Xu Hướng 5/2023 # Giải Sbt Sinh 7 Bài 9: Đa Dạng Của Ngành Ruột Khoang # Top 5 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Giải Sbt Sinh 7 Bài 9: Đa Dạng Của Ngành Ruột Khoang # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Giải Sbt Sinh 7 Bài 9: Đa Dạng Của Ngành Ruột Khoang được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hãy nêu các đặc điểm của sứa, hải quỳ và san hô.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về cấu tạo cơ thể của ngành Ruột khoang

Hướng dẫn giải

Sứa, hải quỳ và san hô là những đại diện ngành Ruột khoang ở biển, làm nên sự đa dạng của ngành Ruột khoang.

Sứa: cơ thể hình dù, tầng keo dày, có khả năng di chuyển bằng cách co bóp của dù. Sứa trưởng thành sinh sản hữu tính.

Hải quỳ: thuộc lớp San hô, giống san hô ở chỗ : cơ thể hình trụ, có kiểu sống bám, nhiều tua miệng, nhưng khác san hô ở chỗ : Sống đơn độc và không có bộ khung xương đá vôi.

San hô: Cơ thể hình trụ, sống bám. Khi sinh sản vô tính, chồi mọc ra, nhưng không tách ra mà dính với cơ thể mẹ để tạo nên tập đoàn. San hô có bộ khung xương đá vôi và có khả năng sinh sản hữu tính.

Sự khác nhau về lối sống và cấu tạo thích nghi tương ứng ở các đại diện của ngành Ruột khoang.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết lối sống và cấu tạo của ngành Ruột khoang

Hướng dẫn giải

Ngành Ruột khoang có 3 lớp là Thuỷ tức, Sứa và San hô, chủ yếu sống ở biển, có các điểm khác nhau như sau:

Sứa bơi lội trong nước biển nhờ

A. Tua miệng phát triển và cử động linh hoạt.

B. Dù có khả năng co bóp.

C. Cơ thể có tỉ trọng xấp xỉ nước.

D. Cơ thế hình dù, đối xứng toả tròn.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Đa dạng của ngành Ruột khoang

Hướng dẫn giải

Sứa bơi lội trong nước biển nhờ dù có khả năng co bóp.

Chọn B

San hô tạo nên các rạn san hô ngầm ở biển là nhờ

A. Sinh sản nhanh và nhiều.

B. Cơ thể con mọc chồi không tách khỏi mẹ.

C. Có bộ xương đá vôi gắn kết lại với nhau.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về sinh sản của san hô của ngành Ruột khoang

Hướng dẫn giải

San hô tạo nên các rạn san hô ngầm ở biển là nhờ:

Sinh sản nhanh và nhiều.

Cơ thể con mọc chồi không tách khỏi mẹ.

Có bộ xương đá vôi gắn kết lại với nhau.

Chọn D

San hô có vai trò

A. Tạo ra các đảo ngầm khó khăn cho tàu bè đi lại.

B. Hình thành các đảo lớn nhỏ ở vùng biển Đông.

C. Tạo nên một hộ sinh thái độc đáo rất đa dạng loài ở biển nhiệt đới.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về cấu tạo và vai trò của san hô

Hướng dẫn giải

San hô có vai trò:

Tạo ra các đảo ngầm khó khăn cho tàu bè đi lại.

Hình thành các đảo lớn nhỏ ở vùng biển Đông.

Tạo nên một hộ sinh thái độc đáo rất đa dạng loài ở biển nhiệt đới.

Chọn D

Chọn từ, cụm từ cho sẵn đế điền vào chỗ trông trong câu sau cho phù hợp:

(1)………. có lối sống như sau: Khi sinh sản (2)…………. cơ thể con không tách rời cơ thể mẹ mà dính với cơ thể mẹ tạo nên (3)……….. có khoang ruột thông với nhau. Ớ chúng còn có khung xương (4)………… và nhờ thế chúng gắn với nhau tạo nên các (5)…………. đồ sộ hình khối hay hình cành cây vững chắc. Đây là hình thức (6) ………… với lối sống cố định dưới đáy biển nơi thường xuyên có sóng to gió lớn.

