Xu Hướng 3/2023 # Giải Vở Bài Tập Gdcd Lớp 8: Tôn Trọng Lẽ Phải # Top 5 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giải Vở Bài Tập Gdcd Lớp 8: Tôn Trọng Lẽ Phải # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Giải Vở Bài Tập Gdcd Lớp 8: Tôn Trọng Lẽ Phải được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giải Vở bài tập GDCD lớp 8: Tôn trọng lẽ phải được VnDoc đăng tải, đây là giải VBT có đáp án giúp các bạn học sinh tham khảo học tốt môn GDCD lớp 8 tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 5 VBT GDCD 8): Trả lời:

Những chi tiết thể hiện quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích là người chính trực là:

– Ông đặc biệt lưu ý diệt trừ nạn tham ô

– Điều tra và xử lại đúng vụ án sai của Tri huyện Thanh Ba, xử đúng người đúng tội, trả lại đất đai cho người nghèo

– Ông kiên quyết không nghe lời tỉnh cầu của Hình bộ thượng thư về việc tha lỗi cho Tri huyện Thanh Ba, đồng thời còn khẳng định rằng “Tôi và ông đều là quan triều đình, phải công bằng, chính trực, thẳng thắn”.

Câu 2 (trang 5 VBT GDCD 8): Trả lời:

Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải:

– Chấp hành nội quy nới mình sinh sống, học tập và làm việc.

– Phê phán, lên án những việc làm sai trái

– Biết lắng nghe, phân tích đúng sai và đưa ra ý kiến của bản thân

Biểu hiện không tôn trọng lẽ phải:

– Làm trái với những quy định của pháp luật, địa phương, cơ quan nơi mình sống, làm việc và học tập

– Tự ý làm những hành động sai trái bất chấp pháp luật

– Thấy việc làm sai phạm của người khác mà không dám phê phán, đưa ra ý kiến của mình.

Câu 3 (trang 5 VBT GDCD 8): Trả lời:

Thái độ bang quan của mọi người trước những hành động sai trái gây nên rất nhiều hệ quả đáng tiếc:

– Đối với xã hội: tạo nên một môi trường xã hội không văn minh, ích kỉ, trở thành mối hiểm họa với mọi cá nhân, ai cũng phải sống đề phòng và chỉ nghĩ đến bản thân mình.

– Đối với người bị hại: thiệt hại về tinh thần, kinh tế và mất niềm tin vào xã hội, từng bước trở thành người ích kỉ, không còn đấu tranh cho lẽ phải

– Đối với mỗi cá nhân chúng ta: không được sống vô tư khi xung quanh lẽ phải không được bảo vệ, mối nguy hiểm luôn thường trực đe dọa.

Câu 4 (trang 6 VBT GDCD 8): Trả lời:

Để trở thành một người biết tôn trọng lẽ phải, bản thân em cần:

– Nghe lời răn dạy của ông bà, cha me, thầy cô giáo

– Chấp hành pháp luật, nội quy, quy định của trường lớp

– Biết phân biệt đúng sai, đề cao lẽ phải, phê phán những hành động sai trái

– Dũng cảm tố cáo những hành vi trái với lẽ phải, không để những lời đe dọa hoặc những người có quyền lực làm sai lệch sự thật và lẽ phải

Câu 5 (trang 6 VBT GDCD 8): Trả lời:

Tôn trọng lẽ phải

Không tôn trọng lẽ phải

Gia đình

Nghe theo lời dạy của ông bà, cha mẹ, biết giúp đỡ người thân, yêu thương, quý trọng anh chị em trong gia đình,…

Không thờ cúng ông bà tổ tiên, cãi lời cha mẹ, ruồng bỏ anh chị em, nhất nhất bênh vực người thân dù họ có lỗi,..

Nhà trường

Vâng lời thầy cô, chấp hành đúng nội quy nhà trường, biết giúp đỡ bạn bè, không làm trái đạo đức của một người học sinh,…

Không làm theo những bài học, lời khuyên tích cực của thầy cô, không bao giờ nghe theo lời góp ý của bạn bè,..

Xã hội

Chống lại những sai trái, tiêu cực, đấu tranh với tệ nạn xã hội, biết lắng nghe những lời góp ý tích cực từ mọi người, biết điều chỉnh hành vi của bản thân,..

