Bạn đang xem bài viết Giải Thích Kí Tự Chữ Viết Và Ký Hiệu Bản Đồ Địa Chính được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giải thích kí tự chữ viết và ký hiệu bản đồ địa chính
Tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theoTT 55/2013/TT-BTNMT
1. Mỗi ký hiệu được đánh số thứ tự gọi là mã số ký hiệu. Số thứ tự của phần giải thích ký hiệu trùng với mã số của ký hiệu đó.
2. Kích thước, lực nét vẽ bên cạnh ký hiệu tính bằng milimet. Ký hiệu không có ghi chú lực nét thì dùng lực nét 0,15 – 0,20mm để vẽ. Ký hiệu không chỉ dẫn kích thước thì vẽ theo hình dạng ký hiệu mẫu.
3. Giao điểm lưới ki lô mét: Khi giao điểm lưới ki lô mét đè lên yếu tố nội dung quan trọng khác dẫn tới khó đọc hoặc nhầm lẫn nội dung thì được phép không thể hiện.
4. Nhà:
Ranh giới nhà vẽ bằng các nét gạch đứt, ghi chú loại nhà, số tầng. Khi tường nhà nằm trùng với ranh giới thửa đất thì vẽ nét liền của ranh giới thửa đất.
Các ký hiệu phân loại nhà theo vật liệu xây dựng được quy định như sau:
b – là nhà có kết cấu chịu lực bằng bê tông
s – là nhà có kết cấu chịu lực bằng sắt thép
k – là nhà bằng kính (trong sản xuất nông nghiệp)
g – là nhà có kết cấu chịu lực bằng gạch, đá
go – là nhà có kết cấu chịu lực bằng gỗ
t – là nhà tranh, tre, nứa, lá
Số tầng nhà thể hiện bằng các chữ số ghi kèm theo loại nhà đối với nhà từ 2 tầng trở lên (nhà 1 tầng không cần ghi chú số 1)
Vật liệu để phân biệt loại nhà bê tông, gạch đá, tre gỗ là vật liệu dùng để làm tường, không phân biệt bằng vật liệu dùng để lợp mái.
Khi nhà nằm trên cột chìa ra ngoài mặt nước hoặc có 1 phần nổi trên mặt nước thì phần chìa ra ngoài hoặc nổi trên mặt nước vẽ phân biệt bằng nét đứt, đường bờ và đường mép nước vẽ liên tục cắt qua nhà theo đúng thực tế.
5. Ranh giới thửa đất
Ranh giới thửa đất được vẽ khép kín bằng những nét liền liên tục. Trong trường hợp ranh giới thửa trùng với các đối tượng dạng đường của sông, suối, đường giao thông thì không vẽ ranh giới thửa mà coi các đối tượng đó là ranh giới thửa đất và phải giải thích ký hiệu sông, suối, đường giao thông.
– Đường sắt: Hành lang đường sắt vẽ theo tỷ lệ như quy định vẽ thửa đất. Vẽ ký hiệu quy ước của đường sắt bằng nét đứt đặt vào trục tâm của vị trí đường ray.
– Đường bộ: Giới hạn sử dụng của đường vẽ theo tỷ lệ như quy định vẽ thửa đất. Phần lòng đường (mặt đường, vỉa hè hoặc phần có trải mặt) khi vẽ được theo tỷ lệ thì vẽ bằng ký hiệu nét đứt. Khi độ rộng giới hạn sử dụng của đường nhỏ hơn 1,5mm trên bản đồ thì được phép không vẽ phần lòng đường.
– Cầu: thể hiện (không phân biệt vật liệu xây dựng hay cấu trúc) bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ hoặc không tùy theo tỷ lệ bản đồ và phải ghi chú tên riêng.
– Bến cảng, cầu tầu, bến phà, bến đò: Đối tượng nằm hoàn toàn trong thửa mà không ảnh hưởng tới nội dung khác của thửa đất, khi đó vẽ đầy đủ cả hình dạng mặt bằng và thể hiện ký hiệu quy ước.
