Xu Hướng 9/2023 # Giải Thưởng Bông Lúa Vàng 2023: Quán Quân Là Thí Sinh 17 Tuổi # Top 11 Xem Nhiều | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Giải Thưởng Bông Lúa Vàng 2023: Quán Quân Là Thí Sinh 17 Tuổi # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giải Thưởng Bông Lúa Vàng 2023: Quán Quân Là Thí Sinh 17 Tuổi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Không ngoài dự đoán giải quán quân đã thuộc về giọng ca 17 tuổi là thí sinh nhỏ nhất mùa thi, Nguyễn Hồng Bảo Ngọc đến từ Nhạc viện TPHCM. Duyên dáng, bản lĩnh, tài năng là những nhận xét mà các vị giám khảo dành cho tân quán quân của cuộc thi.

Ban tổ chức trao giải cho các thí sinh đoạt giải Bông lúa vàng 2023. Ảnh: VOH

Gala chung kết xếp hạng giải Bông lúa vàng vừa khép lại trong niềm vui của nhiều người, đặc biệt là ban tổ chức và hội đồng giám khảo, vì năm nay thật sự là một mùa vàng bội thu khi người đạt giải thưởng cao nhất là cô bé chỉ vừa bước qua tuổi 17. Khá lâu rồi mới có một giọng ca làm khán giả say mê đến vậy, tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng Bảo Ngọc lại có những kỹ năng đặc biệt trong cách xử lý nhịp nhàng, điều tiết hơi ca. Chất giọng đẹp, cao vút nhưng truyền cảm, tròn vành rõ chữ.

Ông Lê Công Đồng – Giám đốc Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM, Trưởng ban chỉ đạo cuộc thi nhấn mạnh hơn về sự đổi mới không ngừng của giải thưởng: “Giải Bông lúa vàng 2023 có sự đổi mới về nội dung cho đến cách thức tổ chức, lần đầu tiên, giải tổ chức sơ tuyển trên phạn vi toàn quốc với mong muốn cuộc thi đạt được chất lượng cao về chuyên môn và tạo sự lan tỏa rộng trong cộng đồng. Các thành viên của hội đồng giám khảo đến với Bông lúa vàng không chỉ để chấm điểm mà đó còn là sự đam mê, các vị đã góp ý, chỉ bảo, hỗ trợ về kỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn cũng như tiếp sức thêm cho các thí sinh, củng cố thêm niềm tin cho các thí sinh để tạo sự thân thiện, sự đam mê cải lương cho các thí sinh để sau cuộc thi này, các thi sinh tiếp tục hoàn thiện và tỏa sáng”.

Từ sự hồn nhiên, trong trẻo của những ngày đầu sơ tuyển, chưa biết đến một sân khấu lớn, chưa từng diễn chung với bạn diễn nào cho đến vòng Gala xếp hạng, ca diễn được 1 trích đoạn hoàn chỉnh, với áp lực của một chương trình trực tiếp truyền hình, truyền thanh trên một sân khấu hoành tráng trước hàng trăm khán giả và ống kính của báo chí là một nỗ lực không nhỏ của mỗi thí sinh. Các bạn đã cống hiến một chương trình hấp dẫn, ca diễn nhẹ nhàng nhưng lay động. Tất nhiên để tìm ra 6 thí sinh cho vòng thi cuối này từ hơn 300 giọng ca trên cả nước là một hành trình khó khăn, vui buồn lẫn lộn. Lựa chọn ai và loại trừ ai là câu chuyện làm đau đầu các vị giám khảo, vì chất lượng gần như đều nhau và không có nhiều khác biệt. Nhưng giải quán quân của năm nay thuộc về Nguyễn Hồng Bảo Ngọc xem như một thành công lớn của mùa giải, đó là một viên ngọc quý, tuy là ngọc thô nhưng chịu mài dũa sẽ sáng là lời chia sẻ của Nghệ sĩ nhân dân – Tiến sĩ Bạch Tuyết, thành viên của hội đồng nghệ thuật.

“Có thể nói đây là một mùa giải bội thu, vì 6 người có mặt ở vòng thi này đều là 6 giọng ca tuyệt vời. Ở đây chỉ khác nhau là bạn diễn như thế nào, rồi cảm giác khác nhau về nhạc nền của từng trích đoạn, điều này nằm trong diễn tiến của nghệ thuật một cách rất tự nhiên. Về giải quán quân thì phải nói cô bé đã chọn một trích đoạn không ồn ào, chọn cách ca rất tròn vành rõ chữ, rất tự nhiên. Nếu nghe lại, các bạn sẽ thấy cô ấy đã vào 1 câu vọng cổ rất độc đáo, dù trước đó đàn không rao nhưng vẫn có thể đổ 1 câu vọng cổ dài và hay như vậy. Có lẽ cô bé đã chuẩn bị rất kỹ bài thi, và giải quán quân này đúng là điều mừng nhất trong mùa này”.

Ngoài giải quán quân, ban tổ chức còn trao Giải nhì cho thí sinh Nguyễn Thị Hương, thí sinh Bùi Thị Kim Phượng đạt giải 3 và 3 giải khuyến khích thuộc về các thí sinh: Trần Kim Soan, Huỳnh Kim Tho và Hồ Tấn Danh.