Chỉ trích người khác mà không có lí do, cố tình bao biện cho việc làm sai trái của mình, sa vào các tệ nạn xã hội,…

Câu 6 (trang 6 VBT GDCD 8): Trả lời:

Nếu thấy ý kiến đó đúng, em sẽ đưa ra những lí lẽ thuyết phục để bênh vực ý kiến đó.

Câu 7 (trang 7 VBT GDCD 8): Trả lời:

Những câu ca dao nói về tôn trọng lẽ phải đó là:

A. Thương ai chữ nghĩa hơn vàng

Chữ nhân coi trọng chữ sang bình thường

C. Khó mà biết lẽ biết trời

Biết ăn biết ở hơn người giàu sang

E. Làm người suy chín xét xa

Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài

G. Khôn ngoan ba chốn bốn bề

Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai

b. Thái độ của Hùng là một thái độ tiêu cực và không có chính kiến. Hùng hoài nghi tất cả ý kiến của mọi người, không tin vào điều tốt đẹp chứng tỏ Hùng không có niềm tin vào cuộc sống, không tin vào khả năng của bản thân, không biết nhận định đúng sai phải trái.

Câu 9 (trang 8 VBT GDCD 8): Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?

A. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình

B. Chống lại những quan điểm sai trái, tiêu cực

C. Luôn làm hài lòng những người xung quanh

D. Luôn phê phán những ai không cùng quan điểm với mình

Trả lời:

Chọn đáp án: B

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 8 VBT GDCD 8): Trả lời:

Câu nói “bất hợp tác với điều xấu cũng là nghĩa vụ như hợp tác với người tốt” đã khẳng định ý nghĩa của việc biết lên án, phê phán những điều xấu trong xã hội. “Bất hợp tác” là thái độ lên án, phê phán chống lại cái xấu, cái ác, “hợp tác” là tôn trọng, tuân theo và nghiêm túc thực hiện điều tốt, điều thiện. Hai việc là này có ý nghĩa quan trọng tương đương với nhau, song hành với nhau thể hiện sự tôn trọng lẽ phải.

Câu 2 (trang 8 VBT GDCD 8): Trả lời:

Bạn Quân lớp em là con trai của thầy hiệu phó trong trường, tuy nhiên Quân là một học sinh hiếu động, không ham học lại thường xuyên có biểu hiện vi phạm nội quy lớp. Một lần, do xảy ra xích mích, Quân và Nam đã xảy ra xô xát với nhau. Mặc dù biết là Quân là con của thầy hiệu phó nhưng cô Loan lớp em đã có hình thức xử lí rất công bằng, không bao che, dung túng cho việc làm của bạn. Cô đã hạ hạnh kiểm và kỉ luật của hai bạn như nhau. Từ đó chúng em cảm thấy thêm yêu quý và phục cô hơn.

Câu 3 (trang 9 VBT GDCD 8): Trả lời:

Em không đồng tình với quan điểm của Hà. Chân lí không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ mạnh bởi lẽ những dẫn chứng mà bạn đưa ra lịch sử đã chứng minh và cho ta câu trả lời rằng những kẻ làm việc xấu, việc ác đến cuối cùng vẫn bị diệt vong.

Chân lí không thuộc về kẻ mạnh hay kẻ yếu mà chân lí thuộc về lẽ phải. Minh chứng là trong 2 cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, phải đối đầu với kẻ thù vô cùng mạnh thế nhưng với tinh thần chính nghĩa nước Việt Nam ta đã đánh đuổi được kẻ thù xâm lược giành lại độc lập cho non sông.