– Đê: Được thể hiện bằng ký hiệu 2 nét vẽ theo tỷ lệ hoặc nửa theo tỷ lệ kèm theo ghi chú “đê” để phân biệt với các loại đường giao thông khác. Khi đê là đường ô tô phải ghi chú như đường ô tô.
– Thủy hệ:
+ Đường mép nước, đường bờ và dòng chảy ổn định, kênh, mương… có độ rộng lớn hơn 0,5mm trên bản đồ thì thể hiện bằng 2 nét theo tỷ lệ, có độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ được thể hiện bằng 1 nét trùng với vị trí trục chính của yếu tố. Khi thể hiện đối tượng thủy hệ không được ngắt tại vị trí cầu, cống trên bản đồ.
Đối tượng thủy hệ có dòng chảy đều phải vẽ mũi tên chỉ hướng nước chảy, đối tượng thủy hệ kéo dài trên bản đồ phải vẽ nhắc lại khoảng 15 cm một lần để dễ xác định và không nhầm lẫn.
+ Cống, đập trên sông, hồ, kênh, mương…: Thể hiện (không phân biệt loại vật liệu xây dựng) cống, đập quan trọng có ý nghĩa định hướng trên bản đồ và ghi chú tên riêng nếu khoảng hở trên bản đồ cho phép.
– Dáng đất
+ Điểm độ cao, đường bình độ: Các trường hợp dáng đất được đo vẽ hoặc chuyển vẽ chính xác thì dùng các ký hiệu đường bình độ chính xác để thể hiện. Trường hợp đo vẽ không chính xác hay chuyển vẽ dáng đất từ bản đồ địa hình hoặc các tài liệu khác lên bản đồ địa chính mà độ chính xác không cao thì dùng đường bình độ vẽ nháp để thể hiện.
+ Sườn đất dốc: Ký hiệu này dùng chung để thể hiện các sườn đất dốc có độ dài từ 1cm trên bản đồ trở lên mà không thể hiện được bằng đường bình độ, không phân biệt sườn dốc tự nhiên hay nhân tạo.
+ Bãi cát, đầm lầy: Thể hiện các bãi cát tự nhiên và các bãi lầy, đầm lầy không phân biệt lầy ngọt hay lầy mặn khi chúng có diện tích từ 15mm2 trở lên trên bản đồ.
Trên các bản đồ tỷ lệ chính thức của khu đo bên trong phạm vi của mảnh trích đo phải ghi chú tên mảnh trích đo, tỷ lệ trích đo và phiên hiệu mảnh.
7. Khung bản đồ địa chính
7.1. Phần bảng chắp mảnh ngoài khung bản đồ địa chính thể hiện 9 mảnh theo nguyên tắc thể hiện mảnh chính là mảnh chứa đựng nội dung bản đồ ở giữa và 8 mảnh xung quanh. Cách vẽ và đánh số mảnh theo mẫu khung quy định cho bản đồ địa chính.
7.2. Khi chỉnh lý biến động cho bản đồ địa chính cần bố tạo một bảng ghi chú, thống kê các thửa có biến động gọi chung là “Bảng các thửa biến động”. Bảng này có thể bố trí vào các vị trí trống thích hợp bên ngoài hoặc bên trong khung bản đồ địa chính.
Cột TT: Đánh theo thứ tự từ 1 đến hết các thửa mới xuất hiện và thửa đất bỏ đi trên mảnh bản đồ địa chính do biến động.
Cột Số thứ tự thửa đất thêm: Ghi theo số thứ tự thửa mới xuất hiện trên mảnh bản đồ địa chính do biến động theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Số thứ tự thửa đất lân cận: Ghi theo số thứ tự thửa đất kề cạnh các thửa đất biến động thêm (ưu tiên số thứ tự thửa đất cũ) để dễ tìm vị trí thửa đất biến động trên bản đồ.
Số thứ tự thửa đất bỏ: Ghi số thứ tự thửa đất bị bỏ đi trên mảnh bản đồ địa chính do biến động để theo dõi.”
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH
Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004
www.luatthienminh.vn
Trân trọng !
