Bạn đang xem bài viết Giải Thích Các Tình Tiết Phim Us (Chúng Ta): Những Chi Tiết Gây Ám Ảnh được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Bức tường tổng thống Trump” và phong trào “Hands Across America 1986”
Trong một cảnh phim có nhiều người (mặc đồ đỏ cam) cùng nắm tay nhau. Có thể ít người biết vì đây là phong trào Hands Across America được làm ra ở Mỹ vào ngày 25 tháng 5 năm 1986. Có một nhân vật mang chiếc áo có những con số ngày tháng này!
Có khoản 6,5 triệu người Mỹ đã nắm tay nhau trong sự kiện này thành một chuỗi làm thành một hàng dài xuyên Mỹ. Có người còn dùng 10 USD để đặt trước chỗ cho họ trong hàng, tất cả số tiền này sau đó sẽ được dùng để để giúp đỡ người vô gia cư và quyền góp cho người nghèo.
Cảnh “Người bị xích” nắm tay nối liền đường biên giới nước Mỹ cũng hàm ý đến việc Adelaide muốn gia đình chạy trốn sang Mexico hay các doppelganger mặc đồ đỏ.
Jordan Peele hàm ý đến việc Tổng thống Donald Trump từng phác thảo ý định xây một bức tường biên giới ngăn những người nhập cư trái phép Mexico có thể vào Mỹ. Màu đỏ là đảng của ông Trump, màu của đảng Cộng Hòa, màu xanh dương là màu của đảng Dân Chủ.
Khi để màu đỏ xuất hiện nhiều hơn màu xanh dương cũng như muốn nói các chính sách của ông Trump sẽ làm nền tự do tại đất nước hợp chủng quốc này nghệt thở. Giống như từng làm với Get Out , việc Jordan Peele quyết định đem chính trị, xã hội vào trong Us cũng không có gì lạ.
Tiêu đề phim Us (Chúng Ta)
Tên phim, như chúng ta đã biết là Us, từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong phim. “Họ là chúng ta”, tựa phim ý chỉ các doppelganger giống hệt các nhân vật, nhưng sâu xa hơn, Us còn là chữ viết tắt của nước Mỹ. Chính trị và xã hội Mỹ cũng là một phần thông điệp mà bộ phim nhắm đến. Tầng hầm
Đầu phim có nhắc đến các tầng hầm bỏ hoang trên khắp nước Mỹ, nhiều tầng hầm không nhằm mục đích gì. Chi tiết này gợi ý cho tình tiết cuối, khi sự thật phơi bày và khán giả được biết các tầng hầm này vốn là nơi mà người nhân bản đang sống.
Jeremiah 11:11
Số 11:11 là biểu tượng cho nhóm doppelganger 4 người Red, tấn công gia đình Wilson. Phân đoạn họ nắm tay đứng ngoài căn nhà Wilson trông rất giống số 11:11. Chi tiết này xuất hiện lần đầu ở phân cảnh khi Adelaide đi lạc và bắt gặp một người đàn ông vô gia cư đeo tấm bảng ghi chữ Jeremiah 11:11.
Ngoài ra, Jeremiah 11:11 còn chỉ đoạn 11, câu 11 ở cuốn Jeremiah trong Kinh Thánh. Để hiểu rõ ẩn ý này thì đòi hỏi người xem cần biết một chút về tôn giáo.
Jeremiah là tên một vị ngôn sứ của Thiên Chúa, có nhiệm vụ rao giảng những gì Ngài muốn nói cho Vua Judah, các tư tế, và dân thành Jerusalem. Ban đầu, Jeremiah từ chối nhiệm vụ, sau thay đổi ý định và chấp nhận sứ mệnh dẫn truyền lời Chúa, bảo Vua và dân thành Jerusalem hãy sám hối tội lỗi của mình (do những người ở đây đã gây ra quá nhiều nghiệp xấu), nhưng họ nhất quyết không nghe và Chúa quyết định trừng phạt cả ngôi thành.
Đoạn 11: 11 ý nói đến sự trừng phạt này, nguyên văn bản dịch rằng: Vậy nên, Đức Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, ta sẽ khiến tai nạn đổ trên chúng nó, không thể tránh được; chúng nó sẽ kêu đến ta, những ta chẳng thèm nghe.
