Xu Hướng 5/2023 # Giải Vbt Sinh Học Lớp 6 Bài 22: Ảnh Hưởng Của Các Điều Kiện Bên Ngoài Đến Quang Hợp # Top 8 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Giải Vbt Sinh Học Lớp 6 Bài 22: Ảnh Hưởng Của Các Điều Kiện Bên Ngoài Đến Quang Hợp # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Giải Vbt Sinh Học Lớp 6 Bài 22: Ảnh Hưởng Của Các Điều Kiện Bên Ngoài Đến Quang Hợp được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giải bài tập môn Sinh học lớp 6

Giải VBT Sinh học lớp 6 bài 22: Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách Vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải VBT Sinh học lớp 6 bài 22

1. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp (trang 43 VBT Sinh học 6)

– Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?

– Giải thích

+ Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ dày đặc

+ Tại sao nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu để trong nhà vẫn xanh tốt? Tìm vài ví dụ chứng minh

Trả lời:

– Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp là: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước.

– Trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ dày đặc vì môi trường không thể cung cấp đầy đủ điều kiện thích hợp để tất cả các cây phát triển bình thường nên khi đó các cây phải cạnh tranh nước, ánh sáng.

– Nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu để trong nhà vẫn phát triển bình thường vì môi trường trong nhà phù hợp với khả năng thích nghi của cây đó.

2. Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì? (trang 44 VBT Sinh học 6)

– Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí cacbônic, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí nhìn chung không tăng?

– Các chất hữu cơ do quang hợp của cây xanh chế tạo ra đã được những sinh vật nào sử dụng?

– Hãy kể những sản phẩm mà chất hữu cơ do cây xanh quang hợp tạo ra đã cung cấp cho đời sống của con người.

Trả lời:

– Tỉ lệ CO 2 và O 2 trong không khí nhìn chung không tăng vì lượng CO 2 do các sinh vật khác hô hấp thải ra được thực vật hấp thụ để tạo khí O 2. Khí O 2 lại được các sinh vật khác sử dụng để hô hấp.

– Các chất hữu cơ do quang hợp cây xanh tạo ra cung cấp cho động vật, vi sinh vật, nấm, con người.

– Sản phẩm mà các chất hữu cơ do cây xanh tạo ra để cung cấp cho con người: gạo, các loại rau quả, gỗ,…

Ghi nhớ (trang 44 VBT Sinh học lớp 6)

– Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp là: nước, ánh sáng hàm lượng khí CO 2 và nhiệt độ. Các loài cây khác nhau đòi hỏi các điều kiện đó không giống nhau

– Các chất hữu cơ và khí oxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên Trái Đất kể cả con người.

Câu hỏi (trang 44 VBT Sinh học 6)

2. (trang 44 VBT Sinh học 6): Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ

Hãy đánh dấu x vào đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

a) Đáp ứng nhu cầu về ánh sáng cho cây quang hợp

b) Đáp ứng nhu cầu về nhiệt độ cho cây quang hợp

c) Cây được phát triển trong điều kiện thời tiết phù hợp

d) Cả a và b

Trả lời:

Đáp án d

3. (trang 44 VBT Sinh học 6): Không có cây xanh thì không có sự sống của sinh vật hiện nay trên Trái Đất điều đó có đúng không? Vì sao?

a) Đúng vì mọi sinh vật trên Trái Đất hô hấp đều cần oxi do cây xanh tạo ra do sự quang hợp

b) Đúng vì thức ăn của động vật là cây xanh

c) Đúng vì thực vật cung cấp nơi ở cho động vật

d) Đúng vì con người và hầu hết các loài động vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí oxi do cây xanh tạo ra

Trả lời:

Đáp án d

Giải VBT Sinh học lớp 6 bài 22: Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp bao gồm phần Lý thuyết, Ghi nhớ và các dạng câu hỏi và bài tập tự luyện cho các em học sinh tham khảo luyện tập các dạng bài tập Chương 4: Lá Sinh học lớp 6.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6….và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 chi tiết mới nhất trên chúng tôi để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 52: Phản Xạ Không Điều Kiện Và Phản Xạ Có Điều Kiện

Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 135-136 VBT Sinh học 8):

Trả lời:

1. Hoàn thành bảng

2. Ví dụ:

Ví dụ về phản xạ không điều kiện:

– Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra.