Giải Vbt Địa Lí 6 Bài 5: Kí Hiệu Bản Đồ. Cách Biểu Hiện Địa Hình Trên Bản Đồ
Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
1. Có một số ký hiệu ở bản đồ như sau:
2. Quan sát hình 18a, 18b, 19. Em hãy trả lời các câu hỏi bằng cách điề vào chỗ chấm (….) trong các câu duới đây
– Đối tượng địa lí chính được thể hiện trên hình 18a là (các nhà máy thủy điện). Đối tượng đó được biểu hiện bằng loại kí hiệu điểm.
– Đối tượng địa lí chính được thể hiện trên hình 18b là (các dòng sông). Đối tượng đó được biểu hiện bằng loại kí hiệu đường.
– Đối tượng địa lí chính được thể hiện trên hình 19 là các vùng lúa ở Việt Nam. Đối tượng đó được biểu hiện bằng loại kí hiệu diện tích.
3. Dựa vào hình 18a, 18b, 19 và hình 14, 15 (Tr18/SGK) em hãy ghi tên một số đối tượng địa lý có biểu hiện theo các loại kí hiệu điểm, đường, diện tích.
Trả lời:
– Kí hiệu điểm: Sân bay, hải cảng, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, mỏ khoáng sản,…
– Kí hiệu đường: Ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô, dòng sông, dòng biển,…
– Kí hiệu diện tích: Vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, hồ nước, đầm lầy,…
4. Quan sát hình 20, ta thấy quả đồi được biểu hiện bằng bốn đường đồng đồng mức: 10m, 20m, 30m,40m
Em hãy đánh dấu X vào ô ý em cho là đúng:
Đường đồng mức là đường:
5. Ghép ý ở cột B với cột A sao cho đúng:
– Khoảng cách các đường đồng mức thưa thì địa hình thoải
– Khoảng cách các đường đồng mức sít thì địa hình dốc
6. Em hãy đánh dấu X vào ô ứng với ý em cho là đúng nhất.
Để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta phải dùng:
Các bài giải vở bài tập Địa Lí lớp 6 (VBT Địa Lí 6) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Thích Kí Hiệu Van Phân Phối 4/3 5/2
1. Giới thiệu và phân loại van thủy lực khí nén
Giải thích kí hiệu van phân phối 4/3 5/2 sẽ giúp các bạn hết bối rối mỗi khi lựa chọn cho mình các loại van trong hệ thống thủy lực. Trước hết các bạn cần biết khái niệm về van trước đã.
Van thủy lực khí nén là thiết bị dùng để điều chỉnh, điều khiển môi chất chuyển động qua nó( dầu thủy lực đối với thủy lực và khí nén đối với hệ khí nén) với mục đích đảm bảo an toàn, điều khiển hướng, điều khiển giá trị lưu lượng và áp suất của dòng môi chất.
Chính vì thế mà trong bất kì hệ truyền động thủy lực hay khí nén nào, van đều được sử dụng. Xin giới thiệu cho các bạn một số van thường gặp trong hệ thống.
Van an toàn hoạt động với nhiệm vụ đảm bảo áp suất trong hệ thống không vượt quá áp suất cài đặt trước. Nếu vượt quá, van an toàn sẽ mở, dầu thủy lực sẽ được chảy về bể, bảo vệ cho bơm, các thiết bị thủy lực và đường ống khỏi bị phá hủy bởi áp suất cao.
Van tiết lưu với chức năng hạn chế dòng môi chất qua, sẽ giúp điều chỉnh vận tốc của cơ cấu chấp hành.