A. san hô

B. mọc chồi

C. đá vôi

D. thích nghi

E. Tập đoàn

Phương pháp giải

Xem lý thuyết cấu tạo, lối sống của các đại diện thuộc ngành Ruột khoang

Hướng dẫn giải

1. A

2. B

3. E

4. C

5. E

6. D

Đánh dấu X vào bảng: vị trí đúng của các tế bào của động vật ngành Ruột khoang có tên ở cột 1:

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

Hướng dẫn giải

Đánh dấu X vào các cột 1, 2 và 3 về cách di chuyển của một số loài ruột khoang khác nhau :

Phương pháp giải

Xem lý thuyết sự đa dạng về phương thức di chuyển của ngành Ruột khoang

Hướng dẫn giải

Giải Vbt Sinh Học 7 Bài 10: Đặc Điểm Chung Và Vai Trò Của Ngành Ruột Khoang

Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

I. Đặc điểm chung (trang 26 VBT Sinh học 7)

1. (trang 26 VBT Sinh học 7): Chọn các cụm: không đối xứng; đối xứng tỏa tròn; kiểu sâu đo; kiểu lộn đầu; co bóp dù; không di chuyển; tự dưỡng; dị dưỡng; tự vệ nhờ tế bào gai; tự vệ nhờ di chuyển; ruột túi; ruột phân nhánh; hai lớp; ba lớp điển vào bảng 1.

Trả lời:

Bảng 1. Đặc điểm chung của một số đại diện trong ngành Ruột khoang

2. (trang 26 VBT Sinh học 7): Các đặc điểm chung của ngành Ruột khoang:

Trả lời:

– Cơ thể đối xứng tỏa tròn

– Ruột dạng túi

– Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào

– Có tế bào gai để tự vệ và tấn công

II. Vai trò (trang 27 VBT Sinh học 7)

1. (trang 27 VBT Sinh học 7): Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Trả lời:

Vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú của biển nhiệt đới vừa là nơi có cảnh quan độc đáo của đại dương. San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức. San hô đá là một trong các nguồn cung cấp vôi cho xây dựng. Hóa thạch san hô là vật chỉ thị địa tầng quan trọng trong nghiên cứu địa chất. Sứa sen, sứa rô là những loài sứa thường được khai thác làm thức ăn. Chúng có ý nghĩa về mặt sinh thái đối với biển và đại dương, là tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Ghi nhớ (trang 27 VBT Sinh học 7)

Tuy rất khác nhau về kích thước, hình dạng và lối sống nhưng các loài ruột khoang đều có chung đặc điểm: cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, có tế bào gai để tự vệ và tấn công.

Ruột khoang rất đa dạng, phong phú ở biển nhiệt đới và biển nước ta. Chúng tạo nên một trong các cảnh quan độc đáo ở đại dương, có vai trò lớn về mặt sinh thái.

Câu hỏi (trang 27, 28 VBT Sinh học 7)

1. (trang 27 VBT Sinh học 7): So sánh rồi chỉ ra những đặc điểm chung về cấu tạo của ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do

Trả lời:

– Cơ thể đối xứng tỏa tròn

– Ruột dạng túi

– Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào

– Có tế bào gai để tự vệ và tấn công

2. (trang 27 VBT Sinh học 7): Em hãy kể tên các đại diện của ngành Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em?

Trả lời:

Thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ.

3. (trang 27 VBT Sinh học 7): * Nêu những phương tiện cần thiết để đề phòng khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang:

Trả lời:

Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

4. (trang 28 VBT Sinh học 7): San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?

Trả lời:

San hô chú yếu là có lợi. Ấu trùng san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều loại động vật biển.

Vùng biển nước ta rất giàu san hô (có nhiều loại khác nhau), chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,… là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.

Tuy nhiên, một số đảo ngầm san hô cũng gây trở ngại không ít cho giao thông đường biến.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 7 (VBT Sinh học 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Bài Tập Trang 38 Sgk Sinh Lớp 7: Đặc Điểm Chung Và Vai Trò Của Ngành Ruột Khoang Giải Bài Tập

Giải bài tập trang 38 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang Giải bài tập môn Sinh học lớp 7

Giải bài tập trang 38 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang

Giải bài tập trang 38 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 32 SGK Sinh lớp 7: Thủy tức Giải bài tập trang 35 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng của ngành ruột khoang

A. Tóm tắt lý thuyết:

I – ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Thuỷ tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện của ngành Ruột khoang. Tuy chúng có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm về cấu tạo.

