Xu Hướng 5/2023 # Giải Nobel Y Học Năm 2022 # Top 9 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Giải Nobel Y Học Năm 2022 # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Giải Nobel Y Học Năm 2022 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hình cơ chế của sự tự thực bào

Ngày 03/10/2016, nhà Sinh học Yoshinori Ohsumi, thuộc Viện Kĩ thuật Tokyo (Tokyo Institute of Technology), đã thắng giải Nobel Y học cho nghiên cứu về cơ chế tự thực bào (autophagy) của tế bào, cơ chế giúp tế bào tái chế một phần vật chất của nó.

Các nhà khoa học đã bắt đầu nhận thức cơ chế tự thực bào từ những năm 1960 nhưng hiểu biết rất ít về nó. Đến năm 1990, thí nghiệm tiên phong của Ohsumi với nấm men của bánh mì đã giúp sáng tỏ hơn về cơ chế hoạt động của quá trình tự thực bào.

Vậy tự thực bào (autophagy) có nghĩa là gì?

Thuật ngữ “tự thực bào” (autophagy) có thể dịch ra là “tự ăn” (self eating), lần đầu tiên được đưa ra bởi các nhà khoa học nghiên cứu biểu hiện của tế bào trong những năm 1960 (nhà khoa học Laureate Christian de Duve, 1963).

Tại thời điểm đó, các nhà nghiên cứu thấy rằng một tế bào có thể phá hủy một phần của nó bằng cách vận chuyển vào một túi khác gọi là các lysosome để phân rã từ từ.

Nhưng Juleen Zierath thành viên của Hội đồng Nobel giải thích, Ohsumi cho thấy lysosome không phải là một túi chứa chất thải mà đó là một nhà máy tái chế. Trong những năm 1990, thí nghiệm của Ohsumi đã sử dụng nấm men bánh mì để xác định các gen cần thiết cho quá trình tự thực bào.

Quỹ Nobel đã đưa ra một tuyên bố “Sau đó, ông ấy đã làm sáng tỏ cơ chế cơ bản của quá trình tự thực bào trong nấm men và cho thấy sự tương đồng trong cơ chế tinh vi được sử dụng trong các tế bào”.

Theo CNN

Kiều Oanh

Tế Bào Tự Thực Trong Giải Nobel Y Học Năm 2022

Nghiên cứu của nhà khoa học Nhật Bản giành giải Nobel Y học 2016 về cơ chế tự thực của tế bào mở ra cánh cửa ứng dụng trong điều trị bệnh hiểm nghèo.

Yoshinori Oshumi, nhà khoa học Nhật Bản, giành giải Nobel Y học năm 2016. Ảnh: Kenishii.

Yoshinori Osumi, nhà khoa học Nhật Bản, giành giải Nobel Y học 2016 hôm 3/10 sau nhiều năm nghiên cứu tế bào nấm men để tìm hiểu cơ chế tự thực của tế bào, Nature World News đưa tin.

Tự thực là quá trình cơ bản của sự phân tách và tái tạo tế bào. Quá trình này được các nhà khoa học biết đến từ năm 1960, khi phát hiện ra tiêu thể (Lysosome), nơi tích trữ các tế bào phân tách. Sau khi quan sát, các nhà khoa học phát hiện tế bào giống như đang “tự ăn chính nó”, tiêu hủy chất chứa bên trong. Chúng sau đó co màng lại và tạo thành các bọng hình túi rồi chuyển tới tiêu thể.

Tuy nhiên trước đó, các nhà khoa học chưa hiểu rõ về cách thức tế bào thực hiện quá trình tự thực. Nghiên cứu của Ohsumi đã giải đáp vấn đề này.

Ohsumi sinh năm 1945 ở Fukuoka, Nhật Bản. Ông nhận bằng tiến sỹ ở trường Đại học Tokyo năm 1974 và mở phòng thí nghiệm vào năm 1988. Mục tiêu nghiên cứu của Ohsumi là tìm hiểu cách vận hành chính xác của cơ chế tự thực. Ông nghiên cứu các tế bào của men bánh mì để tìm ra loại gene tham gia vào quá trình tự thực. Sau đó, Ohsumi tái tạo lại quá trình này rồi đưa ra kết luận, quá trình tự thực tương tự cũng xảy ra ở tế bào con người.

“Khi nghiên cứu các quá trình trong cơ thể, tôi phát hiện ra có quá trình làm mới đang diễn ra trong cơ thể con người, nhờ vậy cơ thể sống mới có thể tồn tại”, Ohsumi trả lời đài truyền hình Nhật Bản NHK.

Quá trình tự thực của tế bào có vai trò rất quan trọng. Khi thiếu chất dinh dưỡng, các tế bào phá vỡ protein và các thành phần không cần thiết để tái sử dụng chúng thành năng lượng. Quá trình tự thực cũng giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn xâm nhập, loại bỏ các cấu trúc hư hỏng. Nó được cho là có khả năng đánh bại ung thư, các bệnh truyền nhiễm, bệnh về miễn dịch và sự rối loạn thoái hóa thần kinh.

Nghiên cứu của Ohsumi cũng truyền cảm hứng để nhiều nhà khoa học trên thế giới tham gia nghiên cứu về quá trình này.

Công Bố Giải Nobel Y Học 2012

Giải Nobel y học năm 2012 đã thuộc về nghiên cứu tái lập trình tế bào trưởng thành của hai nhà khoa học là John Gurdon và Yamanaka.