Van giảm áp thuộc van áp suất có chức năng giảm áp suất hệ thống. Đến đây chắc có nhiều người thắc mắc tại sao phải giảm áp suất hệ thống, đó là vì, trong một hệ thống thủy lực không phức tạp lắm, hay các bạn cứ hiểu là một công ty nhà máy nhỏ, chi phí đầu tư cần hạn chế cần tạo ra hai đường áp. Tại sao cần hai đường áp thì các bạn cứ hiểu là, một đường áp nhỏ, các thiết bị đằng sau nếu dùng áp cao sẽ bị phá hủy. Nếu bình thường, các đồng chí nhà nước hay các thanh niên Sale tư vấn cho các bạn cách chọn bơm thủy lực, tính toán bla bla rồi mua hai bơm thủy lực. Đó không phải là cách tối ưu. Van giảm áp được sử dụng trong trường hợp này. Các bạn sẽ mua bơm với áp suất cao nhất rồi kết hợp với giảm áp ở đường thứ hai là sẽ có ngay hai đường ống với áp suất khác nhau theo yêu cầu.
Van một chiều thì tên cũng đã nói lên chức năng. Khi lắp van vào hệ thống, môi chất chỉ có thể chuyển động qua van theo một chiều xuống. Chiều ngược lại sẽ bị chặn. Mục đích của việc sử dụng van một chiều là để bảo vệ bơm, chống tụt xi lanh, hay chặn môi chất di chuyển theo chiều ngược lại. Van một chiều được sử dụng rất nhiều để chống tụt, đảm bảo an toàn cho các tải trọng lớn khi nâng lên cao.
Van phân phối có tác dụng điều khiển hướng của dòng môi chất nhằm mục đích điều khiển chuyển động của cơ cấu chấp hành. Xi lanh thủy lực hay xi lanh khí nén chuyển động ra vào hay dừng đều phải có sự tác động của van. Van đóng mở hay dịch chuyển sẽ phân phối dòng khí nén vào các khoang của cơ cấu chấp hành tạo nên nguyên lí hoạt động. Có rất nhiều van phân phối như van phân phối 4/3, van phân phối 5/2, van phân phối 3/2 sẽ được giải thích ở phần tiếp theo.
2. Giải thích kí hiệu van thủy lực khí nén 4/3 5/2
Các van thủy lực khí nén nhìn chung đều được kí hiệu rõ ràng trên bản vẽ theo một quy ước chung để tất cả mọi người có thể hiểu. Các loại van bình thường thì chỉ có một kí hiệu nhất định song riêng van phân phối có rất nhiều loại kết cấu gây khó khăn cho các bạn cả về nguyên lí hoạt hoạt động lẫn kí hiệu trên hình. Phần này mình xin giới thiệu cho các bạn các van phân phối thường gặp nhất.
2.1 Van phân phối thủy lực 4/3
Trước tiên là van phân phối thủy lực 4/3. Đây là van thông dụng hay được sử dụng nhất trong hệ thống thủy lực. Van phân phối 4/3 sử dụng để điều hướng dầu thủy lực vào các khoang trái phải của xi lanh. Các bạn nhìn xuống sơ đồ mình sẽ giải thích.
3 vị trí chính tạo nên nguyên lí hoạt động của van là trái phải giữa. Các van phân phối thủy lực khí nén bây giờ hầu hết đều điều khiển bằng điện để đáp ứng tự động hóa hệ thống. Nhìn trên hình vẽ, hai bên đầu van là hai cuộn hút lõi từ, và lò xo đẩy. Vị trí giữa chính là trạng thái mà van bình thường. Ở trạng thái 1 này, hai lò xo sẽ đẩy lõi van về vị trí trung gian, các cửa van P và T đều đóng, dầu không được cung cấp lên cơ khoang nào của xi lanh hay chảy từ xi lanh về thùng. Nếu trạng thái 1 này được duy trì, xi lanh sẽ không chuyển động.
Ở trạng thái 2 và 3, tức là một trong hai cuộn hút hoạt động. Lỗi vẫn sẽ được hút về một trong hai bên, giả sử như vị trí 2 được hút. Khi đó đường môi chất sẽ được nối thông từ cửa P lên cửa A và dầu hết năng lượng xuống cửa B thông cửa T về thùng dầu. Như vậy là, nếu một trong hai cuộn hút có tín hiệu, lõi vẫn sẽ thay đổi, các cửa vẫn sẽ được nối thông với nhau, tùy thuộc vào trạng thái 2 hay 3. Dầu sẽ được cung cấp lên cơ cấu chấp hành và dầu hồi sẽ về bể.
