Bạn đang xem bài viết Học Văn Để Làm Người được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mỗi tiết dạy đầu tiên khi bắt đầu tiếp quản một lớp học, câu đầu tiên tôi thường hỏi các trò là: – Theo em, học Văn để làm gì ? Sau câu hỏi có vẻ bất ngờ. Một số em vẻ mặt lúng túng. Một số khác hớn hở. Và những cánh tay bắt đầu mạnh dạn giơ lên. Một em trả lời: – Thưa thầy, học Văn để biết đọc, biết viết cho chính xác ạ! Như được tiếp thêm tự tin, nhiều em khác cũng hào hứng xung phong. – Thưa thầy, học Văn để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn học ạ! – Một em khác phát biểu. – Thưa thầy, học Văn để biết giao tiếp, ứng xử ạ! – Một em khác tiếp lời. Tôi gọi thêm một em nữa: – Thưa thầy, học Văn để làm người tốt ạ! Tôi kết luận: các em nói đều đúng cả, nhưng mỗi em chỉ mới nói được một khía cạnh của mục đích học môn Văn. Theo thầy, mục đích đầy đủ và cao cả nhất của việc học môn Văn đó là học để làm người. Ai đó đã từng nói: “Học mới chỉ là có mắt, hành mới có chân, có mắt có chân mới tiến bước được, có biết mới làm, có làm mới biết, cái biết trong làm mới là cái biết thực sự, cái biết sâu sắc nhất”. Học Văn cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Như vậy nói Học Văn để làm người tức là nhấn mạnh vào khả năng vận dụng, thực hành những kĩ năng, kiến thức của môn Văn đã học được vào trong thực tế cuộc sống, để phục vụ cho cuộc sống. Học phải đi đôi với hành. Bất cứ ai, từ một người nông dân, đến một chính trị gia, từ một bác lái xe đến một người bác sĩ, từ một nhà buôn, đến một kiến trúc sư… đều cần có sự phục vụ của văn học trong cuộc sống của mình. Bởi lẽ ai cũng phải nói, phải đọc, phải giao tiếp, ứng xử, phải rèn luyện đạo đức, nhân cách… Tất cả những điều đó là sứ mệnh của bộ môn Ngữ văn. Một người nông dân không biết đọc, biết viết thì khó có thể tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để áp dụng vào công viêc nhà nông của mình và chắc chắn năng suất lao động sẽ không cao. Một ông giám đốc, đứng trước nhân viên mà nói năng ấp a ấp úng, “đánh vật” với chữ nghĩa thì mất hết uy tín với người dưới. Một vị chủ tịch nước, đứng trước hàng triệu học sinh, đọc một bức thư chúc mừng khai giảng năm học mới mà chẳng có ngữ điệu, không lên bổng xuống trầm, cứ đều đều như cơm nguội thì mất hết khí thế của ngày bắt đầu năm học mới… Trong những mục đích của việc học Văn có lẽ mục đích giáo dục đạo đức, nhân cách, tư tưởng và lối sống cho con người là quan trọng nhất. Văn học không dạy đạo đức, tư tưởng một cách khô khan mà qua những hình tượng văn học giàu hình ảnh, cảm xúc. Cứ mỗi cấp học bài học đạo đức, lối sống lại được nâng lên một tầm mới để phù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm hồn của học sinh. Chuyện Bó đũa dạy người học biết đoàn kết, chia sẻ; bài thơ Thương ông giúp người học biết yêu thương gia đình, người thân; truyện cổ tích Tấm Cám dạy người học biết ăn ở hiền lành, tránh xa cái ác, cái xấu; Truyện Kiều của Nguyễn Du giúp bồi dưỡng lòng nhân đạo; học Chí Phèo của Nam Cao để luôn giữ lấy bản chất lương thiện dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu lại là những chiêm nghiệm quý giá về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời…. Những bài học đạo đức, lối sống ấy, tưởng chừng đơn giản nhưng không phải người học nào cũng biết vận dụng vào cuộc sống. Cho nên bên cạnh những người thực sự hiểu được sứ mệnh cao cả của văn chương, trân trọng những giá trị quý giá của văn chương, biết sống thực sự “Văn” để hướng tới Chân – Thiện – Mĩ thì đâu đó vẫn còn những bước chân lạc lối trên con đường đi tới tương lai. Có những học sinh “miệng thề xoen xoét”, “hứa sống hứa chết” với cha mẹ, thầy cô sẽ cố gắng học tập, chăm ngoan nhưng sau lưng luôn tìm cách trốn học để lang thang quán xá, chúi đầu vào những trò chơi vô bổ trong những quán Game, quán Internet. Có những học sinh viết những bài văn rất hay, rất xúc động nhưng giao tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh lại chẳng ra gì. Ở nhà thì lừa cha dối mẹ, lên lớp thì dối thầy lừa bạn. Dùng cái vẻ ngoài hào nhoáng để cố tình che đậy bản chất thật sự bên trong… Đó là những “Cám”, những “Lí Thông”, những “Xuân Tóc Đỏ”… bằng xương bằng thịt của cuộc đời. Đó mới thực sự là những người học Văn kém nhất, tồi nhất. Hiện nay, đa số học sinh chưa thích học môn Văn bởi nhiều lí do, trong đó tâm lí của người học Văn cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Trước khi vào lớp học một tiết Văn, đừng nghĩ rằng mình sắp bị hành hạ bởi những kiến thức nặng nề, bằng những ngôn từ sáo rỗng mà hãy nghĩ đơn giản: mình sắp được học để làm Người.