Red chính là hình ảnh của Jeremiah trong phim. Cô ta gặp Adelaide vào một đêm mưa bão, sau đó bóp cổ Adelaide và đánh tráo cuộc đời cả 2. Nhưng sau khi sống với những bản gốc quá lâu, Red dần đánh mất ký ức cũng giống như khi Jeremiah chối bỏ sứ mệnh. Cuối phim, Red lấy lại ký ức đó và hoàn thành nhiệm vụ.
Tội lỗi của dân thành Jerusalem biểu tượng cho tội lỗi của con người (cụ thể ở đây là người Mỹ) trong phim, khi họ nhân bản cơ thể rồi bỏ mặc các bản sao tự sinh tự diệt. Theo lời Red thì các doppelganger xem đây là tội ác. Cuối cùng, “Người bị xích” vùng dậy và giết tất cả các bản gốc, ngụ ý sự trừng phạt của Thiên Chúa lên dân thành Jerusalem. Khi các bản sao nối tay nhau tạo nên một hàng rào người, chúng ta có Hoa Kỳ trở thành Jerusalem bị trừng phạt năm xưa.
Áo màu đỏ cam, kéo và còng tay
Màu đỏ, hoặc đỏ cam “nhắc nhẹ” đến áo của tù nhân (người phạm tội bị giam cầm, những phản diện trong phim còn được gọi là “người bị xích”) và của công nhân (tầng lớp lao động nghèo khó).
Ngoài ra, màu đỏ còn là màu của Đảng Cộng Hòa (Republican Party) – đảng phái chính trị của tổng thống Donald Trump. Đối nghịch với màu đỏ là màu xanh da trời của Đảng Dân Chủ (Democratic Party).
Trong trailer, khi gia đình những kẻ phản diện đột nhập vào nhà của những nhân vật chính, họ đã đối mặt với nhau ở phòng khách. Trên tường có treo một bức tranh người phụ nữ mặc áo đỏ ngồi trên ghế ở vị trí chính diện bức tranh, còn những người áo xanh thì mờ nhạt đứng phía xa.
Chi tiết này ngụ ý Đảng Cộng Hòa (hiếu chiến, bảo thủ) của ông Trump đang chiếm ưu thế và là nguyên nhân gây ra những xung đột ở Mỹ. Việc những kẻ phản diện áo đỏ sử dụng vũ khí là một cái kéo cũng là có ý đồ. Kéo là vật dùng để chia cắt, tạo nên sự phân ly. Theo Jordan Peele, những kẻ áo đỏ thuộc Đảng Cộng Hòa đã và đang cầm kéo để chia cắt nước Mỹ từ bên trong.
Chi tiết này ngụ ý Đảng Cộng Hòa (hiếu chiến, bảo thủ) của ông Trump đang chiếm ưu thế và là nguyên nhân gây ra những xung đột ở Mỹ. Việc những kẻ phản diện áo đỏ sử dụng vũ khí là một cái kéo cũng là có ý đồ. Kéo là vật dùng để chia cắt, tạo nên sự phân ly. Theo Jordan Peele, những kẻ áo đỏ thuộc Đảng Cộng Hòa đã và đang cầm kéo để chia cắt nước Mỹ từ bên trong.
Riêng chi tiết cái còng tay chỉ được lý giải hoàn toàn vào cuối phim. Ngay khi đột nhập thành công vào nhà của gia đình Wilson, kẻ phản diện áo đỏ đã bắt nữ chính Adelaide Wilson phải còng tay vào bàn. Kết nối sự việc này với cái kết, bạn đọc sẽ thấy sự liên kết, mặc dù không thuyết phục cho lắm.
Doppelganger Kitty
Phân đoạn doppelganger Kitty sắp rạch mặt Adelaide nhưng cuối cùng không làm mà tự rạch mặt là do bản gốc Kitty từng sửa mặt (phẫu thuật thẩm mỹ) 2 lần và nói với Adelaide rằng cô không cần sửa gì cả. Doppelganger vốn có suy nghĩ giống với bản gốc, nên ả quyết định không “sửa mặt” Adelaide mà tự “sửa mặt” mình.
