học. I I Muối ãn cho vào nước tạo thành dung dịch muối ãn là hiện tượng hoá học. I I Hơi nến cháy thành khí cacbonic và hơi nước là hiện tượng vật lí. I I Nung đá vôi thành vôi sống là hiện tượng hoá học. Bài 3. Cho các hiện tượng sau : Về mùa hè thức ãn dề bị ôi thiu. Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm tan băng ớ 2 vùng cực trái đất. Cháy rừng gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường. Tôi vôi. Hiện tượng hoá học là A. a, b, e. B. b, d, c. c. a, b, c. D. a, d, e. Bài 4. Các quá trình kế dưới đáy, quá trình nào là hiện tượng hoá học ? ■A. Sự bay hơi nước. B. Lưỡi cuốc bị gi. c. Sự hoà tan đường. D. Cồn để trong lọ hở bị bay hơi. Thức ãn bị thiu ; Châm ngòi chiếc pháo, pháo nổ ; Xăng để trong lọ hớ nút bị bay hoi ; Chiếc dinh sắt bị gỉ ; Hút thuốc lá ; Muối ãn hút ẩm đem rang nóng để làm khô nó ; Tấm tôn gò thành chiếc thùng ; Amoniac bay hơi vào không khí. Bài 6. Người ta tiến hành thí nghiệm sau : "Đun sôi nước máy rồi làm lạnh hơi nước thành nước lỏng. Thêm vào phần nước lỏng này một lượng nhỏ vôi tôi và khuấy đều thu dược dung dịch trong suốt. Dùng ống dẫn thổi hơi thớ cúa mình vào dung dịch thấy có vẩn đục xuất hiện, nếu tiếp tục thối một thời gian nữa thì thấy dung dịch trong'trớ lại", Hỏi trong thí nghiệm trên, giai đoạn nào là hiện tượng hoá học, hiện tượng vật lí ? Giải thích. Bài 7. Cho các quá trình sau dây : Vắt chanh vào nước luộc rau muống ta thây nước canh đó chuyển từ màu xanh sang màu hồng. Cốc thuỷ tinh bị vỡ thành mánh nhỏ. Dưới tác dụng cúa ánh sáng Mật Trời, nước ao hồ bay hơi, hơi nước bay lên trời cao, gặp không khí lạnh ngưng tụ tạo thành mây. Dầu hoả bị đốt cháy thành khí cacbonic và hơi nước. Bật bếp ga. đánh diêm, diêm cháy, châm lứa, ga cháy. Cháy rừng. Lấy nước cất, để vào ngăn đá của tủ lạnh, sau'một thời gian nước lỏng biến thành đá. Lấy đá ra khỏi tủ lạnh, nó tan dần, cuối cùng thu được nước lạnh. Băng tan. Nung nóng chiếc nhân vàng (có độ tinh khiết cao), nó nóng đỏ rồi chảy thành thể lóng. Để nguội, nó đông đặc dần, cuối cùng rắn lại như trạng thái ban đầu. Than đớt lò xong còn lại là xỉ than. Các quá trình đều là hiện tượng vật lí gồm A. 1,2, 3, 4, 5. B. 1. 3, 5, 7, 10. c. 2, 3, 7, 8, 9. D. 1,4, 5. 6, 10. Các quá trình đều là hiện tượng hoá học gồm A. 2, 4, 5, 6, 9 B. 1, 4, 5, 6, 10 c. 1,2, 4, 6, 7 D. 2, 3, 7, 8, 9 HƯỚNG DẪN GIẢI Bài 1. Đây là hiện tượng hoá học vì đã có sự biến đổi về chất. Bài 2. a) Đ b) s c) Đ d) s e) s f) Đ Hiện tượng : Nến chảy lỏng, nến lỏng chuyển thành hơi không có sự biến đổi về chất nên là hiện tượng vật lí. Hiện tượng : Muối ãn cho vào nước tạo thành dung dịch muối ăn không có sự biến đổi về chất nên là hiện tượng vật lí. Hiện tượng : Hơi nên cháy tạo CO2 và H,0 (có sự biến đổi về chất) nên là hiên tượng hoá học. Hiện tượng : thức ăn bị ôi thiu đã có sự biến đổi về chất nên là hiện tượng hoá học. Hiện tượng : Rượu nhạt lên men thành giấm có sự biến đổi về chất nên là hiện tượng hoá học. Hiện tượng : Nung đá vôi (CaCO3) thành vôi sống (CaO) có sự biến đổi về chất nên là hiện tượng hoá học. Bài 3. D Bài 4. B ơ các phương án A, C,'D đều là hiện tượng vật lí vì không có sự biến đổi về chất còn ở phương án B có sự biến đổi về chất do kim loại (tạo cuốc) bị oxi hoá thành oxit (gỉ). Bài 5. Các hiện tượng vật lí là : c, f, g. h. Các hiện tượng hoá học : a, b, d, e. Bài 6. - Hai giai đoạn : Đun sôi nước máy rồi làm lạnh hơi nước thành nước lỏng. Thêm vào phần nước lỏng này một lượng nhỏ vôi tôi và khuấy đều thu được dung dịch trong suốt là hiện tượng vật lí do không có sự biến đối về chất. - Hai giai đoạn : Dùng ống dẫn thối hơi thở vào dung dịch thấy có vẩn đục xuất hiện, nếu tiếp tục thổi một thời gian nữa thì thấy dung dịch trong trở lại là hiện tượng hoá học vì có sự biến đổi về chất. Bài 7. a) c ; b) B.

