Bạn đang xem bài viết Giải Vbt Ngữ Văn 9 Tổng Kết Về Ngữ Pháp (Tiếp Theo) được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu 1: Bài tập 2, mục I, phần C, tr. 145, SGK
Trả lời:
a. Chủ ngữ: Đôi càng tôi
Vị ngữ: mẫm bóng
b. Chủ ngữ: mấy người học trò cũ
Vị ngữ: đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào
Trạng ngữ: Sau một hồi trống vang dội cả lòng tôi
c. Chủ ngữ: nó
Vị ngữ: vẫn là người bạn trung thực, chăn thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác
Khởi ngữ: Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc
Câu 2: Bài tập 2, mục I, phần D, tr. 147, SGK
Trả lời:
Câu 3: Bài tập 3, mục II, phần D, tr. 148, SGK
Trả lời:
– Quan hệ nghĩa giữa các vế ở mỗi câu
a. Quan hệ tương phản
b. Quan hệ bổ sung
c. Quan hệ điều kiện – giả thiết
Câu 4: Bài tập 3, mục III, phần D, tr. 149, SGK
Trả lời:
– Biến đổi như sau:
a. Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra từ khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước
Câu 5: Bài tập 2, mục IV, phần D, tr. 150, SGK
Trả lời:
– Những câu cầu khiến trong hai đoạn trích
a. Ở nhà trông em nhá! (dùng để ra lệnh)
Đừng có đi đâu đấy. (dùng để ra lệnh)
b. Thì má cứ kêu đi. (dùng để yêu cầu)
Vô ăn cơm! (dùng để mời)
Cơm chín rồi! (là câu trần thuật nhưng được dùng với mục đích cầu khiến)
Câu 6: Phân tích thành phần của câu sau
Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất , thông minh, cam đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Trả lời:
Phân tích thành phần câu
– Chủ ngữ: những người đẹp nhất , thông minh, cam đảm và cao thượng nhất
– Vị ngữ: là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ
– Thành phần tình thái: thực tình
– Trạng ngữ: trong suy nghĩ của tôi
Câu 7: Sắp xếp các câu trong đoạn trích sau vào bảng phân loại câu theo những mục đích giao tiếp khác nhau
Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ:
– Khoan. Em cần ra chợ hay đi đâu thì cứ đi. Khi nào mỏi anh sẽ gọi con
(Nguyễn minh Châu, Bến quê)
Trả lời:
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:
Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH Câu 1 (trang 97 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Ôn lại khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh Trả lời:
– Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
– Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Câu 2 (trang 97 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh Trả lời:
Những loài vật có tên gọi từ tượng thanh: mèo, tắc kè, bò, (chim) cu…
Câu 3 (trang 97 VBT Ngữ văn 9, tập 1): Xác định từ tượng thanh và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích. Trả lời:
– Những từ tượng hình trong đoạn trích: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ tồ
– Các từ tượng hình có tác dụng trong việc mô tả đám mây một cách sống động, cụ thể.
Phần II MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG Câu 1 (trang 97 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
Trả lời:
– So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm làm rõ sự vật, tăng tính gợi cảm.
– Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
– Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người.
– Hoán dụ: gọi tên sự vật này bằng tên của một sự vật khác có quan hệ gần gũi.
– Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
– Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
– Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ (hoặc cả một cụm) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
– Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Câu 2 (trang 98 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Các biện pháp tu từ:
Trả lời:
a) Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
– Hoa, cành: để chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng.
– Cây, lá dùng để chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sống của gia đình nàng.
– Ý của hai câu thơ nhằm nói Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình.
c) Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nói quá.
– Vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm cho nghiêng thành, đổ nước
d) Nguyễn Du sử dụng biện pháp nói quá: ác kinh nơi Kiều bị giam lỏng, viện sách nơi Thúc Sinh đọc sách là hai nơi rất gần nhau thế mà giờ đây cách xa như cách vạn dặm.
e. Biện pháp chơi chữ: chữ tài và chữ tai
Câu 3 (trang 99 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ là gì?
Trả lời:
a. Phép điệp: năm chữ còn trong câu thơ ngắn, từ đa nghĩa say sưa.
– Tác dụng: khẳng định sự say sưa của anh với rượu, đúng hơn là cô bán rượu. Sự say sưa đó là một sự hiển nhiên tất yếu như trời đất non nước vậy.
b. Phép nói quá : đá núi to lớn sừng sững thế kia mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều đến vậy mà voi cũng có thể uống cạn.
– Tác dụng: diễn tả sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn.
c. Phép so sánh: so sánh âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát.