Trong van phân phối thủy lực 4/3 lại có rất nhiều kiểu khác mà tùy thuộc vào trạng thái trung gian 1. Có vẫn ở vị trí trung gian thì cửa P và T đóng, song cũng có vẫn ở trạng thái này lại mở. Vì sao lại như vậy thì là, nếu ở trạng thái trung gian mà không yêu cầu xi lanh đứng yên thì dầu bơm lên cửa A sẽ được nối thông về bể để nếu bơm hoạt động thì dầu sẽ được bơm về bể tránh làm áp suất đường hút tăng. Sống trong một số trường hợp, ở vị trí trung gian, vẫn phải được đóng, xi lanh phải được đứng yên vì độ an toàn như giả sử đang nâng tải lên cao, lúc này bắt buộc đường hồi phải đóng để tránh tụt tải gây nguy hiểm. Các bạn đã hiểu sơ qua rồi chứ.
Tóm lại, van thủy lực 4/3 có 4 cửa và 3 vị trí tương ứng với 3 trạng thái của van, 3 trạng thái hoạt động của cơ cấu chấp hành. Đó là kí hiệu của van thủy lực 4/3.
2.2 Van thủy lực 3/2
Như vậy thì rõ ràng là, xi lanh được bơm dầu lên và hồi vị về thì cũng chỉ sinh công có một lần. Van 3/2 có 3 cửa 2 vị trí ít được sử dụng hơn van 4/3.
2.3 Van phân phối khí nén 5/2
Đây là một loại van khí nén dùng để điều hướng dòng khí nén tương tự như van thủy lực 4/3 và 5/2. Hãy nói xem, 5/2 có ý nghĩa gì? Van 5 cửa 2 vị trí đó các bạn. Van khí nén 5/2 có 2 vị trí trái phải, tạo nguyên lí hoạt động cho cơ cấu chấp hành. Ở vị trí 1 bên trái, khí sẽ được cấp vào khoang trái xi lanh khí, đồng thời, khí hết năng lượng từ khoang phải sẽ được thông với cửa van xả ra ngoài môi trường. Ở vị trí 2 bên phải, nguyên lí hoạt động tương tự như thế. Các bạn cũng biết, xi lanh khí nén hoạt động với vận tốc rất cao và liên tục nên vị trí trung gian thường ít sử dụng hơn. Với van khí nén 5/2 có 5 cửa 2 vị trí, xi lanh sẽ tiến lùi liên tục.
2.4 Van phân phối khí nén 5/3
Van phân phối khí nén 5/3 hoạt động tương tự như van phân phối thủy lực 4/3, có 3 vị trí trái phải trung gian tạo nên sự chuyển động tiến lùi hay đứng yên của xi lanh khí nén. Van phân phối khí nén 5/3 có 5 cửa 3 vị trí cũng hay được sử dụng trong các hệ truyền động khí nén.
Giải Thích Ý Nghĩa, Kí Hiệu Một Số Hãng Máy Xúc:
Giải thích ý nghĩa, kí hiệu một số hãng máy xúc:
Mỗi hãng có ký hiệu trên máy xúc khác nhau, đặc trưng riêng cho từng hãng, từng dòng máy.
Chuỗi ký hiệu này bao gồm các ký hiệu cho máy xúc – thương hiệu máy, trọng tải của máy, đời máy. Đây là những ký hiệu cơ bản. Và tùy vào từng hãng, từng loại máy mà có thêm những ký hiệu khác trong chuỗi ký hiệu.
1.Ký hiệu trên máy xúc Komatsu:
Với máy xúc Komatsu, ký hiệu máy bắt đầu bằng chữ PC hoặc PW. Trong đó, P là chữ viết tắt cho máy xúc thủy lực nói chung, vì trước đây chúng được gọi là “Power Shovel”. Chữ C là viết tắt cho “Crawler” nghĩa là bánh xích.
Chữ W là viết tắt cho chữ “Wheel” là bánh lốp.