– Bị chó đuổi. Ta liền chạy.

Ví dụ về phản xạ có điều kiện:

– Nghe thấy bạn gọi tên, ta quay đầu lại.

– Thầy giáo vào lớp. Cả lớp đứng dậy chào.

Bài tập 2 (trang 136 VBT Sinh học 8): Dựa vào hình 52 – 3 A, B SGK kết hợp với hiểu biết của em, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã được thành lập để thành lập một phản xạ có điều kiện mới qua một ví dụ tự chọn.

Trả lời:

Vỗ tay mỗi khi thả mồi cho cá ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời.

Đến khi chỉ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.

Bài tập 3 (trang 136 VBT Sinh học 8): Hãy hoàn thành bảng so sánh tính chất của 2 loại phản xạ theo bảng sau:

Trả lời:

Tính chất của phản xạ không điều kiện

Tính chất của phản xạ có điều kiện

1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

1′. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)

3. Bền vững, không bị mất đi khi không củng cố

3′. Dễ mất khi không củng cố

4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại

4′. Không di truyền, có tính chất cá thể 5. Số lượng hạn chế

5′. Số lượng không hạn định

6. Cung phản xạ đơn giản

6′. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ

7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống

7′. Trung ương nằm ở vỏ não

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 136 VBT Sinh học 8): Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có ý nghĩa gì trong quá trình sống của động vật nói chung và con người nói riêng?

Trả lời:

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn luyện. Phản xạ có điều kiện dễ thay đổi, tạo điều kiện cho quá trình sống của động vật nói chung và con người nói riêng thích nghi với môi trường luôn thay đổi.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 137 VBT Sinh học 8): Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Trả lời:

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

– Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

– Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)

– Bền vững, không bị mất đi khi không củng cố

– Dễ mất khi không củng cố

– Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại

– Không di truyền, có tính chất cá thể

– Số lượng hạn chế

– Số lượng không hạn định

– Cung phản xạ đơn giản

– Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ

– Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống

– Trung ương nằm ở vỏ não

Bài tập 2 (trang 137 VBT Sinh học 8): Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ điều kiện để sự hình thành có kết quả.

Trả lời:

Khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ nhiều lần sẽ hình thành ở gà phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn.

Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời.

Tuy nhiên, nếu gõ mõ, gà chạy về mà không được cho ăn nhiều lần thì về sau khi nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng ăn uống và vùng thính giác không được củng cố nên đã mất.

Bài tập 3 (trang 138 VBT Sinh học 8): Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.

Trả lời:

Ý nghĩa:

– Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.

– Đối với con người : Đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.

Bài tập 4 (trang 138 VBT Sinh học 8): Hãy dùng dấu × đánh dấu các ví dụ ở cột A tương ứng với khái niệm ở cột (B) và (C).

Trả lời:

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Vbt Sinh Học 9 Bài 42: Ảnh Hưởng Của Ánh Sáng Lên Đời Sống Sinh Vật

VBT Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Lời giải:

Bảng 42.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây

Bài tập 2 trang 97 VBT Sinh học 9: Nghiên cứu thí nghiệm mục II SGK. Em chọn khả năng nào trong 3 khả năng được nêu? Điều đó chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Lời giải:

Kiến sẽ bò theo hướng ánh sáng gương phản chiếu. Điều này chứng tỏ ánh sáng giúp động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 97 VBT Sinh học 9: Chọn từ hoặc cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm ……………………….. của thực vật. Mỗi loài cây thích nghi với những điều kiện ………… khác nhau. Có nhóm cây ……………………. và ……………………….

Lời giải:

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. Mỗi loài cây thích nghi với những điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng

Bài tập 2 trang 98 VBT Sinh học 9: Ánh sáng có ảnh hưởng gì tới động vật? (chọn phương án trả lời đúng nhất)

A. Hoạt động của động vật

B. Khả năng sinh trưởng của động vật

C. Khả năng sinh sản của động vật

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Chọn đáp án D. Cả A, B và C

Giải thích: dựa vào nội dung SGK mục II trang 124

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 98 VBT Sinh học 9: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng.

