Bạn đang xem bài viết Giải Toán Lớp 6 Bài 7: Độ Dài Đoạn Thẳng được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giải Toán lớp 6 bài 7: Độ dài đoạn thẳng
Bài 40: Đo độ dài một số dụng cụ học tập (bút chì, thước kẻ, hộp bút,…).
Lời giải:
Để đo độ dài các dụng cụ học tập này, các bạn nên có một chiếc thước kẻ dài. Đặt thước kẻ dọc theo dụng cụ cần đo độ dài, sau đó đặt vạch 0 cm vào mép một cạnh của dụng cụ học tập. Mép còn lại chỉ vào số liệu độ dài nào thì đó chính là độ dài các bạn cần trả lời.
Ví dụ:
– Độ dài bút chì: 17 cm
Bài 41: Đo kích thước của nền nhà lớp học (hoặc bảng, hoặc bàn giáo viên, rồi điền vào chỗ trống):
Chiều dài:………
Chiều rộng:……..
Lời giải:
– Nền nhà lớp học:
– Bảng:
– Bàn giáo viên:
Bài 42: So sánh hai đoạn thẳng AB và AC trong hình 44 rồi đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau.
Lời giải:
Sử dụng thước kẻ để đo hai đoạn thẳng AB và AC, ta thấy chúng đều có độ dài là:
AB = AC = 28 mm (= 2,8 cm)
Hai đoạn thẳng này bằng nhau, ta dùng một dấu gạch (ngang hay chéo tùy bạn) để đánh dấu cả hai đoạn thẳng này.
Lời giải:
Sử dụng thước kẻ đo độ dài các đoạn thẳng ta được:
AB = 30 mm; AC = 18 mm; BC = 35 mm suy ra: AC < AB < BC
Vậy thứ tự tăng dần về độ dài là: AC, AB, BC.
Bài 44:
a) Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong hình 46 theo thứ tự giảm dần.
b) Tính chu vi hình ABCD (tức là tính AB + BC + CD + DA).
Lời giải:
a)
Sử dụng thước kẻ đo độ dài các đoạn thẳng trong hình 46. Ta được:
AB = 12 mm, BC = 16 mm, CD = 25 mm, DA = 30 mm suy ra: AB < BC < CD < DA
Vậy thứ tự giảm dần về độ dài các đoạn thẳng là: DA, CD, BC, AB.
b) Chu vi của hình ABCD là:
AB + BC + CD + DA = 12 + 16 + 25 + 30 = 83 (mm)
Đáp số: 83 (mm)
Bài 45: Đố: Nhìn hình 47a, b đoán xem hình nào có chu vi lớn hơn? Hãy đo để kiểm tra dự đoán.
Lời giải:
(Lưu ý: Chu vi của một hình thì bằng tổng độ dài của các cạnh.)
Các bạn đã nghe câu: ” đi đường vòng thì bao giờ cũng xa hơn đi đường thẳng chưa. Từ đó:
– Ta có thể dự đoán rằng chu vi hình b) lớn hơn hình a).
– Kiểm tra: sử dụng thước kẻ đo từng đoạn thẳng rồi sau đó cộng lại, ta tính được chu vi của các hình như sau:
+ Chu vi hình a) là: 78 mm
+ Chu vi hình b) là: 83 mm
Giải Toán Lớp 6 Bài 9: Vẽ Đoạn Thẳng Cho Biết Độ Dài
Giải Toán lớp 6 bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
Bài 53: Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3cm, ON = 6cm. Tính MN. So sánh OM và MN.
Lời giải
Vẽ hình:
Ta có: OM + MN = ON suy ra MN = ON – OM = 6 – 3 = 3cm.
Ta thấy: OM = 3cm = MN nên OM = MN
Bài 54: Trên tia Ox vẽ ba đoạn thẳng OA, OB, OC sao cho OA = 2cm, OB = 5cm, OC = 8cm. So sánh BC và BA.