Lưu Sơn
14 Điều Những Người Có Ý Chí Mạnh Mẽ Thường Làm Để Đạt Được Thành Công
1. Kiểm soát cảm xúc bằng lý trí
Những người có ý chí mạnh mẽ sẽ không để cảm xúc cá nhân làm chi phối mọi việc. Điều này không có nghĩa là họ không có cảm xúc. Đương nhiên ai cũng có cảm xúc nhưng họ biết cách không để cho chúng kiểm soát mình trong những tình huống nhất định. Họ có khả năng khống chế bản thân và biết cách để cho những suy nghĩ logic kiểm soát những phần cảm xúc bên trong họ.
2. Nhìn nhận lại sự việc
Thay vì coi những chướng ngại vật là sự rắc rối, những người có tinh thần mạnh mẽ thường cho đó là những cơ hội để học hỏi kinh nghiệm. Họ không nhìn thấy thảm kịch mà thay vào đó là ánh sáng của sự chiến thắng. Họ nhận ra mọi việc luôn có thể tồi tệ hơn. Họ biết rằng thực tế còn nhiều người khác khổ hơn họ. Vì vậy, ngay lập tức (hoặc cuối cùng) họ sẽ nhìn nhận lại vấn đề đó theo cách tích cực hơn.
3. Luôn giữ bình tĩnh
Nếu phải đối mặt với khủng hoảng thì họ cũng không mất quá nhiều thời gian để lo lắng. Chẳng hạn, nếu như họ phát hiện ra mình sẽ sớm phải nghỉ việc thì cũng không trở nên quá tuyệt vọng hay bắt đầu khóc lóc, than thở về việc đó với mọi người xung quanh. Họ chỉ đơn thuần hít thở, tập trung vào bản thân và tự nhủ rằng mọi việc sẽ khá hơn. Sau đó họ bắt đầu hành động ngay lập tức giải quyết vấn đề ( như ứng tuyển vào một vị trí mới chẳng hạn). [ 5 cách vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng của tác giả Dale Carnegie]
4. Chấp nhận những điều mà họ không thể thay đổi
Bạn phải thanh toán tiền thuê nhà, tiền thuế nếu muốn giữ lại căn nhà của mình và điều đó chẳng thể thay đổi được. Bạn phải học cách sống hoà thuận với vợ/chồng hay đồng nghiệp của mình. Và đây cũng là những điều bạn không thể thay đổi được. Do vậy, tất cả mọi việc bạn có thể làm chỉ đơn giản là chấp nhận những thứ mình không thể thay đổi. Đó chính là điều mà những người có ý chí mạnh mẽ luôn làm. Bởi họ hiểu sự khác biệt giữa những điều họ có thể và không thể thay đổi. Họ chấp nhận nó bởi nếu không sẽ chỉ như đổ thêm dầu vào lửa mà thôi.