………………………………………

Giải Bài Tập Gdcd 8 Bài 3. Tôn Trọng Người Khác

Bài 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC Đặt vân để * Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách cư xử, thái độ và làm việc cửa Mai? Hướng dẫn trả lời: Mai là học sinh giỏi 7 năm liền, gia đình khá giả, nhưng Mai không kiêu căng, coi thường người khác. Mai lễ phép, chan hòa, cởi mở, giúp đỡ nhiệt tình, vô tư, gương mẫu chấp hành nội quy. Mai được mọi người tôn trọng, quý mến Câu hỏi: Nhận xét về cách cư xử, thái độ và làm việc của Hải? Hướng dẫn trả lời: Hải bị các bạn chế diễu, châm chọc vì màu da của Hải đen. Hải không cho là xấu mà còn tự hào, yêu màu da vì được hưởng màu da của cha. Hải biết tôn trọng cha mình. Câu hỏi: Nhận xét về việc làm của Quân và Hùng? Việc làm đó thể hiện điều gì? Hướng dẫn trả lời: Quân và Hùng đọc truyện, cười rúc rích trong giờ học ngữ văn lúc thầy giáo giảng bài. Việc làm đó chứng tỏ Quân và Hùng thiếu tôn trọng người khác. Câu hỏi: Theo em, trong những hành vi đó, hành vi nào đúng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phê phán? Vì sao? Hướng dẫn trả lời: Trong những hành vi đó hành vi của Mai, của Hải đáng để chúng ta học tập; hành vi của Quân và Hùng cần phê phán. Bởi vì, hành vi của Mai và Hải thể hiện họ là những người sông có văn hóa, biết tôn trọng người khác, vì thế được mọi người quý mến và học tập. Hành vi của Quân và Hùng cư xử thiếu tế nhị, không tôn trọng thầy giáo đáng phê phán. Câu hỏi: Hướng dẫn trả lời: ' Chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ; không công kích, chê bai người khác khi họ khác mình về hình thức hoặc sở thích là biểu hiện của hành vi của những người biết cư xử có văn hóa, đàng hoàng, đúng mực khiến người khác cảm thấy hài lòng, dễ chịu và vì thế sẽ nhận được sự tôn trọng quý mến của mọi người. h Câu hỏi: Theo em, điều kiện, cơ sở để xác lập và củng cố mô'i quan hệ tô't đẹp, lành mạnh giữa mọi người với nhau là gì? Hướng dẫn trả lời: Điều kiện, cơ sở để xác lập và củng cô' mô'i quan hệ tô't đẹp, lành mạnh giữa mọi người với nhau đó là sự tôn trọng lẫn nhau. Vì vậy, tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đô'i với tất cả mọi người ở mọi nơi mọi lúc. Nội dung bài học Câu hỏi: Em hãy tìm ví dụ những hành vi biểu hiện sự tôn trọng người khác và thiếu tôn trọng người khác ở gia đình, ở trường và những nơi công cộng? Hướng dẫn trả lời: Ở gia đình: Tôn trọng người khác: + Biết vâng lời bô' mẹ, kính trọng ông bà, yêu thường nhường nhịn anh chị em. Không tôn trọng người khác: + Xấu hổ không muôn các bạn biết nhà mình nghèo, mẹ làm công nhân vệ sinh. Ở trường: Tôn trọng người khác: + Kính trọng thầy, cô giáo; + Thương yêu quý mến bạn bè; + Giúp đỡ bạn khi bạn có khó khăn. Không tôn trọng người khác: + Chỉ trích, miệt thị khi bạn có khuyết điểm; + Làm việc riêng trong lúc cô giáo giảng bài; + Cãi lại thầy, cô giáo khi không vừa ý... + Coi thường bạn. Ngoài xã hội, nơi công cộng: Tôn trọng người khác: + Giúp đỡ người già cả, em bé khi qua dường; + Không chen lấn khi sắp hàng mua vé xem phim hoặc vé tàu xe; + Nhường chỗ cho người già hoặc phụ nữ mang thai, có em bé... Không tôn trọng người khác: + Chửi tục, nói thề; + Chen lấn, không nhường nhịn người khác khi lên xe, lên tàu; + Hút thuốc lá ở những nơi công cộng... Câu hỏi: Thế nào là tôn trọng người khác? Hướng dẫn trả lời: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lôi sông có văn hóa của mỗi người. Câu hỏi: Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác? Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác đôi với đời sông hằng ngày? Hướng dẫn trả lời: Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh trong sáng và tốt đẹp hơn. Câu hỏi: Chúng ta phải rèn luyện đức tính tôn trọng người khác như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sông. Rèn luyện thói quen, tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, thể hiện sự tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, hành động và lời nói. Câu hỏi: Hướng dẫn trả lời: Bài tập Bài tập 1 Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác? Vì sao? Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện; Chỉ làm thèo sở thích của mình không cần biết mọi người xung quanh; Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học; Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp các đám tang; đ) Bật nhạc to khi đã quá khuya; Châm chọc, chế giễu người khuyết tật; Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh; Coi thường, miệt thị những người nghèo khó; Lắng nghe ý kiến'của mọi người; k) Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình; Bắt nạt người yếu hơn mình; m) Gây gổ, to tiếng với người xung quanh; n) Vứt rác ở nơi công cộng; o) Đổ lỗi cho người khác. Hướng dẫn trả lời: Các hành vi: (a), (i) là thể hiện sự tôn trọng người khác. Các hành vi: (b), (c), (d), (đ), (e), (g), (h), (k), (1), (m), (n), (o) đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác Bài tập 2 Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình. Muốn người khác tôn trọng mình thì phải biết tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình. Hướng dẫn trả lời: Em không tán thành ý kiến (a), em đồng tình với ý kiến (bực). Bởi vì, tôn trọng người khác là như sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác chứ không phải hạ thấp mình. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đõì với mình. Tôn trọng người khác là thể hiện của lôi sông có văn hóa của mỗi người. Bài tập 3 Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sông để có cách ứng xử thế hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau: Ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo). ớ nhà (trong quan hệ với ông bà, bô' mẹ, anh chị em...) ở ngoài đường, nơi công cộng. Hướng dẫn trả lời: ơ trường: + Đô'i với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng. + Đốì với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau... Ở nhà: + Đô'i với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời. + Đô'i với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến ở nơi công cộng: + Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực mình. Bài tập 4 Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác? Hướng dẫn trả lời: Ca dao: Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Khó mà biết lẽ, biết lời Biết ăn, biết ở, hơn người giàu sang. Cười người chớ vội cười lâu Cười người hôm trước hôm sau người cười. Tục ngữ: Kính già yêu trẻ. Áo rách côl cách người thương.

