Bạn đang xem bài viết Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG Câu 1 (trang 85 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Điền nội dung thích hợp vào ô trống. Trả lời: Dẫn chứng minh họa cho hình thức phát triển của từ vựng trong sơ đồ trên. Trả lời:
– Hình thức phát triển bằng phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ: nóng (nước nóng), nóng (nóng ruột), nóng (nôn nóng), nóng (nóng tính)…
– Hình thức phát triển số lượng các từ vựng:
+ Cấu tạo từ mới: sách đỏ, sách trắng, lâm tặc, rừng phòng hộ…
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, cô ta, (dịch) SARS…
Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triến số lượng từ ngữ hay không? Vì sao? Trả lời:
Không có ngôn ngữ nào mà từ mượn chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng. Nếu như vậy thì mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa và số lượng từ ngữ sẽ rất lớn, trí nhớ con người không thể nào nhớ hết.
Phần II TỪ MƯỢN Ôn lại khái niệm từ mượn Trả lời:
Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài.
Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau. Trả lời:
Câu (c) là câu nhận định đúng. Vay mượn là hiện tượng phổ biến ở tất cả các ngôn ngữ, vay mượn vừa làm giàu vốn ngôn ngữ của dân tộc, vừa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm, lốp, ga, xăng, phanh có gì khác so với những từ mượn: a-xít, ra-đi-ô,… Trả lời:
Những từ mượn như săm, lốp, ga, xăng, phanh là những từ mượn đã được Việt hóa. Còn những từ như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min là những từ mượn theo hình thức phiên âm.
Phần III TỪ HÁN VIỆT Câu 1 (trang 87 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Ôn lại khái niệm từ Hán Việt Trả lời:
Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc tiếng Hán đã được người Việt sử dụng theo cách của mình.
Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau. Trả lời:
Câu (b) là quan niệm đúng bởi vì nền văn hóa và ngôn ngữ của người Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của ngôn ngữ Hán suốt mấy ngàn năm phong kiến, nó là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
Phần IV THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội Trả lời:
– Thuật ngữ: là từ dùng trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định.
– Biệt ngữ xã hội: những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định, tầng lớp xã hội nhất định.
Vai trò của thuật ngữ trong đời sống xã hội hiện nay: Trả lời:
– Thuật ngữ phát triển là sự đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, sự đi lên của một đất nước.
– Thuật ngữ là điều không thể thiếu khi muốn nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.
– Phải dùng đúng thuật ngữ và tránh không được lạm dụng.
Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội: Trả lời:
– Trong nghề y: chuyên khoa ti vi, chuyên khoa moi tiền, …
– Trong nghề giáo: cháy giáo án, chuồn giờ, cúp học, bác sĩ gây mê (thầy cô dạy quá buồn ngủ)…
– Trong buôn bán: mấy vé, mấy xanh (đô la), cớm (công an)…
Phần V TRAU DỒI VỐN TỪ Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ Trả lời:
– Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và dùng từ một cách chính xác trong từng trường hợp cụ thể
– Rèn luyện thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ
Giải thích nghĩa của từ Trả lời:
– Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
– Bảo hộ mẫu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.
– Dự thảo: thảo ra để thông qua (động từ), bản thảo đưa ra để thông qua (danh từ).
– Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sức đặc mệnh toàn quyền đứng đầu
– Hậu duệ: con cháu người đã chết.
– Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.
– Môi sinh: môi trường sinh sống của sự vật.
Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau. Trả lời:
a.
– Sai về dùng từ béo bổ, béo bổ là từ dùng để chỉ thức ăn nuôi cơ thể.
– Sửa lại: dùng từ béo bở thay thế, béo bở mang lại nhiều lợi nhuận.
b.
– Sai về dùng từ đạm bạc – đạm bạc là sự ăn uống đơn giản, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể.
– Sửa lại: dùng từ tệ bạc thay thế – tệ bạc là hành động vô ơn không giữ trọng nghĩa tình.
c.