Tương tự thế, ở đầu phim khi 2 gia đình đang nằm trên bãi biển, Kitty nói với chồng “Em ghét anh”, sau đó quay sang Adelaide, bảo “Thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ về việc giết anh ấy.” Mặc dù trông có vẻ là nói đùa, nhưng thực sự là Kitty có nghĩ tới chuyện đó. Chi tiết này thể hiện ở phân cảnh khi doppelganger Kitty đứng trên lầu và nhìn thấy doppelganger Josh bị Gabe giết chết trên thuyền, cô ta mếu máo một hồi sau đó chuyển sang cười, thích thú với việc doppelganger Josh đã chết.
Những con thỏ
Ở phân đoạn đầu phim, chúng ta được nhìn thấy nhiều lồng thỏ xuất hiện. Thỏ không chỉ ngụ ý cho việc nhân bản, mà còn ngụ ý cho dân số nước Mỹ với hình ảnh thỏ trắng (người da trắng), thỏ đen (người da màu), thỏ nâu (người Châu Á), thỏ trắng có đốm đen (người lai)… Cho dù màu lông là gì, chúng đều là thỏ, đều giống nhau, cũng giống như con người, dù cho màu da là gì, thì cũng đều là con người, có mắt, mũi, miệng và máu. Môi trường có thể thay đổi một ai đó
Sự song song, đối xứng giữa Red và Adelaide chính là quan điểm “môi trường ảnh hưởng lên con người” mà số đông chúng ta vẫn chấp nhận.
Adelaide sống trong một nơi điên khùng như thế, từ một cô bé bình thường, bỗng trở thành “Người bị xích”, Adelaide trở thành Red. Còn Red, sau khi tráo cuộc sống với Adelaide, từ một kẻ quỷ quyệt với nụ cười nham hiểm trên môi, sống trong môi trường tốt đẹp hơn, đã trở thành chính “bản gốc” Adelaide.
Tuy vậy, có những đặc điểm vốn đã ngấm vào trong bản chất mà cho dù môi trường có thế nào đi chăng nữa, cũng không thể thay đổi được. Đó chính là chi tiết Adelaide gặp khó khăn trong việc giao tiếp với những người xung quanh, kể cả với chồng mình do tất cả các bản sao sống dưới tầng hầm đều gần như không thể nói được trừ Red (vốn là bản gốc).
Đoạn ký ức
Adelaide (là Red doppelganger) đầu phim, lúc đi tìm Jason có đi xuống tầng hầm và nhớ lại khoảnh khắc khi nhỏ, thấy bản thân mình với vẻ mặt bí hiểm đang học múa. Người đang nhảy lúc đó chính là Red (Adelaide bản gốc). Khả năng múa của Adelaide (Red doppelganger) vốn thừa hưởng từ Red (Adelaide bản gốc) – người có khả năng múa thực sự, ký ức của 2 người lúc này hòa quyện vào nhau.
Nhưng do sống ngược môi trường quá lâu, Red nghĩ rằng do Adelaide mà mình mới múa được, còn Adelaide thì nghĩ rằng do được bố mẹ khuyến khích mà mình có khả năng múa. Chiếc còng tay
Đây là chi tiết gợi ý cho phần twist, nhưng nếu không để ý kỹ, chúng ta khó mà nhận ra. Red (doppelganger) sau khi bóp ngất Adelaide (bản gốc) và lôi cô xuống tầng hầm, đã còng Adelaide vào chiếc giường, nhốt cô tại đó, đánh tráo thành công cuộc đời của cả 2.
Adelaide sau đó phát điên và tưởng rằng mình là người nhân bản. Sau này, khi Adelaide (bản gốc) tìm gặp lại Red (doppelganger), đã cầm theo chiếc còng bảo Red tự còng tay mình vào bàn. Chi tiết này có thể xem là sự trùng hợp, nhưng vô tình lại tạo nên sự liên kết giữa bản sao và bản gốc.
Bù nhìn
Ở ngoài biển lúc Jason đi vệ sinh, cậu nhóc bắt gặp một doppelganger đứng yên như tượng, giơ hai tay ra trong tư thế bù nhìn. Chi tiết này ngụ ý các doppelganger chỉ biết làm theo lệnh của Red, không có suy nghĩ, chính kiến hay quyết định gì.