Giải Vbt Gdcd 7 Bài 6: Tôn Sư Trọng Đạo

Giải Vở bài tập GDCD lớp 7

Giải VBT GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo được giới thiệu trên chúng tôi bao gồm đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong Vở bài tập môn GDCD lớp 7. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập môn GDCD lớp 7 có đáp án

I. Bài tập GDCD 7 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 34 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo mọi lúc mọi nơi, coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy và có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô.

Câu 2 (trang 34 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

– Đối với bản thân: Giúp ta tiến bộ, trưởng thành hơn, thể hiện nhân cách của mỗi người, khiến ta trở thành người có ích cho gia đình, xã hội

– Đối với xã hội: Là truyền thống quý báu của dân tộc cần được phát huy, giúp cho thầy cô hoàn thành tốt trách nhiệm nặng nề mà vẻ vàng của mình, khiến xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 3 (trang 34 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Chăm học chăm làm, lễ phép với thầy cô, thực hiện theo lời thầy cô dạy, kính trọng, biết ơn công lao thầy cô, làm cho thầy cô vui lòng, thường xuyên hỏi thăm, quan tâm thầy cô,…

Cãi lời thầy cô, nói dối thầy cô, gặp thầy cô không chào, lười làm bài tập, không làm theo những điều hay lẽ phải thầy cô dạy dỗ,…

Câu 4 (trang 35 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Học sinh cần thể hiện sự tôn sư trọng đạo với thầy cô bằng cách:

– Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học

– Vâng lời thầy cô

– Lễ phép với thầy cô

– Không nói dối, không làm thầy cô buồn lòng

– Luôn ghi nhớ công ơn của thầy cô

– Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi thầy cô

Câu 5 (trang 35 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Bản thân em đã thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo:

– Chăm chỉ học tập, đạt nhiều điểm tốt để thầy cô vui lòng

– Luôn luôn lễ phép trước thầy cô, chào hỏi khi gặp thầy cô, thưa gửi mỗi khi nói chuyện với thầy cô

– Không cãi lời thầy cô

– Luôn luôn lắng nghe những lời dạy bảo của thầy cô

– Ngày 20- 11, tri ân các thầy cô bằng những bông hoa điểm tốt,, bằng lời ca tiếng hát,..