– Sai về cách dùng từ tấp nập – tấp nập là chỉ sự đông người qua lại.
– Sửa lại: dùng từ tới tấp, tới tấp là liên tiếp, dồn dập.
chúng tôi
Bài tiếp theo
Giải Vbt Ngữ Văn 9 Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo)
Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
1. Bài tập 2, mục I, tr. 146, SGK Trả lời:
– Tên những loài vật là từ tượng thanh: bò, tắc kè, mèo, (chim) cuốc, (chim) chích choè,…
2. Bài tập 3, mục II, tr 147, SGK Trả lời:
– Phân tích nét nghệ thuật độc đáo ở từng trường hợp:
a. Phép điệp: năm chữ còn trong câu thơ ngắn, từ đa nghĩ say sưa.
– Tác dụng: khẳng định sự say sưa của anh đối với rượu và đặc biệt say sưa với cô bán rượu, anh say vì rượu thì ít mà say vì cô bán rượu thì nhiều. Sự say sưa đó là một sự hiển nhiên tất yếu như trời đất non nước vậy
b. Phép nói quá: đá núi to lớn sừng sững thế kia mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều đến vậy mà voi cũng có thể uống cạn
– Tác dụng: diễn tả sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn, tạo cảm giác mạnh cho người nghe.
c. Phép so sánh: so sánh tiếng người trong như tiếng hát.
– Tác dụng: diễn tả tiếng suối êm dịu, trong lành đưa đến cho con người nhiều cảm xúc thẩm mĩ
d. Phép nhân hóa: vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.
– Tác dụng: làm tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người.
e. Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ.
– Tác dụng: em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của đời mẹ. Cách nói kín đáo giàu tính biểu tượng.
3. Tìm những câu ca dao hoặc câu thơ có dùng phép tu từ so sánh Trả lời:
– Năm câu ca dao (thơ) có sử dụng phép so sánh:
+ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan
+ Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây
+ Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
+ Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
+ Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng
+ Tình anh như nước dâng cao
Tình em như tấm lụa đào tẩm hương
4. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ sau
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Trả lời:
Các phép tu từ và tác dụng của chúng trong hai câu thơ
Phép tu từ Tác dụng nghệ thuậtẩn dụ (tay- tàu lá dừa) nhân hóa (dang tay, gật đầu)
Giúp cho việc miêu tả sinh động hơn, cây dừa vô tri vô giác nay trở nên có hồn , giống như một con người, có những hoạt động thể hiện tình cảm
5. Tìm các phép tu từ và nêu tác dụng của chúng trong câu ca dao:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
Trả lời:
– Phép tu từ trong câu ca dao:
+ Nghệ thuật nhân hóa: trăng và núi giống như con người cũng có tuổi giống như con người.
– Tác dụng: khẳng định sự vĩnh cửu, trường tồn, “trăng bao nhiêu tuổi trăng già” có nghĩa là trăng không bao giờ già, không bao giờ hết nên thơ và tròn đầy, lung linh trên bầu trời. Cũng như vậy, sự hình thành núi diễn ra trong hàng ngàn năm, kiến tạo mặt đất là rất lâu, do đó không có chuyện núi non. “Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non” cũng là cách nói phủ định núi không bao giờ là núi non hết.
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH Câu 1 (trang 97 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Ôn lại khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh Trả lời:
– Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
– Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Câu 2 (trang 97 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh Trả lời:
Những loài vật có tên gọi từ tượng thanh: mèo, tắc kè, bò, (chim) cu…
Câu 3 (trang 97 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Xác định từ tượng thanh và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích. Trả lời:
– Những từ tượng hình trong đoạn trích: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ tồ
– Các từ tượng hình có tác dụng trong việc mô tả đám mây một cách sống động, cụ thể.
Phần II MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG Câu 1 (trang 97 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
Trả lời:
– So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm làm rõ sự vật, tăng tính gợi cảm.
– Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
– Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người.
– Hoán dụ: gọi tên sự vật này bằng tên của một sự vật khác có quan hệ gần gũi.
– Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
– Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
– Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ (hoặc cả một cụm) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
– Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Câu 2 (trang 98 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Các biện pháp tu từ:
Trả lời:
a) Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
– Hoa, cành: để chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng.
– Cây, lá dùng để chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sống của gia đình nàng.
– Ý của hai câu thơ nhằm nói Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình.
c) Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nói quá.
– Vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm cho nghiêng thành, đổ nước
d) Nguyễn Du sử dụng biện pháp nói quá: ác kinh nơi Kiều bị giam lỏng, viện sách nơi Thúc Sinh đọc sách là hai nơi rất gần nhau thế mà giờ đây cách xa như cách vạn dặm.
e. Biện pháp chơi chữ: chữ tài và chữ tai
Câu 3 (trang 99 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ là gì?
Trả lời:
a. Phép điệp: năm chữ còn trong câu thơ ngắn, từ đa nghĩa say sưa.
– Tác dụng: khẳng định sự say sưa của anh với rượu, đúng hơn là cô bán rượu. Sự say sưa đó là một sự hiển nhiên tất yếu như trời đất non nước vậy.
b. Phép nói quá : đá núi to lớn sừng sững thế kia mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều đến vậy mà voi cũng có thể uống cạn.
– Tác dụng: diễn tả sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn.
c. Phép so sánh: so sánh âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát.
– Tác dụng: diễn tả tiếng suối êm dịu, trong lành đưa đến cho con người nhiều cảm xúc êm đềm, thể hiện được tâm hồn thơ mộng của tác giả.
d. Phép nhân hóa: vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.
– Tác dụng: tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người, trăng đáp lại cái nhìn của người thi sĩ.
e. Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ.
– Tác dụng: em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của đời mẹ. Cách nói kín đáo giàu tính biểu tượng.
chúng tôi
Soạn Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo) Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 86 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Hãy nêu một số ví dụ về tiếng lóng trong nghề buôn bán với tư cách là biệt ngữ xã hội.
I – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
1. Bài tập 2, trang 135, SGK.
Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên.
Trả lời:
– Phát triển từ vựng bằng hình thức phát triển nghĩa của từ : (dưa) chuột, (con) chuột (một bộ phận của máy tính)…
– Phát triển từ vựng bằng hình thức tăng số lượng các từ ngữ :
+ Tạo thêm từ ngữ mới : rừng phòng hộ, sách đỏ, tiền khả thi,…
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài : in-tơ-nét, cô-ta, (bệnh dịch) SARS,…
Dựa vào những gợi ý trên, em tìm thêm những từ ngữ khác.
2. Bài tập 3, trang 135, SGK.
Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không ? Vì sao ?
Trả lời:
Em thử hình dung xem nếu chỉ tăng về số lượng thì từ vựng của ngôn ngữ đó sẽ phát triển như thế nào.
II – TỪ MƯỢN
1. Bài tập 2, trang 135 -136, SGK.
Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau :a) Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ. b) Tiêng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngừ khác là do ép buộc của nước ngoài. c) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt. d) Ngày nay, vốn từ tiêng Việt rất dồi dào và phong phú, vì vậy không cần vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài nữa.
Để làm bài tập này, cần lưu ý những điểm sau đây :
– Vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác để làm giàu cho vốn từ ngữ của mình là quy luật chung đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
– Việc vay mượn từ ngữ là xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của người bản ngữ.
– Nhu cầu giao tiếp của người Việt cũng như của tất cả các dân tộc khác trên thế giới tăng lên không ngừng. Từ vựng tiếng Việt phải được bổ sung liên tục để đáp ứng nhu cầu đó.
2. Bài tập 3*, trang 136, SGK.
Theo cảm nhận của em thì nhừng từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,… có gì khác so với những lừ mượn như: a-xít, ra-đi- ô, vi-ta-min,… ?