Giải Bài Tập Sgk Hóa 8 Bài 12: Sự Biến Đổi Chất

Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí?

Phương pháp giải

Để biết dấu hiệu để phân biệt hiện tượng vật lí và hóa học cần nắm rõ lý thuyết về sự biến đổi chất:

– Hiện tượng vật lí: là hiện tượng khi chất biến đổi về trạng thái hay hình dạng.

– Hiện tượng hóa học: là hiện tượng khi có biến đổi từ chất này sang chất khác.

Hướng dẫn giải

Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí là sự xuất hiện chất mới.

Hiện tượng hóa học có sự xuất hiện chất mới.

Hiện tượng vật lí vẫn giữ nguyên chất ban đầu (nghĩa là chỉ thay đổi về hình dạng, trạng thái).

a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit).

b) Thủy tinh nóng chảy được đổi thành bình cầu.

c) Trong là nung vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

d) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

Phương pháp giải

Để nhận biết những quá trình trên là hiện tượng vật lý hay hóa học, ta cần nắm vững lý thuyết về sự biến đổi chất:

– Hiện tượng vật lí: là hiện tượng khi chất biến đổi về trạng thái hay hình dạng.

– Hiện tượng hóa học: là hiện tượng khi có biến đổi từ chất này sang chất khác.

Hướng dẫn giải

a) Hiện tượng hóa học vì lưu huỳnh được biến đổi thành lưu huỳnh đioxit.

b) Hiện tượng vật lí vì khi thủy tinh nóng chảy bị biến dạng (do tác dụng của nhiệt) nhưng thủy tinh vẫn không đổi về chất.

c) Hiện tượng hóa học vì từ canxi cacbonat dưới tác dụng của nhiệt độ biến đổi thành canxi oxit và khí cacbon đioxit.

d) Hiện tượng vật lí vì cồn bị bốc hơi ra khỏi lọ do tính chất vật lí chứ không tác dụng với một chất nào khác.

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc; sau đó nến lỏng biến thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do chất này tham gia.

Phương pháp giải

Để biết giai đoạn nào là hiện tượng vật lí hay hóa học cần nắm:

– Hiện tượng vật lí: là hiện tượng khi chất biến đổi về trạng thái hay hình dạng.

– Hiện tượng hóa học: là hiện tượng khi có biến đổi từ chất này sang chất khác.

Hướng dẫn giải

“Khi đốt nến cháy lỏng thấm vào bấc” thì xảy ra hiện tượng vật lí vì nến bị biến dạng thành dạng hơi.

“Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước” xảy ra hiện tượng hóa học vì ở đây nến (làm bằng paraffin) cháy trong không khí tạo ra hai chất khác là cacbon đioxit và hơi nước.

Bài 12: Sự Biến Đổi Chất

Giải bài tập Trang 17 bài 12 sự biến đổi chất Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Bài 12.1 Trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ thích hợp chọn trong ngoặc :

(Chất, phân tử, hóa học, vật lí, trạng thái)

“Với các ……… có thể xảy ra những biến đổi thuộc hai loại hiện tượng. Khi ……… biến đổi mà vẫn giữ nguyên là ………….. ban đầu, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng …………… Còn khi ………… biến đổi thành ………… khác, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng ………… “

Giải

“Với các có thể xảy ra những biến đổi thuộc hai loại hiện tượng. Khibiến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng vật lí. Còn khi chất biến đổi thành chất khác, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng hoá học“.

a)Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.

b)Hoà tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm giấm ăn.

c)Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.

d)Để rượu nhạt (rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu etylic tan trong nước) lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chuaẻ

(Gợi ý làm các bài tập 12.2, 12.3 và 12.4 : Dựa vào dấu hiệu có sự biến đổi thành chất khác tức có chất mới xuất hiện để chỉ ra hiện tượng hoá học).

Giải

a) Hiện tượng vật lí, sắt chỉ biến đổi về hình dạngẳ

b)Hiện tượng vật lí, axit axetic chỉ hoà tan vào nước, không biến đổi thành chất khác. ,

c)Hiện tượng hoá học, sắt biến đổi thành chất màu nâu đỏ.

d)Hiện tượng hoá học, rượu etylic biến đổi thành axit axetic.

Bài 12.3 Trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Sản xuất vôi được tiến hành qua hai công đoạn chính. Đá vôi (thành phần chính là chất canxi cacbonat) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau. Sau đó đá vôi được xếp vào lò nung nóng thì thu được vôi sống (chất canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra.

Hãy cho biết ở công đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lí, công đoạn nào xảy ra hiện tượng hoá học. Giải thích.

Giải

Ở công đoạn thứ nhất, chất canxi cacbonat chỉ biến đổi về hình dạng, xảy ra hiện tượng vật lí.

Ở công đoạn thứ hai, chất canxi cacbonat biến đổi thành hai chất khác (chất canxi oxit và khí cacbon đioxit), xảy ra hiện tượng hoá học.

Bài 12.4 Trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Hãy phân tích cho biết trường hợp nào xảy ra hiện tượng hoá học, trường hợp nào xảy ra hiện tượng vật lí.

a) Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên.

b) Hoà vôi sống vào nước được vôi tôi (vôi tôi là chất canxi hiđroxit, nước vôi trong là dung dịch chất này)

Giải

a) Có bọt sủi lên khi mở nút chai nước giải khát loại có ga là do khí cacbon đioxit bị nén trong đó thoát ra. Đây là hiện tượng vật lí.

b) Hoà vôi sống (chất canxi oxit) vào nước, vôi sống biến đổi thành vôi tôi là một chất khác (chất canxi hiđroxit). Đây là hiện tượng hoá học.

Giải Bài Tập Sbt Hóa 10 Bài 9: Sự Biến Đổi Tính Chất Của Các Nthh

1. Giải bài 9.1 trang 21 SBT Hóa học 10

Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử ?