Lời giải:

Thực vật ưa sáng: sống ở nơi quang đãng, thân cao, thẳng, lá nhỏ có màu xanh nhạt và thường xếp xiên.

Thực vật ưa bóng: sống dưới tán cây khác ở nơi có cường độ ánh sáng yếu, thân thấp, lá to có màu xanh nhạt và thường xếp ngang.

Bài tập 2 trang 98 VBT Sinh học 9: Hãy điền tiếp vào bảng 42.2

Lời giải:

Bảng 42.2. Các đặc điểm hình thái của cây ưa sáng và cây ưa bóng

Bạch đàn

Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá nhạt, cây mọc nơi quang đãng

Ưa sáng

Lá lốt

Cây nhỏ, lá to xếp ngang, màu lá sẫm, cây mọc dưới tán cây to nơi có ánh sáng yếu

Ưa bóng

Phượng vĩ

Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá nhạt, mọc nơi quang đãng

Ưa sáng

Hoa đồng tiền

Cây thân thảo, lá to xếp ngang, lá màu sẫm, mọc nơi có ánh sáng yếu

Ưa bóng

Cây bàng

Cây cây cao, lá to xếp xiên, màu lá nhạt, mọc ở nơi quang đãng

Ưa sáng

– Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào?

– Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá bị ảnh hưởng như thế nào?

Lời giải:

Lượng ánh sáng chiếu vào các cành phía dưới của cây trong rừng rất thấp hoặc thậm chí không chiếu tới, các lá trên cành không thể quang hợp hoặc quang hợp với cường độ rất yếu, nhưng lại vẫn thoát hơi nước nhiểu, do đó các cành này thường sớm bị rụng.

Giải Vbt Sinh Học 6 Bài 21: Quang Hợp (Tiếp Theo)

Bài 21: Quang hợp (tiếp theo)

1. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột? (trang 42 VBT Sinh học 6)

Nhận xét

– Điều kiện thí nghiệm của cây trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào?

– Là cây trong chuông nào không thể chế tạo được tinh bột ? Giải thích vì sao

– Kết luận qua thí nghiệm

Trả lời:

Nhận xét:

– Điều kiện để thí nghiệm của cây chuông A khác cây B là ở chuông A có chứa dung dịch nước vôi trong.

– Lá cây trong chuông A không chế tạo được tinh bột vì nó không có khí CO 2

– Kết luận: ngoài việc cần nước, cây còn cần CO 2 để chế tạo tinh bột.

2. Khái niệm của quang hợp (trang 42 VBT Sinh học 6)

Em hãy viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp và phát triển khái niệm đơn giản về quang hợp

Trả lời:

– Tóm tắt quá trình quang hợp:

Ánh sáng

Diệp lục

– Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước và CO 2 và năng lượng mặt trời để chế tạo tinh bột và khí O 2

Ghi nhớ (trang 42 VBT Sinh học 6)

Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước khí và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra và nhả khí

Từ tinh bột cùng với muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây.

Câu hỏi (trang 42 VBT Sinh học 6)

3. (trang 42 VBT Sinh học 6): Thân non có màu xanh có tham gia quang hợp được không? Vì sao?

Trả lời:

– Thân non màu xanh có quang hợp vì nó có chứa diệp lục.

– Cây không có lá hoặc lá rụng sớm thì thân và cành sẽ làm nhiệm vụ quang hợp vì chúng có chứa diệp lục.

4. (trang 42 VBT Sinh học 6): Người ta bố trí một thí nghiệm như hình vẽ. Theo em có thể quan sát thấy hiện tượng gì? Giải thích kết quả thí nghiệm nếu thay đổi độ chiếu sáng của đèn (chuẩn bị cho bài sau)

Trả lời:

Hiện tượng của thí nghiệm là có bọt khí nổi lên. Ánh sáng mạnh thì quang hợp mạnh

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 6 (VBT Sinh học 6) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Vbt Sinh Học Lớp 6 Bài 22: Ảnh Hưởng Của Các Điều Kiện Bên Ngoài Đến Quang Hợp trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!