Xu Hướng 5/2023 # Giáo Án Văn 8 Bài Câu Ghép (Tiếp Theo) # Top 12 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Giáo Án Văn 8 Bài Câu Ghép (Tiếp Theo) # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Văn 8 Bài Câu Ghép (Tiếp Theo) được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Giáo viên 2. Học sinh 2. Kiểm tra 3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép:

– Đọc bài tập sgk/ T123.

– GV bổ sung một số ví dụ khác.

H: Phân tích cấu tạo của các câu sau:

a, Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

c. Tôi/ đi hay anh/ đi.

d. Hoa/ càng hát, giọng/ càng thanh.

e. không những Ngọc/ học giỏi (mà) Ngọc/ còn chăm ngoan.

g. Em/ nấu cơm rồi em/ học bài.

h. Tôi/ vừa xuôi (thì) anh ấy/ lại ngược.

(Hay) mặc dù… nhưng …. q hệ đối lập.

H: Các câu trên là câu gì?

– Câu ghép.

H: Chỉ ra mối quan hệ giữa các vế câu?

H: Em nhận xét gì về mối quan hệ giữa các vế của câu ghép? Có những mối quan hệ nào?

H: Đặt mỗi loại quan hệ một câu?

– GV mỗi vế của câu thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng nhất định. Tuy vậy để nhận biết chính xác ta cần dựa vào văn cảnh.

H: Quan hệ giữa các vế câu ghép như thế nào? giữa các vế thường có dấu hiệu gì?

– HS đọc ghi nhớ.

I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:

1. Bài tập/ 123

* Nhận xét

a) Quan hệ nguyên nhân.

b) Quan hệ điều kiện – giả thiết.

c) Quan hệ lựa chọn.

d) Quan hệ tăng tiến.

e) Quan hệ bổ sung.

g) Quan hệ nối tiếp.

h) Quan hệ đối lập tương phản.

2. Ghi nhớ (SGK/ 123)

Hoạt động 2 . HDHS luyện tập:

Đọc bài 1 (123), nêu yêu cầu.

– HS làm bài ⇒ báo cáo kết quả.

– Gọi 1 vài em lên bảng nêu kết quả.

HS nhận xét, GV sửa chữa, bổ sung.

II. Luyện tập:

1. Bài tập1: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:

a, Quan hệ nguyên nhân;vế 1 và 2; vế 2, 3: quan hệ giải thích.

b, Quan hệ điều kiện giả thiết – kết quả.

c, Quan hệ tăng tiến.

d, Các vế câu có quan hệ tương phản.

e, Đoạn này có hai câu ghép.

– Câu đầu dùng quan hệ từ “rồi → thời gian nối tiếp; câu sau không có qht nhưng ngầm hiểu vì yếu nên bị lẳng ra thềm( ng nhân- kết quả.)

– Đọc bài 2, xác định yêu cầu, làm bài theo nhóm, (t) 6 phút.

Nhóm 1, 2, : làm ý a.

Nhóm 3,4,làm ý b.

Nhóm5,6: làm ý c.

– Báo cáo.

Nhận xét.

GV kết luận.

2. Bài tập 2/ 124 :

a) Đoạn 1 có 4 câu ghép:

– Trời xanh thăm thẳm, biển cũng xanh thăm thẳm…

– Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng…

– Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

– Trời ầm âm giông gió, biển đục ngầu giận dữ.

Đoạn 2: có hai câu:

– Buổi sớm, mặt trời/…cột buồm, sương/ tan, trời/ mới quang.

– Buổi chiều, nắng/ vừa nhạt… sương/ ..xuống mặt biển.

b) Đoạn 1: Các vế ở cả 4 câu đều có quan hệ điều kiện – kết quả .

Đoạn 2: các vế của cả hai câu đều có quan hệ nguyên nhân- kết quả.

c) Không nên tách riêng thành các câu đơn vì ý nghĩa của chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đọc bài 3, nêu yêu cầu, làm bài.

Gọi 2 em lên bảng giải.

HS nhận xét.

GV bổ sung.