– Tác dụng: diễn tả tiếng suối êm dịu, trong lành đưa đến cho con người nhiều cảm xúc êm đềm, thể hiện được tâm hồn thơ mộng của tác giả.
d. Phép nhân hóa: vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.
– Tác dụng: tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người, trăng đáp lại cái nhìn của người thi sĩ.
e. Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ.
– Tác dụng: em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của đời mẹ. Cách nói kín đáo giàu tính biểu tượng.
chúng tôi
Soạn Bài Tổng Kết Về Ngữ Pháp Sbt Ngữ Văn 9 Tập 2
A – TỪ LOẠI I – DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
1. Bài tập 1, trang 130, SGK.
a) Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
b) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
c) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
d) Đối với cháu, thật là đột ngột […].
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
e) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Trả lời:
Trong các câu đã dẫn ở bài tập này, việc nhận ra danh từ không khó vì chúng đều có số từ, lượng từ hoặc chỉ từ đi kèm. Số danh từ được in đậm là 3. Những từ còn lại là động từ hoặc tính từ. Cả 4 tính từ ở đây đều có thể thêm các từ rất, quá vào phía trước hoặc các từ lắm, quá vào phía sau.
2. Bài tập 2, trang 130 -131, SGK.
Hãy thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc loại từ loại nào.
Trả lời:
Từ nào có khả năng đứng sau các từ ồ (a) là danh từ. Trong số 12 từ cho sẵn có 4 danh từ.
Từ nào có khả năng đứng sau các từ ở (b) là động từ. Động từ nghĩ ngợi cũng có thể đứng sau rất, hơi, quá, vì đó là động từ chỉ trạng thái tâm lí (không coi nghĩ ngợi là tính từ).
Từ nào có khả năng đứng sau các từ ở (c) là tình từ.
3. Bài tập 3, trang 131, SGK.
Từ những kết quả đạt được ở bài tập 1 và bài tập 2, hãy cho biết danh từ có thể đứng sau những từ nào, động từ đứng sau những từ nào và tính từ đứng sau những từ nào trong số những từ nêu trên.
4. Bài tập 4, trang 131, SGK.
5. Bài tập 5, trang 131 – 132,.SGK.
Trong những đoạn trích sau đây, các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào ?
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c) Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội hoạ không nhận xét được gì ở cô con gái ngồi trước mặt đằng kia.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Trả lời:
Mục đích của bài tập này là giúp em ôn lại hiện tượng chuyển loại của từ.
Trong 3 từ in đậm có 2 từ vốn là tính từ, còn 1 từ vốn là danh từ. Để biết mỗi từ được dùng với đặc điểm của từ loại nào, em cần xem trong từng câu, nó biểu thị hoạt động, tính chất hay sự vật (khái niệm).
Hãy xem xét tác từ in đậm trong từng ví dụ cho thêm sau đây để tìm ra lời giải cho bài tập này.
– Đối với điểm (a) của bài tập này : Mắt con bé rất tròn. Tròn trong câu này là tính từ, từ rất có thể xuất hiện trước nó.
– Đối với điểm (b) của bài tập này : Ý đó là một lí tưởng cao đẹp. Lí tưởng trong câu này là danh từ, từ một có thể xuất hiện trước nó, không thể thêm rất vào trước nó.
– Đối với điểm (c) của bài tập này : Tôi rất băn khoăn trước việc không hay đó. Băn khoăn trong câu này là một tính từ, từ rất có thể xuất hiện trước nó.
II – CÁC TỪ LOẠI KHÁC
Hãy sắp xếp các từ in đậm trong những câu sau đây vào cột thích hợp (theo bảng mẫu) ở dưới.
a) Một lát sau không phải chỉ có ba đứa mà cả một lũ trẻ ở dưới lần lượt chạy lên.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
b) Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ, tôi bị xúc động như lần ấy.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
c) Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
e) – Quê anh ở đâu thế? – Hoạ sĩ hỏi.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
g) – Đã bao giờ Tuấn… sang bên kia chưa hả ?
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
h) – Bố đang sai con làm cái việc gì lạ thế ?
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
BẢNG TỔNG KẾT VỀ CÁC TỪ LOẠI KHÁC
Trả lời:
2. Bài tập 2, trang 133, SGK.
Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc loại từ nào.
Trả lời:
Có thể thêm những từ nào trong các từ cho sau đây vào chỗ để trống trong câu bên dưới để tạo thành câu nghi vấn.
B – CỤM TỪ
Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ.
a) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị)
b) Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
c) Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.
Yêu cầu của bài tập này là tìm phần trung tâm của các cụm danh từ (in đậm) và nêu những dấu hiệu để nhận biết đó là cụm danh từ.