Riêng Nguyễn Hồng Bảo Ngọc, đây là một kỷ niệm đẹp của tuổi 17, đến với cuộc thi tình cờ, như em chia sẻ là đi thi cho biết, nhưng Bảo Ngọc đã nỗ lực bằng tất cả những gì đã được học, bằng sự nhiệt huyết, sức trẻ và niềm tin lớn đối với bộ môn nghệ thuật này. “Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc, lần đầu tiên thi cuộc thi này nên em chỉ nghĩ là đến như một cuộc chơi nhưng không ngờ mình đi đến vòng gala và giành được giải quán quân. Em xin cảm ơn ban tổ chức đã tạo ra một cuộc thi ý nghĩa như thế này, nếu các bạn yêu và muốn đến với một cuộc thi thì hãy đến với Bông lúa vàng, đây sẽ là điều kiện tốt để các bạn học hỏi thêm”, Bảo Ngọc chia sẻ.

Góp phần không nhỏ vào thành công của mùa giải năm nay là các vị giám khảo, những nghệ sĩ có chuyên môn, có tầm ảnh hưởng, uy tín, luôn công tâm và đưa ra những góp ý hay, cụ thể đối với từng thí sinh để mỗi người tự hoàn thiện trong suốt hành trình đi cùng cuộc thi. 5 vị giám khảo: NSND Bạch Tuyết, NSND Minh Vương, NSND Thanh Tuấn, NSƯT Thanh Hằng, NSƯT Huỳnh Khải đã cũng chia sẻ kinh nghiệm và trải qua từng giây phút khóc, cười với các thí sinh để hôm nay, mang về một mùa vàng nặng trĩu.

Đánh giá chung hành trình gần 1 năm qua của cuộc thi, NSƯT Huỳnh Khải, Trưởng ban hội đồng giám khảo nhấn mạnh: “Các thí sinh năm nay ca rất chuẩn, diễn rất đạt, và các trích đoạn các bạn chọn rất hay, chúc mừng các thí sinh và chúc mừng cuộc thi đã tìm ra những thí sinh ca hay, xứng đáng để trao giải. Chúng tôi nghĩ rằng từ mùa giải này sẽ động viên nhiều hơn đến các bạn, đặc biệt là các bạn trẻ tham dự nhiều hơn các cuộc thi, từ địa phương cho đến các cuộc thi lớn, ví dụ như giải Bông lúa vàng, để chúng ta bảo tồn và phát huy nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử trong tương lai”.

Cuộc thi Bông lúa vàng tỏa sáng tài năng cải lương 2023 đã chính thức khép lại nhưng hành trình đẹp này sẽ còn ở mãi trong lòng người mộ điệu, nhất là niềm tin vào một thế hệ kế thừa trẻ trung, say nghề và thanh xuân. Như cái cách mà quán quân của cuộc thi năm nay đã nói: “Nghệ thuật cải lương hay lắm, người trẻ vẫn yêu cải lương và yêu rất văn minh”.

Chúc mừng sự thành công của giải thưởng Bông lúa vàng năm nay và chúc mừng cho 26 năm phát triển của một giải thưởng. Hành trình đi qua, ê kíp thực hiện chưa chắc đã làm hoàn hảo hết tất cả mọi thứ nhưng nhìn tổng thể là luôn cố gắng để làm tốt nhất có thể. Luôn giữ đúng tiêu chí từ đầu cuộc thi này đề ra. Ngoài việc để cuộc thi thật sự ý nghĩa, lan tỏa, những người thực hiện còn liên tục thích nghi với thời đại, với sự đào thải khắc nghiệt của nghệ thuật để “Bông lúa vàng” mãi là chương trình được khán giả tin yêu, lựa chọn.

Cô Bé 17 Tuổi Đoạt Giải Bông Lúa Vàng 2023

Bảo Ngọc hiện đang theo học đàn nguyệt tại Nhạc viện chúng tôi Cô là thí sinh nhỏ tuổi nhất được chọn vào vòng gala chung kết.

Với nhân vật cô gái mù có một tình yêu trong sáng trong trích đoạn cải lương Ánh sáng phù du, Bảo Ngọc đã chinh phục 5 vị giám khảo gồm NSND Bạch Tuyết, NSND Minh Vương, NSND Thanh Tuấn, NSƯT Huỳnh Khải và nghệ sĩ Thanh Hằng với tổng điểm 19,986.

Giám khảo Bạch Tuyết khen ngợi cô bé có làn hơi rất quý, cách phát âm rõ, đây là một trong những điều mà các cô đào cải lương rất cần. Bà còn thích thú cách Bảo Ngọc sắp nhịp, sắp chữ khi vô câu vọng cổ nghe rất lạ.

Khi biết Bảo Ngọc đang theo học đàn nguyệt, bà kết luận: “Thường những người biết ca mà còn biết đàn sẽ có cách sắp nhịp rất hay. Ví dụ như anh Thanh Tuấn, Minh Vương đây. Cả hai anh đều biết ca và đàn nên có cách sắp nhịp, ca rất hay!”

Bảo Ngọc tâm sự cô vô tình xem thông tin về cuộc thi trên Facebook nên đăng ký dự thi. Đây là lần đầu tiên cô “cả gan” thi thố và không ngờ mình đoạt giải quán quân.

