Bạn đang xem bài viết Giải Vbt Ngữ Văn 9 Kiểm Tra Phần Tiếng Việt được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trả lời:– Những từ láy trong đọa thơ: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu
– Đặc điểm chung về cấu tạo của các ừ láy trong đoạn thơ: lặp lại toàn bộ tiếng đứng trước và tối đa một tiếng có nghĩa
– Tác dụng về ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ: vừa tả cảnh, vừa tả tâm trạng
2. Bài tập 2, tr. 204, SGK Trả lời:
– Trong đạo trích Mã Giám Sinh mua Kiều có những lời dẫn trực tiếp sau
+ câu trả lời về tên: Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
+ câu trả lời về quê quán: Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
+ câu hỏi mua giá Kiều : Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều”
+ câu trả lời của bà mối: Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng …”
– Nhận xét về cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh và bà mối:
+ Lời của Mã Giám Sinh vừa trịnh thượng, vô học (nói năng cộc lốc ở phần giới thiệu lai lịch), vừa kiểu cách giả tạo.
+ Lời của mụ mối đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường giả tạo, đúng là kẻ chuyên nghề mối lái.
3. Bài tập 5, tr. 206, SGK Trả lời:
Những cách nói sử dụng phép nói quá: chưa ăn đã hết, một tấc đến trời, một chữ bẻ đôi không biết, cười vỡ bụng, rụng rời chân tay, tức lộn ruột, tiếc đứt ruột, ngáy như sấm, nghĩ nát óc, đứt từng khúc ruột
4. Từ từ đơn xấu , tiếng Việt đã phát triển thành hai từ láy xấu xí và xấu xa. Phân tích tác dụng biểu hiện nghĩa của mỗi từ Trả lời:
Tác dụng biểu hiện nghĩa của mỗi từ:
– Từ xấu: có hình thức, vẻ ngoài khó coi, gây cảm giác khó chịu, làm cho không muốn nhìn ngắm
– Từ xấu xí: có hình thức khó coi, đến mức không ai muốn nhìn
– Từ xấu xa: có đạo đức kém, đến mức tồi tệ, đáng khinh bỉ
5. Sự phát triển từ vựng bằng con đường chuyển nghĩa của từ là một cách thức phổ biến. Hãy xác định nghĩa của từ chạy qua những cách dùng khác nhau sau đây
a. Ngựa chạy rất nhanh
b. Trời bỗng đổ mưa, cần chạy thóc lúa và nhà
c. Sụ ông ốm nặng, cả nhà chạy thầy, chạy thuốc khắp nơi
d. Nghe tin báo đài, mọi người đang khẩn trương chạy lũ
e. Hàng bán rất chạy
Trả lời:
Nghĩa của từ chạy trong các trường hợp:
a. di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh và liên tiếp
b. nhanh chóng tránh trước đi điều gì không hay, thường bằng cách chạy hoặc chuyển đi nơi khác
c. khẩn trương tìm kiếm, lo liệu để mau chóng có được, đạt được cái đang rất cần, rất muốn
d. nhanh chóng tránh trước đi điều gì không hay, thường bằng cách chạy hoặc chuyển đi nơi khác
e. việc diễn ra thuận lợi, trôi chảy, không bị ngừng trệ
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:
Soạn Bài Kiểm Tra Phần Tiếng Việt
Khởi ngữ là “mắt tôi”; có thể viết lại câu này thành: Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Câu 2 – trang 155 SGK ngữ văn 9 tập 2: Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và giải thích thành phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.
a) Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.
b) Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Các thành phần biệt lập trong câu:
a) ” Thật đấy ” là thành phần tình thái, dùng để xác nhận điều được nói đến trong câu.
b) ” may ” là thành phần tình thái, dùng để bộc lộc thái độ đánh giá tốt với điều được nói đến trong câu.
– Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi. – Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy. À ra vậy, bây giờ bà mới biết.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ng à)
b) Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem:
– Ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được. Thế là đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin.
a) Phép lặp (giống, ba, già, ba con); phép thế (vậy).
Câu 4 trang 156 SGK ngữ văn 9 tập 2: Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau đây: – Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này…
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
– Phép lặp: Hoạ sĩ – hoạ sĩ
– Phép thế: Sa Pa – đấy.