II – VAI TRÒ

Với khoảng 10 nghìn loài, hầu hết ruột khoang sống ở biển. San hô có số loài nhiều và số lượng cá thể lớn hơn cả (khoảng 6 nghìn loài). Chúng thường tạo thành các đảo và bờ san hô phân bố ở độ sâu không quá 50m, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu tới, tạo nên một vùng biển có màu sắc phong phú và rất giàu các loài động vật khác cùng chung sống. Vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú của biển nhiệt đới, vừa là nơi có cảnh quan độc đáo của đại dương. San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu… là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức. San hô đá là một trong các nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng. Hoá thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất.

Sứa sen, sứa rô… là những loài sứa lớn thường được khai thác làm thức ăn. Người Nhật Bản gọi sứa là “thịt thuỷ tinh”.

Mặc dù một số loài sứa gây ngứa và độc cho người, đảo ngầm san hô gây cản trở cho giao thông đường biển, nhưng chúng có ý nghĩa về sinh thái đối với biển và đại dương, là tài nguyên thiên nhiên quý giá.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 38 Sinh Học lớp 7:

Bài 1: (trang 38 SGK Sinh 7)

Cấu tạo của Ruột khoang sống bám và Ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Cơ thể có đối xứng tỏa tròn;

Thành cơ thể đều có 2 lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong, giữa 2 lớp này là tầng keo;

Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa là nơi thu nhận ăn vừa là nơi thải chất cặn bã.

Bài 2: (trang 38 SGK Sinh 7)

Em hãy kể tên các đại diện của Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Ở tất cả các địa phương đều có thủy tức (nước ngọt và nước mặn có). Các vùng gần biển còn có thể gặp: sứa, san hô và hải quỳ.

Bài 3: (trang 38 SGK Sinh 7)

Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tế bào gai độc, có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

Bài 4: (trang 38 SGK Sinh 7)

San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

San hô chủ yếu là có lợi. Ấu trùng san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều loại động vật biển.

Vùng biển nước ta rất giàu san hô (có nhiều loại khác nhau), chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,… là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.

Tuy nhiên, một số đảo ngầm san hô cũng gây trở ngại không ít cho giao thông đường biển.

Giải Sbt Sinh 7 Bài 1: Thế Giới Động Vật Đa Dạng, Phong Phú

Thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào?

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Thế giới động vật đa dạng, phong phú

Hướng dẫn giải

Qua vài tỉ năm tiến hoá, thế giới động vật tiến hoá theo hướng đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể, thể hiện:

– Đa dạng về loài:

Từ nhiều loài có kích thước nhỏ như trùng biến hình đến loài có kích thước lớn như cá voi.

Chỉ một giọt nước biển thôi cũng có nhiều đại diện của các loài khác nhau (hình 1.3 SGK).

Chỉ quây một mẻ lưới, tát một cái ao, lập tức được vô số các loài khác nhau. Đã có khoảng 1,5 triệu loài được phát hiện.

– Phong phú về số lượng cá thể: Một số loài có số lượng cá thể rất lớn, cá biệt, có loài có số lượng lên đến hàng vạn, hàng triệu cá thể như : các đàn cá biển, tổ kiến, đàn chim di cư, chim hồng hạc…

Giải thích tại sao thế giới động vật đa dạng và phong phú?

Phương pháp giải

Thế giới động vật đa dạng và phong phú vè số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống

Hướng dẫn giải

Thế giới động vật đa dạng và phong phú vì:

Chúng đã có quá trình tiến hoá vài tỉ năm : Tuy nhiều loài động vật đã mất đi, nhưng nhiều loài mới đã sinh ra và ngày càng đông đảo.

Chúng đã thích nghi với các điều kiện tự nhiên khác nhau của Trái Đất như : Từ ở nước đến ở cạn, từ vùng cực lạnh giá đến vùng nhiệt đới nóng nực, từ đáy biển đến đỉnh núi… Khắp nơi đều có động vật sinh sống.

Vì sao nước ta có giới Động vật đa dạng, phong phú ?

Phương pháp giải

Động vật phong phú và đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống

Hướng dẫn giải

Giới Động vật nước ta đa dạng, phong phú vì các lí do sau :

Nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa có đầy đủ ánh nắng và độ ẩm, tạo điều kiện cho thực vật và động vật phát triển.