3. Bài tập 3/125: Xét về mặt lập luận: mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế trong câu thành từng câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận. Xét về giá trị biểu cảm: tác giả cố tình viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của lão Hạc.

– Y/c hs đọc xác định yêu cầu bài 4.

– Gv hướng dẫn hs giải thích.

– Gv nhận xét.

4. Bài tập 4/ 125:

a. Quan hệ giữa các vế của câu ghép là quan hệ: điều kiện → không nên tách mỗi vế thành một câu đơn.

b. Trong các câu còn lại nếu tách mỗi vế thành một câu đơn thì hàng loạt câu ngắn đặt cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào . Nhưng cách viết của Ngô Tất Tố lại gợi ra cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của chị Dậu,cho nên tách thành câu đơn sẽ không phù hợp với dụng ý của nhà văn.

4. Củng cố, luyện tập

Giải Soạn Bài Câu Ghép (Tiếp Theo) Sbt Ngữ Văn 8 Tập 1

1. Bài tập 1, trang 124, SGK.

b) Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào ! (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương) c) Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm. (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ) d) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. e) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau […]. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Trả lời:

Để làm bài tập này, cần đối chiếu từng câu ghép với những điều nói ở phần Ghi nhớ ong SGK (trang 112, trang 123).

Ví dụ : Câu ghép (a) có ba vế câu. Quan hệ giữa vế câu thứ nhất với vế câu thứ hai là quan hệ nguyên nhân, vế câu thứ nhất chỉ kết quả, vế câu thứ hai chỉ nguyên nhân. Quan hệ giữa vế câu thứ hai với vế câu thứ ba là quan hệ giải thích. Vế câu thứ hai biểu thị điều được giải thích, còn vế câu thứ ba dùng để giải thích điều được nói ở vế câu thứ hai.

Quan hệ ý nghĩa giữa những vế câu trong các câu ghép còn lại là quan hệ điều kiện, quan hệ tăng tiến, quan hệ tương phản, quan hệ tiếp nối, quan hệ nguyên nhân.

2. Bài tập 2, trang 124 – 125, SGK.

Đọc các đoạn trích trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

– Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ. – Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

a) Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên.b) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép.c) Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không ? Vì sao?

Trả lời:

Bài tập này có ba câu hỏi với mục đích sau đây : Câu hỏi (a) yêu cầu nhận diện câu ghép, câu hỏi (b) yêu cầu xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, câu hỏi (c) yêu cầu nhận xét về việc dùng câu ghép khác dùng câu đơn như thế nào.

– Hướng giải đáp câu hỏi (b) :

Đê biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ gì, cần căn cứ vào nội dung của câu mở đầu mỗi đoạn trích. Các câu ấy trình bày một ý khái quát về quan hệ giữa màu nước biển với sắc mây trời hay giữa ngày (thời gian có ánh sáng mặt trời) với mùa sương trên vịnh Hạ Long.

– Hướng giải đáp câu hỏi (c) :

Không nên tách mỗi vê câu ưong các câu ghép đã cho ở đây ra thành một câu đơn, vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ở đây rất chặt chẽ : ý được nêu của vế câu này là điều kiện hay nguyên nhân của ý được nêu trong vế câu kia.

3. Bài tập 3, trang 125, SGK.

Trả lời:

Bài tập này có mục đích đánh giá cách dùng câu ghép gắn với một trường hợp cụ thể.

Mỗi “câu ghép rất dài” ở đây là một câu ghép gồm nhiều bộ phận có quan hệ với nhau rất phức tạp. về phương diện lập luận, không nên tách các bộ phận trong từng “việc” của lão Hạc ra thành câu riêng, vì các việc nhỏ trong đó gắn kết với nhau làm thành “hai việc”, về giá trị biểu hiện thực tế việc tạo những câu dài như vậy còn nhằm phản ánh cách nói dài dòng của lão Hạc, như tác giả đã nói lúc ban đầu.

4. Bài tập 4, trang 125 -126, SGK.

a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế của câu thành một câu đơn không? Vì sao? b) Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào ?