A. Be, F, O, C, Mg.

B. Mg, Be, C, O, F.

C. F, O, C, Be, Mg.

D. F, Be, C, Mg, O.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

Be, Mg thuộc cùng nhóm IIA

Be, C, O, F thuộc cùng chu kì 2

Trong cùng 1 nhóm, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng ĐTHN

Trong cùng một chu kì, bán kính giảm theo chiều tăng ĐTHN

→ Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử: F, O, C, Be, Mg

→ Chọn C

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

Al, P, S thuộc cùng chu kì 3

K thuộc chu kì 4

Trong cùng 1 nhóm, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng ĐTHN

Trong cùng một chu kì, bán kính giảm theo chiều tăng ĐTHN

→ Nguyên tố có bán kính lớn nhất là K

→ Chọn D

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Li, Na thuộc cùng nhóm IA

Li, C, N, F thuộc cùng chu kì 2

Trong cùng 1 nhóm, độ âm điện giảm theo chiều tăng ĐTHN

Trong cùng một chu kì, độ âm điện tăng theo chiều tăng ĐTHN

→ thứ tự độ âm điện tăng dần Na, Li, C, N, F

→ Chọn C

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Mg thuộc chu kì 3

B, N, O thuộc cùng chu kì 2

Trong cùng 1 nhóm, độ âm điện giảm theo chiều tăng ĐTHN

Trong cùng một chu kì, độ âm điện tăng theo chiều tăng ĐTHN

→ nguyến tố có độ âm điện lớn nhất là Oxi

→ Chọn C

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Trong 1 nhóm A, theo chiều tăng ĐTHN tính kim loại tăng

→ Chọn A

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

Na, Mg, Al, P, Cl cùng thuộc chu kì 3

Trong cùng một chu kì, độ âm điện tăng theo chiều tăng ĐTHN

→ Chọn A

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

Na, Mg, Al cùng thuộc chu kì 3

Trong cùng một chu kì, tính bazơ của hidroxit giảm theo chiều tăng của ĐTHN

→ Chọn B

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần

→ Chọn B

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

Trong bảng tuần hoàn, nhóm A bao gồm các nguyên tố khối s và khối p

→ Chọn A

Phương pháp giải

Viết cấu hình e của các nguyên tố, xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

M, X thuộc cùng chu kì 3

Y thuộc cùng chu kì 2; R thuộc chu kì 4

M, R thuộc cùng nhóm IA

X, Y thuộc cùng nhóm IIVA

Trong cùng 1 nhóm, độ âm điện giảm theo chiều tăng ĐTHN

Trong cùng một chu kì, độ âm điện tăng theo chiều tăng ĐTHN

→ thứ tự tăng dần độ âm điện: R < M < X < Y

→ Chọn B

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

a) Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì số electron hoá trị tăng dần.

Li → Cấu hình e ngoài cùng: 2s1

Be → Cấu hình e ngoài cùng: 2s2

B → Cấu hình e ngoài cùng: 2s22p1

C → Cấu hình e ngoài cùng: 2s22p2

N → Cấu hình e ngoài cùng: 2s22p3

O → Cấu hình e ngoài cùng: 2s22p4

F → Cấu hình e ngoài cùng: 2s22p5

Ne → Cấu hình e ngoài cùng: 2s22p6

b) Trong cùng một nhóm A, số electron hóa trị của các nguyên tố đều như nhau và bằng số thứ tự của nhóm.

H → Cấu hình e ngoài cùng: 1s1

Li → Cấu hình e ngoài cùng: 2s1

Na → Cấu hình e ngoài cùng: 3s1

K → Cấu hình e ngoài cùng: 4s1

Rb → Cấu hình e ngoài cùng: 5s1

Cs → Cấu hình e ngoài cùng: 6s1

Fr → Cấu hình e ngoài cùng: 7s1

12. Giải bài 9.12 trang 23 SBT Hóa học 10

Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A.

a) Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử biến thiên thế nào ? Giải thích

b) Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới thì bán kính nguyên tử biến thiên thế nào ? Giải thích.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

a) Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của số đơn vị điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần.

Giải thích : Trong cùng một chu kì, số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố bằng nhau nhưng vì điện tích hạt nhân tăng, lực hút của hạt nhân với các electron cũng tăng theo làm cho bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần.

b) Trong cùng một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử tăng.

Giải thích : Theo chiều từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân tăng nhưng đồng thời số lớp electron cũng tăng và chiếm ưu thế nên kết quả là bán kính nguyên tử tăng theo.