Bù nhìn vốn để chỉ các cá nhân/tổ chức không có sự sáng suốt, không thể tự nắm bắt vận mệnh, chỉ biết hành động theo sự điều khiển của người hoặc thế lực khác đứng sau lưng.
5
/
5
(
2
votes
)
Review Và Giải Thích Phim Us Với Những Tầng Ý Nghĩa Đáng Ngẫm
Cũng như Get Out, Us (Chúng ta) là phim kinh dị tiếp theo của đạo diễn Jordan Peele cho người xem quyền được lựa chọn ý nghĩa của câu chuyện. Vẫn là những ẩn ý được cài cắm tưởng là dư thừa nhưng lại đầy ẩn ý. Chính vì vậy, sẽ không nhiều bạn nắm hết ý tưởng của đạo diễn trong bộ phim này. Trong bài viết này, mình sẽ review và giải thích nội dung phim Us.
Nói về diễn xuất, Lupita Nyong’o thực sự tỏa sáng trong phim. Adelaide là một nhân vật có nhiều đất diễn và với tài năng của mình, Lupita Nyong’o đã không bỏ lỡ cơ hội phô diễn hết những kỹ năng của mình.
Không vì Lupita tỏa sáng mà các nhân vật còn lại bị lu mờ, các nhân vật Gabe, hay nhóc Jason,… đã làm tốt vai trò của mình trong phim. Không phải đơn giản khi tất cả những diễn viên trong phim cùng lúc vào hai vai với tính cách hoàn toàn đối nghịch nhau.
Mình ấn tượng với vai diễn của Elisabeth Moss nhất. Đoạn tô son sau đó ôm mặt khóc quả là xuất sắc. Nhớ ở “Get Out”, nhân vật bà hầu gái cũng ấn tượng.
Twist cuối cùng của phim không thực sự khó đoán đối với những ai là fan của thể loại creepypasta, nhưng may quá đã được Peele khéo léo “tung hỏa mù” bằng một cái twist khác choáng ngợp hơn trước đó.
Giải thích phim Us (Chúng ta)
Mở đầu phim là cảnh một bé gái đi lạc vào khu nhà gương và gặp được một người giống hệt bản thân mình. Đây có thể xem là lần đầu tiên đứa bé ấy tiếp xúc với phần “con” của chính mình. Hình ảnh rất hay ở chỗ cổng ra vào khu mà đứa bé ấy có tên “Find Yourself” và trong khu đó có đặt rất nhiều tấm gương để phản chiếu hình ảnh của bé gái và cuộc gặp gỡ định mệnh của cả hai bắt đầu.
Nhiều năm sau, đứa bé gái ấy lớn lên và trở thành một người mẹ với 2 đứa con, như phim giới thiệu đó chính là Adelaide. Trong chuyến đi nghĩ dưỡng cùng với gia đình, Adelaide phải đối mặt với một cuộc xâm lăng của bọn Red – được xem là hình ảnh phản chiếu của từng người trên thế giới. Mục đích của cuộc tấn công này là bọn Red muốn giết chết bản thể thật. Bản thể thật đại diện cho phần “người” còn Red đại diện cho việc phần “con” hay cái tôi trong mỗi bản thân chúng ta.
Lúc gia đình của Adelaide đối đầu với phiên bản tà ác của họ, thì mỗi người đều được đạo diễn khéo léo cho một không gian riêng để giải quyết phần “con” của mình. Điều này khác hẳn phong cách phim siêu anh hùng khi cả 2 team cùng xông vào đánh nhau để giải quyết thắng thua. Đây cũng là một ẩn ý rất thâm của đạo diễn Peele: mỗi người đều phải tự ý thức việc giải quyết phần “con” hay “cái tôi” của bản thân.
Qua diễn biến của câu chuyện, chúng ta nhận thấy rằng cả 4 thành viên trong gia đình Adelaide không thể lẩn tránh hay chạy trốn khỏi phiên bản áo đỏ của mình. Cho dù họ ở đâu cũng sẽ không bao giờ có thể trốn thoát khỏi “cái tôi” và phần “con” của chính mình. Chỉ có một cách duy nhất thoát khỏi nó chính là đối diện, chiến đấu chống lại nó. Chỉ 1 trong 2 được phép tồn tại và bên chiến thắng chính là bên có quyền tồn tại. Đây là một thông điệp quan trọng mà phim muốn gửi đến người xem.