5. Trân trọng những gì đang có
Tôi biết nhiều người có cuộc sống rất tốt nhưng luôn miệng than vãn về những thứ mà họ không có. Những người có tinh thần mạnh mẽ sẽ không làm như vậy. Bởi họ biết rằng họ là người may mắn. Họ nhìn vào những thứ họ có và luôn cảm thấy biết ơn và trân trọng điều đó. Biết trân trọng là một trong những cảm xúc đem lại nhiều rung động và điều tuyệt vời nhất cho bạn.
6. Không chú ý vào những thứ tiêu cực
Thay vì nhìn nhận một chiếc cốc với hình ảnh vơi đi một nửa hay đầy một nửa, những người có tinh thần mạnh mẽ sẽ thấy hình ảnh chiếc cốc luôn đầy: một nửa nước và một nửa không khí. Họ chỉ tập trung đi tìm giải pháp. Ví dụ, nếu họ gặp phải vấn đề trong hôn nhân, họ sẽ tập trung vào những điểm đáng yêu của chồng/ vợ mình chứ không phải những điều mình ghét ở nửa kia. Sau đó, cả hai vợ chồng sẽ cùng nhau tìm ra giải pháp.
7. Chịu trách nhiệm về những suy nghĩ và hành động của bản thân
Nếu có điều gì không tốt xảy ra trong cuộc sống, họ không đổ lỗi cho người khác. Bởi họ biết rằng chính họ mới là người làm chủ những thành công, cũng như thất bại của bản thân. Chính vì thế, họ không bao giờ coi bản thân mình là nạn nhân.
8. Luôn quý trọng bản thân
Rất nhiều người nghĩ rằng việc quý trọng bản thân giống như tự phụ hay có cái tôi lớn – nhưng điều đó hoàn toàn không phải vậy. Những người thực sự quý trọng bản thân sẽ không bao giờ khoe khoang bản thân mình tuyệt vời như thế nào bởi họ không cần phải làm vậy. Mọi người đều biết họ tuyệt vời thế nào bởi ai cũng có thể nhìn thấy điều đó. Những người có ý chí mạnh mẽ luôn biết quý trọng bản thân cũng như tự tin rằng mình có thể làm bất cứ điều gì.
9. Học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ
Rất nhiều người chọn cách vùi mình trong đống cát và phớt lờ đi quá khứ, đặc biệt là một quá khứ đau buồn. Nhưng họ cũng biết rằng chính quá khứ đã tạo ra con người họ ngày hôm nay. Họ biết nhìn vào những thành công và thất bại đã qua và thực hiện những điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Như nhà thơ Maya Angelou đã nói: ” Khi bạn biết nhiều hơn, bạn sẽ làm tốt hơn“. Những người có tinh thần mạnh mẽ sẽ không nhớ về quá khứ với suy nghĩ “lỗi lầm” hay “thất bại” mà thay vào đó họ coi đó là những ” bài học kinh nghiệm“.
10. Thay đổi những gì họ có thể
Như đã nói ở trên, có những việc bạn không thể thay đổi nhưng hầu hết mọi thứ trong cuộc sống lại có thể thay đổi được. Vậy nếu như những người có tinh thần mạnh mẽ không thích công việc hiện tại, họ sẽ đi tìm một công việc khác. Nếu như mối quan hệ của họ gặp trục trặc, họ sẽ nói chuyện với nửa kia để cùng nhau giải quyết. Đừng dừng lại trước sự trì trệ. Và hãy tiếp tục tiến lên bằng cách thực hiện những thay đổi tích cực.[ 11 kỹ năng cực kỳ khó học nhưng lại vô cùng hữu ích trong bước đường thành công]
11. Tự đánh giá bản thân
Những người có ý chí mạnh mẽ liên tục đặt ra những câu hỏi để có thể hiểu rằng tại sao bản thân mình lại làm như vậy. Đây là một kỹ năng mà ai cũng có thể làm được nhưng những người có tinh thần mạnh mẽ đã đạt đến mức thuần thục kỹ năng này. Họ thấu hiểu con người mình và biết những ảnh hưởng do cách cư xử của họ đem đến cho cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh họ. Sẽ chẳng thể thay đổi những thứ mà mình không nhận ra và họ biết rất rõ điều này.
12. Tính kỷ luật cao
Đương nhiên, trên thực tế vẫn luôn có những thứ ta không thích làm nhưng trong khi rất nhiều người lảng tránh hay trì hoãn việc thực hiện điều đó thì những người có tinh thần mạnh mẽ biết cách huấn luyện bản thân thực hiện những điều cần làm. Họ không ngại ngần hành động ngay cả khi điều đó không dễ chịu một chút nào, bởi đây là việc phải làm. Họ sẵn sàng đón chào những thử thách và chịu trách nhiệm cho bản thân mình.