Lời giải
Vẽ hình:
Ta có: OA + BA = OB suy ra BA = OB – OA = 5 – 2 = 3cm
– Vì B, C nằm trên tia Ox mà OB = 5cm < OC = 8cm nên B nằm giữa O và C.
Ta có: OB + BC = OC suy ra BC = OC – OB = 8 – 5 = 3cm
Ta thấy BA = 2cm = BC nên BA = BC.
Bài 55: Gọi A, B là hai điểm trên tia Ox. Biết OA = 8cm, AB = 2cm. Tish OB. Bài toán có mấy đáp số?
Lời giải
Có hai trường hợp:
– Trường hợp 1: A nằm giữa O và B
– Trường hợp 2: B nằm giữa O và A
Vậy bài toán có hai đáp số là 10cm và 6cm.
Bài 56: Cho đoạn thẳng AB dài 4cm. Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC = 1cm.
a) Tính CB.
b) Lấy điểm D thuộc tia đối của tia BC sao cho BD = 2cm. Tính CD.
Lời giải
a)
Do đó: AC + CB = AB suy ra CB = AB – AC = 4 – 1 = 3cm
b)
Do đó: CD = CB + BD = 3 + 2 = 5cm
Bài 57: Đoạn thẳng AC dài 5cm. Điểm B nằm giữa A và C sao cho BC = 3cm.
a) Tính AB.
b) Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD = 5cm. So sánh AB và CD.
Lời giải
a)
suy ra AB = AC – BC = 5 – 3 = 2cm
b) Tia đối của tia BA là tia BC
Do đó: BC + CD = BD suy ra CD = BD – BC = 5 – 3 = 2cm
Ta thấy: AB = 2cm = CD nên AB = CD.
Bài 58: Vẽ đoạn thẳng AB dài 3,5 cm. Nêu cách vẽ.
Lời giải
Mình xin trình bày hai cách vẽ:
– Chỉ dùng thước kẻ:
+ Đặt cạnh thước (phần có vạch đo kích thước) nằm trên tia Ax sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc A của tia.
+ Vạch số 3,5cm của thước sẽ cho ta điểm B. Đoạn thẳng AB là đoạn thẳng cần vẽ.
– Dùng thước kẻ và compa:
+ Trên đường thẳng a lấy một điểm A bất kì. Dùng compa quay một vòng tròn tâm A, bán kính 3,5cm.
+ Đường tròn sẽ cắt đường thẳng a tại 2 điểm. Hai điểm này sẽ là điểm B cần tìm (bạn chọn lấy điểm nào cũng được).
Bài 59: Trên tia Ox, cho ba điểm M, N, P biết OM = 2cm, ON = 3cm, OP = 3,5cm. Hỏi trong ba điểm M, N, P thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
Lời giải
Vẽ hình:
(Với bài này các bạn không cần phải lý luận dài dòng để suy ra tia đối, cứ theo phần Nhận xét ở trang 123 SGK Toán 6 tập 1 là được).
Sách Giải Bài Tập Toán Lớp 6 Bài 6: Đoạn Thẳng
Sách giải toán 6 Bài 6: Đoạn thẳng giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Bài 33 (trang 115 SGK Toán 6 Tập 1): Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Hình gồm hai điểm … và tất cả các điểm nằm giữa … được gọi là đoạn thẳng RS.
Hai điểm … được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm …
Lời giải:
Hai phần này chính là định nghĩa về đoạn thẳng như trong trang 115 SGK Toán 6 tập 1.
a) Hình gồm hai điểm R, S và tất cả các điểm nằm giữa R và S được gọi là đoạn thẳng RS.
Hai điểm R, S được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
Giải thích cụm từ tất cả các điểm: các bạn nhìn vào hình dưới, ở trên đoạn thẳng RS có nhiều dấu chấm, mỗi dấu chấm biểu diễn một điểm. Do đó có vô số điểm nằm giữa hai điểm R và S.
b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm hai điểm P, Q và tất cả các điểm nằm giữa P, Q.