Bảo Ngọc sinh ra trong gia đình không có truyền thống nghệ thuật, nhưng ba cô vốn mê ca cổ nên cũng truyền chút ít tình yêu cho con gái. Từ bé, cô cứ nghe người ta ca rồi ca theo. Lớn lên, đi học đàn cô cũng tập tành ca, chỗ nào chưa đúng thì thầy dạy đàn góp ý chỉnh sửa. Với hành trang ít ỏi đó, Bảo Ngọc đến với cuộc chơi lớn và nhờ chất giọng trời phú, cao vút, ngọt ngào mà Bảo Ngọc giành được chiến thắng.

Cô tâm sự: “Em mong muốn trở thành nghệ sĩ cải lương, nhưng ba mẹ thấy nghề này cực khổ nên không muốn cho em theo. Tuy nhiên, vì đã mê nên em sẽ cố gắng thuyết phục và chứng tỏ khả năng để ba mẹ yên tâm với lựa chọn của em”.

Cuộc thi Bông lúa vàng năm nay khởi động từ tháng 3-2023 với các vòng thi Gieo hạt, Mạ non, Trổ đòng, Lúa vàng. Sáu thí sinh nổi bật nhất được chọn tranh tài vòng gala chung kết. Mỗi thí sinh ca diễn một trích đoạn cải lương không quá 15 phút với sự trợ diễn của các nghệ sĩ.

Ngoài giải Bông lúa vàng, ban tổ chức còn trao giải nhì cho thí sinh Nguyễn Thị Hương (TP.HCM), giải ba thuộc về Bùi Thị Kim Phượng (Đồng Tháp).

Ba giải khuyến khích được trao cho: Huỳnh Kim Tho (Kiên Giang), Trần Kim Soan (An Giang) và Hồ Tấn Danh (TP.HCM). Giải thí sinh được yêu thích nhất thuộc về thí sinh Hồ Tấn Danh.

Giải Bài Tập Trắc Nghiệm Trang 17 Sbt Sinh Học 9: Trắc Nghiệm Trang 17 Chương I Các Thí Nghiệm Của Menden

Giải bài tập trắc nghiệm trang 17 SBT Sinh học 9, các thí nghiệm của menđen. Hướng dẫn Giải bài tập trắc nghiệm trang 17 chương I các thí nghiệm của Menden SBT (SBT) Sinh học 9. Câu 31: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài….

Chọn 1 phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất với mỗi bài sau :

31. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.

P : Lông ngắn không thuần chủng X lông ngắn không thuần chủng, kết quả ở F 1 như thế nào ?

A. Toàn lông ngắn.

B. Toàn lông dài.

C. 1 lông ngắn : 1 lông dài.

D. 3 lông ngắn : 1 lông dài.

32. Theo Menđen, bản chất của quy luật phân li độc lập là

A. các cặp tính trạng di truyền riêng rẽ.

B. các tính trạng khác loại tổ hợp lại tạo thành biến dị tổ hợp.

C. các cặp tính trạng di truyền độc lập.

D. các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong giảm phân.

33. Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử là bao nhiêu ?

A. Số lượng các loại giao tử là 2 n. B. Số lượng các loại giao tử là 3 n.

C. Số lượng các loại giao tử là 4 n. D. Số lượng các loại giao tử là 5 n.

34. Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu hình là bao nhiêu ?

A. Số lượng các loại kiểu hình là 2 n

B. Số lượng các loại kiểu hình là 3 n.

C. Số lượng các loại kiểu hình là 4 n.

D. Số lượng các loại kiểu hình là 5 n.

35. Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình như thế nào ?

A. Tỉ lệ phân li kiểu hình là (2 +1) n.

B. Tỉ lệ phân li kiểu hình là (3 +1) n.

C. Tỉ lệ phân li kiểu hình là (4 +1) n

D. Tỉ lệ phân li kiểu hình là (5 +1) n.

Bài Văn Mẫu Lớp 8 Số 7 Đề 1: Tuổi Trẻ Là Tương Lai Của Đất Nước

Bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Tuổi trẻ là tương lai đất nước Dàn ý tuổi trẻ là tương lai của đất nước

1) Mở bài.

Dẫn dắt vào đề bằng lời dạy của Bác Hồ. Nêu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.

2) Thân bài.

Tại sao nói “Tuổi trẻ là tương lai đất nước”?

Tuổi trẻ bao giờ cũng dồi dào sức khoẻ, có đủ nhiệt tình để cống hiến cho quê hương, đất nước.

Tuổi trẻ không bao giờ thiếu ước mơ và sự sáng tạo.

Có nhiệt huyết, sự táo bạo và sẵn sàng dấn thân để đến những nơi khó khăn và làm những việc khó.

Tuổi trẻ nước ta trong quá khứ đã cống hiến cho đất nước như thế nào? (kể về một số tấm gương mà em biết, như: Trạng Hiền, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Bá Khánh Trình,…).

Tuổi trẻ hôm nay cần làm gì để cống hiến cho đất nước?

Ra sức học tập.

Tham gia tích cực các hoạt động xã hội.

Thi đua lập thành tích trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Chủ động tiếp nhận và gánh vác dần những công việc của thế hệ trước.