13. Không ghen tỵ với người khác
” Sự đố kỵ” là một thứ vô cùng khủng khiếp. Nhiều người thường xuyên so sánh bản thân với người khác và nghĩ mình thật kém cỏi. Những người có ý chí mạnh mẽ không như vậy. Họ trân trọng những gì mình có và biết rằng mỗi người mỗi khác. Mỗi người có một con đường riêng và họ luôn hoan nghênh sự thành công của tất cả, trong đó có bản thân họ.[ 15 điều những người tự tin thường không làm]
14. Không ngừng tiến lên phía trước
Những người có ý chí mạnh mẽ không bao giờ từ bỏ. Họ không bao giờ muốn nhìn bản thân mình như một kẻ thất bại. Nếu mọi chuyện không giống như kế hoạch đã đề ra, họ sẽ lập ra kế hoạch mới, tiến lên phía trước để có một tương lai tươi đẹp.
Nếu bạn nghĩ mình không phải là người có ý chí mạnh mẽ thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn sẽ làm được. Tất cả những gì bạn cần là luyện tập kiên trì. Bởi không gì là không thể nếu bạn thực sự nỗ lực.
Giải Soạn Bài Viết Bài Làm Văn Số 6: Văn Tả Người (Làm Tại Lớp) Sbt Ngữ Văn 6 Tập 2
Giải câu 1, 2, 3 trang 54 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Đề 2, trang 94, SGK.
Bài tập
1. Đề 2, trang 94, SGK.
2. Đề 4*, trang 94, SGK.
3. Đề 5, trang 94, SGK.
Gợi ý làm bài
1. Đối tượng miêu tả ở đây là hình ảnh mẹ hoặc bố nhưng trong một tình huống cụ thể : khi em ốm ; lúc em mắc lỗi và khi em làm được một việc tốt. Như thế vẫn là cùng một đối tượng nhưng ở ba tình huống khác nhau nên chân dung, cử chỉ hành động, ngôn ngữ của người được tả phải khác nhau.
Bố cục bài viết vẫn phải bám sát yêu cầu chung với ba phần lớn :
– Mở bài : giới thiệu tình huống (một trong ba tình huống trên) và đối tượng được miêu tả (mẹ hay bố).
– Thân bài : tập trung miêu tả đối tượng với tình huống cụ thể từ các phương diện : nét mặt, ngôn ngữ (lời nói) ; cử chỉ, hành động.
– Kết bài : suy nghĩ và tình cảm của người viết đối với mẹ hoặc bố trong hoàn cảnh đó.
2. Đối tượng miêu tả ở đây là người lực sĩ cử tạ (to, khoẻ) nhưng đồng thời phải miêu tả các động tác cử tạ (miêu tả người trong hoạt động, chứ không chỉ miêu tả chân dung tĩnh), cần tìm hiểu các động tác của người cử tạ để miêu tả cho đúng, tránh miêu tả người to khoẻ chung chung. Ví dụ hiện nay có hai kiểu đẩy trong bộ môn cử tạ là cử giật và cử đẩy.
Các em chỉ cần biết :
– Cử giật là đưa tạ lên đầu.
– Cử đẩy là đưa tạ vào ngực rồi mới đẩy lên đầu.
– Quả tạ là vật rất nặng, thường có hình cầu (tròn), to nhỏ tuỳ theo trọng lượng (số ki-lô-gam) ; nhưng với các lực sĩ cử tạ thì quả tạ rất nặng (hàng trăm ki-lô-gam), nên thường làm theo kiểu bánh xe treo ở hai đầu xà. Người cử tạ dùng hai tay to khoẻ và sức lực tổng hợp của cả cơ thể để nâng xà lên ngực và từ đó đưa lên đầu tuỳ theo kiểu cử tạ nêu trên.
– Người cử tạ rất cần một cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng, đặc biệt là sức mạnh của cơ bắp thể hiện ở đôi chân to khoẻ, vững chãi và đôi cánh tay rắn chắc.
Căn cứ vào hiểu biết của bản thân em và một số thông tin vừa nêu để miêu tả hành động cử tạ của một lực sĩ theo yêu cầu của đề bài.