Trả lời:

Dựa vào gợi ý ở những bài tập trên, em tự làm bài tập này.

5. Trong các câu ghép sau đây, quan hệ từ (in đậm) nào chỉ kiểu quan hệ ý nghĩa nào trong số các quan hệ ý nghĩa nêu bên dưới.

a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mây bước, tôi sẽ cho ồng biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

(Em bé thông minh) b) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. c) Tôi không muốn trả lời mẹ tôi vì tôi muốn khóc quá. d) Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhả vào cạnh anh Dậu. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) e) Giá tôi không trêu chị Cốc thì đầu đến nỗi Choắt việc gì. g) Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài còn mình thì nhân lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. (Em bé thông minh)

Các quan hệ ý nghĩa :

– Quan hệ nguyên nhân.

– Quan hệ điều kiện.

– Quan hệ giả thiết.

– Quan hệ tiếp nối.

– Quan hệ tương phản.

Trả lời:

Các kiểu quan hệ nêu trong bài tập thường được diễn đạt bằng các quan hệ từ cho sau đây :

– Quan hệ nguyên nhân được diễn đạt bằng các quan hệ từ : vì, do, tại, bổi, nhờ.

– Quan hệ điều kiện được diễn đạt bằng quan hệ từ : nếu.

– Quan hệ giả thiết được diễn đạt bằng quan hệ từ : giá.

– Quan hệ tiếp nối được diễn đạt bằng quan hệ từ : rồi.

– Quan hệ tương phản được diễn đạt bằng các quan hệ từ : tuy hay nhưng hay tuy… nhưng.

6. Ghép từng đôi câu đơn sau đây thành một câu ghép, dùng các quan hệ từ thích hợp với quan hệ ý nghĩa cho sẵn trong ngoặc đơn sau từng đôi câu đó.

a) Các bạn ấy chăm học. Các bạn ấy chắc sẽ đạt kết quả tốt. (Quan hệ nguyên nhân)

b) Chúng ta học tập chăm chỉ. Chắc chúng ta sẽ đạt kết quả tốt. (Quan hệ điều kiện)

c) Gia đình bạn ấy có nhiều khó khăn. Bạn ấy vẫn cố gắng học tập đều đặn và có kết quả tốt. (Quan hệ tương phản)

Trả lời:

Tham khảo gợi ý ở lời giải bài tập 5.

7*. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp để tạo câu ghép theo kiểu quan hệ cho sẵn sau từng câu.

a) Gió /…/ to, diều bay /…/cao. (Quan hệ tăng tiến)

b) Nước biển vùng này trong và ít sóng… người đến tắm rất đông. (Quan hệ nguyên nhân)

c) Gió mối lúc một mạnh thêm /…/ sóng mối lúc một thêm cao. (Quan hệ bổ sung)

d) Chiếc xe dùng lại /…/ mọi người lần lượt xuống xe. (Quan hệ tiếp nối)

Trả lời:

Tham khảo gợi ý ở lời giải bài tập 5.

Giáo Án Văn 9 Bài Sự Phát Triển Của Từ Vựng (Tiếp Theo)

Giáo án Văn 9 bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học

Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1. Kiến thức

– Việc tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

2. Kĩ năng

– Nhận biết từ ngữ mới đc tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài. Biết sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.

3. Thái độ

– Thấy được tầm quan trọng của việc p/t và sử dụng thích hợp từ ngữ TV.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

+ Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng

2. Học sinh

+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi sgk)

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm diện: Sĩ số

9A:

9C:

2. Kiểm tra

– Nêu cách phát triển nghĩa của từ vựng ?Lấy ví dụ ?

3. Bài mới

– Giờ trước các em đã tìm hiểu và biết được từ vựng không ngừng phát triển và hai cách phát triển của từ vựng đó là: phát triển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Vậy còn có cách nào khác để phát triển từ vựng của một ngôn ngữ chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. Tìm hiểu phương thức tạo từ ngữ mới:

I. Tạo từ mới

1. Bài tập1(72)

+ Các từ mới đc tạo ra trên cs các từ ktế, sở hữu,điện thoại là:

– Điện thoại di động

– Điện thoại nóng

– Kinh tế tri thức

– Đặc khu kinh tế

– Sở hữu trí tuệ

– Kinh tế tri thức.