Trả lời:
Có những từ tuy là từ vay mượn nhưng nay đã được Việt hoá hoàn toàn. Về âm, nghĩa và cách dùng, những từ này không khác gì những từ được coi là thuần Việt.
III – TỪ HÁN VIỆT
Bài tập 2, trang 136, SGK.
Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau đây :a) Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiống Việt. b) Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán. c) Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt. d) Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.
Để làm bài tập này, cần lưu ý những điểm sau đây :
– Quá trình tiếng Việt vay mượn từ ngữ của tiếng Hán diễn ra rất lâu dài, bắt đầu từ khi vốn từ ngữ của tiếng Việt còn rất ít.
– Khái niệm từ gốc Hán rộng hơn khái niệm từ Hán Việt
– Dùng nhiều từ Hán Việt và lạm dụng từ Hán Việt là hai vấn đề khác nhau.
IV – THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1. Bài tập 2, trang 136, SGK.
Trả lời:
Cần lưu ý, chúng ta đang sống trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam cũng không ngừng được nâng cao. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ tăng lên chưa từng thấy.
2. Bài tập 3, trang 136, SGK.
Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội.
Trả lời:
Em dựa vào khái niệm biệt ngữ xã hội và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của bản thân để làm bài tập này.
3. Hãy kể một số thuật ngữ là từ mượn nước ngoài, từ Hán Việt đang được sử dụng trong công nghệ thông tin mà em biết.
Trả lời:
– Một số ví dụ về từ Hán Việt: truy cập, cơ sở dữ liệu, giao diện, ứng dụng đồ hoạ, chương trình đa nhiệm,…
– Một số ví dụ về từ mượn Anh, Pháp : vi-rút (virus), láp tóp (laptop), ghi (gygabyte), mê (megabyte)…
4. Hãy nêu một số ví dụ về tiếng lóng trong nghề buôn bán với tư cách là biệt ngữ xã hội.
Trả lời:
Tiếng lóng luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên, có thể kể một số tiếng lóng hiện được dùng trong nghề buôn bán như sau : đánh quả (thực hiện một vụ mua bán nào đó), múc (mua), đẩy (bán), luộc (mua rẻ bán đắt), vào cầu (mua bán trúng lãi to), gãy cầu (mua bán bị thất bại)…
V – TRAU DỒI VỐN TỪ
1. Bài tập 2, trang 136, SGK.
Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau : bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh.
Trả lời:
Để giải thích được nghĩa của nhừng từ ngữ đã cho, có thể tra từ điển.
2. Bài tập 3, trang 136, SGK.
Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau :
a) Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới.
b) Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân.
c) Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.
Trả lời:
Trong các câu đã cho, người viết dùng sai các từ béo bổ, đạm bạc, tấp nập. Em hãy tìm hiểu xem vì sao những từ này bị coi là dùng sai và tìm các từ ngữ thích hợp để thay thế.
chúng tôi
Bài tiếp theo
Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Tổng Kết Về Từ Vựng
Giải VBT Ngữ văn 9 bài Tổng kết về từ vựng TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
Câu 1 (trang 65 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức. Phân biệt các loại từ phức.
Lời giải
Khái niệm:
– Từ: đơn vị cấu tạo câu
– Từ đơn: chỉ có 1 tiếng
– Từ phức: có 2 tiếng trở lên
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ về âm
Câu 2 (trang 66 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Trong những câu sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.
Xác định từ ghép và từ láy: – Từ láy: ngặt nghèo, nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh – Từ ghép:giam giữ, đưa đón, bó buộc, nhường nhịn, tươi tốt, rơi rụng, bọt bèo, cỏ cây, mong muốn
Câu 3 (trang 66 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc?
trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.