Khung cảnh tiêu đều, xơ xác như tận thế, xác các bản thể khắp các đường phố, hình ảnh các Red nắm tay nhau mỗi khi hoàn thành mục tiêu giết chết bản thể lập thành một hàng dài cho thấy tình trạng loài người hiện tại bị nô lệ bởi cái tôi và khiến cho thế giới trở nên hoang vu, trống rỗng.
Ngay từ nhỏ, Adelaide đã bị tráo đổi vai trò với Red của mình trong nhà gương. Như vậy, Adelaide thực sự sống trong môi trường toàn là Red, còn Red của Adelaide lại sống trong môi trường của con người. Như ông bà ta nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, môi trường sống đã quyết định con người của Adelaide như thế nào. Red sống trong môi trường con người càng ngày càng có phần người hơn và bản thể bị tráo đổi dần dần bị tha hóa do môi trường sống. Vì thế, trong phim chỉ có Red của Adelaide là có thể nói tiếng người, còn những Red khác thì ú ớ chứ không nói được. Như vậy, Adelaide mà bạn theo dõi suốt phim chính là Red, đó cũng chính là kẻ đã giết chết “Red – nhưng thật ra là Adelaide” của mình. Màn flash back kể về tai nạn lúc nhỏ của Adelaide đã lật kèo hoàn toàn câu chuyện, có thể nói Red chiến thắng vùi dập tất cả tia hi vọng của các bản thể.
Cái tôi hay phần con của mỗi người luôn chực chờ để chiếm lấy bạn, đa số bạn sẽ thấy Red của người khác nhưng chính bản thân bạn lại không thấy được Red của chính mình, vì bạn và nó đã tráo đổi cho nhau từ khi nào không biết đúng với những tình tiết diễn biến của bộ phim.
Review Và Giải Thích Phim Ảo Ảnh (Mirage): Ý Nghĩa Của Những Nhánh Thời Gian
Đạo diễn biên kịch người Tây Ban Nha Oriol Paulo được khán giả yêu thích nhờ dòng phim hại não mà ông tạo ra. Những bộ phim của ông đều sở hữu kịch bản độc đáo, sáng tạo và đầy những bất ngờ thú vị mang đến những trải nghiệm mới lạ cho người xem. Những tác phẩm của ông được các mọt phim xem lại nhiều lần và là đề tài bàn tán sôi nổi trên những diễn đàn phim. Có thể kể đến như: Xác chết bí ẩn (The Body 2012), Vị khách Vô Hình (The Invisible Guest) hay Cậu Bé Mất Tích (Boy Missing 2016). Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu một siêu phẩm tiếp theo của ông, Phim Ảo Ảnh (The Mirage) 2019 được chiếu trên Netflix.
Nội dung phim Ảo Ảnh (Mirage)
Nội dung phim bắt đầu khi Vera Roy cùng chồng và con gái chuyển về một ngôi nhà mới ở vùng ngoại ô. Trong lúc dọn dẹp nhà mới, cô tìm thấy một máy quay và tivi của chủ cũ để lại. Tối hôm đó, Vera phát hiện ra máy quay và tivi cũ đó có thể kết nối xuyên thời gian khiến cô có thể nói chuyện trực tiếp với cậu bé Nico Lasarte trong quá khứ từng sống ở căn nhà này. Để cứu cậu bé, cô đã tiết lộ tương lai khiến dòng thời gian bị thay đổi. Từ đây, hành trình của Vera nhằm trở lại dòng thời gian cũ của mình bắt đầu.
Ảo Ảnh mang yếu tố tâm lý – trinh thám tạo cho khán giả vừa tò mò vừa bị cuốn hút vào câu chuyện. Xuyên suốt phim, khán giả sẽ được theo chân Vera lần mò theo những manh mối tìm hiểu chân tướng sự việc giúp cô thoát khỏi hoàn cảnh trớ trêu của mình. Bằng việc khai thác yếu tố xuyên không và lý thuyết về phân nhánh thời gian, đạo diễn Oriol Paulo đã tinh tế tạo ra một câu chuyện kịch tính thú vị cùng một đoạn kết đầy bất ngờ làm thỏa mãn người xem.