Tuổi trẻ cũng cần khắc phục nhược điểm không có lợi cho bản thân và tương lai của đất nước (sự bồng bột, thói ỷ lại, thói ăn chơi sa đọa,…).

3) Kết bài.

Tuổi trẻ phải ước mơ, phải khát khao cống hiến. Có như vậy, cuộc sống mới dồi dào ý nghĩa.

Bài văn mẫu tuổi trẻ là tương lai của đất nước

Bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước mẫu 1

Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ – tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đạo nghĩa.

Tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào và sức mạnh của dân tộc. Thuở xưa mỗi khi đất nước lâm nguy thì lại xuất hiện những anh hùng trẻ tuổi dũng cảm, tài trí. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước tuổi trẻ Việt Nam cũng không kém cha anh xưa. Thuở xưa tuổi trẻ Việt Nam đã làm cả thế giới phải nghiêng mình khâm phục một Việt Nam anh hùng thì nay cả thế giới cũng đang biết đến một Việt Nam năng động qua thế hệ trẻ. Điều đó cho thấy tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và luôn phát huy truyền thống dân tộc.

Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ – tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đạo nghĩa. Sức mạnh vô song của tuổi trẻ khiến “sông kia sông phải chuyển, núi kia núi phải dời”. Tuổi trẻ cả nhân loại đang ra sức tìm kiếm và xây dựng những thứ tưởng chừng như viễn tưởng nhưng nay lại trở thành hiện thực, như những thành tựu trong ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, v.v… Họ có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng nội lực của chính mình, họ có tự do trong suy nghĩ và hành động, họ có sự dân chủ trong mọi ý tưởng và lí tưởng, họ có được sự tôn trọng về thực quyền sáng tạo. Vậy thì tiềm năng và tương lai phát triển của mỗi quốc gia đều mong đợi và đều đặt niềm tin vào tuổi trẻ.

Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay có nhiều cơ hội để phát triển tài năng và cống hiến cho đất nước vì các bạn đang được sống trong hoà bình, được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để học tập, làm việc và thể hiện năng lực của mình. Các bạn đã và đang khẳng định được sức mạnh của chính mình trong mọi lĩnh vực như: Kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục, v.v… Ngày càng xuất hiện nhiều nhà kinh doanh trẻ năng động; những nhà khoa học tài năng; đặc biệt là những thành tích của học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các kì thi Olimpic khu vực và quốc tế. Với sức mạnh nội lực của con người và tuổi trẻ Việt Nam, với sự ưu đãi của thiên nhiên, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng khẳng định và vươn lên trở thành một quốc gia hùng mạnh. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta vẫn bị xếp vào những nước đang phát triển, còn nghèo nàn và lạc hậu. Tuy nhiên các bạn cũng đang chịu nhiều thách thức trước nhiều áp lực trong cuộc sống, trước nguy cơ bị tụt hậu trước sự phát triển mạnh mẽ của thế giới.

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu”. Lời dạy của Bác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước. Thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc Việt Nam. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát hơn là một lí tưởng sống. Và nhất là tuổi trẻ hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước phải xác định được cho mình một lí tưởng sống đúng đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuổi trẻ chúng ta được đặt ra câu hỏi: Sống như thế nào để có ích cho xã hội? Tuổi trẻ là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế lí tưởng sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại. Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có lí tường cao đẹp. Hãy nhớ rằng lời nhắn nhủ thiêng liêng của Bác phải được thực hiện, bởi các bạn biết đấy cả tuổi trẻ của mình Bác đã sống cho dân tộc. Chúng ta không có quyền để những hi sinh của Bác thành vô nghĩa. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để lại lời căn dặn trong bản di chúc: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết…”.

Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Những đóng góp của thanh niên vào thành quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động, học tập, rèn luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúc sinh thời.

Bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước mẫu 2

Để khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển cuộc sống tương lai, tổ chức UNESCO đã đưa ra câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Thái độ quan tâm lo lắng ấy đã được Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng thể hiện qua lời căn dặn của Người trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập cách đây hơn sáu mươi năm: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Trải qua nhiều thập kỷ, câu nói trên của Bác vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với học sinh chúng ta.

Lời căn dặn của Bác vừa thiết tha vừa hàm súc chứa đựng bao niềm tin yêu và hi vọng đối với lớp trẻ Việt Nam. Đầu tiên Bác nêu vấn đề như một câu nghi vấn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không” và những dòng tiếp theo cũng là câu trả lời của Bác: “Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Qua những lời căn dặn của Bác ta nhận thấy sự kì vọng của một vị lãnh tụ đất nước đối với các thế hệ học sinh. Bác đã trao cho lớp trẻ trách nhiệm nặng nề nhưng không kém phần vinh quang. Đó là kế tục sự nghiệp của cha ông đi trước để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh tươi đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Để gánh vác trách nhiệm này thì học sinh chỉ có một con đường là phải cố công học tập rèn đức luyện tài, phấn đấu không ngừng nghỉ không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.

Tại sao Bác lại khẳng định tương lai đất nước phụ thuộc vào sự gắn công học tập của lớp trẻ. Đó bắt nguồn từ thực trạng nước ta những ngày đầu giành độc lập từ tay thực dân Pháp. Bên cạnh nạn đói đang đe dọa, giặc dốt cũng hoành hành không kém. Hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ.