Vậy PC ký hiệu cho máy xúc thủy lực bánh xích, PW ký hiệu là máy xúc thủy lực bánh lốp.
Kế tiếp là các con số cho biết trọng tải của máy. Máy càng to thì các con số này càng lớn. Máy nhỏ nhất có model máy là PC01, nặng 300kg(660 lbs). Máy lớn nhất là PC8000 nặng 720 tấn.
Chữ số sau cùng trong dãy ký hiệu này cho biết đời máy. Ở nước ta, máy xúc Komatsu thường được sử dụng là các đời -6, -7, -8, -3, -5
Ngoài những ký hiệu cơ bản nêu trên, một số máy sẽ có thêm các chữ cái như:
LC: máy dùng dải xích dài để chống lầy Hoặc UU là máy được thiết kế thon gọn dùng trong đô thị Với chữ E cho biết máy điều chỉnh bằng điện Còn chữ M là máy điều chỉnh bằng tay SP là supper power – máy công suất lớn R máy thiết kế riêng cho thị trường châu Á US máy xuất phát từ Mỹ. Một máy có ký hiệu PC18MR-3 có nghĩa máy xúc mini bánh xích, nặng 1.8 tấn, đời -3 Hay máy có ký hiệu PC400-7 EO nghĩa là máy xúc thủy lực bánh xích, nặng 40 tấn, đời -7 Thích 4 Chia sẻ 4 Lưu Chia sẻ 3 Nơi bán, phân phối phụ tùng máy ủi chất lượng CTCP Máy và Thiết Bị Bình Minh là đơn vị phân phối, bán phụ tùng máy ủi. Luôn… Nơi phân phối, bán phụ tùng máy xúc lật chất lượng, uy tín CTCP Máy và Thiết Bị Bình Minh phân phối phụ tùng máy xúc lật Komatsu, Kawasaki,,,Hàng… Điện máy xúc, phụ tùng điện máy công trình Cung cấp phụ tùng điện máy xúc, phụ tùng điện máy công trình… Lọc nhiên liệu tách nước EVO10 Lọc nhiên liệu tách nước EVO -10 là sản phẩm nằm trong bộ lọc… Giải pháp Tách cặn bẩn- Nước thay thế khi cốc lắng, lọc tách nước kém hiệu quả trên động cơ diesel Sử dụng lọc tách nước SEPAR, hệ thống phun nhiên liệu trên thiết… BÀI LIÊN QUAN Bộ hơi CAT 3204 DI Giá liên hệ Bộ hơi Cummins 6BT Giá liên hệ Bộ hơi HINO JO5E Giá liên hệ Bộ hơi ISUZU 6BG1-TC(loại 3 xecmang) Giá liên hệ ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU 21/9/2019 Đọc và giải thích ý nghĩa ký hiệu trên máy xúc https://tinphuloi.vn/blog/ky-hieu-tren-may-xuc.html 2/4 Model máy xúc Komatsu Còn PW160-8 là máy xúc bánh lốp, nặng 16 tấn đời -8
2.Ký hiệu trên máy xúc Hitachi:
Cũng giống như hãng Komatsu, máy xúc Hitachi được ký hiệu bằng 2 chữ cái đầu tiên trong dãy là ZX hoặc EX. Sau ký hiệu chữ cái là con số thể hiện trọng tải, và sau cùng là có số biểu hiện đời máy. 21/9/2019 Đọc và giải thích ý nghĩa ký hiệu trên máy xúc. Nếu bắt gặp máy có ký hiệu EX1200-6 thì bạn hiểu là dòng máy đào của hãng Hitachi, máy này có đời -6 và có trọng tải máy là 120 tấn. Hoặc nếu gặp một máy xúc có ký hiệu là ZX60USB-5 thì biết máy của hãng Hitachi, là máy đào dòng 6 tấn, xuất xứ ở Mỹ, đời máy là -5. Ngoài ra, ta thường thấy chữ H trên ký hiệu máy xúc Hitachi, chữ này biểu thị kiểu tải nặng, là loại máy được sử dụng trong khai thác mỏ như máy ZX360H. Hoặc sẽ thấy chữ cái K trong chuỗi ký hiệu trên máy xúc, nó biểu thị cho máy kiểu tháo dỡ như máy ZX210K-3.