13. Giải bài 9.13 trang 23 SBT Hóa học 10

Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A.

a) Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải, độ âm điện của các nguyên tử biến thiên thế nào (không xét các khí hiếm)? Giải thích.

b) Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, độ âm điện của các nguyên tử biến thiên thế nào? Giải thích.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

a) Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải (không xét các khí hiếm), độ âm điện của các nguyên tử tăng.

Giải thích: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải, điện tích hạt nhân tăng, bán kính nguyên tử giảm nên lực hút electron của nguyên tử tăng.

b) Trong cùng một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới, độ âm điện của các nguyên tử giảm dần.

Giải thích: Trong cùng một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới ; bán kính nguyên tử tăng nên lực hút electron của nguyên tử giảm.

14. Giải bài 9.14 trang 23 SBT Hóa học 10

Theo quy luật biến thiên độ âm điện trong bảng tuần hoàn, nguyên tử của nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất (không xét các khí hiếm)? Tại sao?

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Khi không xét các khí hiếm, độ âm điện tăng từ trái sang phải và giảm dần từ trên xuống dưới. Nguyên tử F đứng ở góc trên, phía phải nên flo có độ âm điện lớn nhất.

15. Giải bài 9.15 trang 23 SBT Hóa học 10

Hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử : Cl, Al, Na, P, F.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Trong cùng một chu kì, bán kính nguyên tử giảm khi đi từ trái sang phải. Vì vậy, đối với 4 trong số 5 nguyên tử trên, bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự : Cl, P, Al, Na.

Trong cùng một nhóm, bán kính nguyên tử tăng theo số thứ tự của chu kì nên bán kính nguyên tử của F nhỏ hơn bán kính của Cl.

Tóm lại, bán kính nguyên tử tăng theo thứ tự : F, Cl, P, Al, Na.

16. Giải bài 9.16 trang 23 SBT Hóa học 10

Hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo thứ tự tăng dần độ âm điện của nguyên tử : Cl, Al, Na, P, F.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

Trong cùng một chu kì, độ âm điện tăng dần từ trái sang phải, vì vậy đối với 4 trong số 5 nguyên tử trên độ âm điện tăng dần theo thứ tự : Na, Al, P, Cl

Trong cùng một nhóm, độ âm điện tăng từ dưới lên trên nên độ âm điện của Cl nhỏ hơn độ âm điện của F. Tóm lại, độ âm điện tăng theo thứ tự : Na, Al, P, Cl, F.

17. Giải bài 9.17 trang 24 SBT Hóa học 10

a) Hãy cho biết quan hệ giữa tính kim loại và tính phi kim của một nguyên tố.

b) Hãy cho biết sự biến thiên tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (chỉ xét các nguyên tố thuộc các nhóm A).

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

a) Tính kim loại của một nguyên tố càng mạnh thì tính phi kim của nó càng yếu.

b) Trong cùng một chu kì, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần từ trái sang phải.

Trong cùng một nhóm (nhóm A) tính phi kim của các nguyên tố giảm dần từ trên xuống dưới.

Tính kim loại biến thiên ngược chiều với tính phi kim.

18. Giải bài 9.18 trang 24 SBT Hóa học 10

a) Hãy cho biết quan hệ giữa tính phi kim và độ âm điện của một nguyên tố.

b) Hãy cho biết quan hệ giữa sự biến đổi độ âm điện và sự biến đổi tính phi kim của các nguyên tố (thuộc các nhóm A) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

a) Độ âm điện của một nguyên tố càng lớn thì tính phi kim của nguyên tố đó càng mạnh.

b) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố thì tính phi kim của các nguyên tố biến thiên cùng chiều với độ âm điện của chúng.

19. Giải bài 9.19 trang 24 SBT Hóa học 10

Hãy viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố thuộc chu kì 2 và các nguyên tố thuộc chu kì 3.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải 20. Giải bài 9.20 trang 24 SBT Hóa học 10

Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải, tính bazơ của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố biến thiên như thế nào?