Nước ta nằm ven biển Đông và có bờ biển tương đối dài nên phong phú động vật biển.

Nước ta có 3/4 lãnh thổ là rừng núi nên động vật rừng cũng phong phú không kém.

Nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, nhận nhiều chế độ khí hậu khác nhau, nên quần tụ được nhiều động vật có nguồn gốc từ nhiều vùng khác nhau.

Hãy nêu lí do khiến động vật biển đa dạng phong phú hơn trên cạn, nhất là ở nước ta.

Phương pháp giải

Sự sống phát triển đầu tiên ở biển và đại dương

Hướng dẫn giải

Động vật biển đa dạng phong phú hơn trên cạn, nhất là ở nước ta, vì:

Biển là cái nôi của sự sống. Sự sống phát triển đầu tiên ở biển, khi đã cực kì phong phú rồi mới “đổ bộ” lên cạn.

Môi trường biển chiếm diện tích gấp khoảng 3 lần diện tích trên cạn, lại có nhiều độ sâu và nhiều chế độ khí hậu khác nhau.

Thành phần động vật biển còn bị con người ít khai phá hơn so với trên cạn.

Riêng nước ta có nhiều biển, thuộc diện quố.c gia biển, nên càng có động vật phong phú và đa dạng.

Vì sao càng lên cao và càng xa xích đạo, động vật càng kém đa dạng phong phú?

Phương pháp giải

Hướng dẫn giải

– Càng lên cao và càng xa xích đạo, động vật càng kém đa dạng phong phú vì:

Khí hậu hai nơi này lạnh và điều kiện sống khắc nghiệt.

Thực vật, mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của động vật tại 2 nơi đó đều thưa thớt và đơn điệu.

Ngoài ra, vùng cực băng giá quanh năm, mùa đông kéo dài, thiếu ánh nắng tới 6 tháng, trong khi vùng núi cao thường phủ băng tuyết, độ dốc cao, gió nhiều…

– Tất cả điều kiện trên đều làm cho giới Động vật trở nên nghèo nàn.

Môi trường có động vật sinh sống là

A. Nhiệt đới

B. Vực sâu nhất đại dương

C. Suối nước nóng

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Đa dạng về môi trường sống

Các loài động vật sống ở nhiều môi trường khác nhau và thích nghi với những môi trường đó.

Hướng dẫn giải

Động vật phân bố ở khắp các môi trường sống, bao gồm cả các vùng có điều kiện khắc nghiệt: nhiệt đới, suối nước nóng, vùng sâu nhất đại dương,….

Chọn D

Nơi động vật ra đời đầu tiên là

A. Vùng nhiệt đới châu Phi

B. Biển và đại dương.

C. Ao, hồ, sông, ngòi

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Đa dạng về môi trường sống

Hướng dẫn giải

Nơi động vật ra đời đầu tiên là biển và đại dương

Chọn B

Nơi không có động vật sinh sống là

A. Vùng cực băng giá

B. Đỉnh núi cao.

C. Suối nước nóng

D. Tầng bình lưu của khí quyển.

Phương pháp giải

Nơi có khí oxi thì sẽ có động vật sinh sống

Hướng dẫn giải

Nơi không có động vật sinh sống là tầng bình lưu của khí quyển (không khí giàu khí Ozon có tác động to lớn trong việc bảo vệ và duy trì sự sống trái đất).

Chọn D

Nhóm động vật có số loài lớn nhất là

A. Động vật nguyên sinh

B. Động vật có xương sống,

C. Thân mềm

D. Sâu bọ.

Phương pháp giải

Nhóm động vật thích nghi càng đa dạng số lượng loài càng lớn

Hướng dẫn giải

Nhóm động vật có số loài lớn nhất là lớp Sâu bọ

Chọn D

Nhóm động vật có số lượng cá thể lớn nhất là

A. Chim vẹt.

B. Cá voi.

C. Hồng hạc.

D. Tôm hùm.

Phương pháp giải

Số lượng cá thể thường tỉ lệ nghịch với kích thước cơ thể của mỗi loài động vật.

Hướng dẫn giải

Nhóm động vật có số lượng cá thể lớn nhất là hồng hạc.

Chọn C

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Sbt Sinh 7 Bài 9: Đa Dạng Của Ngành Ruột Khoang trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!