Một đất nước có trình độ dân trí thấp luôn đồng hành với đói, nghèo, lạc hậu. Cho nên ngoài việc trừ giặc đói, Bác đã quan tâm đến phong trào diệt trừ giặc dốt. Để đất nước có một tương lai xán lạn cần phải có những con người có trình độ với học thức, tài năng và đạo đức và điều đó cần được chú trọng ngay trong thời điểm hiện tại và các thế hệ học sinh chính là những người phải thực hiện trách nhiệm nặng nề và vinh quang ấy vì tương lai vận mệnh đất nước sau này hoàn toàn phụ thuộc vào thế hệ mai sau, học sinh là người chủ tương lai đất nước.

Một đất nước muốn vươn lên từ đói nghèo và lạc hậu và phát triển sánh vai với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới cần phải có một đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật giỏi để vận dụng nền công nghệ tiên tiến của thế giới vào trong việc xây dựng và phát triển, cần phải có những người có học vấn cao, có đầu óc nhạy bén, có tầm nhìn xa, trông rộng để định hướng cho con thuyền đất nước vượt qua giông bão của thời đại để tiến đến bến bờ thành công. Ngược lại nếu thế hệ học sinh không chăm chỉ học tập, không chuyên tâm rèn luyện, phấn đấu thì liệu trong tương lai ta có thể gánh vác được và xây dựng đất nước hay không?

Học sinh là đối tượng luôn được Bác Hồ yêu thương quan tâm nhiều nhất. Vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác tự xây dựng cho mình một phương pháp học sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất. Mà muốn học tốt đầu tiên chúng ta cần phải xác định mục tiêu học tập đúng đắn, ý thức được trách nhiệm quan trọng của mình là phải xây dựng Tổ quốc. Mục đích học tập càng cao đẹp thì động cơ học tập càng mãnh liệt.

Chúng ta phải học các môn thể dục để rèn luyện sức khỏe vì “một đầu óc minh mẫn chỉ có trong một thân thể cường tráng”. Nhưng học không chưa đủ chúng ta còn phải biết vận dụng những điều mình học được vào trong những thao tác thực hành.

Việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức theo năm điều Bác dạy cũng là một phương pháp học tập. Một con người hoàn mĩ phải hội tụ hai yếu tố tài năng và phẩm chất đạo đức.

Tóm lại qua lời căn dặn trong bức thư gửi học sinh, Bác đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học của thế hệ trẻ đối với tương lai đất nước. Bác đã tin tưởng giao cho thế hệ trẻ chúng ta nhiệm vụ khó khăn và vinh quang, giao cho chúng ta tương lai đất nước. Vậy chúng ta phải cố gắng học hành, rèn đức luyện tài để có thể đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu đáp lại lời mong mỏi thiết tha của Bác.

Văn mẫu lớp 8 số 7 đề 1: Tuổi trẻ là tương lai của đất nước số 3

Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.

Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội.

Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.

Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.

Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học, đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.

Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ – tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh của tuổi trẻ khiến “sông kia phải chuyển, núi kia phải dời”. Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.

Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia đình ngay còn nhỏ mà “quên” đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ “làm” gì? Chẳng lẽ ngồi không như một “người bị liệt”. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước như lời dặn của Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn: “Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?” Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.

Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời kì kháng chiến. Những người con đất nước như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Đây là những thanh niên của hơn 40 năm trước còn lớp thanh niên ngày nay thì sao?

Vâng. Các bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: những thế hệ trước đã dâng hiến xương máu để ngày sau độc lập thì chúng ta phải biết “cùng nhau giữ nước” và nối tiếp, kế thừa truyền thống cao đẹp đó. Và một điều quan trọng là các bạn đừng nghĩ đó là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta phải hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và sống tự do, no đủ là một món quà quý báu, vô giá mà quê hương xã hội đã ban tặng. Hạnh phúc không tự nhiên mà có mà đó xương máu, tâm huyết của biết bao người con của đất nước. Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, suy nghĩ riêng. Chúng ta không được bác bỏ, phủ nhận quá khứ hay công sức của những anh hùng dân tộc. Đơn giản là vì mỗi thế hệ đều có sứ mệnh riêng, nhận thức riêng mà chúng ta không nên so bì, tính toán. Vì vậy: “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ” (như tổng bí thư Đỗ Mười nói)

Nhưng tuổi trẻ chúng ta có điều kiện gì để xây dựng đất nước? Vâng, đó chính là học tập. Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói đến việc học hành. Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thúc giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học học tập là một nỗi nhọc nhằn. Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có “bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được. Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụn bại.

Cách duy nhất là phải học chân chính, học bằng khả năng của mình. Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc thuyền số phận của non sông Tổ quốc. Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nữa, học mãi. Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới sáng lạn, lấp lánh hào quang.