3.Ký hiệu trên máy xúc hãng Kobelco:
Với hãng máy xúc Kobelco, ký hiệu nhận biết máy xúc là chữ cái SK, kế đến là trọng tải của máy. Một số máy còn có ký hiệu series đi kèm như máy có series XD hay series HD. Chẳng hạn, nhìn ký hiệu SK200-10, bạn sẽ hiểu là máy xúc bánh xích có trọng tải 20 tấn. Đây là dòng máy phục vụ cho thị trường Philippnes, Việt Nam, Myanmar, Sri Lanka. Đa phần, máy xúc của hãng đến từ Nhật hay Hàn sẽ giống nhau trong ý nghĩa các chữ cái, chữ số.
4.Ký hiệu trên máy xúc hãng Caterpillar:
Riêng với hãng Caterpillar -hãng máy đến từ Mỹ thì có sự khác biệt trong dãy ký hiệu trên máy xúc. Số 3 bắt đầu cho chuỗi ký tự cho biết đây là máy đào. Còn máy ủi sẽ là số 4. Tiếp theo là con số chỉ trọng tải của máy. Ví dụ, với ký hiệu 320D bạn sẽ hiểu đây là máy xúc của hãng Caterpillar, nặng 20 tấn, đời máy xúc là đời D(giống các ký tự -6, -7…ở các hãng máy Nhật hay Hàn). Hiện nay, máy xúc Caterpillar đời mới nhất là F như máy 313F, 390F… Ngoài ra, ký hiệu trên máy xúc hãng này còn có ký tự: GC ký hiệu cho loại máy xây dựng thông thường. Là loại máy dùng trong xây dựng cao tốc, xây dựng đường sắt. ME ký hiệu cho máy có tay ngắn hơn và gầu lớn hơn
Ngoài model máy, trên máy xúc còn có các ký hiệu như số seri( Serial No.), năm sản xuất(Manufact. Year), trọng tải(Mass), công suất động cơ(Engine power), và đặc biệt là dãy ký tự nhận biết sản phẩm(Product Identification Number – PIN). Hiện nay, các hãng máy xúc có mã PIN gồm 17 ký tự theo tiêu chuẩn ISO. 3 ký tự đầu ở vị trí 1, 2, 3 là mã của nhà sản xuất( đã đăng ký trên thế giới) 5 ký tự tiếp theo ở vị trí 4, 5, 6, 7, 8 là mã mô tả thông tin của máy. Ví dụ như chuỗi 00493 hoặc 0493C Vị trí thứ 9 là ký tự ngẫu nhiên hoặc xác định mà nhà sản xuất đã quy định. Các ký tự còn lại của mã pin được quy định từ nhà sản xuất. Tùy nhà sản xuất máy xúc, mà ở vị trí 10 có thể là năm sản xuất của máy. Như Komatsu sẽ có 2 loại mã Pin. Với 6 ký hiệu sẽ có mã pin là A83462. Với 17 ký hiệu có mã pin là KMTPC089A020040287 Hitachi với 7-10 ký tự sẽ có mã pin 12L-30858 hoặc 13KP 001355, 17 ký tự có mã pin HCMBAM00P00034000 21/9/2019 Đọc và giải thích ý nghĩa ký hiệu trên máy xúc Caterpillar trước năm 2001 mã pin có 8 ký tự như 4SS01498. Từ năm 2001 về sau này mã pin có 17 ký tự như .CAT0385BCANS00237 Như vậy, mỗi chữ cái hay con số trong chuỗi ký hiệu trên máy xúc đều ẩn chứa một ý nghĩa riêng của nó. Hy vọng, bài viết trên sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn hiểu ý nghĩa những model máy, giúp cho việc lựa mua, sử dụng hiệu quả.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Thích Kí Tự Chữ Viết Và Ký Hiệu Bản Đồ Địa Chính trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!