Xác định từ láy giảm nghĩa và từ láy tăng nghĩa:
– Từ láy giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp
– Từ láy tăng nghĩa: Sạch sành sanh, sát sàn sạt
Câu 1 (trang 66 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Ôn lại khái niệm thành ngữ.
Khái niệm: thành ngữ là một tập hợp từ cấu tạo tương đối ổn định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Câu 2 (trang 66 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?
a) gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
b) đánh trống bỏ dùi
c) chó treo mèo đậy
d) được voi đòi tiên
e) nước mắt cá sấu
Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.
– Thành ngữ :
+ Đánh trông bỏ dùi: làm việc bỏ dở, không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
+ Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lại muốn có cái khác.
+ Nước mắt cá sấu: sự thương xót, thông cảm giả tạo đánh lừa người khác.
– Tục ngữ :
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng : Hoàn cảnh, môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến tính cách, phẩm chất con người.
+ Chó treo mèo đậy : Thức ăn treo cao để tránh chó ăn, và đậy kỹ để không cho mèo lục đớp. ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất.
Câu 3 (trang 67 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.
* Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
+ Chó cắn áo rách : đã khó khăn lại gặp thêm tai họa.
+ Ếch ngồi đáy giếng : những kẻ sống trong môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc mà cho là mình ghê gớm, kiêu căng, tự phụ.
Đặt câu :
+ Gia cảnh đã nghèo khó, lại thêm chứng ốm đau, đúng là chó cắn áo rách mà.
+ Hắn ta tưởng mình tài giỏi, có năng khiếu nhưng cứ quanh quẩn một vùng đất bé nhỏ thì cũng chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi.
* Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
+ Dây cà ra dây muống: nói, viết rườm rà, dài dòng.
+ Cưỡi ngựa xem hoa: làm việc qua loa, đại khái, không đi sâu chi tiết.
Đặt câu :
+ Cậu nói ngắn gọn thôi, cứ dây cà ra dây muống thế thì ai hiểu được !
Câu 4 (trang 67 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.
Hai thành ngữ trong các tác phẩm văn chương:
– Một hai nghiêng nước nghiêng thành(trong “truyện Kiều” của ND)
– Bảy nổi ba chìmvới nước non (trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương)
NGHĨA CỦA TỪCâu 1 (trang 68 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Ôn lại khái niệm nghĩa của từ.
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
Câu 2 (trang 68 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
a) Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”.
b) Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩa “người phụ nữ, có con”.
c) Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu: Mẹ em rất hiền và Thất bại là mẹ thành công.
d) Nghĩa của từ mẹ không có phần chung với nghĩa của từ bà.
Cách hiểu (a) đúng. Các cách hiểu khác không phù hợp (câu b), hoặc hiểu sai (câu c, d).
Câu 3 (trang 68 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Cách giải thích nào trong hai cách giải thích sau là đúng? Vì sao?
Độ lượng là:
a) đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
b) rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
(a) là cụm danh từ, không thể lấy một cụm danh từ để giải thích cho một tính từ (độ lượng).
(b) là cách giải thích đúng là vì dùng các tính từ để giải thích cho một tính từ.
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪCâu 1 (trang 68 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Khái niệm:
– Từ có thể có nhiều nghĩa
– Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
– Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển
+ nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành nghĩa chuyển
+ nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Câu 2 (trang 68 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
– Trong 2 câu thơ thì từ hoa dùng với nghĩa chuyển (đẹp, sang trọng, tinh khiết)
– Từ hoa không phải là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nó chỉ là nghĩa lâm thời, không được giải thích trong từ điển.
Câu 1 (trang 69 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Ôn lại khái niệm từ đồng âm. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm.
Khái niệm: là từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.
* Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
Câu 2 (trang 69 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?
a) Từ lá, trong:
Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh rời rợi.
(Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)
và trong: Công viên là lá phổi của thành phố.
b) Từ đường, trong:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)
và trong: Ngọt như đường.
a) Từ lá: từ nhiều nghĩa (Nghĩa của từ “lá” trong “lá phổi” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá xa cành”)
b) Từ đường: từ đồng âm (hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ “đường” trong “đường ra trận” không có mối liên hệ nào với nghĩa của từ “đường” trong “ngọt như đường”.
TỪ ĐỒNG NGHĨACâu 1 (trang 69 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Ôn lại khái niệm từ đồng nghĩa.
Khái niệm: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Câu 2 (trang 69 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
a) Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới.
b) Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.
c) Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
Chọn cách hiểu (d). Từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp, đa số các trường hợp là đồng nghĩa không hoàn toàn, không thể thay thế.
Câu 3 (trang 69 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Đọc câu sau:
Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
Từ “xuân” có thể thay thế từ “tuổi” vì từ “xuân” đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (lấy một khoảng thời gian trong năm thay cho năm, tức lấy bộ phận thay cho toàn thể). Việc thay từ “xuân” cho thấy tinh thần lạc quan và sự dí dỏm (vì mùa xuân là hình ảnh sự tươi trẻ, của sức sống mạnh mẽ).
TỪ TRÁI NGHĨACâu 1 (trang 70 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Ôn lại khái niệm từ trái nghĩa.
Khái niệm: là những từ có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau
Câu 2 (trang 70 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa: ông – bà, xấu – đẹp, xa – gần, voi – chuột, thông minh – lười, chó – mèo, rộng – hẹp, giàu – khổ.
Cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp; xa – gần; rộng – hẹp
Câu 3 (trang 70 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Cho những cặp từ trái nghĩa sau: sống – chết, yêu – ghét, chẵn – lẻ, cao – thấp, chiến tranh – hoà bình, già – trẻ, nông – sâu, giàu – nghèo.
Có thể xếp những cặp từ trái nghĩa này thành hai nhóm: nhóm 1 như sống – chết (không sống có nghĩa là đã chết, không chết có nghĩa là còn sống), nhóm 2 như già – trẻ (không già không có nghĩa là trẻ, không trẻ không có nghĩa là già). Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào.
Các cặp từ trái nghĩa :
– Cùng nhóm với sống – chết : chiến tranh – hòa bình
– Cùng nhóm với già – trẻ : yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo, đực – cái
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮCâu 1 (trang 70 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Ôn lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Nghĩa của một từ có thể hẹp hay rộng hơn nghĩa của từ khác gọi là cấp độ khái quát của từ ngữ.
Câu 2 (trang 70 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Vận dụng kiến thức về các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở lớp 6 và lớp 7 để điền các từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ sau. Giải thích nghĩa của những từ ngữ đó theo cách dùng từ ngữ nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp. Chẳng hạn: từ đơn là từ có một tiếng. (Để giải thích nghĩa của từ đơn phải dùng một cụm từ trong đó có từ là từ có nghĩa rộng so với từ đơn.)
Câu 1 (trang 71 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Ôn lại khái niệm trường từ vựng.
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2 (trang 71 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau:
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
Các từ cùng trường từ vựng :
– Yêu nước, thương nòi, các cuộc khởi nghĩa : cùng trường nghĩa về tinh thần yêu nước → khơi dậy tinh thần nhân dân, lòng yêu Tổ quốc, tố cáo thực dân.
– Tắm và bể : cùng tính chất → tăng tính biểu cảm, tăng sức tố cáo.
Soạn Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo 2) Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1
Giải câu 1, 2 trang 93, 94 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Cho biết phép tu từ từ vựng nào đã được sử dụng trong câu ca dao được trích sau đây : “Lỗ mũi mười tám gánh lông, / Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.”
I – TỪ TƯỢNG THANH VÀ TỪ TƯỢNG HÌNH
1. Bài tập 2, trang 146, SGK.
Tìm tên những loài vật là từ tượng thanh.
Trả lời:
Có những tên loài vật là từ tượng thanh như : mèo, tắc kè,… Em hãy dựa vào mẫu để tìm thêm những từ tương tự.