– Y / C hs đọc và x/đ y/c b/t.

– Hướng dẫn hs làm b/t

H: Có những từ ngữ mới nào đc tạo ra trến cs các từ kt, sở hữu, điện thoại?

– Y/c hs giải thích nghĩa các từ mới tạo ra.

– Đọc và xác định yêu cầu bài tập3

H: Tìm các từ mới đc xđ theo mô hình: x + tặc?

H: Ngoài việc phát triển từ vựng bằng phát triển nghĩa của từ tiếng Việt còn phát triển từ vựng bằng cách nào ?

– Cho hs đọc ghi nhớ

HĐ2. Tìm hiểu phương thức mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

– GV yêu cầu đọc và xác định yêu cầu bài tập.

– Yêu cầu hs tìm từ hán Việt

2. Bài tập 2 (73)

a. AIDS

b. Ma-két-tinh

⇒ Nguồn gốc:mượn từ tiếng nước ngoài (tiếng Anh)

* Kết luận:

– Bộ phận mượn từ quan trọng nhất của từ tiếng Việt là từ HV.

– Ngoài ra TV còn mượn từ của các ng ngữ khác như: Anh, Nga, Pháp…

3. Ghi nhớ (SGK)T74.

– Hướng dẫn hs làm bài tập3

3. Bài tập 3 (74)

+ Từ mượn tiếng Hán: Mãng xà, ca sĩ, biên phòng,nô lệ, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán.

+ Từ mượn tiếng châu Âu: Xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô-xi, cà phê,ca nô.

H: Dựa vào k/t lớp 6, hãy x/đ từ mượn tiếng Hán và từ mượn ng ngữ Châu Âu?

H: Nêu vắn tắt các cách phát triển từ vựng?

4. Bài tập 4 (74)

– Phát triển nghĩa của từ: ẩn dụ, hoán dụ

– Phát triển từ ngữ mới dựa trên những từ đã có sẵn

– Phát triển từ ngữ bằng cách mượn tiếng nước ngoài.

4. Củng cố – luyện tập

H: Nêu các cách phát triển từ vựng cho ví dụ?

5. Hướng dẫn học sinh về nhà:

– Học bài cũ, chuẩn bị: Truyện Kiều – đọc tác giả, tóm tắt tác phẩm.

– Trả lời hệ thống câu hỏi đọc hiểu

Giáo án: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Giáo án: Hoàng Lê nhất thống chí (Tiết 1)

Giáo án: Hoàng Lê nhất thống chí (Tiết 2)

Giáo án: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Các bài giải bài tập Giáo án Văn 9 Bài 4, 5 (Tuần 5) khác:

Câu Nghi Vấn (Tiếp Theo)

1. Bài tập 1, trang 22 – 23, SGK.

2. Bài tập 2, trang 23 – 24, SGK.

5. Xác đinh câu nghi vấn trong những đoạn trích sau và cho biết những câu đó dùng để làm gì.

a. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có ? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già Ở xó cửa, sao có ửìểlưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được !

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

b. Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao đượcnữa ? Thẻ của nóị, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta.

(Nam Cao, Lão Hạc)

6. Cho câu nghi vấn : “Sao không bảo nó đến ?” Thử đảo trật tự các từ trong câu này để tạo ra những câu nghi vấn khác nhau.

7. Hãy tìm 2 ví dụ trong đời sống về câu nói có hình thức câu nghi vấn nhưng hầu như không bao giờ dùng để hỏi mà đừng để yêu cầu một điều gì đó.

8. Đọc đoạn trích sau và cho biết tại sao câu cuối cùng của đoạn trích không đánh dấu chấm hỏi (?) mà đánh dấu chấm than (!) ?

Má nuôi tôi liền can thiệp ngay:

– Nó làm được mà ! Ông thì lúc nào cũng chê ỏng chê eo thằng bé. Để không có ông, coi nó có làm được không !