3. Tả một người theo ý thích của bản thân là một đề văn có tính mở, tức là đề bài không bắt buộc về đối tượng miêu tả. Tuy nhiên, đối tượng được tả ở đây thường có đặc điểm nổi trội về hình thức, ngôn ngữ, dáng vẻ ngoại hình hoặc tính cách, thái độ, tình cảm, nội tâm,… Ngoài ra, cũng cần thấy đối tượng ấy có mối quan hệ như thế nào với người viết và tình cảm của người viết đối với đối tượng được tả ra sao ?
Từ các lưu ý trên, em tự xác định đối tượng và nội dung cho bài viết.
Bố cục (dàn ý) cho bài văn cũng như mọi bài khác, HS cần nắm vững nhiệm vụ của từng phần trong bài để đáp ứng yêu cầu cho phù hợp.
Tập Làm Văn Lớp 5: Luyện Tập Tả Người (Tả Hoạt Động)
Tập làm văn lớp 5: Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 1
Tập làm văn: Luyện tập tả người
Tập làm văn lớp 5 tuần 15: Luyện tập tả người (tả hoạt động) là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 trang 150. Lời giải hay tập làm văn lớp 5 này cho các em học sinh tham khảo luyện tập cách viết đoạn văn tả hoạt động của người. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.
Hướng dẫn giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 trang 150
Câu 1 (trang 150 sgk Tiếng Việt 5): Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới (trang 150 sgk Tiếng Việt 5, tập một):
a) Xác định các đoạn của bài văn.
b) Nêu nội dung chính của từng đoạn.
c) Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn.
a) Bài văn “Công nhân sửa đường” có 3 đoạn:
– Đoạn 1: từ “Bác Tâm… cứ loang ra mãi”.
– Đoạn 2: từ “mảnh đường… như vá áo ấy”.
– Đoạn 3: Đoạn còn lại.
b) – Đoạn 1: cảnh bác Tâm đang vá đường vô cùng vất vả, khó nhọc.
– Đoạn 2: Miếng vá đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên làm cho bé Thư ôm cổ mẹ nói: “Đẹp quá!…”
– Đoạn 3: bác Tâm hài lòng về thành quả lao động của mình.
c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn:
– tay phải cầm búa
– tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng
– đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau
– hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng
– đứng lên vươn vai, nheo mắt rồi cười
Câu 2 (trang 150 sgk Tiếng Việt 5): Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
Đúng 7 giờ kém 5 phút, cô giáo Thủy đã ôm cặp đứng trước cửa lớp. Ngoài 30 tuổi, cô mang vẻ đẹp đoan trang trong chiếc quần âu màu đen, áo sơ mi hoa rất nhã. Ba tiếng trống trường vang lên, cô liền bước vào lớp. Cô đứng thẳng, nở nụ cười tươi đáp lại chúng em khi cả lớp đứng nghiêm rang chào cô. Cô đặt cặp sách lên bàn, đi một vòng quanh lớp xem xét. Cô khen tổ trực nhật làm tốt, lớp rất sạch.
Hôm nay học Tập đọc bài thơ “hành trình của bầy ong”. Cô cầm phấn nắn nót viết lên bảng tên bài thơ và tên tác giả. Rồi cô đọc mẫu, cô lưu ý cách đọc. Bạn Quỳnh, bạn Thông, bạn Vĩnh được cô lần lượt gọi đọc. Cô khen, cô cho điểm tốt. Sau đó, cô gợi ý cho chúng em cảm thụ, tìm hiều bài thơ. Cô giảng về hành trình và những nơi ong đến tìm hoa. Cô nói con ong là hiện thân của tinh thần lao động cần cù, cửa đức tính kiên nhẫn , tích lũy và sáng tạo:
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào
Cô nói: Hoa nở rồi hoa tàn; hết mùa hoa này sẽ tiếp đen mùa hoa khác. Cái quý của con ong là tích lũy cho người bao mật ngọt sau mỗi mùa hoa:
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
Ánh mắt, nụ cười, giọng đọc, lời giảng của cô Thủy trong giờ Tập đọc làm em nhớ mãi.
Tham khảo chi tiết: Văn mẫu lớp 5: Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến
Cập nhật thông tin chi tiết về Học Văn Để Làm Người trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!