2. Bài tập 3, trang 146 – 147, SGK.
Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích sau :
Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát.
(Tô Hoài)
Trả lời:
Trong đoạn trích có bốn từ tượng hình (xét về phương diện cấu tạo, đều là từ láy).
3. Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn trích sau đây và cho biết tác dụng của chúng :
Ba chiếc tàu bay của giặc Pháp bay vút qua bên trên khu rừng chúng tôi đang lấy mật. Chúng bay rất thấp, là là trên ngọn cây, khi tôi vừa kịp nghe thì chúng đã tới rồi. Ba con “cồng cộc” đen sì ấy vòng ra bờ sông, lượn trơ lại, đảo mấy bận như vậy rồi bỗng nhiên nối nhau bay đi mất. Một hồi lâu, lại nghe tiếng động cơ, và từ trên những chòm mây thật cao, chúng thình lình xuất hiện ra, đâm bổ xuống. Lửa chớp chớp. Súng liên thanh nã đạn xuống rừng nghe inh tai nhức óc. Rồi hàng loạt bom nổ ầm ầm, chuyển động cả một vùng rừng ban nãy còn lặng phắc như tờ. Đất dưới chân tôi rung rinh như chực sụp xuống.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
Trả lời:
HS cần nắm vững kiến thức về từ tượng hình, tượng thanh để tìm đúng các từ này trong đoạn trích.
Các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn trích góp phần miêu tả một cách sinh động cảnh tượng máy bay giặc Pháp bắn phá khu rừng, khiến người đọc có cảm giác như đang được tận tai nghe, tận mắt chứng kiến cảnh tượng ấy.
II – MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG
1. Bài tập 2, trang 147, SGK.
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du) :
a)
Thà rằng liều một thân con, Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.
b)
Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
c)
Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
d)
Gác kinh viện sách đôi nơi, Trong gang tấc lại gấp mười quan san.
e)
Có tài mà cậy chi tài, Chữ tài liền với chữ tai một vần. Trả lời:
Trong những câu thơ đã nêu ở bài tập, có những phép tu từ từ vựng sau được sử dụng : so sánh, ẩn dụ, chơi chữ, nói quá. Em cần xác định phép tu từ cụ thể được đùng trong từng trường hợp và phân tích giá trị nghệ thuật độc đáo của nó.
2. Bài tập 3, trang 147 – 148, SGK.
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu (đoạn) sau :
Còn trời còn nước còn non, Còn cô bán rượu anh còn say sưa. Gươm mài đá, đá mài núi cũng mìn, Voi uốn nước, nước sông phải cạn. Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) Trả lời:
Trong những câu (đoạn) đã nêu ở bài tập, có những phép tu từ từ vựng sau được sử dụng : nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá. Em cần xác định phép tu từ cụ thể được dùng trong từng trường hợp và phân tích giá trị nghệ thuật độc đáo của nó.
3. Phân tích phép tu từ nổi bật được dùng trong những đoạn trích sau :
a)
Đau lòng kẻ ở người đi, Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b)
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
(Hồ Chí Minh)
c) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắngxoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
d) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích, về chiều, sương mù toả biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời ru ngủ muôn đời thần thoại.
(Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì)
Trả lời:
Trong những đoạn trích đã nêu ở bài tập, có những phép tu từ từ vựng sau được sử dụng : so sánh, điệp ngữ, nói quá. Em cần xác định phép tu từ cụ thể được dùng trong từng trường hợp và phân tích giá trị nghệ thuật của nó.
4. Cho biết phép tu từ từ vựng nào đã được sử dụng trong câu ca dao được trích sau đây :
Lỗ mũi mười tám gánh lông, Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho. Trả lời:
Để giải bài tập này, HS thử đặt câu hỏi : “Có thể có ai đó có mười tám gánh lông mũi không ?”.
chúng tôi
Bài tiếp theo
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!