Trả lời:

Học sinh phải kính trọng và biết ơn thầy cô giáo bởi vì: Đây là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta cần được gìn giữ và phát huy. Thầy cô là người dìu dắt, cho ta kiến thức dạy ta kĩ năng, cách sống và cách làm người. Biết kính trọng thầy cô thể hiện là một người có nhân cách, có đạo đức của mỗi người.

Câu 7 (trang 35 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Trong trường, trong lớp hầu hết các bạn đã biết kính trọng các thầy cô, nhưng bên cạnh đó còn có một số bạn chưa có ý thức tôn sư trọng đạo. Một số vấn đề cần khắc phục đó là vẫn còn hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô, nói trống không, gặp thầy cô không chào hỏi, thường xuyên vi phạm các nội quy của trường, của lớp khiến thầy cô buồn lòng.

Câu 8 (trang 36 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Câu 9 (trang 36 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Suy nghĩ và biểu hiện của Vân Anh thể hiện sự thiếu lễ phép, không có lòng tôn sư trọng đạo. Đã là thầy cô giáo, dù có đang dạy dỗ mình hay không cũng cần phải được tôn trọng. Em hoàn toàn không đồng tình với suy nghĩ và biểu hiện của Vân Anh

Câu 10 (trang 36 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

– Không thầy đố mày làm nên

– Nhất tự vi sư bán tự vi sư

– Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy

– Cơm cha, áo mẹ, công thầy/Nghĩa sao cho bõ những ngày ước ao

II. Bài tập nâng cao GDCD 7

Câu 1 (trang 37 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Cô Trang là người tôi yêu quý và kính trọng nhất trong cuộc đời. Những ân tình, công ơn mà cô dành cho tôi suốt đời tôi không bao giờ quên. Nhớ những ngày tháng tôi gặp khó khăn nhất, vì nhà nghèo tôi suýt phải nghỉ học chính cô đã ở bên tôi, động viên, giúp đỡ, dìu dắt tôi qua những tháng ngày đen tối. Với tôi cô không chỉ là một người thầy mà còn là một người bạn, người thân. Cô không chỉ cho tôi kiến thức mà cô còn dạy tôi biết bao bài học ứng xử, cách sống, cách làm người. Giờ đây khi đã lớn khôn, xa cô, xa mái trường nhưng lòng biết ơn mà tôi dành đến cô sẽ mãi không thay đổi.

Câu 2 (trang 37 VBT GDCD 7):

Trả lời:

1. Tình huống gợi cho em suy nghĩ đến tình thầy trò ân tình, ân nghĩa. Thầy vì thương trò, dạy dỗ trò nên người nên mới dùng roi đánh. Trò ăn năn, hối hận về bản thân vì không thành trò ngoan

2. Điều khiến người học trò hối hận vì sức khỏe của thầy ngày càng yếu đi vì phải nhọc nhằn dạy bảo trò hư, vậy mà hôm nay thấy thầy không thể đánh trò đau như trước thì trò mới nhận ra lỗi lầm của mình.

Câu 3 (trang 38 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Em hoàn toàn không đồng tình với ý kiến này. Công lao của các thầy cô đối với học sinh là không gì có thể đong đến được, không thể dùng trách nhiệm để đặt ngang bằng với công lao của thầy cô

III. Truyện đọc, thông tin

Câu a (trang 39 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Trong câu chuyện trên, các bạn Mai, Tiến, Bình đã thể hiện tôn sư trọng đạo bằng cách trồng những bông hoa hồng đỏ – loài hoa cô Mai Lan yêu quý nhất để tặng cô nhân ngày sinh nhật, các em mong muốn được tặng cô bó hoa hồng đỏ thật to, thật đẹp

Câu b (trang 39 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Việc làm trên của các bạn có ý nghĩa lan tỏa tình yêu thương, tấm lòng tôn sư trọng đạo đến với những người xung quanh và cả xã hội.

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 6 Bài 5: Tôn Trọng Kỉ Luật

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 5: Tôn trọng kỉ luật

Giải bài tập môn GDCD lớp 6

Bài tập môn GDCD lớp 6

Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 5: Tôn trọng kỉ luật được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập 1: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Nêu ví dụ về tôn trọng kỉ luật.