Câu chứa hàm ý:– Lớp hàm ý thứ nhất: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì đầu ngài luôn phải cúi, do đó, vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì đầu ngài luôn ngẩng, do đó, vạt đằng sau phải may ngắn lại.– Lớp hàm ý thứ hai: Trước quan trên ngài luôn sợ hãi, nịnh bợ; với dân đen ngài luôn hống hách, ra oai.* Quan hiểu hàm ý thứ nhất. Điều đó được xác nhận qua chi tiết cuối truyện:“Quan ngẫm nghĩ hồi lâu rồi bảo: – Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu áo”.Lớp hàm nghĩa thứ hai có lẽ quan không hiểu (hoặc giả vờ không hiểu), vì nếu không, ông ta sẽ trừng phạt người thợ may.
Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Ôn Tập Phần Tiếng Việt (Tuần 14)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Câu 1 (trang 123 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Ôn lại nội dung các phương châm hội thoại. Trả lời.
– Phương châm về chất: Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.
– Phương châm về lượng: Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.
– Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề.
– Phương châm cách thức: Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
– Phương châm lịch sự: Chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.
Câu 2 (trang 124 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Một số tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại. Trả lời.
Chuyện 1: Trong giờ địa lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:
– Em cho thầy biết, sóng là gì:
Học sinh trả lời:
– Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
Mẩu chuyện trên, học sinh không tuân thủ phương châm quan hệ trong giao tiếp.
Chuyện 2: Người con đăng ki học tin học ngoài giờ, về nói với bố:
– Bố ơi! Cho con tiền đóng để học tin học.
Người bố hỏi:
– “Tin học” là gì con?
Người con trả lời:
– “Tin học” là ai “tin” thì đi “học”!
Câu trả lời của người con không tuân thủ phương châm về chất trong giao tiếp.
Phần II XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI Câu 1 (trang 124 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong hội thoại. Trả lời:
– Tôi, tao, tớ, ta, mình, mày, nó, hắn, chúng mày, chúng nó, chúng tôi…
– Ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, anh, chị, em, thầy, cô, bạn…
Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà sử dụng từ ngữ xưng hô thích hợp.
Chẳng hạn chị của mình là cô giáo dạy mình, trong lớp học phải xưng cô – em: ngoài đời xưng hô là chị – em.
Hoặc một người bạn mới quen cùng lúc có thể xưng hô: tôi, mình bạn; khi đã quen thân có thể xưng hô tớ – cậu…
Câu 2 (trang 125 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân thủ theo quan điểm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa. Trả lời:
– Phương châm: xưng khiêm, hô tôn có nghĩa là khi xưng hô, khi nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại cách tôn kính.
Ví dụ:
+ Thời phong kiến, từ bệ hạ dùng để gọi vua, nói với vua, ý tôn kính.
+ Ngày nay những từ như: quý ông, quý bà, quý khách, quý cô, anh… dùng để gọi người đối thoại với ý tôn kính, lịch sự. Có khi n đốì thoại nhỏ hơn mình nhưng vẫn xưng là em, gọi người nghe là hoặc bác (thay cho con).
Câu 3 (trang 125 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến lựa chọn từ ngữ xưng hô? Trả lời:
Sở dĩ trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô là vì: hầu như tiếng Việt không có từ xưng hô mang tính chất trung hòa. Mỗi phương tiện xưng hô trong tiếng Việt đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp: thân mật hay xã giao; môi quan hệ giữa người nói – người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng… Nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp phù hợp tình huống và quan hệ thì sẽ không đạt được hiệu quả thực tiễn của trình giao tiếp.
Phần III CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP Câu 1 (trang 125 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Trả lời:
– Dẫn trực tiếp:
+ Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.
+ Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.
– Dẫn gián tiếp:
+ Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn.
+ Không dùng dấu hai chấm.
Câu 2 (trang 126 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Chuyển đổi lời thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Trả lời:
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?
Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
– Từ xưng hô tôi (ngôi thứ 1), (ngôi thứ 2) trong lời đối thoại được thay đổi nhà vua (ngôi thứ 3),vua Quang Trung (ngôi thứ 3).
– Từ chỉ địa điểm đấy trong lời đối thoại tỉnh lược.
– Từ chỉ thời gian: bây giờ trong lời đối thoại đổi thành bấy giờ.
chúng tôi
Bài tiếp theo
Giải Vbt Ngữ Văn 9 Tổng Kết Phần Tập Làm Văn
Trả lời:
– Những điểm khác biệt về đặc điểm và mục đích của các kiểu văn bản:
+ Tự sự: trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục biểu lộ ý nghĩa. Nhằm mục đích biểu hiện con người, quy luật đời sống bày tỏ tình cảm thái độ
+ Miêu tả: tái hiện đặc điểm, các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng biển hiện, nhằm mục đích giúp con người cảm nhận được chúng
+ Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
+ Nghị luận: trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên xã hội và con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Nhằm mục đích thuyêt phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
+ Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc qua các thư từ, tác phẩm văn chương.
+ Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ
– Những điểm khác biệt về hình thức thể hiện giữa các kiểu văn bản:
+ tự sự: trình bày sự việc dưới dạng bản tin, tác phẩm
+ miêu tả: các bài văn miêu tả
+ thuyết minh: phương thức biểu đạt là thuyết minh
+ nghị luận: Bày tỏ quan điểm người viết bằng hình thức các bài cáo, hịch, lời phát biểu hay tranh luận…
+ biểu cảm: phương thức biểu đạt là biểu cảm
+ điều hành: dạng đơn từ, báo cáo
Câu 2, tr. 170, SGK Trả lời:
– Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau
– Bởi vì:
+ mỗi kiểu văn bản đó có một mục đích biểu đạt; có những yêu cầu về nội dung và phương pháp thể hiện và ngôn ngữ riêng
+ tuy nhiên sáu kiểu văn bản đó có mối quan hệ rât chặt chẽ với nhau và ít có một kiểu văn bản nào chỉ dùng một phương thức biểu đạt duy nhất
Câu 3, tr. 170, SGK Trả lời:
– Nhận xét về sự phối hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản cụ thể: Các phương thức biểu đạt trên có thể kết hợp với nhau
– Lí do: để làm sáng tỏ đặc điểm của đối tượng được nói tới trong mỗi loại văn bản
– Ví dụ minh họa:
Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi:
– Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lảo làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình có sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói…
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thây họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.. toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương. Vợ tôi không ác, nhưng thì khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình đế nghĩ đến một cái gì khác đâu. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần…
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 4, tr. 170, SGK Trả lời:
– Những điểm giống nhau: đều sử dụng các phương thức biểu đạt chung
– Những điểm khác nhau: mỗi văn bản có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt
a, b) Kể tên các thể loại văn bản đã học và phương thức biểu đạt thể hiện trong mỗi thể loại:
c. Nhận xét việc sử dụng yếu tố nghị luận trong tác phẩm văn học
– Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận, yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, làm cho đoạn văn, thơ thêm tính triết lí
– Ví dụ:
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
(Xuân Diệu, Vội vàng)
→ nhà thơ gửi gắm cách nhìn về thời gian đầy tính mất mát qua đó Xuân Diệu đã bộc lộ rất sâu sắc quan điểm có tính triết lý nhân sinh
Câu 5, tr. 171, SGK Trả lời:
– Những điểm khác nhau:
+ kiểu văn bản tự sự không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác, ví dụ như trong văn học báo chí, đơn từ, bản tin lịch sử…
+ thể loại văn học tự sự là thể loại nhằm phân biệt với thể loại trữ tình và kịch theo phản ánh cuộc sống của con người
– Tính nghệ thuật của tác phẩm văn học tự sự: khắc họa bức tranh cuộc sống đa dạng muôn màu muôn vẻ
Câu 6, tr. 171, SGK Trả lời:
– Những điểm giống nhau: yếu tố tình cảm, cảm xúc giữ vai trò chủ đạo
– Những điểm khác nhau:
+ Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xúc về một đối tượng ( văn xuôi)
+ Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống ( thơ)
– Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :
+ Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
+ Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.
+ Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn
+ Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.
Ví dụ:những câu hát than thân
Thân em như hạt mưa xa
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Câu 7, tr. 171, SGK Trả lời:
– Nhận xét về vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong các tác phẩm nghị luận:
+ Các tác phẩm nghị luận vẫn cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự
+ nhưng các yếu tố đó chỉ là các yếu tố phụ, có tác dụng giúp cho tác phẩm nghị luận sinh động, thuyết phục hơn.
– Lí do: trong văn nghị luận : yếu tố nghị luận là yếu tổ chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến, còn các yếu tố trên chỉ đó vai trò bổ trợ, có thể giải thích cho một cơ sở nào đó của vấn đề nghị luận ( thuyết minh) hoặc nêu sự việc dẫn chứng cho vấn đề ( tự sự)…
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Vbt Ngữ Văn 9 Kiểm Tra Phần Tiếng Việt trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!