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải, tính bazơ của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính axit của chúng mạnh dần.

21. Giải bài 9.21 trang 24 SBT Hóa học 10

Cho dãy các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11 Na. Hãy sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự bán kính nguyên tử của chúng tăng dần.

Phương pháp giải

Sắp xếp các nguyên tố vào vị trí trên bảng tuần hoàn. Sử dụng lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học để so sánh.

Hướng dẫn giải

3Li, 11Na thuộc cùng một nhóm → bán kính nguyên tử 3Li < 11 Na

Vậy bán kính nguyên tử tăng theo thứ tự: 9F < 😯 < 3Li < 11 Na

22. Giải bài 9.22 trang 24 SBT Hóa học 10

Cho dãy các nguyên tố N, P, F, O. Hãy sắp xếp chúng theo chiều giảm dần tính phi kim.

Phương pháp giải

Sắp xếp các nguyên tố vào vị trí trên bảng tuần hoàn. Sử dụng lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học để so sánh tính phi kim.

Hướng dẫn giải

Giải Bài Tập Sbt Hóa 10 Bài 8: Sự Biến Đổi Tuần Hoàn Cấu Hình Electron Nguyên Tử

1. Giải bài 8.1 trang 19 SBT Hóa học 10

Nguyên tố X có số thứ tự Z = 8.

a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là

b) Nguyên tố X thuộc chu kì

A. 1.

B. 2.

C. 3

D. 4.

c) Nguyên tố X thuộc nhóm

A. IA.

B. IIA.

C. VIA.

D. IVA.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

b) X có 2 lớp e nên thuộc chu kì 2

⇒ Chọn B

c) X có 6e hóa trị, là nguyên tố p nên X thuộc nhóm VIA

⇒ Chọn C

2. Giải bài 8.2 trang 19 SBT Hóa học 10

Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electrọn là

Phương pháp giải

X thuộc chu kì 3 nên có 3 lớp e, X thuộc nhóm IIA nên có 2e hóa trị

Hướng dẫn giải

X thuộc chu kì 3 nên có 3 lớp e, X thuộc nhóm IIA nên có 2e hóa trị

⇒ Chọn D

3. Giải bài 8.3 trang 19 SBT Hóa học 10

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s 22s 22p 63s 23p 3

Hãy chọn câu phát biểu đúng:

a) Số electron lớp ngoài cùng của X là

A. 3.

B. 2.

C. 6.

D. 5.

b) X thuộc chu kì

A. 1.

B. 2.

C.3.

D. 4.

c) X thuộc nhóm

A. IA.

B. VA.

C. IIIA.

D. IVA.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

a) X có 5e lớp ngoài cùng → Chọn D

b) X có 3 lớp e nên thuộc chu kì 3

→ Chọn C

→ Chọn B

4. Giải bài 8.4 trang 20 SBT Hóa học 10

Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s 22s 22p 63s 1 , 1s 22s 22p 63s 2 , 1s 22s 22p 63s 23p 1 Dãy gồm các kim loại xếp theo thứ tự tăng dần tính khử là

A. X, Y, Z.

B. Z, X, Y.

C. Z, Y, X.

D. Y, Z, X.

Phương pháp giải

Sắp xếp các nguyên tố đã cho vào ô, nhóm, chu kì phù hợp. Sử dụng sự biến thiên tính chất tuần hoàn để so sánh

Hướng dẫn giải

X thuộc ô số 11, chu kì 3, nhóm IA

Y thuộc ô số 12, chu kì 3 nhóm IIA

Z thuộc ô số 13 chu kì 3 nhóm IIIA

→ Các nguyên tố thuộc cùng một chu kì thì tính khử giảm theo chiều tăng ĐTHN

→ Chọn C

5. Giải bài 8.5 trang 20 SBT Hóa học 10

Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là

A. N, Si, Mg, K.

B. K, Mg, Si, N.

C. K, Mg, N, Si.

D. Mg, K, Si, N.

Phương pháp giải

Sắp xếp các nguyên tố vào các ô, chu kì, nhóm rồi so sánh bán kính theo quy luật biến đổi tuần hoàn.