Bài 34 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Trên đường thẳng a lấy ba điểm A, B, C. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả? Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy?
Lời giải:
Vẽ hình:
– Có tất cả 3 đoạn thẳng, đó là AB, AC, BC.
Lưu ý: vì đoạn thẳng AB còn được là đoạn thẳng BA (trang 115 SGK Toán 6 tập 1) nên tính ra chỉ có 3 đoạn thẳng thôi, dù cho các bạn có gọi tên khác đi chăng nữa.
Ngoài ra, còn một số cách vẽ khác khi vị trí của A, B, C khác nhau nhưng kết quả vẫn như trên. Ví dụ:
Bài 35 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Gọi M là một điểm bất kì của đoạn thẳng AB, điểm M nằm ở đâu? Em hãy chọn câu trả lời đúng trong bốn câu sau:
a) Điểm M phải trùng với điểm A.
b) Điểm M phải nằm giữa hai điểm A và B.
c) Điểm M phải trùng với điểm B.
d) Điểm M hoặc trùng với điểm A, hoặc nằm giữa hai điểm A và B, hoặc trùng với điểm B.
Lời giải:
Chọn câu trả lời d): Điểm M hoặc trùng với điểm A, hoặc nằm giữa hai điểm A và B, hoặc trùng với điểm B.
– Điểm M trùng với điểm A:
– Điểm M nằm giữa 2 điểm A, B:
– Điểm M trùng với điểm B:
Bài 36 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Xét ba đoạn thẳng AB, BC, CA trên hình vẽ 36 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Đường thẳng a có đi qua mút của đoạn thẳng nào không?
b) Đường thẳng a cắt những đoạn thẳng nào?
c) Đường thẳng a không cắt đoạn thẳng nào?
Hình 36 Lời giải:
a) Đường thẳng a không đi qua mút của đoạn thẳng nào.
(Lưu ý: ví dụ một đoạn thẳng AB có hai mút (hay còn gọi là đầu) là A và B).
b) Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AB, AC.
c) Đường thẳng a không cắt đoạn thẳng BC.
Bài 37 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C. Vẽ hai tia AB và AC, sau đó vẽ tia Ax cắt đoạn thẳng BC tại điểm K nằm giữa hai điểm B và C.
Lời giải:
Vẽ hình:
Bài 38 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ hình 37 vào vở rồi tô đoạn thẳng BM, tia MT, đường thẳng BT bằng ba màu khác nhau.
Hình 38 Lời giải:
Bạn cần nhớ là:
– Đoạn thẳng được giới hạn bởi hai đầu mút.
– Tia thì giới hạn bởi một đầu (tức là chỉ có một phía).
– Đường thẳng thì không bị giới hạn ở cả hai phía.
Chắc bạn còn giữ bút màu để tô chứ. Nào ta cùng tô thôi!!!
Bài 39 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ hình 38 vào vở rồi vẽ tiếp các đoạn thẳng AE, BD cắt nhau tại I. Vẽ các đoạn thẳng AF, CD cắt nhau tại K. Vẽ các đoạn thẳng BF, CE cắt nhau tại L. Kiểm tra xem các điểm I, K, L có thẳng hàng hay không.
Hình 38 Lời giải:
Vẽ hình 38:
+ Vẽ hai đường thẳng bất kì trên trang giấy rồi trên mỗi đường thẳng lấy ba điểm. Đặt tên các điểm là A, B, C, D, E, F như trên hình vẽ (Lưu ý: Các bạn viết tên các điểm ở phía ngoài hai đường thẳng để tránh sau đó vẽ các đoạn thẳng sẽ chèn vào tên điểm, hình không đẹp).
+ Vẽ các đoạn thẳng AE, BD cắt nhau tại I.
+ Vẽ các đoạn thẳng AF, CD cắt nhau tại K
+ Vẽ các đoạn thẳng BF, CE cắt nhau tại L.