Tóm lại, tuổi trẻ là người sẽ quyết định tương lai đất nước sau này. Tuổi trẻ nước ta đầy rẫy nhân tài sẽ góp phần cho dáng hình xứ sở. Ngay từ hôm nay, tôi, bạn và tất cả mọi người phải cố gắng học tập để sau này có thể giúp nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng và phát triển nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước mẫu 4

Người Việt Nam thường nói: “tre già măng mọc”, “con hơn cha là nhà có phúc”. Vấn đề truyền thống là mạch ngầm trong lòng dân tộc, là sức sống diệu kì trong hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Cha ông ta trao cho con cháu ngọn lửa thiêng liêng của nền văn hóa, văn hiến và hơn ai hết tuổi trẻ của thế hệ hôm nay phải có sứ mệnh thắp sáng hơn, đưa ngọn lửa thiêng liêng ấy đến đài vinh quang trong tương lai.

Thời kì nào cũng vậy, dân tộc nào cũng vậy, tuổi trẻ là nguồn tài nguyên vô giá và là nhân vật chính tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc, cho dân tộc. Tuổi trẻ là thế hệ măng đã sắp thành tre, là những con người đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận thức vị trí của mình trong cuộc đời đối với chính mình và xã hội.

Tuổi trẻ của đất nước hôm nay là bạn, là những anh chị hơn mình tuổi tác đang có mặt trong các giảng đường Đại học, Cao đẳng, đang hoạt động bằng tâm huyết của mình để cống hiến nhiều nhất sức trẻ với sự đam mê, hăng say, nhiệt tình bốc lửa.

Nhiệm vụ của tuổi trẻ thời nào cũng có những mục đích rất cụ thể. Thời kì chống Pháp, chống Mĩ, hàng triệu thanh niên đã ngã xuống, đem lại độc lập, tự do cho đất nước. Giờ đây, hàng triệu Thanh niên Việt Nam cần phải thấm nhuần lời dạy của Bác là phải: “Học tập tốt, lao động tốt”. Hơn bao giờ hết chúng ta cần suy ngẫm tới những lời nói vàng ngọc xuất phát tự đáy lòng của Bác trong “Thư gửi học sinh Việt Nam” nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm Châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”.

Ngay những ngày đầu mở nước, Bác đã quan tâm diệt giặc dốt. Bác coi loại giặc này còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Với kinh nghiệm từng trải, với việc chứng kiến nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới Bác đã hiểu rằng: “Một dân tộc dốt nát, dân trí thấp thì trước sau cũng chỉ là nô lệ cho thế lực bên ngoài”.

Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói tới việc học hành. Tuy nhiên, có người coi chuyện học hành như một việc khổ sai. Việc học là sự thúc ép của cha mẹ, của thầy cô. Việc học không tự giác đã dẫn tới lười biếng, cẩu thả. Chính mình tự đầu độc mình bằng…học. Người ta coi học tập là ngày hội, thì một số người coi học tập là nỗi nhọc nhằn phải chịu đựng. Kiến thức các bộ môn cứ y như cỏ rơm mà con người phải nhai lại vậy.

Có người coi chuyện học tập, chuyện thi cử chỉ là hình thức. Bởi họ cần bằng cấp không cần kiến thức. Có bằng cấp họ lại được “sắp”, “xếp” vào những vị trí như mong muốn của bản thân, thậm chí theo như ý của các ông bố, bà mẹ. Vị trí của họ sớm đã được xác định nên dẫn tới một bộ phận thanh niên không đem hết tài sức để phấn đấu. Thật nguy hại cho lối học cơ hội này bởi lối học đó sẽ tạo nên những nhân cách cơ hội, phương cách làm giàu “kiểu chụp giật may rủi” chúng chẳng những không đưa nước ta sánh vai với các cường quốc mà ngược lại chúng làm dân tộc ta tụt hậu, lụn bại…

Thời đại của tri thức, của khoa học công nghệ. Ai nắm được tri thức công nghệ, người ấy sẽ nắm chiếc đũa thần để tạo bước đi thần diệu cho đất nước. Nhiệm vụ của tuổi trẻ phải có chiếc đũa thần ấy. Bất cứ ai ở tuổi ăn học, phải tạo mọi điều kiện, tiếp cận với tri thức. Chỉ có tri thức dồi dào, đạo đức nhân tâm trong sáng, khát vọng sống, lao động cống hiến mãnh liệt trong tầng lớp tuổi trẻ thì tương lai của dân tộc mới sáng lạn, lấp lánh hào quang.

Tuổi trẻ Việt Nam không phải không có nhân tài. Nhưng tất cả tuổi trẻ Việt Nam phải biết hóa thân cho “dáng hình xứ sở”. Mọi người phải là anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân ngày nào.

“Đoàn vệ quốc quân một ngày ra đi Nào có sá chi đâu ngày trở về Ra đi ra đi bảo tồn sông núi…”

Chúng ta phải học tập với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Phải coi chuyện học tập hằng ngày của chúng ta là những chiến công. Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thanh niên ta hiện nay cần phải lập những Điện Biên Phủ mới để đưa đất nước bước vào kỉ nguyên huy hoàng, ấm no, hạnh phúc…

“Thành công là do 99% tài năng và 1% may mắn”. Tôi, bạn và những người lắng nghe dòng tâm sự này hãy cố gắng nỗ lực hết mình để Việt Nam mãi trường tồn với thời thời gian, vĩnh cửu trên thế giới.

Bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước số 5

Trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời nhắn nhủ của Bác một lần nữa càng giúp ta thấm thía hơn vai trò, trách nhiệm của thế hệ với tương lai đất nước.