Hướng dẫn giải

N (Z = 7) thuộc ô số 7 chu kì 2 nhóm VA

Mg (Z = 12) thuộc ô số 12, chu kì 3 nhóm IIA

Si (Z = 14) thuộc ô số 14, chu kì 3 nhóm IVA

K (Z = 19) thuộc ô số 19 chu kì 4 nhóm IA

Trong một chu kì, theo chiều tăng ĐTHN bán kính giảm dần

Trong một nhóm , theo chiều tăng ĐTHN bán kính tăng dần

→ thứ tự bán kính tăng dần: N, Si, Mg, K

→ Chọn B

6. Giải bài 8.6 trang 20 SBT Hóa học 10

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố là (2s^1) số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là

A. 2

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Phương pháp giải

Nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tố s thì các phân lớp bên trong được điền đầy

Hướng dẫn giải

Lớp ngoài cùng là 2s 1 thì lớp bên trong là 1s 2

Z = 3 ⇒ Chọn B

7. Giải bài 8.7 trang 20 SBT Hóa học 10

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 2s 22p 5, số hiệu nguyên tố đó là

A. 2.

B. 5.

C. 7.

D. 9.

Phương pháp giải

Nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tố p thì các phân lớp bên trong được điền đầy

Hướng dẫn giải

⇒ Chọn D

8. Giải bài 8.8 trang 20 SBT Hóa học 10

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3s 23p 1, số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là

A. 10

B. 11

C. 12

D.13.

Phương pháp giải

Nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tố p thì các phân lớp bên trong được điền đầy

Hướng dẫn giải

⇒ Z = 13

⇒ Chọn D

9. Giải bài 8.9 trang 20 SBT Hóa học 10

Đối với các nguyên tố thuộc các nhóm A thì những electron của lớp nào trong nguyên tử quyết định tính chất hoá học của nguyên tố đó ? Các electron ở lớp ngoài cùng có phải là các electron hoá trị không ? Hãy cho một thí dụ.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Đối với các nguyên tố thuộc các nhóm A thì những electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của nguyên tố tương ứng.

Các electron ở lớp ngoài cùng có khả năng, tham gia hình thành liên kết hoá học được gọi là các electron hoá trị. Thí dụ, cacbon có cấu hình electron: 1s 22s 22p 2, các electron 2s 22p 2 là những electron lớp ngoài cùng và là những electron hoá trị.

10. Giải bài 8.10 trang 20 SBT Hóa học 10

Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của các nhóm A và số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong nhóm.

Nitơ (N) thuộc chu kì 2, nhóm VA, hãy viết cấu hình electron của lớp ngoài cùng.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử các nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

Đối với các nguyên tố thuộc các nhóm A thì số thứ tự của nhóm (I, II,…) cho biết số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong nhóm (trừ He). Nitơ thuộc chu kì 2, có hai lớp electron, lớp ngoài là lớp L (n = 2). Vì nitơ thuộc nhóm VA nên số electron ở lớp ngoài cùng là 5.

Cấu hình electron của lớp ngoài cùng của nguyên tử N : 2s 22p 3

11. Giải bài 8.11 trang 20 SBT Hóa học 10

Heli (He) chỉ có 2 electron ở lớp ngoài cùng, tại sao heli lại được xếp vào nhóm VIIIA ?

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết sự biến đổi tuần hoàn của cấu hình electron

Hướng dẫn giải

Heli thuộc chu kì 1, ở trạng thái cơ bản, nguyên tử heli chỉ có một lớp electron, đó là lớp K (n = 1), lớp K cũng chính là lớp electron ngoài cùng. Vì lớp K chỉ có tối đa 2 (2.1 2) electron nên với 2 electron lớp này đã bão hoà. Nguyên tử có lớp ngoài bão hoà là nguyên tử rất bền, khó tham gia các phản ứng hoá học. Vì vậy heli được xếp vào nhóm VIIIA cùng với các khí hiếm khác cũng có lớp electron ngoài cùng vững bền.