Hai nhà khoa học này đã chứng minh số phận của một tế bào có thể đảo ngược. Họ đã chỉ ra rằng các tế bào có thể bị “khoá” trong một tình huống đặc biệt có thể “ghi nhớ” và trở lại trạng thái linh hoạt mà chúng có ở giai đoạn phôi thai sớm.

Nghiên cứu năm 1962 của Gurdon đã vĩnh viễn thay đổi quan điểm cho rằng các tế bào trưởng thành bị kẹt trong tình trạng của chúng. Trong một loạt thí nghiệm, ông đã cấy ghép một phần nhân tế bào có chứa DNA từ một tế bào đường ruột của một con ếch trưởng thành vào một tế bào trứng ếch (nhân tế bào trứng này đã được loại bỏ). Các tế bào đã phát triển thành một con nòng nọc bình thường, chứng minh rằng DNA có chứa tất cả các thông tin cần thiết để tạo nên một phôi.

Nhà khoa học Shinya Yamanaka

Tại thời điểm Yamanaka phát hiện ra kỹ thuật trên thì cuộc tranh luận về đạo đức đang diễn ra xung quanh việc sử dụng các tế bào phôi gốc. Có vẻ như các tế bào của Yamanaka đang làm vấn đề trở nên đơn giản. Ông Jonathan Moreno, nhà sinh lý học thuộc trường đại học Pennsylvania, Philadelphia cho biết. Nhưng tái lập trình các tế bào sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề về đạo đức hơn người ta nghĩ ban đầu rất nhiều.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật giống như kỹ thuật của Yamanaka để tạo ra các quả trứng và các tinh trùng của chuột trong phòng thí nghiệm. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong phương thức sinh sản của con người.

“Tái lập trình tế bào của con người đã không được sử dụng trên lâm sàng, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng phương pháp này một ngày nào đó sẽ được sử dụng để thay thế các tế bào và mô cho các bệnh nhân. Các tế bào này cũng cho thấy triển vọng nghiên cứu quá trình phát triển của bệnh và dùng để thử nghiệm các loại thuốc”, Larry Goldstein, một nhà khoa học và tế bào gốc thần kinh học tại Đại học California, San Diego nói.

Ba Nhà Khoa Học Chung Giải Nobel Y Học 2022

Từ trái, các nhà khoa học Gregg Semenza, Peter Ratcliffe và William Kaelin. Ảnh: Nobel Prize

Các nhà khoa học được trao giải Nobel Y học gồm William Kaelin và Gregg Semenza người Mỹ; Peter Ratcliffe, người Anh. Giải thưởng được công bố trưa nay tại Thụy Điển (16h30 giờ Hà Nội).

“Phát hiện của các nhà khoa học giành giải Nobel năm nay cho thấy rõ cơ chế của một trong các quá trình thích ứng quan trọng nhất của sự sống”, tuyên bố của Hội đồng Nobel Thụy Điển có đoạn.

Nghiên cứu của các nhà khoa học trên đặt nền móng để chúng ta thấu hiểu mức độ oxy ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng chuyển hóa và sinh lý của tế bào, tuyên bố viết.

“Cảm biến oxy là vấn đề cốt lõi trong nghiên cứu rất nhiều loại bệnh”, Hội đồng Nobel đánh giá. “Những nỗ lực không mệt mỏi của các phòng thí nghiệm và các công ty dược hiện nay đang tập trung nhằm phát triển các loại thuốc có thể can thiệp vào bệnh tình, bằng cách kích hoạt hoặc ngăn chặn cơ chế cảm biến oxy”.

Công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học thiết lập sự hiểu biết về mức độ oxy ảnh hưởng đến chuyển hóa tế bào và chức năng sinh lý, mở ra những cảnh cửa mới đầy hứa hẹn trong điều trị thiếu máu, ung thư, và nhiều bệnh khác.

Nhà khoa học William Kaelin xây dựng phòng nghiên cứu riêng tại Viện Ung thư Dana-Farber, trở thành giáo sư giảng dạy tại Đại học Y Harvard năm 2002. Gregg Semenza giảng dạy toàn thời gian tại Đại học Hopkins năm 1999. Từ năm 2003, ông là Giám đốc chương trình Nghiên cứu Mạch máu tại Viện Kỹ thuật Tế bào Johns Hopkins. Peter Ratcliffe, học y khoa tại Đại học Cambridge và thành lập một nhóm nghiên cứu riêng ở Đại học Oxford, giảng dạy toàn thời gian năm 1996.

Nobel Y học là giải được công bố đầu tiên trong chuỗi các giải Nobel danh giá. Giải Nobel được trao cho các thành tựu trong khoa học, văn chương và hòa bình, ra đời từ năm 1901 theo di nguyện của nhà sáng chế và doanh nhân Alfred Nobel. Phần thưởng đi kèm giải Nobel là 9 triệu crown Thụy Điển, tương đương 913.000 USD.

Năm ngoái, giải Y học về tay hai nhà khoa học Mỹ và Nhật với nghiên cứu về liệu pháp miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư.

Trong bốn ngày tiếp theo, các giải Nobel Vật lý, Hóa học, Văn chương và Hòa bình sẽ được công bố. Giải Kinh tế được đưa ra ngày 14/10. Riêng lĩnh vực văn chương năm nay trao hai giải, cho năm 2018 và 2019, sau bê bối khiến giải bị hủy năm ngoái.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Nobel Y Học Năm 2022 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!