“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Vâng, tuổi trẻ là chặng đời con người có thể có những đóng góp lớn lao nhất cho xã hội. Vì sao vậy? Bởi lẽ, tuổi trẻ là tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là tuổi ôm ấp bao ước mơ, hoài bão. Tuổi trẻ là tuổi năng động và sáng tạo. Tuổi trẻ cũng là tuổi có sức bật mạnh hơn hết thảy. Với tất cả những phẩm chất tinh tuý ấy, không bàn cãi gì nữa, thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân của đất nước, sẽ là nguồn động lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng một đất nước phát triển và giàu mạnh. Song, để có thể sống và đóng góp một cách trọn vẹn, viên mãn nhất cho đất nước, tuổi trẻ cũng cần chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để tiến vào tương lai, đảm đương vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của mình.

Tuổi trẻ ấy không ai khác chính là chúng ta, thế hệ học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy, chúng ta phải chuẩn bị những gì cho hàng trang đi vào tương lai? Thiết nghĩ, trước hết chúng ta phải là những con người có đạo đức tốt, có nhân cách cao đẹp. Đồng thời, phải không ngừng nỗ lực để nâng cao tri thức, hiểu biết, trí tuệ nhằm đem tài năng của mình phục vụ cho Tổ quốc. Nghĩa là, mỗi người phải phần đấu để trở thành con người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài. Lời Bác dạy vẫn còn đó: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Con đường tiếp cận tri thức của nhân loại là cả một hành trình không mệt mỏi, không có chỗ dừng. Để có thể thực sự trở thành những chủ nhân vững vàng của đất nước tương lai, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, nắm bắt một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản để có thể tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân loại, trở thành lực lượng lao động tri thức, trở thành những con người cốt cán của thời đại khoa học kĩ thuật.

Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc học của chúng ta. Lời nhắn nhủ của Bác đặt trong hoàn cảnh hiện nay càng sâu sắc hơn bao giờ hết. Sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, của hoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ không chấp nhận những ai bằng lòng với những gì mình đang có. Điều đó cũng có nghĩ làm không chịu học, không ham học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu. Chắc chắn, sứ mệnh của những chủ nhân tương lai sẽ không phải là chúng ta. Điều này quả là ngoài ý muốn của những ai biết yêu Tổ quốc, giống nòi, biết tự hào với truyền thống cao đẹp của “con Hồng cháu Lạc”.

Vậy chúng ta phải học tập như thế nào để có thể đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó? Thiết nghĩ, mỗi người phải ý thức rõ vai trò chủ nhân tương lai đất nước. Không ngừng học tập và học hỏi, học với tất cả sự nhiệt tình và niềm say mê khám phá không ngừng để tiếp cận chân lí của tri thức nhân loại. Xác định rõ mục tiêu học tập vinh quang ấy, mỗi học sinh phải xem những tấm gương hiếu học, những gương mặt tài năng trẻ không chỉ là niềm tự hào của tuổi trẻ chúng ta mà còn là cái đích vươn lên của mỗi con người. Trau dồi kiến thức, học đến đâu chắc đến đó; kết hợp học với hành, lí thuyết gắn với thực nghiệm để có kích thích sáng tạo; tìm tòi cái mới. Và tất nhiên, không bao giờ quên ý thức trau dồi trở thành con người toàn diện cả tài và đức. Bởi chỉ thực sự có tài và có đức thì mới mong đóng góp được nhiều cho đất nước, cho dân tộc.

Bác mong các cháu mau khôn lớn Nối gót ông cha bước kịp mình.

(Tố Hữu)

Lời Bác dạy và mong ước tha thiết của Người sẽ mãi là lẽ sống đẹp của mỗi chúng ta, hôm nay và mai sau. Bạn, tôi và tất cả chúng ta chắc chắn sẽ là những chủ nhân xứng đáng của đất nước. Và, tất nhiên phải bắt đầu ngay từ bây giờ, những gì cần thiết nhất để hoàn thành sứ mệnh của tương lai.

Bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước số 6

Tuổi trẻ là lực lượng những con người đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, thời gian cống hiến cho xã hội lâu dài. Họ có sức khoẻ, có khát vọng hoài bão, có lý tưởng, dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn hay lùi bước trước gian khổ. Nói một cách khác, họ là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi dân tộc. Còn tương lai đất nước là để chỉ con đường phía trước của một dân tộc. Nó có thể tươi đẹp hoặc có thể ảm đạm. Nói đến tương lai của đất nước là nói đến sự phát triển của mỗi dân tộc, tuổi trẻ có vai trò quyết định rất lớn. Bởi vì lịch sử của mỗi dân tộc, thì trong mỗi giai đoạn đều có những đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết mà con người phải đáp ứng. Và hơn hết, lực lượng tuổi trẻ là những con người có thể đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử.

Để hiểu rõ được điều này, chúng ta cần thấy được, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, tuổi trẻ đã làm được gì? Xưa kia, những vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… đã làm cho để quốc phương Bắc hiểu rằng không dễ gì có thể thôn tính được dân tộc ta. Ví dụ như hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã dấy lên cuộc khởi nghĩa chống giặc Ngô vào thế kỷ thứ I, khiến toàn thể Giao Châu bị chấn động. Hay như ông Quang Trung, ông đã chỉ huy nhân dân ta, chiến thắng hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Ông là một con người đánh trăm trận trăm thắng. Họ là những con người của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, họ cứ kế tiếp nhau đứng dậy đánh giặc, duy trì sự tồn tại của đất nước.