Đánh giá phim Ảo Ảnh là một phim hay và đáng xem. Nếu là một fan của thể loại phim hại não hay trinh thám bạn đừng nên bỏ lỡ tác phẩm thú vị này. Đoạn tiếp theo mình sẽ giải thích phim Ảo Ảnh nên sẽ tiết lộ rất nhiều nội dung phim. Bạn nên xem phim trước khi đọc.
Trước khi đi vào giải thích nội dung, chúng ta sẽ làm rõ lý thuyết của bộ phim đặt ra. Theo như lý luyết thời gian, nếu tại một thời điểm ta du hành và can thiệp vào sự liên tục của thời gian (Ví dụ như việc nói cho người quá khứ biết về tương lai để thay đổi như phim này) thì tại thời điểm thay đổi đó, thời gian sẽ bị phân nhánh. Lúc này, nhánh thời gian chính vẫn là nhánh đang tiếp diễn mà không có sự can thiệp của du hành thời gian. Nhánh rẽ sẽ là nhánh mới được tạo ra, tại nhánh này, tương lai sẽ bị thanh đổi dựa theo những gì đã bị can thiệp.
Vì Vera là người can thiệp vào dòng thời gian nên chính cô bị chuyển từ nhánh chính sang nhánh mới, đó là lý do chỉ có mình cô mới có thể nhớ cuộc sống ở nhánh chính mà không nhớ gì cuộc sống ở nhánh mới. Trong quá trình tự điều tra của mình, khi Vera chạm vào một người ở nhánh mới, cô sẽ dần nhớ lại những ký ức trong nhánh mới.
Đến gần cuối phim, Vera sau khi điều tra tất cả chân tướng sự việc và phát hiện ra Nico lớn chính là chồng ở nhánh mới của mình. Vera yêu cầu được sử dụng tivi để thay đổi quá khứ giúp cô được trở lại dòng thời gian chính của mình nhưng Nico lớn không đồng ý. Cô quyết định tự tử để buộc Nico lớn phải sử dụng tivi thay đổi dòng thời gian.
Trong nhánh thời gian mới thứ 2 này, mọi chuyện khá giống với nhánh chính chỉ có điểm khác đó là cậu bé Nico không chết và cũng không còn bị ám ảnh bởi việc buộc tội ông Ángle thay vào đó cậu có cuộc sống bình thường và vẫn trở thành thanh tra. Về phía Vera, cô bị nhảy từ nhánh mới 1 sang nhánh mới 2. Vì nhánh mới 2 này khá giống với nhánh chính nên cô có thể nhớ dường như phần lớn cuộc đời thực của mình. Tiếp diễn như kết phim, Vera vạch trần được chồng mình ngoại tình, tìm được thi thể vợ cũ của ông Ángel để buộc tội ông ta và gặp được Nico lớn.
Nhánh chính: Vera không hề can thiệp vào dòng thời gian. Nico chết, ông Ángel bị buộc tội và tự tử trong tù.
Nhánh mới 1: Vera can thiệp vào dòng thời gian. Nico nhỏ không chết lớn lên thành Nico lớn gặp được Vera ở trên tàu điện, buộc tội được ông Ángel, nhưng Vera tự tử.
Nhánh mới 2: Cả Vera và Nico lớn can thiệp vào dòng thời gian. Nico không chết, lớn lên, gặp được Vera-sau-khi-đã-bỏ-chồng và buộc tội được Ángel. Chúng ta có thể hiểu nhánh 2 này là một nhánh mới của nhánh 1 chứ không phải nhánh mới của nhánh chính.
Trong nhánh mới 1, Nico lớn đã liên lạc và nói gì với Nico nhỏ?
Nico lớn dặn Nico nhỏ phá hủy tivi (cầu nối với tương lai) đồng thời yêu cầu đừng ra bến tàu chờ đợi Vera nữa. Việc Nico lớn lên gặp Vera ở bến tàu sẽ làm cho tương lai của Vera thay đổi, mà Vera thì lại không thích như vậy vì cô ấy rất yêu con.