Ví dụ về lời giải:
– Trong câu (b), phần trung tâm của cụm danh từ (in đậm) là từ ngày. Dấu hiệu để nhận ra phần trung tâm là lượng từ những.
– Trong câu (c), phần trung tâm của cụm danh từ (in đậm) là từ tiếng. Dấu hiệu để nhận ra phần trung tâm là có thể thêm lượng từ những vào trước.
Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.
a) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…
Yêu cầu của bài tập này là tìm phần trung tâm của các cụm động từ (in đậm) và nêu dấu hiệu để nhận biết đó là cụm động từ.
Ví dụ về lời giải : Trong câu thứ nhất ở đoạn trích (a), phần trung tâm của cụm động từ (in đậm) là từ đến. Dấu hiệu để nhận ra phần trung tâm là phó từ đã.
Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.
Yêu cầu của bài tập này là tìm phần trung tâm của cụm tính từ (in đậm) và các yếu tố phụ đi kèm.
Em cần chú ý : Các từ và cụm từ cố định Việt Nam, phương Đông vốn là danh từ hay cụm danh từ, ở đây được dùng làm tính từ. Dấu hiệu để nhận ra là trước các từ, cụm từ cố định này có phó từ rất.
chúng tôi
Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Luyện Tập Tổng Hợp)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 108 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Cho biết trong trường hợp này, gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao?
Phương pháp giải:
Phân biệt ý nghĩa của gật đầu, gật gù:
– Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng ngay để chào hỏi, để gọi hay tỏ ý ưng thuận.
– Gật gù: cúi nhẹ đầu rồi ngẩng nhiều lần nối tiếp nhau, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.
Lời giải chi tiết:
– Từ ngữ thích hợp: gật gù
– Lí do: Gật gù là “gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng”; còn gật đầu là “động tác cúi đầu xuống rồi ngẩng lên, thường để chào hỏi hay thể hiện sự đồng ý”. Như vậy, gật gù là từ tượng hình, mang tính biểu cảm hơn từ gât đầu.
Câu 2 Câu 2 (trang 108 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong câu chuyện cười sau. (SGK tr. 158)
Phương pháp giải:
Theo nội dung truyện cười, em nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ.
Lời giải chi tiết:
Người vợ không hiểu ý nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút. Cách nói này có nghĩa cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn.
Câu 3 Câu 3 (trang 109 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phuowg thức ẩn dụ, nghĩa nào được hình thành theo phương thức hoán dụ.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu nghĩa của mỗi từ nói trên cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
– Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
– Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).
Câu 4 Câu 4 (trang 109 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Vận dụng kiến thức từ vựngđã học để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Theo cách vận dụng kiến thức về trường từ vựng, em chỉ ra cái hay của từ ngữ trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Cái hay trong cách dùng từ là ở việc dùng:
– Các từ thuộc trường nghĩa màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
– Các từ thuộc trường nghĩa về lửa nhưng đã chuyển nghĩa sang trường tình cảm: lửa, cháy, tro.
Câu 5 Câu 5 (trang 109 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Các sự vật và hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào? Hãy tìm năm ví dụ về những từ ngữ sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm của chúng.
Phương pháp giải:
Có hai cách đặt cho các sự vật và hiện tượng nêu ở bài tập: dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới để gọi riêng các sự vật, hiện tượng đó.
Lời giải chi tiết:
– Cách đặt tên trong đoạn trích là dùng từ ngữ sẵn có nhưng mang nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
– 5 ví dụ khác:
+ cá kìm (cá ở biến có hàm dưới nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm);
+ cá kim (cá ở biển có mỏ dài và nhọn như cái kim);
+ chim lợn (loài chim cú có tiếng kêu eng éc như lợn);
+ ong ruồi (ong mật nhỏ như ruồi);
+ cà tím (cà quả tròn, nửa trắng nửa tím hoặc màu tím).
Câu 6 Câu 6 (trang 110 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Truyện cười sau phê phán điều gì? (SGK tr. 159 – 160)
Phương pháp giải:
Phát hiện chi tiết gây cười của truyện để chỉ ra điều phê phán.
Lời giải chi tiết:
– Nội dung phê phán của truyện: Một số người sính chữ gọi bác sĩ là Đốc tờ (doctor), nhưng anh chàng này còn dùng bố đốc tờ thì thật là siêu sính chữ. Qua đó phê phán những kẻ dốt chữ mà hay nói chữ.
Bài tiếp theo
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Vbt Ngữ Văn 9 Tổng Kết Về Ngữ Pháp (Tiếp Theo) trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!