Vào những năm thế kỷ hai mươi, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tuổi trẻ Việt Nam đã lập được rất nhiều chiến công. Họ là những lực lượng bộ đội du kích, dân quân, thanh niên xung phong, họ bảo vệ đất nước, họ đánh đuổi giặc, với một khát vọng giải phóng đất nước. Nào là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, anh Bế Văn Đàn, … họ đã viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc ta. Và đặc biệt, người thiếu niên trẻ tuổi, tiêu biểu nhất đó là Nguyễn Ái Quốc. Người đã dùng sức mạnh của tri thức để giải phóng dân tộc ta. Với đức tình cần cù, ham học hỏi, Bác đã thu nhận được nguồn kiến thức to lớn khiến người đời phải thán phục.

Tuổi trẻ hiện nay, chiến tranh đã lùi xa ba mươi năm, và hơn lúc nào hết, đây là lúc chúng ta phải góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước để thoả lòng mong ước của Bác Hồ: “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em.” Tuổi trẻ Việt Nam luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, kinh doanh, sản xuất,… Những tấm gương học tập như Ngô Bảo Châu, Nguyễn Phương Ngọc đã làm rạng danh cho nền toán học nước nhà, để thế giới phải khâm phục tuổi trẻ Việt Nam, hay như Đặng Lê Nguyên Vũ – một doanh nghiệp trẻ, Phan Hồng Huy – 15 tuổi giải nhất tin học không chuyên,… Và còn biết bao con người Việt Nam khác, họ đã trở thành những lực lượng thanh niên tình nguyện, đi đến những miền đất xa xôi của tổ quốc để lập nghiệp, cứu giúp những người còn nghèo khổ.

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những học sinh, sinh viên không biết tôn trọng tuổi trẻ, sống hời hợt, vô trách nhiệm. Họ đam mê những thị yếu tầm thường, như là rượu chè, cờ bạc, nặng hơn nữa, họ lười lao động, sống bằng lừa đảo, trộm cắp.

Vậy, chúng ta phải làm gì? Tuổi trẻ hiện nay phải sống có lý trí, có hoài bão và có đạo đức. Chúng ta phải trau dồi tri thức để đáp ứng kịp thời những nhu cầu của đất nước, của xã hội.

Bài viết số 7 lớp 8 đề 2, 3:

Thông Tin Giá Vàng Trong Nước Hôm Nay Là Bao Nhiêu Mới Nhất

Giải Vở Bài Tập Khoa Học 5 Bài 7: Từ Tuổi Vị Thành Niên Đến Tuổi Già

Giải sách bài tập Khoa học lớp 5 tập 1

Giải Vở bài tập Khoa học lớp 5 bài 7

Giải Vở bài tập Khoa học lớp 5 bài 7: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già có đáp án chi tiết cho từng bài tập trang 15, 16 VBT Khoa học 5 tập 1 giúp các em học sinh nắm được các kiến thức khoa học lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Lý thuyết Vở bài tập Khoa học lớp 5 bài 7

– Tuổi vị thành niên:

+ Chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, tự chịu trách nhiệm trước bản thân, gia đình và xã hội.

– Tuổi trung niên: Có thời gian và điều kiện tích luỹ kinh nghiệm sống.

– Tuổi già: Vẫn có thể đóng góp cho xã hội, truyền kinh nghiệm cho con, cháu.

* Kết luận: Các em đang ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, các em cần hiểu rõ mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời để có cách sống phù hợp sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần, các mối quan hệ xã hội.

Hướng dẫn giải Vở bài tập Khoa học lớp 5 bài 7 Giải Vở bài tập Khoa học lớp 5 – Câu 1 trang 15

Đọc các thông tin trang 16, 17 SGK và hoành thành bảng sau:

Trả lời:

Tuổi vị thành niên

Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội.

Tuổi trưởng thành

Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội,…

Ở tuổi này cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp.

2.1. Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?

a. Tuổi ấu thơ.

b. Tuổi vị thành niên.

c. Tuổi trưởng thành.

2.2. Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời thì có lợi gì về mặt tâm lí xã hội đối với mỗi người?

a. Biết được sự biến đổi của cơ thể về mặt thể chất.

b. Biết được sự biến đổi của cơ thể về mặt tinh thần.

c. Sẵn sàng đón nhận những thay đổi của cơ thể về thể chất và tinh thần, phát huy những điểm mạng và tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người ở vào mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời.

Trả lời:

2.1. b. Tuổi vị thành niên

2.2. c. Sẵn sàng đón nhận những thay đổi của cơ thể về thể chất và tinh thần, phát huy những điểm mạng và tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người ở vào mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời

Ngoài giải bài tập Vở bài tập Khoa học 5 đầy đủ chi tiết mới nhất trên, VnDoc còn giúp các bạn giải SGK Khoa học lớp 5 và Giải Khoa học lớp 5 VNEN đầy đủ các bài học.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Thưởng Bông Lúa Vàng 2023: Quán Quân Là Thí Sinh 17 Tuổi trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!