12. Giải bài 8.12 trang 21 SBT Hóa học 10

Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm VIIIA (He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn). Hãy cho biết đặc điểm về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên và từ đó cho biết đặc điểm về tính chất của các nguyên tố tương ứng.

Phương pháp giải

Nguyên tố thuộc nhóm VIIIA có 8e lớp ngoài cùng (trừ He).

Hướng dẫn giải

Các nguyên tố thuộc nhóm VIIIA được gọi là các khí hiếm. Các khí hiếm đều khó tham gia các phản ứng hoá học. Ở điều kiện thường, các nguyên tử không liên kết với nhau tạo thành phân tử. ở điều kiện thường, các khí hiếm đều ở trạng thái khí, phân tán.

13. Giải bài 8.13 trang 21 SBT Hóa học 10

Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm IA (H, Li, Na, K, Rb, Cs, Fr). Hãy cho biết đặc điểm về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên và từ đó cho biết đặc điểm về tính chất của các nguyên tố tương ứng.

Phương pháp giải

Nguyên tố thuộc nhóm IA có 1e lớp ngoài cùng.

Hướng dẫn giải

Nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm IA chỉ có 1 electron ở lớp ngoài cùng trên phân lớp s (ns1). Trừ hiđro, còn các nguyên tố khác đều có tên là kim loại kiềm. Vì chỉ có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên trong các phản ứng hoá học, nguyên tử của các kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi 1 electron để đạt được cấu hình vững bền của các khí hiếm đứng trước. Do đó, các kim loại kiềm chỉ có hoá trị 1.

14. Giải bài 8.14 trang 21 SBT Hóa học 10

Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm VIIA : flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I), atatin (At).

Hãy cho biết đặc điểm về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên và từ đó cho biết đặc điểm về tính chất của các nguyên tố tương ứng.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm VIIA có 7 electron ở lớp ngoài cùng với cấu hình ns 2sp 5

Vì chỉ kém khí hiếm đứng sau 1 electron nên trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử có khuynh hướng thu thêm 1 electron để đạt được cấu hình vững bền của các khí hiếm đứng sau. Do đó, trong các hợp chất với nguyên tố kim loại, các nguyên tố thuộc nhóm VIIA có hoá trị 1.

15. Giải bài 8.16 trang 21 SBT Hóa học 10

Hãy cho biết nguyên nhân sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

16. Giải bài 8.16 trang 21 SBT Hóa học 10

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s 22s 22p 6

Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc chu kì thứ mấy và thuộc nhóm nào ? Các nguyên tố thuộc nhóm này có tên chung là gì ?

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Ứng với cấu hình 1s 22s 22p 6 nguyên tử có 10 electron, vậy số thứ tự z = 10. Nguyên tử có 2 lớp electron (lớp K và lớp L), vậy nguyên tố đó thuộc chu kì 2. Lớp ngoài cùng có 8 electron (2s 22p 6) vậy nguyên tố đó thuộc nhóm VIIIA, các nguyên tố thuộc nhóm này có tên chung là các khí hiếm.

17. Giải bài 8.17 trang 21 SBT Hóa học 10

Một nguyên tố có số thứ tự Z = 11. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó và từ cấu hình electron hãy cho biết nguyên tố đó thuộc chu kì thứ mấy và thuộc nhóm nào ? Các nguyên tố thuộc nhóm này có tên chung là gì ?

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Ứng với Z = 11, nguyên tử có 11 electron, do đó có cấu hình electron: 1s 22s 22p 63s 1

Nguyên tử có 3 lớp electron (lớp K, L, M), vậy nguyên tố đó thuộc chu kì 3. Lớp ngoài cùng có 1 electron, vậy nguyên tố đó thuộc nhóm IA. Các nguyên tố thuộc nhóm này (trừ hiđro) có tên chung là các kim loại kiềm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Hóa Lớp 8 Bài 12: Sự Biến Đổi Chất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!