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

1. – Như đã lưu ý, có thể có câu nghi vấn không kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nhưng câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi bao giờ cũng là câu nghi vấn.

– Để trả lời câu hỏi thứ hai (Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ?), hãy tham khảo những gợi ý sau : cầu khiến ; khẳng định ; phủ định ; bộc lộ tình cảm, cảm xúc (cần nói rõ đó là tình cảm, cảm xúc gì).

2. – Về việc xác định câu nghi vấn, tham khảo bài tập 1.

– Để trả lời câu hỏi thứ hai (Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ?), hãy tham khảo những gợi ý sau : hỏi ; khẳng định ; phủ định ; bộc lộ tình cảm, cảm xúc (cần nói rõ đó là tình cảm, cảm xúc gì).

– Để biết một câu nghi vấn có thể được thay thế bằng câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương hay không, cần xem câu nghi vấn đó dùng để làm gì. Chẳng hạn câu “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ? ” không nhằm để hỏi mà để khẳng định rằng thảo mộc tự nhiên, cũng như nhiều sinh vật khác, có tình mẫu tử. Trên cơ sở đó, có thể tìm một câu không phải câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương, chẩng hạn : Thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử.

Những trường hợp còn lại, làm theo cách tương tự.

3. Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi.

– Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “Cánh đồng hoang” được không ?

– (Lão Hạc ơi !) Sao đời lão khốn cùng đến thế?

4. Chú ý trong những trường hợp như vậy, người nghe không nhất thiết phải trả lời, mà có thể đáp lại bằng một câu chào (có thể cũng là một câu nghi vấn).

Những tình huống giao tiếp như vậy có thể diễn ra giữa hai người không có quan hệ gần gũi, thân mật hay không ?

5. Cả hai câu trong đoạn trích (a) và câu thứ nhất trong đoạn trích (b) đều là câu nghi vấn và dùng để thể hiện ý nghĩa khẳng định hoặc phủ định.

Câu : ” Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có ?”

Có thể diễn đạt lại là : ” Từ xưa các bậc trung ứiần nghĩa sĩ, bỏ mừửì vì nước, đời nào cũng có “.

Câu : “Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được”.

Có thể diễn đạt lại là : ” Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, không thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được”.

Lưu ý : Nguyên bản Hịch tướng sĩ viết bằng chữ Hán, không có dấu câu. Trong bản dịch tiếng Việt, câu nghi vấn này không dùng để hỏi, mà dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định, nên không nhất thiết phải dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu.

Câu : ” Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết lầm sao đượcnữa ?”

Có thể diễn đạt lại là : ” Tôi chỉ còn biết khóc chứ không biết làm gì hơn.”

6. Trên lí thuyết, một tổ hợp có 5 từ thì có 120 cách sắp xếp Tuy nhiên trên thực tế không phải cách sắp xếp nào cũng tạo ra câu có nghĩa. Chẳng hạn, trong tiếng Việt : Bảo sao đến không nó không phải là một câu. Bài tập này không yêu cầu em tìm hết tất cả các khả năng có thể có, vì ở lớp không có thời gian (việc đó có thể làm ở nhà). Nhưng có thể chia nhóm và thi xem nhóm nào tìm ra được nhiều câu nhất trong khoảng thời gian do thầy (cô) giáo quy định.

7. Trong đời sống, có những câu mà về hình thức là câu nghi vấn nhưng hầu như không bao giờ dùng để hỏi mà là để chào hoặc yêu cầu một điều gì đó.

Ví dụ, khi muốn yêu cầu ai đó cho mượn bật lửa, ta có thể nói :

– Anh có bật lửa không ?

Hay khi muốn chào một người bạn, ta có thể nói :

– Cậu vừa đi học về đây à ?

8. Câu cuối cùng của đoạn trích tuy có những dấu hiệu của câu nghi vấn … có… không nhưng người nói không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích cảm thán.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Văn 8 Bài Câu Ghép (Tiếp Theo) trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!