Đánh giá phim Mirage (Ảo Ảnh) có một đoạn kết viên mãn cho tất cả. Cái xấu bị trừng trị, kẻ bội bạc bị vạch trần, tình yêu đích thực đến được với nhau. Một bộ phim đáng xem và chiêm nghiệm.
Leaz
Soạn Bài Tình Thái Từ (Chi Tiết)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ và trả lời các câu hỏi:
a) – Mẹ đi làm rồi à?
b) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi!
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c) Thương thay cũng một kiếp người,
Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
d) – Em chào cô ạ!
1. Trong các ví dụ a, b, c nếu bỏ các chữ in đậm, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào? 2. Ở ví dụ d, tự ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói. Trả lời: 1.
– Ở ví dụ (a) giả sử bỏ từ à thì câu không còn là câu nghi vấn nữa.
– Ở ví dụ (b) giả sử không có từ đi thì câu không còn là câu cầu khiến nữa.
– Ở ví dụ (c) giả sử không có từ thay thì không tạo được câu cảm thán.
2.
– Ở ví dụ (d) từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép của người nói.
– Như vậy, à là từ để tạo lập câu nghi vấn, đi là từ để tạo lập câu cầu khiến, thay là từ để tạo lập câu cảm thán.
– Ở câu 2, Em chào cô và Em chào cô ạ đều là câu chào nhưng câu có thêm từ ạ thể hiện tính lễ phép cao hơn.
– Thầy mệt ạ?
– Bác giúp cháu một tay ạ!
Trả lời:
Cách sử dụng tình thái từ:
– Bạn chưa về à? (hỏi thân mật).
– Thầy mệt ạ? (hỏi kính trọng).
– Bác giúp cháu một tuy ạ! (cầu khiến, kính trọng).
b) Nhanh lên nào, anh em ơi!
c) Làm như thế mới đúng chứ!
d) Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.
e) Cứu tôi với!
g) Nó đi chơi với bạn từ sáng.
h) Con cò đậu ở đằng kia.
i) Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
Lời giải chi tiết:
– Tình thái từ ở các câu: b, c, e, i.
– Không phải là tình thái từ ở câu: a, d, g, h, e
– Bác trai đã khá rồi chứ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!… Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
(Nam Cao, Lão Hạc)
d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
g) Em tôi sụt sịt bảo:
– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
– Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về được về nhà cơ mà.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Lời giải chi tiết:
a, Tình thái từ nghi vấn “chứ”: dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều đx biết trước câu trả lời
b, Tình thái từ cảm thán “chứ” : nhấn mạnh điều vừa thực hiện
c, Tình thái từ nghi vấn “ư” biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc
d, Tình thái từ nghi vấn “nhỉ” biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn
g, Tình thái từ cảm thán “vậy”: miễn cưỡng đồng ý
h, Tình thái từ “cơ mà”: biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.
Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt câu với các tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy Lời giải chi tiết:
– Con nghe lời mẹ mà.
– Hôm nay, em được điểm 10 sinh đấy.
– Nó háu ăn thế chứ lị.
– Anh chỉ muốn tốt cho em thôi.
– Em muốn mua quyển sách kia cơ.
– Để em làm hết vậy.
Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau đây. – Học sinh với thầy cô giáo: – Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi. – Con với bố mẹ hoặc cô, dì, chú, bác. Lời giải chi tiết:
– Em không làm bài tập về nhà à?
– Ngày mai cậu chuyển trường nhỉ?
– Hôm nay mấy giờ mẹ đi làm về ạ?
Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Một số tình thái từ trong tiếng địa phương. Lời giải chi tiết:
+ Ha (như từ hả trong từ ngữ toàn dân): Chiếc váy này đẹp quá ha?
+ Há (nhỉ): Lạnh quá chú Năm há!
+ Mừ (mà): Má hứa với con rồi mừ!
+ Đa (nhỉ): Bữa nay coi bộ bà khó tính dữ đa.
chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Thích Các Tình Tiết Phim Us (Chúng Ta): Những Chi Tiết Gây Ám Ảnh trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!