Trả lời

Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, các tổ chức xã hội ở mọi nơi

Ví dụ: Tham gia giao thông, tham gia các hoạt động xã hội.

Bài tập 2: Phận biệt hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi, thái độ vô kỉ luật

Trả lời

Hành vi thái độ tôn trọng kỷ luật là chấp hành nghiêm chỉnh những quy định chung của tập thể ở mọi lúc mọi nơi..

Hành vi vô kỷ luật là những hành vi làm theo ý mình, không theo những quy định của tập thể, một mình hành động theo ý muốn.

Bài tập 3: Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội?

Trả lời

Giúp cho nhà trường, xã hội có kỷ cương, nề nếp, đem lại lợi ích giúp cho con người và xã hội tiến bộ

Các hoạt động của cộng đồng, của nhà trường được thực hiện nghiêm túc, thống nhất, hiệu quả

Bài tập 4: Tôn trọng kỉ luật là gì? (chọn câu trả lời đúng nhất)

Tự giác chấp hành những quy định chung ở trường học.

Tự giác chấp hành những quy định ở cơ quan, xí nghiệp,

Tự giác chấp hành những quy định ở mọi nơi, mọi lúc.

Tự giác chấp hành những quy định ở nơi công cộng.

Bài tập 5: Những biểu hiện nào sau đây là tôn trọng kỉ luật?

A. Ngắt hoa trong công viên

B. Đi học đúng giờ

C. Làm bài tập Tiếng Anh trong giờ học Toán

D. Nói chuyện riêng khi giáo viên đang giảng bài

E. Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp

G. Xả rác nơi công cộng

H. Viết đơn xin phép nghỉ một buổi học

I. Đi xe trên vỉa hè

Trả lời:

Câu 4: C

Câu 5: B, E, H

Bài tập 6:

Thành là học sinh giỏi trong lớp, nhưng hay đến muộn giờ truy bài, trực nhật thì làm qua loa, đại khái. Lớp trưởng và tổ trưởng nhắc nhở thì Thành nói: Với tớ, kết quả học tập là chính, còn các chuyện khác không quan trọng.

Câu hỏi

Em có đồng ý vói ý kiến của Thành không? Tại sao?

Trả lời

Không đồng ý với ý kiến của Thành. Là học sinh thì việc có kết quả học tập cao thôi là chưa đủ, mà còn phải chạp hành nội quy của nhà trường như đi học đúng giờ, làm trực nhật thì phải làm sạch sẽ

Bài tập 7: Mai và Hồng ngồi cùng bàn đầu. Trong giờ kiểm tra, thấy Mai loay hoay mãi không làm được bài tập khó, Hồng liền đưa bài của mình cho Mai chép. Cô giáo phát hiện, và cho cả hai bài điểm kém. Hồng ấm ức nói với các bạn cùng lớp: “Tớ giúp bạn chứ có vi phạm gì đâu!”.

Câu hỏi:

Hành vi giúp Mai của Hồng có tôn trọng kỉ luật không? Vì sao?

Trả lời

Hành vi của Hồng không tôn trọng kỉ luật và cũng không phải là giúp bạn theo đúng nghĩa

Bài tập 8: Sáng thứ hai, cả lớp ai cũng mặc đồng phục đến trường. Duy chỉ có Thắng diện chiếc áo phông mới. Sao đỏ ghi tên vào sổ thi đua, Thắng cãi: “Tớ mặc áo đẹp thì có sao đâu? Tớ không thích áo đồng phục của trường”.

Câu hỏi:

Biểu hiện của Thắng có vi phạm kỉ luật không? Vì sao?

Trả lời

Thắng vi phạm kỉ luật vì không mặc đồng phục theo quy định của nhà trường.

Bài tập 9: Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự tôn trọng kỉ luật?

Trả lời

Đến trường mặc đồng phục theo quy định

Trong giờ kiểm tra làm bài nghiêm túc, trong giờ kiểm tra không có hành vi gian lận, chép bài

Bài tập 10: Hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng kỉ luật.

Trả lời

Đất có lề, quê có thói

Ao có bờ sông có bến.

Phép vua thua lệ làng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Vở Bài Tập Gdcd Lớp 8: Tôn Trọng Lẽ Phải trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!