* Kiểm tra I, K, L có thẳng hàng hay không, ta vẽ đường thẳng đi qua I và K rồi xem đường thẳng đó có đi qua L hay không.
Nhận thấy I, K, L thẳng hàng.
Giải Bài Tập Trang 6, 7 Sgk Lý Lớp 6: Đo Độ Dài Giải Bài Tập Môn Vật Lý Lớp 6
Giải bài tập trang 6, 7 SGK Lý lớp 6: Đo độ dài Giải bài tập môn Vật lý lớp 6
Giải bài tập trang 6, 7 SGK Lý lớp 6: Đo độ dài
Giải bài tập trang 6, 7 SGK Lý lớp 6: Đo độ dài với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Vật lý lớp 6, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Vật lý.
A. Tóm tắt lý thuyết Đo độ dài – Chương 1 Cơ học
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (kí hiệu: m).
Lưu ý về đơn vị đo độ dài: Ngoài mét người ta còn dùng đơn vị nhỏ hơn mét là đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm) và lớn hơn mét là kilômét (m).
Khi dùng thước đo, cần biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
Lưu ý khi đo độ dài:
Cần biết một số dụng cụ thông dụng để đo độ dài lớn nhất ghi trên thước (thường được ghi trực tiếp trên thước) và ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước (ta có thể lấy số ghi gần số 0 nhất, rồi chia cho số khoảng giữa hai số này để xác định ĐCNN).
Trước khi đo độ dài, cần phải ước lượng để lựa chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp. Nếu lựa chọn thước có GHĐ quá nhỏ so với giá trị cần đo, thì sẽ phải đo làm nhiều lần, dẫn đến độ chính xác không cao, hoặc nếu chọn ĐCNN không phù hợp thì có thể không đo được hoặc đo với sai số lớn. Khi đó, nếu dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì đo càng chính xác.
Ví dụ, khi đo vật có độ dài 25 mm thì không dùng thước có ĐCNN là 2 cm.
B. Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Vật lý 6 trang 6, 7 bài: Đo độ dài.
Bài 1
Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
1 m = (1) …. dm; 1 m = (2) …. cm;
1 cm = (3) …. mm; 1km = (4) …. m.
Đáp án bài 1:
(1) – 10 dm. (2) – 100 cm.
(3) – 10 mm. (4) – 1000 m.
Bài 2
Hãy ước lượng độ dài 1 m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em cho đúng không ?
Các em tự làm và kiểm tra kết quả.
Bài 3Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu cm. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không?
Các em tự làm và kiểm tra kết quả.
Bài 4
Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng)?
Khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
Đáp án bài 4:
Thợ mộc dùng thước dây (thước cuôn);
Học sinh (HS) dùng thước kẻ;
Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).
Bài 5
Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có.
Các em tự giải: Tùy theo từng loại thước.
Bài 6
Có 3 thước đo sau đây:
– Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm
– Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.
– Thước có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm
Hỏi nên dùng thước nào để đo.
a) Chiều rộng của cuốn sách Vật lý 6?
b) Chiều dài của cuốn sách Vật lý 6?
c) Chiều dài của bàn học?
Đáp án bài 6:
a) Ước lượng chiều rộng cuốn sách giáo khoa (SGK) Vật lý 6 khoảng gần 20 cm. Vì vậy, để đo được chiều ngang của cuốn sách Vật lí 6 ta dùng thước (2) có GHĐ 20 cm và ĐCNN là 1 mm
b) Ước lượng chiều dài cuốn SGK Vật lý 6 khoảng 20 cm. Vì vậy, để đo chiều dọc của cuốn sách Vật lý 6 ta dùng thước (3) có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm
c) Ước lượng chiều dài bàn học khoảng hơn 1 m. Nên để đo chiều dài của bàn học ta dùng thước (1) có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm.
Bài 7
hợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng?
Đáp án bài 7:
Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ 1 m hoặc 0,5 m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Toán Lớp 6 Bài 7: Độ Dài Đoạn Thẳng trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!